TCO Nhện đỏ hại cây có múi và biện pháp phòng trừ

4 2.3K 21
TCO Nhện đỏ hại cây có múi và biện pháp phòng trừ

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Nhện đỏ sống ở mặt trên lá già, lá bánh tẻ (khi mật độ cao sống cả ở mặt dưới lá, cành lộc non, quả). Nhện đỏ chích hút nhựa cây tạo thành các vết châm nhỏ li ti màu trắng bạc hơi vàng. Lá bị hại nặng trở nên có màu trắng bạc, dễ bị rụng, cây còi cọc không ra lộc.Nhện đỏ có khả năng kháng thuốc cao, nên sử dụng luân phiên các loại thuốc hóa học để ngăn nhện hình thành tính kháng:+ Dầu khoáng.+ Hexythiazox (Tomuki 50EC, Nissorun 5EC, Lama 50EC, ...).

NHỆN ĐỎ HẠI CAM CHANH VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ Nguồn: Internet 1. Đặc điểm sinh vật học - Nhện đỏ hại cam chanh có tên khoa học là Panonychus citri M, tổng họ nhện chăng tơ (Tetranychoidea), bộ ve bét (Acariana). - Trưởng thành: + Con cái có hình ô van màu đỏ sẫm, thân dài khoảng 0,4mm. Lông trên lưng dài mọc trên u lông. + Con đực có cơ thể nhỏ hơn, nhưng chân dài hơn. - Trứng: + Hình cầu dẹt, ở giữa trứng có cuống, phía trên đỉnh có vài sợi lông. + Thường được đẻ ở gần giữa gân chính của mặt trên lá. - Nhện non: + Có 3 tuổi. + Nhện non mới nở có màu trắng vàng, tuổi 2 màu nâu đỏ, tuổi 3 màu đỏ sẫm. (video có chèn vào được không?) Trứng Nhện non tuổi 1 Trưởng thành đực (trái), cái (phải) Nhện non tuổi 2 Nhện non tuổi 3 Vòng đời nhện đỏ hại cam chanh (Nguồn: Internet) 2. Đặc điểm sinh thái học 2.1. Phân bố - Ở Việt Nam và nhiều nước trên thế giới như: Tây Âu, Tuynidi, I-Ran, Thổ Nhĩ Kỳ, Nam Phi, Ấn Độ, Sri Lanka, Newziland, Úc, Brasil, Argentina, Chi Lê, Pêru, Colombia, 2.2 Phạm vi ký chủ - Gây hại trên các loại cây trồng thuộc giống cam chanh Citrus: cam, quýt, chanh, bưởi, - Cây trong giai đoạn vườn ươm và giai đoạn nhỏ tuổi bị nặng hơn giai đoạn khác. 2.3 Tập quán sinh sống và gây hại - Nhện đỏ sống ở mặt trên lá già, lá bánh tẻ (khi mật độ cao sống cả ở mặt dưới lá, cành lộc non, quả). Nhện đỏ chích hút nhựa cây tạo thành các vết châm nhỏ li ti màu trắng bạc hơi vàng. Lá bị hại nặng trở nên có màu trắng bạc, dễ bị rụng, cây còi cọc không ra lộc. - Nhện đỏ phát sinh quanh năm. Nhiệt độ thích hợp cho sự phát triển là 25 0 C. Nhiệt độ trên 35 - 40 0 C không thích hợp, chúng có thể bị chết hàng loạt (Jepson và Ctv., 1975). - Mưa nặng hạt kèm theo gió to có thể rửa trôi nhện hại. - Vòng đời: + Thời gian các pha phát triển của nhện đỏ cam chanh ở nhiệt độ 30 0 C ngắn hơn ở 25 0 C. + Ở 25 0 C: Trứng: 5,58 ngày; nhện non tuổi 1: 1,66 ngày; nhện non tuổi 2: 1,42; nhện non tuổi 3: 1.45 ngày. Vòng đời: 11,87 ngày; đời: 27,43 ngày. + Ở 30 0 C: Trứng: 3,4 ngày; nhện non tuổi 1: 1,27 ngày; nhện non tuổi 2: 0,77; nhện non tuổi 3: 1.52 ngày. Vòng đời: 8,44 ngày; đời: 14,73 ngày. - Kẻ thù tự nhiên của nhện đỏ cam chanh: + Phổ biến là Bọ rùa Stethorus và bọ cánh cộc Oligota, thường xuất hiện khi mật độ nhện hại cao. Nhện đỏ gây hại trên lá + Bọ trĩ Scolothrips sexmaculatus P. là loài bắt mồi quan trọng trên cam chanh ở California (McMurtry và Ctv.,1970). + Các loài nhện bắt mồi họ Phytoseiidae, phổ biến thuộc giống Amblyseius (cho tới nay đã phát hiện được khoảng 6 loài). + Nấm thuộc giống Entomopthora (xuất hiện ở vùng nóng ẩm). 3. Biện pháp phòng trừ - Biện pháp canh tác, cơ giới: + Bón phân cân đối, tưới nước hợp lý, chăm sóc cho cây khỏe, tăng sức chống chịu. + Cắt tỉa cành tạo tán cho vườn thông thoáng. + Có thể tiến hành tưới nước theo kiểu phun mưa để rửa trôi nhện bám trên các bộ phận của cây. - Các biện pháp sinh học: + Bảo vệ và lợi dụng các loài thiên địch tự nhiên để khống chế mật độ nhện. - Các biện pháp hóa học: Nhện đỏ có khả năng kháng thuốc cao, nên sử dụng luân phiên các loại thuốc hóa học để ngăn nhện hình thành tính kháng: + Dầu khoáng. + Hexythiazox (Tomuki 50EC, Nissorun 5EC, Lama 50EC, ). + Propargite (Comite 73EC, Sagomite 57EC ). + Pyridaben (Hapmisu 20EC, Nomite - Sạch nhện 180EC, ). + Amitraz (Binhtac 20EC, Mitac 20EC, ). + Diafenthiron (Detect 50WP, Pegasus 500SC, Pesieu 500SC, ). Chú ý: + Nhiệt độ không khí có ảnh hưởng lớn đến hiệu lực của của việc sử dụng thuốc trừ nhện. Trời chuyển từ lạnh sang nóng hiệu quả phòng trừ nhện cao và ngược lại. + Khi phun thuốc nên dùng vòi phun nước có áp lực mạnh, phải đảm bảo ướt đều bề mặt lá thì Bọ cánh cộc Oligota (Nguồn: Internet) Bọ rùa Stethorus (Nguồn: Internet) hiệu quả trừ nhện mới cao. TCO Tài liệu tham khảo 1. Oleg Nicetic, Phạm Văn Lầm, Ngô Tiến Dũng, Đinh Văn Đức (2008), Sâu bệnh hại phổ biến và thiên địch trên cây ăn quả có múi, Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội. 2. Bộ môn côn trùng (2004), Giáo trình côn trùng chuyên khoa, Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội. 3. Citrus Plants Ornamental (2014), Pests & Diseases, [http://www.citrusplants.info/pages/pests- diseases, accessed 19 June 2014]. 4. 123doc (2014), Phòng trừ nhện đỏ hại cam quýt ppt, [http://123doc.vn/document/1281855-phong- tru-nhen-do-hai-cam-quyt-ppt.htm, accessed 23 June 2014]. 5. Trang Vàng Nông Nghiệp Việt Nam (2012), Nhện đỏ hại cây có múi: cam quýt bưởi chanh, [http://www.trangvangnongnghiep.com/cay-an-trai/5639-nhen-do-hai-cay-co-mui-cam-quyt-buoi- chanh.html#.U6eFNvl_td5, accessed 23 June 2014]. 6. Trung tâm nghiên cứu khoa học nông vận (2014), Nhện đỏ hại cây quất cà cách phòng trị [http://www.khoahocchonhanong.com.vn/csdlkhcn/modules.php?name=News&op=viewst&sid=2132, accessed 23 June 2014]. . [http://123doc.vn/document/1281855 -phong- tru -nhen- do- hai- cam- quyt-ppt.htm, accessed 23 June 2014]. 5. Trang Vàng Nông Nghiệp Việt Nam (2012), Nhện đỏ hại cây có múi: cam quýt bưởi chanh, [http://www.trangvangnongnghiep.com/cay-an-trai/5639 -nhen- do- hai- cay-co-mui -cam- quyt-buoi- chanh. html#.U6eFNvl_td5,. quýt bưởi chanh, [http://www.trangvangnongnghiep.com/cay-an-trai/5639 -nhen- do- hai- cay-co-mui -cam- quyt-buoi- chanh. html#.U6eFNvl_td5, accessed 23 June 2014]. 6. Trung tâm nghiên cứu khoa học nông. Pêru, Colombia, 2.2 Phạm vi ký chủ - Gây hại trên các loại cây trồng thuộc giống cam chanh Citrus: cam, quýt, chanh, bưởi, - Cây trong giai đoạn vườn ươm và giai đoạn nhỏ tuổi bị nặng hơn giai

Ngày đăng: 11/07/2014, 10:07

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan