Khoa Học Bầu Trời - Khí Tượng Môi Trường phần 7 doc

23 501 0
Khoa Học Bầu Trời - Khí Tượng Môi Trường phần 7 doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Khí tượng Nông nghiệp 130 ñến nay khoa học còn chưa khám phá hết những nguyên nhân của nó. Tuy nhiên, qua nghiên cứu lý thuyết và thực tế người ta ñã rút ra một số quy luật sau: - Bão chỉ hình thành trên những vùng biển nhiệt ñới, nhiều nhất trong ñới vĩ ñộ 10 – 20 0 của cả hai bán cầu. Về mùa hè khi nhiệt ñộ mặt nước biển ñạt 27 – 28 o C, bộ phận không khí nóng và ẩm trên mặt biển bốc lên cao hình thành một trung tâm khí áp thấp. Gradient khí áp có hướng từ rìa vào trung tâm. Dòng không khí nóng, ẩm chuyển ñộng chịu tác dụng của lực Coriôlit sẽ hình thành xoáy thuận. Trong ñới vĩ ñộ 5 0 Bắc ñến 5 0 Nam hầu như không có bão do lực Côriôlit quá nhỏ hoặc bằng không mặc dù không khí rất nóng và ẩm. Ở các vĩ ñộ cao, lực Côriôlit lớn nhưng không khí trên mặt biển thường có nhiệt ñộ thấp và khô nên dòng thăng yếu, cũng không hình thành bão. - Bão thường hình thành trong dải hội tụ nhiệt ñới, mùa bão là thời kỳ nhiễu ñộng mạnh của dải hội tụ nhiệt ñới. Về mùa hè ở bán cầu Bắc, vị trí dải hội tụ nhiệt ñới thường dịch lên phía Bắc so với vị trí trung bình của chúng và nằm trong ñới vĩ ñộ từ 10 – 20 o Bắc. ðường ñi của bão phụ thuộc vào các ñiêù kiện nội lực và ngoại lực. ðiều kiện ngoại lực tác ñộng ñến bão là hệ thống khí áp, chủ yếu là lưỡi áp cao cận nhiệt ñới Thái Bình Dương và lưỡi áp cao cực ñới Bắc bán cầu. Hình 7.1. Ảnh vệ tinh chụp cơn bão Andriu ñổ bộ vào Florida (Mỹ) năm 1992 Tốc ñộ di chuyển của mắt bão không giống nhau, có cơn bão trong suốt quá trình tồn tại hầu như không di chuyển, có cơn bão di chuyển rất nhanh ñến 40 km/giờ. ðặc biệt khi ñi vào vùng ôn ñới, do ảnh hưởng của ñới gió Tây Nam, bão có thể di chuyển với tốc ñộ 60 –70 km một giờ. Gió bão gần như ñối xứng qua tâm. Ở xa giới hạn ngoài của bão có tốc ñộ gió từ cấp 6 trở lên, càng tới gần tâm bão, gió càng mạnh, mạnh nhất ở vùng cách tâm bão khoảng vài chục km (tốc ñộ gió có thể lên tới 300 km/h). Phạm vi ñường kính của khu vực tâm bão lặng gió rất khác nhau, thường từ 15 – 30 km, ở ñó áp suất không khí khá thấp. ða số các cơn bão có giá trị khí áp ở vùng trung tâm là 930 – 990 milibar. Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Khí tượng Nông nghiệp 131 Mây trong bão ñược hình thành do không khí nóng, ẩm bốc lên mạnh mẽ, ở ñộ cao nhất ñịnh chúng bị lạnh ñi quá nhiều, hơi nước ngưng kết hình thành mây. Tiềm nhiệt ngưng kết ñược giải phóng làm cho không khí xung quanh nóng thêm. Tốc ñộ dòng thăng của không khí trong cơn bão tương ñối lớn, có khi tới 2,5 – 3,5 m/s. Trên cao, có khi ñến 8 –10 km hình thành những khối mây lớn, dày ñặc phát triển liên tục, gây mưa như trút nước. ðến một ñộ cao nào ñó, dòng thăng của không khí yếu ñi, tỏa sang ngang tạo thành dòng thổi ra phía ngoài. ðỉnh các khối mây cũng tỏa ra thành những màn mây mỏng vươn ra xa. Ở trung tâm bão một dòng không khí từ trên cao giáng xuống làm cho mây tan ñi, vì vậy thời tiết ở vùng trung tâm bão là lặng gió hoặc gió nhẹ, mưa lác ñác hoặc không mưa, ban ngày ñôi khi hửng nắng còn ban ñêm có thể thấy trăng sao. Hình 7.2. Sơ ñồ các dòng không khí và sự phát triển của mây trong vùng bão Bão phát sinh ở Thái Bình Dương thường ñi theo quỹ ñạo parabol, nhưng cũng có nhiều trường hợp ñường ñi rất phức tạp. Nhìn chung, khi ñi vào vùng biển nước ta thường các cơn bão theo hướng ðông, ðông - Nam. Bão ảnh hưởng vào Việt Nam là những cơn bão ñược hình thành ở vùng biển nhiệt ñới Tây Thái Bình Dương hoặc biển ðông. Trên biển ðông, hàng năm trung bình có 9 – 10 cơn bão hoạt ñộng (theo số liệu 60 năm). Năm nhiều bão nhất lên tới 18 cơn (1964), năm ít bão nhất là 3 cơn (1925). Số bão từ biển Tây thái Bình Dương ñi vào biển ðông chiếm 60%, hình thành trên biển ðông chiếm 40%. Trung bình mỗi năm nước ta chịu ảnh hưởng của trên 7 cơn bão và áp thấp nhiệt ñới, trong ñó, bị ảnh hưởng trực tiếp của 3,15 cơn bão, 2,95 áp thấp nhiệt ñới và bị ảnh hưởng gián tiếp của 0,83 cơn bão và 0,42 áp thấp nhiệt ñới (bảng 7.7). Nếu tác ñộng trực tiếp của các cơn bão thường gây ra những thiệt hại rất lớn, thì ảnh hưởng gián tiếp cũng không phải là nhỏ, bão xa thường gây ra mưa trên diện rộng và kéo dài dễ gây ra úng lụt. Một trong những nguyên nhân quan trọng gây ra bão và áp thấp nhiệt ñới là hoạt ñộng của El Ninô. El Ninô ảnh hưởng ñến hoạt ñộng của gió mùa mùa hè ở ðông Nam Á. Qua phân tích số liệu về số lượng cơn bão và áp thấp nhiệt ñới ảnh hưởng ñến các khu vực vào các năm xuất hiện El Ninô và La Nina cho thấy, các năm có El Ninô trung bình có 5 cơn bão và áp thấp nhiệt ñới, năm ít chỉ có 2 cơn (1957), năm nhiều có tới 8 cơn (1965, 1983, 1993) ảnh hưởng ñến nước ta. Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Khí tượng Nông nghiệp 132 Hình 7.3. ðường ñi của các cơn bão vào Việt Nam qua các tháng Vào các năm La Nina, số lượng bão và áp thấp nhiệt ñới ảnh hưởng ñến thời tiết nước ta nhiều hơn, năm nhiều nhất 8,3 cơn, nhìn chung nhiều hơn so với trung bình khoảng 1 cơn. ðặc biệt, các năm này thường xảy ra các ñợt mưa lớn, diện phân bố rộng, kéo dài nhiều ngày gây ngập lụt nghiêm trọng. Bảng 7.7. Tần số bão, áp thấp nhiệt ñới ảnh hưởng trực tiếp (*) hoặc gián tiếp (**) ðơn vị: Cơn bão Tháng Loại 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Cả năm Bão (*) 0 0 0,05 0,25 0,40 0,50 0,70 0,80 0,40 0,05 3,15 ATNð (*) 0,05 0,03 0,03 0,38 0,30 0,63 0,65 0,53 0,25 0,10 2,95 Bão (**) 0 0 0,03 0,08 0,10 0,12 0,10 0,15 0,15 0,10 0,83 ATNð (**) 0,03 0 0 0,08 0 0,10 0,08 0,05 0,08 0 0,42 Cộng 0,08 0,03 0,11 0,79 0,80 1,35 1,53 1,53 0,88 0,25 7,35 Nguồn: Số liệu khí tượng 1956 – 1995. 7.2. Hoạt ñộng của bão và áp thấp nhiệt ñới ở Việt Nam và biện pháp phòng tránh Mùa mưa bão ở Việt Nam kéo dài từ tháng VI ñến tháng XI, tùy từng khu vực bão hoạt ñộng sớm hay muộn: - Khu vực từ Quảng Ninh ñến Thanh Hóa: mùa bão từ tháng VI dến tháng IX, nhiều nhất là tháng VIII. - Khu vực từ Nghệ An ñến Quảng Bình: mùa bão từ tháng VII ñến tháng VIII, ñến chậm hơn so với khu vực trên, nhiều nhất là tháng X. Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Khí tượng Nông nghiệp 133 - Khu vực từ Quảng Trị ñến Ninh Thuận: bão diễn ra phức tạp, từ tháng III ñến tháng VI thỉnh thoảng có bão, tháng VII, VIII rất ít bão nhưng từ tháng IX ñến tháng XII bão và áp thấp nhiều hơn. - Khu vực từ Bình Thuận trở vào: bão và áp thấp nhiệt ñới chủ yếu xảy ra vào tháng X và XI. ðặc ñiểm của gió bão là giật mạnh và hướng thay ñổi rất nhanh. Trước và sau trung tâm bão, gió gần như trái chiều nhau nên sức phá hoại rất lớn, có thể làm ñổ cây to, nhà cửa… Khi có bão thường kèm theo mưa lớn. Khu vực trong vùng bão, lượng mưa ngày ñêm 150 - 300 mm. Một ñợt mưa bão kéo dài từ 2 – 4 ngày, mưa tập trung 1 – 2 ngày, lượng mưa ñạt từ 200 – 400 mm, có trường hợp tới 500 – 600 mm. Bão gây ra rất nhiều thiệt hại ñối với sản xuất nông nghiệp. Khi có bão cây trồng vừa chịu gió bão. vừa chịu úng lụt nên mùa màng gần như mất trắng. Ở những vùng ven biển, bão còn gây ra nạn nước biển dâng do gió dồn nước vào bờ, có thể cao tới 6 –7 m và tràn sâu vào trong ñất liền hàng chục kilômet. Nước biển dâng không những cuốn trôi cả hoa màu, nhà cửa mà còn khiến ruộng ñồng bị nhiễm mặn. Phòng chống gió bão ñối với cây trồng chủ yếu là phòng gió mạnh, gió giật và gió ñổi hướng. Các loại cây lâu năm thường có tán rộng nên chặt bớt cành, tỉa bớt lá cho khỏi ñổ, nếu cần, phải cắm cọc chống. ðối với cây hoa màu nên vun gốc cho chắc và làm giàn chống ñỡ. Một số cây như mía, lúa có thể buộc lại thành cụm ñể giảm tác hại của gió bão. ði ñôi với phòng chống gió, phải ñề phòng úng lụt. Các loại cây trồng cạn nên vun luống cao, khơi thêm rãnh cho dễ thoát nước. Ở các vùng ven biển, cần củng cố hệ thồng ñê ngăn nước mặn, tránh hiện tượng vỡ ñê làm nước mặn tràn vào ñồng ruộng. Sau khi bão tan cần phải xới xáo phá váng, khơi tháo nước ñọng mặt ñất ñồng thời xúc tiến việc chăm sóc, bón phân ñể cây nhanh hồi phục. 8. CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Hãy phân tích ñiều kiện hình thành, tác hại và biện pháp phòng chống sương muối ? 2. Thế nào là hạn ñất, hạn không khí ? Các chỉ tiêu ñánh giá hạn hán ? Nguyên nhân hình thành, tác hại và biện pháp phòng tránh? Tình hình hạn hán ở nước ta ? 3. Hãy phân tích ñiều kiện hình thành gió fohn khô nóng, Nêu quy luật hoạt ñộng của gió fohn khô, nóng ở nước ta ? Phân tích tác hại và biện pháp phòng chống ? 4. Hãy phân tích ñiều kiện hình thành lũ, lụt, Nêu quy luật hoạt ñộng của lũ lụt ở nước ta ? Phân tích tác hại và biện pháp phòng chống ? 5. Hãy phân tích ñiều kiện hình thành bão và áp thấp nhiệt ñới ? Nêu quy luật hoạt ñộng của bão và áp thấp nhiệt ñới ở nước ta ? Phân tích tác hại và biện pháp phòng chống ? Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Khí tượng Nông nghiệp 134 D. SỬ DỤNG HỢP LÝ TÀI NGUYÊN KHÍ HẬU NÔNG NGHIỆP Chương VIII. KHÍ HẬU VIỆT NAM 1. CƠ CHẾ HÌNH THÀNH KHÍ HẬU VIỆT NAM 1.1. Chế ñộ mặt trời nội chí tuyến Lãnh thổ Việt Nam kéo dài theo phương kinh tuyến, giới hạn trong những vĩ ñộ từ 8 0 30’ Bắc ñến 23 0 22’ Bắc và kinh ñộ từ 102 0 10’ Ðông ñến 109 0 21’ Ðông. Như vậy, Việt Nam nằm trọn vẹn trong vùng nội chí tuyến của Bắc bán cầu. Tiêu biểu cho chế ñộ mặt trời vùng nội chí tuyến là hiện tượng mặt trời qua thiên ñỉnh 2 lần trong một năm và ñộ cao mặt trời lớn. Ở tất cả các vùng của nước ta hiện tượng này thể hiện rất rõ. Nhưng do Việt Nam nằm kéo dài theo phương kinh tuyến, chênh lệch khá nhiều về vĩ ñộ nên khoảng cách giữa 2 lần qua thiên ñỉnh của mặt trời ở nước ta là không ñồng nhất giữa các vùng. Càng ñi lên phía Bắc, hai ngày ñó càng gần nhau hơn. Ở Ðồng Văn (23 0 22’ B), mặt trời qua thiên ñỉnh trước và sau Hạ chí (22/VI) một vài ngày. Còn ở Cà Mau (8 0 30’ B), hai ngày này cách nhau gần 5 tháng (bảng 8.1). Trong vùng nội chí tuyến, do chuyển ñộng biểu kiến của mặt trời quanh năm chỉ di chuyển qua lại ở ñó nên ñộ cao mặt trời lớn hơn các vùng khác. Như chúng ta ñều biết, trái ñất vừa quay quanh mặt trời theo một quỹ ñạo elip vừa tự quay xung quanh mình nó tạo thành một trục xoay cố ñịnh. Trục của trái ñất luôn luôn giữ cho trái ñất nghiêng với mặt phẳng quỹ ñạo một góc 23 0 27'. Vì vậy, trong một năm mặt phẳng hoàng ñạo sẽ cắt mặt phẳng xích ñạo trái ñất tạo thành một góc thay ñổi từ 0 0 ñến 23 0 27'. Nói cách khác, vùng nội chí tuyến có ñộ cao mặt trời luôn luôn lớn hơn các vùng khác (bảng 8.2). Ðể sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên khí hậu Việt Nam ñòi h ỏi chúng ta phải am hiểu tường tận về cơ chế, vị trí ñịa lý ñặc biệt là những ñặc ñiểm ñặc sắc của khí hậu nư ớc ta. Khí hậu có ý nghĩa quyết ñịnh nhiều mặt trong ñời sống và hoạt ñộng sản xuất, là ñi ều kiện tiên quyết cho sự tồn tại và phát triển của thế giới sinh vật, là nguồn năng lư ợng ñầu tiên của mọi quá trình tự nhiên. Khí hậu ảnh hưởng tới sản xuất và năng su ất sinh vật, tới các ñặc ñiểm tự nhiên và nhân văn. Từ xưa ñến nay, nói ñến sự giàu ñẹp của một ñất nư ớc, các học giả ñã không quên nhắc tới khí hậu, tới sự ưu ñãi mà thiên nhiên ñ ã dành cho con người, ñó là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá. Việt Nam - tổ quốc của chúng ta bốn mùa cây lá xanh tươi, ñồng ruộng ph ì nhiêu, mùa màng, sản vật ña dạng và phong phú. Nhân dân Việt Nam cần cù, b ền bỉ với 4000 năm lịch sử ñã làm nên nền văn hoá ñặc sắc và tập quán, tục lệ sinh ñộng. Thiên nhiên, cảnh vật và con người Việt Nam là kết quả của một môi trư ờng khí hậu, tự nhiên riêng của Việt Nam. Không phải ngẫu nhiên, khí hậu Việt Nam ñã thu hút s ự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu khí hậu thế giới. Trong các sơ ñ ồ phân loại khí hậu trái ñất, khí hậu Việt Nam thường ñược tách riêng thành một ngoại lệ. Nhiều vấn ñề li ên quan ñến cơ chế khí hậu Việt Nam ñến nay vẫn ñang còn phải bàn cãi. Nhà khí hậu học ngư ời Pháp là P. Pedelaborde (1958) ñã từng nghiên cứu về cơ chế khí hậu v ùng ðông Nam Á nhiều năm trước ñây nói về khí hậu Việt Nam như là một trường hợp ñặc sắc, dị thư ờng của khí hậu nhiệt ñới. Theo Ông, không ở ñâu như ở ñây, trên một vùng v ĩ tuyến ngang nhau, chỉ có khí hậu Việt Nam có một mùa ðông lạnh khác thường như thế. Rõ ràng là vị trí ñặc biệt về ñịa lý ñã ñóng một vai trò vô cùng quan trọng trong ñiều kiện hình thành khí hậu Việt Nam. Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Khí tượng Nông nghiệp 135 Bảng 8.1. Ngày mặt trời qua thiên ñỉnh ở các vĩ ñộ ñịa lý Vĩ ñộ ñịa lý Lần thứ nhất Lần thứ hai Chênh lệch (ngày) 5 0 B 3-IV 10-IX 160 8 0 B 11-IV 3-IX 145 10 0 B 17-IV 28-VIII 133 12 0 B 22-IV 22-VIII 122 14 0 B 28-IV 16-VIII 110 15 0 B 2-V 12-VIII 102 16 0 B 5-V 9-VIII 96 20 0 B 21-V 24-VIII 65 21 0 B 27-V 18-VII 51 . Tình hình ñó dẫn tới 2 hệ quả chi phối khí hậu Việt Nam: • Ðộ cao mặt trời và ñộ dài ban ngày chênh lệch ít, ở các vĩ ñộ trong vùng nội chí tuyến ñều tiếp nhận một lượng bức xạ mặt trời rất lớn. Ở miền Bắc, tổng lượng bức xạ mặt trời hàng năm ñạt vào khoảng 130-135 Kcal/cm 2 /năm, cán cân bức xạ từ 75 - 80 kcal/cm 2 /năm. Còn ở miền Nam lượng bức xạ mặt trời nhận ñược tương ứng là 125-130 Kcal/cm 2 /năm và 70-75 Kcal/cm 2 /năm. So với ñiều kiện trung bình của các vùng có cùng vĩ ñộ, bức xạ tổng cộng ở Việt Nam thấp hơn một chút nhưng cân bằng bức xạ thì tương ñương. Xét chung nền nhiệt ñộ toàn năm có thể thấy khí hậu Việt Nam có những ñặc ñiểm khá phù hợp với ñiều kiện thông thường của khí hậu nhiệt ñới. • Phân hoá nhiệt ñộ khác nhau giữa các vùng phía Nam và phía Bắc: Ở phía Nam, khoảng cách giữa 2 lần mặt trời qua thiên ñỉnh khá lớn nên dạng diễn biến nhiệt ñộ gần tương tự như vùng xích ñạo, có 2 cực ñại xảy ra vào thời gian mặt trời qua thiên ñỉnh nhưng nhiệt ñộ phân bố khá ñồng ñều giữa các tháng. Phân hoá nhiệt ñộ khác nhau giữa các vùng phía Hình 8.1. Sơ ñồ vị trí trái ñất - mặt trời ngày 22/6 Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Khí tượng Nông nghiệp 136 Nam và phía Bắc: Ở phía Nam, khoảng cách giữa 2 lần mặt trời qua thiên ñỉnh khá lớn nên dạng diễn biến nhiệt ñộ gần tương tự như vùng xích ñạo, có 2 cực ñại xảy ra vào thời gian mặt trời qua thiên ñỉnh nhưng nhiệt ñộ phân bố khá ñồng ñều giữa các tháng. Chênh lệch giữa tháng lạnh nhất và tháng nóng nhất chỉ khoảng 3 0 C. Sự khác biệt giữa mùa ñông và mùa hạ không rõ rệt. Ở phía Bắc, sự phân hoá nhiệt ñộ giữa mùa nóng và mùa lạnh khá rõ. Hàng năm nhiệt ñộ có cực ñại vào tháng VII và cực tiểu vào tháng I, chênh lệch giữa 2 mùa từ 5-10 0 C. So sánh với một số ñịa ñiểm có vĩ ñộ tương ñương ở Bắc bán cầu thì chế ñộ nhiệt của các tỉnh phía Bắc Việt Nam có sự khác biệt ñáng kể. Bảng 8.2. Ðộ cao mặt trời và ñộ dài ngày ở các vĩ ñộ ñịa lý Ðộ cao mặt trời Ðộ dài ban ngày Ngày 10 0 B 20 0 B 10 0 B 20 0 B 15/I 58 0 45’ 48 0 45’ 11h37’ 11 h03’ 15/II 67 0 05’ 57 0 05’ 11 h48’ 11 h29’ 15/III 77 0 35’ 67 0 35’ 12 h04‘ 12 h02’ 15/IV 89 0 31’ 79 0 31’ 12 h21’ 12 h36’ 15/V 81 0 18’ 88 0 42’ 12 h35‘ 12 h55’ 15/VI 76 0 43’ 86 0 43’ 12 h42’ 13 h20’ 15/VII 78 0 22’ 88 0 22’ 12 h48’ 13 h14’ 15/VIII 85 0 43’ 84 0 17’ 12h28’ 12 h40’ 15/IX 83 0 18’ 73 0 18’ 12 h09’ 12 h13’ 15/X 71 0 45’ 61 0 45’ 11 h53’ 11 h40’ 15/XI 60 0 42’ 51 0 42’ 11 h40’ 11 h11’ 15/XII 56 0 46’ 46 0 46’ 11 h33’ 10 h56’ Bảng 8.3. Tổng lượng bức xạ lý thuyết nhận ñược hàng năm ở các vĩ ñộ ñịa lý Vĩ ñộ ñịa lý 0 0 10 0 20 0 30 0 40 0 50 0 60 0 70 0 80 0 90 0 T ổng bức xạ (Kcal/cm 2 /năm) 321,0 317,0 305.5 283,0 254,0 220,0 182.5 152,0 137.5 133,0 1.2. Ðặc ñiểm hoàn lưu khí quyển Nước ta nằm ở vùng Ðông Nam Á, phía Bắc tiếp giáp với lục ñịa Trung Quốc, phía Tây là lục ñịa Lào, Thailand, Ấn Ðộ, Myanma , phía ðông và Nam là Thái Bình Dương và Ấn Ðộ Dương. Do vị trí như vậy, lãnh thổ Việt Nam chịu tác ñộng mạnh mẽ của 2 hệ thống quy mô lớn là hoàn lưu tín phong, tiêu biểu cho vùng nội chí tuyến và hoàn lưu gió mùa, ñặc trưng của khu vực Ðông Nam Á. a) Tín phong Bắc bán cầu Như chúng ta ñã biết, tín phong là thứ gió hành tinh xuất phát từ vành ñai khí áp cao cận chí tuyến thổi về vành ñai khí áp thấp xích ñạo theo hướng ðông Bắc ở Bắc bán cầu và Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Khí tượng Nông nghiệp 137 ðông Nam ở Nam bán cầu. Tín phong chi phối khí hậu vùng nội chí tuyến mang lại kiểu hình thời tiết khá ổn ñịnh. Việt Nam bị chi phối bởi tín phong Bắc bán cầu xuất phát từ rìa phía nam của trung tâm khí áp cao cận chí tuyến (vĩ ñộ 30 - 35 0 N Thái Bình Dương) suốt cả 12 tháng trong năm. Tuy nhiên ảnh hưởng của tín phong thường không liên tục do bị lấn át bởi các trung tâm gió mùa. Thời tiết tín phong ở nước ta không hoàn toàn ổn ñịnh mà có thể nhiều mây, có mưa. Một số ñặc trưng của khối không khí này như sau: Bảng 8.4. Một số ñặc trưng thời tiết ở Hà Nội khi có tín phong mùa ñông Thời kỳ Nhiệt ñộ ( 0 C) Ðộ ẩm riêng (g/kg) Ðộ ẩm tương ñối (%) Tháng XI 22-24 13-15 85 Tháng XII,I,II 19-21 11-13 85 Tháng III 22-24 14-16 90 b) Gió mùa Ðông Bắc Á Hoàn lưu gió mùa ở Việt Nam hết sức phức tạp, cường ñộ và quy mô ảnh hưởng thường biến ñộng rất mạnh mẽ. Hơn nữa, nước ta lại là nơi giao tranh của 3 khu vực gió muà khác hẳn nhau về ñặc tính và hướng tác ñộng. Gió mùa ðông Bắc Á khống chế vùng Nga (phần phía ðông) Nhật Bản, Triều Tiên, Trung Quốc và Ðông Dương. Mùa ñông, gió cực ñới lục ñịa lạnh và khô từ trung tâm khí áp cao Xibiri (Nga) thổi về vùng biển ðông Nam theo hướng Bắc hoặc ðông Bắc tới trung tâm khí áp thấp Xumatra (Indonesia). Trên lãnh thổ Việt Nam, gió mùa Ðông Bắc Á ñã bị biến tính rất nhiều trên ñường ñi qua lục ñịa Trung Quốc hoặc biển Nam Trung Hoa. Có thể phân biệt 2 loại không khí cực ñới biến tính ở Việt Nam như sau: Không khí cực ñới biến tính qua lục ñịa Trung Quốc ảnh hưởng vào thời kỳ ñầu mùa ñông từ tháng X ñến tháng XII theo hướng Bắc. Do gió thổi qua lục ñịa nên không khí rất lạnh và khô tạo thành kiểu hình thời tiết lạnh, khô hanh ở miền Bắc. Không khí cực ñới biến tính qua biển Nam Trung Hoa vào nước ta theo hướng gió thịnh hành là ðông Bắc. Do gió thổi qua biển nên không khí trở nên lạnh và ẩm ướt gây ra kiểu hình thời tiết nhiều mây, mù hoặc mưa phùn. Thời kỳ ảnh hưởng chủ yếu theo kiểu biến tính này là từ tháng I ñến tháng III. (bảng 8.5). Bảng 8.5. Một số ñặc trưng của không khí cực ñới thổi về Hà Nội * Kiểu biến tính Thời kỳ Nhiệt ñộ ( 0 C) Ðộ ẩm tương ñối (%) Trung bình TB lúc 7 giờ Trung bình TB lúc 7 giờ Tháng XI 18-20 - 75 - Biến tính qua lục ñịa Trung Quốc Tháng XII - I 14 - 16 11,6 70 - 75 80 Tháng II 15 - 17 - 85 - 90 - Biến tính qua biển Nam Trung Hoa Tháng III 18 - 20 19,8 90 96 (*) Nguồn: Phạm Ngọc Toàn, Phan Tất Ðắc -1975 Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Khí tượng Nông nghiệp 138 Hình 8.2. B ản ñồ phân bố khí áp mặt biển v à hoàn l ư u khí quy ển tháng I Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Khí tượng Nông nghiệp 139 Ngoài ra, khu vực gió mùa Ðông Bắc Á còn ảnh hưởng tới Việt Nam cả trong mùa hè với tần suất thấp (P<10%). Gió mùa ñông Bắc mùa hè chỉ gây ra mưa lớn, ít có biến ñộng về nhiệt ñộ. c) Gió mùa Nam châu Á: Gió mùa Nam châu Á khống chế khu vực Tây Á, Pakistan, Srilanca, Ấn ðộ, Mianma, Malaixia, Thailand, Ðông Dương. Gió mùa mùa ñông là khối không khí có nguồn gốc từ trung tâm khí áp cao Tuakestan thổi về phía Nam không ảnh hưởng tới nước ta. Về mùa hạ, gió xuất phát từ trung tâm khí áp cao vịnh Bengan (Ấn Ðộ Dương) thổi tới lục ñịa Ấn ðộ - Mianma lúc này là một trung tâm khí áp thấp hút gió theo hướng Nam và Tây Nam. Tuy bản chất là không khí nhiệt ñới, biển nóng, ẩm nhưng thổi tới Việt Nam ñã bị biến tính khi ñi qua lục ñịa Thái Lan, Lào, Campuchia và ñặc biệt là dãy Trường Sơn trở nên khô và nóng. Do hiệu ứng Phơn (Fohn), bên sườn Tây Trường Sơn thường có mưa lớn, ñối lập với tình trạng khô, nóng ở sườn Ðông Trường Sơn (vùng ven biển Trung Bộ). Không khí nhiệt ñới vịnh Bengan ảnh hưởng tới nước ta vào ñầu mùa hạ (từ tháng IV ñến tháng VII). Khu vực ven biển miền Trung, Tây Bắc và ñồng bằng Bắc bộ ñều chịu ảnh hưởng bởi loại gió này. Những ngày có gió mùa Nam Châu Á phát triển mạnh, không khí có ñộ ẩm giảm xuống dưới 70%, nhiệt ñộ vượt quá 35 0 C. Bảng 8.6. Một số ñặc trưng của không khí vịnh Bengan trên lãnh thổ Việt Nam * Nơi khảo sát Thời kỳ Nhiệt ñộ trung bình ( 0 C) Ðộ ẩm trung bình (%) Tháng V- VI 29-34 <75 Phần phía bắc Tháng VII - VIII 28-33 75 - 80 Tháng V- VI 28-32 <80 Phần phía nam Tháng VII - VIII 27-30 <80 d) Gió mùa Ðông Nam Á: Khu vực gió mùa Ðông Nam Á ảnh hưởng chủ yếu tới lãnh thổ các nước vùng Ðông Nam Á và vùng biển Philippines, Malaysia, Biển ðông. Ở Việt Nam, gió mùa Ðông Nam Á ảnh hưởng trong mùa nóng, thời kỳ có tần suất cao từ tháng VI ñến tháng IX. Ðây là khối không khí có nguồn gốc nhiệt ñới từ Nam bán cầu vượt xích ñạo, thổi theo hướng Ðông Nam. Nơi phát gió là trung tâm khí áp cao cận chí tuyến Nam bán cầu (có cực ñại ở Tahiti), nơi hút gió là trung tâm khí áp thấp Ấn ðộ - Mianma. Thực chất Bảng 8.7. Ðặc trưng khái quát của gió mùa Ðông Nam Á trên lãnh thổ nước ta * Nơi khảo sát Thời kỳ Nhiệt ñộ ( 0 C) Ðộ ẩm trung bình (%) Tháng VI 28-30 85-90 Phần phía bắc lãnh thổ Tháng VII IX 27-29 >90 Tháng VI 27-29 85 Phần phía nam lãnh thổ Tháng VII- IX 26-28 85 (*) Nguồn: Phạm Ngọc Toàn, Phan Tất Ðắc - 1975 [...]... ng 7, 9 7, 2 7, 2 7, 9 9,0 8,4 8,4 8,6 9,2 L ng Sơn 7, 6 6,6 6,3 7, 0 8,2 7, 8 7, 9 7, 6 8,0 Móng Cái 6,5 5,2 4.8 5.1 5.8 5.6 5.8 6.0 6 .7 Hà N i 5,6 4,9 4 ,7 5,6 7, 2 6,8 6,8 6,2 6,2 Hoà Bình 7, 1 6,3 6,5 7, 7 9,3 8,8 8 ,7 7,9 7, 8 Thanh Hóa 5,4 4,5 4,6 5,5 7, 0 6,9 7, 1 6,5 6,2 Vinh 5,1 4,4 4 ,7 6,1 7, 6 7, 6 8,0 7, 2 6,0 Hu 6,0 5,6 7, 1 8,0 8,8 8,4 9,1 8 ,7 7,2 BM Thu t 10 ,7 12,4 13,6 12,5 10,0 7, 7 7, 8 7, 3 7, 9 Ðà L t 11,6... 22.5 21.2 Ðà l t 16.4 17. 4 18.3 19.2 19 .7 19.4 18.9 18.9 18.8 18.4 17. 6 16 .7 24.6 25.8 27. 2 28.4 28 .7 28 .7 28.6 29.0 27. 3 26.6 25.9 24.6 Nha h TP.HCM 25.8 26 .7 27. 9 28.9 28.3 27. 5 27. 1 27. 1 26.8 26 .7 26.4 25 .7 Tây ninh 25.4 26.9 28.2 28.8 28.2 27. 2 26.8 26.8 26 .7 26.4 26.1 25.2 25.1 25.8 26.8 27. 9 27. 7 27. 3 27. 1 27. 0 26.9 26 .7 26.3 25.5 Cà mau Ngu n: Chương trình 42A, Vi n Khí tư ng - Thu văn, Hà N i 1989... không khí (ðơn v : 0C) X XI XII 9,4 9,3 9 ,7 9,5 9,8 10,6 5,5 5,9 6,4 9,3 9,0 9,2 8,9 9,1 8,9 7. 3 7. 6 7. 6 6 ,7 6 ,7 6,5 8,2 8,2 8,3 6,4 6,5 6,4 5,3 5,5 5,5 6,1 5,2 5,4 8,5 8,5 9,0 7, 6 7, 5 9,0 7, 3 8,2 9,4 6,0 6,0 6 ,7 Tr m I II III IV V VI VII VIII IX Lai Châu 10,0 11,3 13,1 12,6 10,5 8,0 7, 5 8,3 9,3 Sơn La 10,4 10,9 11,8 11,6 10,1 8,2 7, 8 8,0 8,9 Sa Pa 6,2 6,4 7, 6 7, 5 6,2 5,5 5,5 5 ,7 5 ,7 Cao B ng 7, 9 7, 2 7, 2... 23 .7 27. 3 28.8 28.9 28.2 27. 2 24.6 21.4 18.2 Thanh hoá 17. 0 17. 3 19.8 23.5 27. 2 28.9 29.0 28.2 26.4 24.5 22.4 18.6 Vinh 17. 6 17. 9 20.3 24.1 27. 7 29.2 29.6 28 .7 26.8 24.4 21.6 18.9 Hu 20.0 20.9 23.1 26.0 28.3 29.3 29.4 28.9 27. 1 25.1 23.1 20.8 Ðà n ng 21.3 22.4 24.1 26.2 28.2 29.2 29.1 28.8 27. 3 25 .7 24.0 21.9 19.0 20 .7 22 .7 24.0 24.0 23.0 22.4 22.2 22.3 21 .7 20 .7 19.3 Pleiku BM thu t 21.1 22 .7 24 .7. .. 5,4 4,8 5 ,7 8,3 15,1 14,1 16,3 13,2 11,3 9,1 7, 6 7, 6 Sơn La 7, 7 8 ,7 11,2 12,0 13,4 12,4 12 ,7 12,5 12,3 11,5 9,8 8,4 Vinh 4 ,7 3 ,7 5,3 8,6 13,6 13 ,7 15,1 12 ,7 10,2 8,2 5,2 5,2 ðà N ng 9,2 10,3 13,8 14,9 17, 0 15,3 17, 3 15,1 13,3 11,1 7, 8 6,6 Play -cu 15,5 16,6 19 ,7 14,8 16,4 11 ,7 12,3 9,1 11,6 12,3 14,2 14,4 TP.HCM 13,6 15,2 17, 6 14,8 13,4 12,6 13,6 13,2 12,5 12,0 11,2 12,3 C n Thơ 12,8 13,3 15 ,7 14,4 12,1... 21.8 24 .7 26.4 26.5 26.5 26.6 26.0 23.8 20.5 17. 3 ði n biên 15 .7 17. 6 20 .7 23.6 25.3 25.9 25 .7 25.4 24.6 22.4 19.1 15.8 Sơn la 14.6 16.5 20.0 22.8 24 .7 25.1 25.0 24.6 23 .7 21 .7 18.2 15.0 8.5 9.9 13.9 17. 0 18.3 19.6 19.8 19.5 18.1 15.6 12.4 9.5 Sa pa Cao b ng 14.0 14.9 19.0 22.9 26.0 27. 0 27. 3 26.8 25.5 22 .7 18 .7 15.0 Móng cái 15.1 15 .7 18.8 23.2 26.0 28.4 28.1 27. 8 27. 1 24.4 20.6 17. 1 Ha n i 16.4 17. 0... 27, 5 31,0 45,8 87, 2 1 67, 8 206,1 253,8 342,4 343,8 216,6 80,1 22,6 Thanh Hoá 24,9 30,9 40,8 59,2 156,9 178 ,7 202 ,7 278 ,3 404,0 263,5 76 ,6 28,5 VInh 52,0 44,0 46,6 61,2 136,3 116,4 122,5 188,0 490,1 472 ,4 191,1 68 ,7 Hu 161,3 62,6 47, 1 51,6 82,1 116 ,7 95,3 104,0 473 ,4 79 5,6 580,6 2 97, 5 Ðà N ng 96,2 33,0 22,4 26,9 62,6 87, 1 85,6 103,0 349 ,7 612,8 366,2 199,0 Pley Ku 3,0 6,8 27, 5 94,9 225 ,7 3 57, 0 452,9 492,6... 55,5 134 ,7 271 ,0 423,2 434,1 370 ,6 158,0 80,8 52 ,7 20,6 Sơn La 16,4 26,0 39,8 116,5 170 ,8 253,8 277 ,2 279 ,5 155,3 61,8 34,5 12 ,7 M c Châu 14,8 21,2 34,0 98 ,7 165,5 220,8 266,3 331,4 2 57, 2 106,4 31,8 11,8 Lào Cai 20 ,7 35,5 59,9 119 ,7 209,0 236,3 301,3 330,5 241,2 131,2 54,6 24,5 Yên Bái 32,6 49,6 73 ,7 131,2 225,9 306,9 396,0 399,8 288,5 1 67, 1 59,8 26,3 T.Quang 20,6 31,6 44,2 102,0 211,4 253 ,7 284 ,7 304,5... 44,4 18 ,7 Cao B ng 16,1 27, 1 39,3 88,0 183,9 250,1 264,6 2 67, 1 156 ,7 86,0 44,0 29,4 Vi t Trì 23,5 29,8 38,9 98,3 189 ,7 243,4 288,8 312,4 224,0 144,6 53,9 15 ,7 Móng Cái 37, 6 41,8 69,4 111,8 2 87, 6 455,1 598,0 545,5 319,4 168,2 67, 7 38,3 Hà N i 18,6 26,2 43,8 90,1 188,5 239,9 288,2 318,0 265,4 130 ,7 43,4 23,4 Hưng Yên 24,8 34,4 42,3 85,4 162 ,7 2 37, 0 260,0 328,1 280,5 185,2 64,4 24,1 Thái Bình 27, 5 31,0... (Kcal/cm2/năm) 111,3 136,4 155,3 140,5 130,0 B (Kcal/cm2/năm) 85,8 111,2 88,9 76 ,5 100,0 Nhi t ñ TBình năm (0C) 23,4 27, 6 28,0 25 ,7 24,6 S tháng t > 250C 5 12 12 7 6 S tháng t < 200C 3 0 0 0 0 N ñ tháng l nh nh t (0C) 16,6 26,2 26,4 21 ,7 21 ,7 N ñ tháng nóng nh t (0C) 28,8 29,8 29,8 28,5 27, 2 1.600 1.984 1.400 1. 670 1.200 V-X V-X V-X V-X V-X 82 73 80 80 Lư ng mưa năm (mm) Mùa mưa Ð m TB (%) 84 2 2 Ghi chú: Q: B . 10-IX 160 8 0 B 11-IV 3-IX 145 10 0 B 1 7- IV 28-VIII 133 12 0 B 22-IV 22-VIII 122 14 0 B 28-IV 16-VIII 110 15 0 B 2-V 12-VIII 102 16 0 B 5-V 9-VIII 96 20 0 B 21-V 24-VIII 65 21 0 B 2 7- V. XII - I 14 - 16 11,6 70 - 75 80 Tháng II 15 - 17 - 85 - 90 - Biến tính qua biển Nam Trung Hoa Tháng III 18 - 20 19,8 90 96 (*) Nguồn: Phạm Ngọc Toàn, Phan Tất Ðắc -1 975 Trường ðại học Nông. ( 0 C) Ðộ ẩm trung bình (%) Tháng V- VI 2 9-3 4 < ;75 Phần phía bắc Tháng VII - VIII 2 8-3 3 75 - 80 Tháng V- VI 2 8-3 2 <80 Phần phía nam Tháng VII - VIII 2 7- 3 0 <80 d) Gió mùa Ðông Nam

Ngày đăng: 11/07/2014, 20:20

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan