RỐI LOẠN NỘI TIẾT VÀ CÁC TỔN THƯƠNG HỆ CƠ XƯƠNG ppt

3 373 1
RỐI LOẠN NỘI TIẾT VÀ CÁC TỔN THƯƠNG HỆ CƠ XƯƠNG ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

RỐI LOẠN NỘI TIẾT VÀ CÁC TỔN THƯƠNG HỆ CƠ XƯƠNG Thể dục từng được coi là tác nhân kích thích mạnh làm thay đổi nồng độ trong tuần hoàn của nhiều loại hormon khác nhau (Galbo, 1983). Kết cục là sự ổn định nội mô của hệ nội tiết có thể bị xáo trộn nhiều giờ, thậm chí vài ngày sau luyện tập, miễn là do thời gian và cường độ (Dufaux và cộng sự, 1981; Dessypris và cộng sự 1985; Kuoppasalmi và Adlercreutz, 1985; Keizer và cộng sự, 1989). Mặc dù việc thích nghi với luyện tập chưa phải là một quá trình được hiểu rõ, nhưng một chứng cớ ngày càng rõ là ở đây hệ nội tiết đóng một vai trò quan trọng. Điều này được chứng minh bằng sự chậm lớn biểu hiện ở những người chơi tenis còn trẻ trong thời kỳ tập luyện căng thẳng quá mức (Laron và Klinger, 1989). Sự lớn vẫn bị chậm lại không ngừng, nhưng khi những cậu bé đó bị thương nặng (nghĩa là không tiếp tục luyện tập trong thời gian dài hơn), thì xuất hiện sự tăng tốc lớn bù. Sự chậm lớn rất có khả năng là do ức chế kiểu tiết bình thường theo giai đoạn của hormon trưởng thành vào ban đêm. Chứng cớ ủng hộ giả thuyết này là sự biến mất kiểu tiết bình thường theo giai đoạn một hormon tuyến yên khác có tên gọi hormon lutein hóa (LH) sau thời gian luyện tập hết sức (Keizer và cộng sự, 1989b). Ngược lại, một chương trình luyện tập được trù tính hợp lý hình như làm tăng biên độ các đỉnh hormon trưởng thành về đêm, cả ở trên chuột hamster và có thể trên người (Borer và cộng sự, 1986). Tuy nhiên, ở trường hợp sau sự tăng này chỉ xuất hiện khi cường độ luyện tập bằng hoặc hơi vượt trên mức gọi là ngưỡng kỵ khí (kèm theo mức thành tích cao hơn). Nó khiến cho người ta nghĩ rằng hệ nội tiết đóng một vai trò quan trọng trong sự thích nghi này. Một vài tác giả (De Meirleir và cộng sự, 1986; Keizer và cộng sự, 1987) đã chỉ ra mối quan hệ mật thiết giữa mức cao hơn của hormon stress và cường độ luyện tập. Điển hình, điều này chỉ xuất hiện ở cường độ lớn hơn 70% VO2 max, nghĩa là đang hoặc trên ngưỡng lactat. Hơn nữa, phải đề cập tới hormon stress, thí dụ catecholamine và cortisol (C), tác động trên sự dị hóa, nghĩa là làm tăng sự giải phóng năng lượng để đáp ứng những đòi hỏi ngày càng tăng của cơ thể trong kiểu luyện tập đó. Trong thời kỳ hồi phục, có thể sẽ cố gắng khôi phục lại sự hằng định nội môi tới một chừng mực nhất định, mà số lượng stress tương tự không có khả năng làm nhiễu loạn hệ thống này hơn nữa. Hệ nội tiết cũng đóng một vai trò quan trọng trong sự trao đổi năng lượng sau khi luyện tập, điều này phù hợp với mức độ quá trình hồi phục. Tuy nhiên, vai trò chính xác của các hormon khác nhau trong cơ chế liên quan đến sự thích nghi vẫn chưa được làm sáng tỏ. Không phải chỉ có một hormon duy nhất thực hiện cả dị hóa lẫn đồng hóa, mà có sự hoạt động phối hợp của một loạt hormon qui định sự đáp ứng của tế bào. Hiện nay, người ta còn ít hiểu biết liệu những thay đổi trong chức năng của hệ bài tiết có góp phần làm xảy ra những thương tổn do thể thao. Tuy nhiên, chương này sẽ cố gắng soi sáng thêm vấn đề này. Vì có quá nhiều loại đáp ứng hormon đối với việc luyện tập, chúng tôi sẽ tập trung chủ yếu vào những ảnh hưởng của hormon steroid trên cơ và mô xương. . RỐI LOẠN NỘI TIẾT VÀ CÁC TỔN THƯƠNG HỆ CƠ XƯƠNG Thể dục từng được coi là tác nhân kích thích mạnh làm thay đổi nồng. định nội mô của hệ nội tiết có thể bị xáo trộn nhiều giờ, thậm chí vài ngày sau luyện tập, miễn là do thời gian và cường độ (Dufaux và cộng sự, 1981; Dessypris và cộng sự 1985; Kuoppasalmi và. người ta nghĩ rằng hệ nội tiết đóng một vai trò quan trọng trong sự thích nghi này. Một vài tác giả (De Meirleir và cộng sự, 1986; Keizer và cộng sự, 1987) đã chỉ ra mối quan hệ mật thiết giữa

Ngày đăng: 11/07/2014, 19:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan