Giáo trình: Quản lý tài nguyên đất ppsx

127 1.3K 26
Giáo trình: Quản lý tài nguyên đất ppsx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Giáo trình Quản lý tài nguyên đất 1 Mục lục CHƯƠNG III. TÀI NGUYÊN ĐẤT Việc quản lý Tài nguyên đất trong những năm gần đây đã có những thay đổi quan trọng nhờ sự tiến bộ trong khoa học kỹ thuật, đặc biệt là sự ra đời của công cụ viễn thám (Remote Sensing – RS) và hệ thống thông tin địa lý (Geographic information system – GIS). Đất đai được xem là tài sản của một Quốc gia, là tư liệu sản xuất chủ yếu, đồng thời cũng là đối tượng và sản phẩm của lao động. 1. Khái quát về tài nguyên đất 1.1. Đất và sự hình thành đất Theo docutraev (1897), đất là một vật thể thiên nhiên có cấu tạo độc lập, lâu đời do kết quả hoạt động tổng hợp của 5 yếu tố hình thành là đá mẹ, sinh vật, khí hậu, địa hình theo thời gian. 2 Đ = f (đá mẹ, SV, KH, ĐH, người) t Đất được hình thành từ “đá mẹ”, dưới các điều kiện nhiệt độ, áp suất nhất định, các thông số về khí hậu, thời tiết, sự tham gia của các yếu tố sinh vật và con người … quá trình phong hóa vật lý, hoá học và sinh học. Đá mẹ thông qua sự phong hoá vật lý, hoá học và sinh học, cùng với sự thay đổi đột ngột của khí hậu… Các lớp đá có cấu trúc từ những khoáng vật khác nhau, cùng với những tác nhân có trong nước mưa (H 2 SO 4 , NHO 3 …) đã làm vỡ tan nhanh chóng, tạo thành các mảnh vụn. Quá trình đó diễn ra liên tục để cho ra sản phẩm là những “mẫu chất”. Từ các mẫu chất, đất được hình thành nhờ có sự tham gia của các thành phần hữu cơ do sinh vật để lại. Như vậy, đất được hình thành từ khi xuất hiện sự sống trên trái đất. 1.2. Các yếu tố hình thành và phát triển của đất Xét theo quan điểm vĩ mô thì có 2 yếu tố chính liên quan đến quá trình thành tạo đất là: yếu tố vô sinh (đá mẹ, chế độ nước, khí hậu, địa hình …) và yếu tố hữu sinh (thực vật, động vật, vi sinh vật …). Ngoài 2 yếu tố trên, con người và các hoạt động của con người cũng góp phần không nhỏ đến sự hình thành và phát triển của đất. 1.2.1. Yếu tố vô sinh: a, Đá mẹ: Đá mẹ có ảnh hưởng rõ rệt đến sự thành tạo đất do ảnh hưởng đến lý tính, hoá tính của đất. Ví dụ, đá acid (tỷ lệ SiO 2 = 65 – 75 %) khi phong hoá cho ra lớp đất mỏng, chua, nhiều cát, ít sét, nghèo chất kiềm và kiềm thổ; đá bazơ và siêu bazơ (tỷ lệ SiO 2 = 40%) khi phong hoá cho ra tầng đất dày, pH trung tính hay kiềm, nhiều kiềm và kiềm thổ, sét cao, ít cát, cấu trúc đất thoáng, xốp… Riêng đối với vùng đất phù sa thì vai trò của đá mẹ không được thể hiện một cách rõ rệt mà phụ thuộc vào sự hình thành các bồi tích phù sa. b, Yếu tố khí hậu: Các thông số khí hậu như mưa, gió, nhiệt độ, biến thiên nhiệt độ (theo ngày, đêm, theo mùa) có tác dụng mạnh mẽ đến sự hình thành đất. Ở mỗi đới khí hậu hình thành nên một kiểu đất khác nhau. Ở Việt Nam, vùng núi Bắc bộ (bao gồm toàn bộ vùng đồi núi phía Bắc và Tây Bắc) là cửa ngõ đón gió mùa Đông bắc nên có nền nhiệt về mùa đông thấp nhất so với toàn quốc (nhiệt độ thấp hơn 20 0 C kéo dài hơn 4 tháng); lượng mưa hàng năm không đều, nơi thì mưa nhiều (Bắc Quang, Sa Pa, Tiên Yên, Móng Cái); nơi thì mưa ít (Lạng Sơn, Sông Mã, Yên Châu) nên có quá trình phong hoá kém, sản phẩm phong hoá nghèo nàn. c, Yếu tố thuỷ văn và môi trường nước: đất và nguồn nước là 2 yếu tố chính yếu của môi trường có mối quan hệ chặt chẽ “không thể tách rời được”, trong đất có sự tồn tại của nước và trong nước cũng có đất. Nước và đất có quan hệ hữu cơ với nhau, tương tác với nhau để hình thành những kiểu đất khác nhau. 3 Trong quá trình hình thành đất, nước đóng vai trò là “vật mang” và là nơi hoà tan các vật liệu cấu tạo nên đất. Chế độ nước có ảnh hưởng không nhỏ đến sự thành tạo đất và tính chất môi trường sinh thái vùng đó. Vùng khô hạn thì đất sẽ trơ sỏi đá, vùng ngập úng thì đất sẽ yếm khí, vùng nhiễm phèn thì đất sẽ bị phèn hoá, vùng bị ảnh hưởng mặn thì đất sẽ bị nhiễm mặn (nhiều muối NaCl), vùng nước ngập dầu thì môi trường đất sẽ bị nhiễm dầu, nước bị nhiễm vi sinh thì môi trường đất cũng bị nhiễm vi sinh… Lưu lượng nước và tốc độ dòng chảy sẽ gây xói mòn nơi này và bồi tích nơi khác, tạo nên những dạng đất đai khác nhau. Nhìn chung ở vùng nhiệt đới mưa nhiều thì đất đai trở nên chua do bị rửa trôi các ion kiềm và kiềm thổ. Nước và nhiệt độ còn có quan hệ mật thiết với nhau, tác động lên quá trình phong hoá khoáng vật, ví dụ: 2FeS 2 + 7O 2 + 2H 2 O -> 2FeSO 4 + 2H 2 SO 4 12FeSO 4 + 7O 2 + 6H 2 O -> 4Fe 2 (SO 4 ) 3 + 4Fe(OH) 3 2Fe(SO 4 ) 3 + 9H 2 O -> 2Fe 2 O 3 .3H 2 O + 6H 2 SO 4 Các phản ứng trên đều có sự tham gia của nước để tạo nên một loại đất chua, giàu H 2 SO 4 , thường xuất hiện trong quá trình tạo thành môi trường sinh thái đất phèn. Ngoài ra, quá trình rửa trôi và tích tụ ở những vùng khí hậu nhiệt đới cũng sẽ tạo ra đất feralite và đất laterite. Như vậy, quá trình thành tạo tài nguyên đất đai có sự đóng góp đáng kể của yếu tố nước. Trong đó, đáng chú ý nhất vẫn là nước ngầm, nước ngầm ảnh hưởng đến chiều hướng hoạt hoá của môi trường sinh thái đất và quyết định lên tính chất đất đai. d, Yếu tố địa hình, địa mạo: Yếu tố địa hình, địa mạo có vai trò quan trọng trong việc hình thành tài nguyên đất. Biểu hiện: - Độ cao: theo quy luật phi nhiệt đới (quy luật độ cao) thì càng lên cao, khí hậu càng trở nên lạnh hơn, quá trình phòng hoá đá mẹ để tạo ra đất đai sẽ khác hẳn ở nơi thấp. Ví dụ: ở độ cao dưới 1800m, quá trình hình thành đất theo kiểu feralite; từ 1800m – 2300m, đất sẽ hình thành theo kiểu mùn alite. Ngoài ra xét theo phương kinh tuyến (theo quy luật địa đới) thì càng đi về phía hai cực, khí hậu càng trở nên lạnh hơn, do đó quá trình hình thành đất đai cũng như các dạng tài nguyên khác sẽ phân hoá tương tự như theo đai độ cao (nếu không xét đến vấn đề thuỷ chế). - Độ dốc: Thực tế cho thấy, nếu độ dốc càng tăng thì khả năng xói mòn càng lớn và các tài nguyên đất cũng được hình thành theo kiểu độ dốc tương ứng. Nếu ở nơi thấp trũng, khả năng bồi tích lớn, thì đất được hình thành rất phức tạp cả về hình thái phẫu diện lẫn tính chất đất. 4 Càng lên cao, chế độ nhiệt mưa, gió khác nhau sẽ tạo ra các đới khí hậu khác nhau. Vì vậy, nó sẽ tạo ra các dạng đất đai khác nhau. Ví dụ: Trường Sơn Bắc được cấu tạo chủ yếu từ cát kết và đá vôi; trong khi đó, Trường Sơn Tây có độ dốc vừa phải, hình thành nhiều sông và chảy qua độ dài vài km lại hạ thấp mực nước xuống đến gần mực nước cơ sở, cho nên vách thung lũng càng dựng đứng, xâm thực càng mãnh liệt hơn. e, Yếu tố sự cố môi trường (the role of environmental risk): Các sự cố môi trường như: vận động địa chất, phun trào của núi lửa, trượt lở đất đai, quá trình biển tiến, biển thoái, lốc, bão, động đất, ngập lụt… đều trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng không nhỏ lên quá trình thành tạo tài nguyên môi trường đất và quá trình thành tạo môi trường đất. Bởi vì, mỗi sự cố môi trường đất sẽ làm biến đổi một hay vài nhân tố (nước, không khí, khí hậu, sinh vật…) sẽ làm cho quá trình thành tạo đất đai bị biến dạng hay thậm chí ngược hẳn với quá trình vốn có của nó. Do đó, sự cố môi trường sẽ làm cho đất đai hình thành khác hẳn với xu thế đang diễn tiến hoặc khác hoàn toàn so với trạng thái ban đầu. • Yếu tố hữu sinh: Các nhà khoa học đều thống nhất yếu tố sinh học là quan trọng nhất trong sự thành tạo tài nguyên đất. Hay nói cách khác, yếu tố sinh học là tác nhân chủ đạo trong diễn thế đất đai. Yếu tố sinh học có thể phân thành 3 nhóm chính: động vật, thực vật và vi sinh vật. a, Động vật: Trong môi trường sinh thái đất có rất nhiều loại động vật sinh sống như: các loài nguyên sinh động vật, côn trùng, động vật có xương sống và một số loài chim làm tổ trong đất. Vai trò của động vật đối với sự thành tạo đất đai được xác định: - Ăn các tạp chất hữu cơ tàn tích trong đất và trên mặt đất: thông qua quá trình tiêu hoá, các chất hữu cơ đơn giản (gần với các hợp chất mùn) được thải ra ngoài môi trường đất để cùng làm giàu dinh dưỡng cho đất - Quá trình hoạt động sống của động vật: xây tổ, đào hang (ngoại trừ tổ mối làm cho đất kết vón) làm tăng kết cấu của đất, tăng độ thoáng khí và giữ ẩm cho đất. Trong các loài động vật sống trong đất thì giun đất được xem là động vật tiên phong, bởi vì hoạt động sống của chúng cùng với số lượng của chúng (1ha có tới 2 500 000 con giun – theo Recssell) đã làm cho “đất được vun xới mãi mãi”. Do đó, người ta thường ví “con giun là lưỡi cày muôn thuở cho nhà nông”. b, Thực vật: 5 Trong khi nghiên cứu về vai trò của thực vật đối với sự thành tạo tài nguyên đất, chúng ta chia thực vật làm 2 loại đó là: thực vật có diệp lục và thực vật không có diệp lục. Mỗi loài đều có vai trò nhất định. - Thực vật có diệp lục (thực vật có màu xanh): nhờ vào khả năng quang hợp của nó mà tạo ra “năng suất chất xanh” rất lớn. Ví dụ: các nghiên cứu trước đây đều cho rằng trong rừng nhiệt đới, xác bã, tàn tích thực vật trên cạn, thực vật vùng ngập mặn khác với thực vật vùng sinh thái ngọt và khác với vùng nhiễm phèn… Khi chết đi, mỗi loài thực vật sẽ để lại cho môi trường đất ở vùng đó những sản phẩm hữu cơ đặc thù. Ví dụ: ở đai cao, rừng để lại nhiều thảm mục và tạo ra “mùn thô trên núi”; còn ở hệ sinh thái rừng ngập mặn do quá trình sống thực vật đã sử dụng rất nhiều muối FeSO 4 , nên khi chết đi sản phẩm để lại giàu lưu huỳnh. Nhìn chung thực vật đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc tạo ra hàm lượng và chất lượng mùn trên tầng đất mặt. Trong số thực vật có diệp lục tố thì trước tiên phải kể đến vai trò của tảo, số lượng của chúng có thể đạt đến hàng ngàn cá thể trong 1g đất. Trong những loại môi trường đất khác nhau thì số lượng tảo sẽ khác nhau, nhưng khả năng của chúng đạt 7 – 500kg tảo/ha. Trong môi trường rừng thì tảo xanh chiếm ưu thế, ở đồng cỏ là tảo xanh lá cây, còn ở đất bạc màu, đất nhiệt đới thì khuê tảo lại chiếm ưu thế. - Thực vật không diệp lục (thực vật không màu xanh): thực vật không màu xanh có vai trò không lớn bằng thực vật màu xanh nhưng nó cũng có đóng góp đáng kể cho việc hình thành nên tài nguyên môi trường đất. Thực vật này sống trong lòng đất hoặc tồn tại ở dạng đơn bào tử. Khối lượng từng cá thể không đáng kể, nhưng có rất nhiều cá thể cùng tồn tại nên nó có tác động đáng kể đến thành phần hữu cơ của môi trường đất. Địa y là thực vật tiên phong trong sự phong hoá đá mẹ tạo thành đất, địa y nhận nước và cacbon từ không khí và các nguyên tố khoáng trong sự phá huỷ đá để tiết ra các chất tiếp tục phá huỷ đá làm cho sự phong hoá luôn tiếp diễn. c, Vi sinh vật: Trong môi trường sinh thái đất có sự tồn tại của những vi khuẩn (yếm khí, háo khí, nửa yếm khí, nửa hảo khí), xạ khuẩn, các hạt nấm. Tổng trọng lượng của vi sinh vật trong tầng đất mặt có thể lên tới vài tấn/ha. Trung bình trong 1g đất có tới hàng trăm triệu đến hàng tỷ con. Trong thành phần của vi sinh vật thì có các dạng chấm khuẩn, gậy không bào tử (trực khuẩn) dạng phẩy, dạng xoắn, vi khuẩn sắt dạng chỉ, vi khuẩn nốt sần Vai trò vi sinh vật trong đất được đặc trưng trên 3 phương diện: - Phân giải chất hữu cơ: Các xác bã động, thực vật đã được các loại vi sinh vật trong đất phân giải thành các chất hữu cơ đơn giản hơn hoặc thành các khoáng, quá trình này được gọi là sự khoáng hoá (quá trình khoáng hoá). Chính nhờ quá 6 trình khoáng hoá mà các tàn tích động, thực vật được tiêu biến đi về khối lượng, thể tích và đất cũng như cây xanh có thêm khoáng dưỡng chất. - Tổng hợp chất hữu cơ: Trong môi trường đất không chỉ có sự phân giải chất hữu cơ mà còn có một quá trình khác là tổng hợp chất hữu cơ trung gian thành hợp chất phức tạp hơn gọi là mùn, quá trình này gọi là mùn hoá. Mùn hoá giúp cho môi trường sinh thái đất tích luỹ được chất hữu cơ, làm giàu chất dinh dưỡng và tăng khả năng hấp thụ của cây trồng. Nhờ có quá trình này mà đất đai mới được hình thành theo hướng “sinh thái”. - Cố định đạm khí trời: Trong đất còn có một số loại vi sinh vật trong đó có “vi khuẩn cố định đạm khí trời”. Loại vi sinh vật này có khả năng cố định N từ khí trời thông qua “nốt sần” của rễ cây (chủ yếu là rễ cây họ đậu). Như ta đã biết, vai trò của N là vô cùng quan trọng đối với đất vì không có nó thì “chất sống” sẽ không tồn tại. Do vậy, có thể nói vai trò của vi khuẩn “nốt sần” là rất quan trọng đối với sự sống trên trái đất. d, Vai trò của con người (human dimension) : Con người đã gây nên hai tác động đối với sự hình thành đất đai, đó là tác động tích cực và tác động tiêu cực. - Tác động tích cực : Với kinh nghiệm, sự hiểu biết và các tiến bộ trong khoa học kỹ thuật, con người hoàn toàn có thể làm cho môi trường đất phát triển theo chiều hướng tốt hơn. Các kỹ thuật giữ ẩm, tưới cây, thuỷ nông, xả phèn, chống hạn, rửa mặn, tiêu úng, bón vôi, bón phân đúng quy cách, cày ải, xới đất, làm ruộng bậc thang, nuôi thêm giun đất Con người hoàn toàn làm cho đất thoáng khí, điều chỉnh các phản ứng của đất với môi trường, làm tăng tính đệm của môi trường sinh thái đất Những việc làm đó đã giúp cho hoạt tính bản chất của cơ thể sống đất được duy trì và phát triển. Xét về mặt môi trường học, loại đất có độ phì cao khi môi trường đất đó hoạt động như một cơ thể sống, do đó sự điều tiết của con người đến tài nguyên đất là vô cùng quan trọng. - Tác động tiêu cực : Một khi con người khai thác đến kiệt quệ tài nguyên đất (phát quang rừng để canh tác, sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu một cách tuỳ tiện, ) dẫn đến mạch nước ngầm tụt sâu xuống, xói mòn và hoang hoá đất đai gia tăng, sa mạc hoá, đá ong hoá, phèn hoá xảy ra làm cho đất xấu đi, các hoạt động sống trong đất bị giảm sút đáng kể, thậm chí đất trở thành « đất chết » 1. Khái niệm về đất đai (land) - Đất đai là một diện tích khoanh vẽ của bề mặt trái đất, chứa đựng tất cả các đặc trưng của sinh khí quyển ngay bên trên và bên dưới lớp mặt này, bao gồm khí hậu gần mặt đất và dạng địa hình nước mặt (bao gồm những hồ cạn, sông, đầm 7 trũng và đầm lầy), lớp trầm tích gần mặt và kết hợp với dự trữ nước ngầm, tập đoàn thực vật và động vật, mẫu hình định cư của con người và những hoạt động của con người (Lê Quang Trí, 2000) 2. Tài nguyên đất - Tất cả các đặc tính của đất (độ phì, giá thể, chức năng làm sạch, cân bằng môi trường, không gian sống, ) được con người sử dụng vào các mục đích an ninh lương thực, văn hoá, tinh thần, thể thao, - Vai trò của tài nguyên đất : • Chức năng không gian sống : đất là giá thể cho sinh vật và con người • Chức năng sản xuất và môi trường sống : đất cung cấp chất dinh dưỡng cho thực vật, vi sinh vật • Chức năng điều hoà khí hậu • Chức năng điều hoà nguồn nước • Chức năng kiểm soát chất thải và ô nhiễm • Chức năng tồn trữ : kho nguyên vật liệu cho xây dựng, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp • Chức năng bảo tồn văn hoá và lịch sử : Giá trị về văn hoá và tinh thần • Chức năng nối liền không gian : cầu nối vận chuyển vật chất năng lượng giữa các vùng sinh thái với nhau. - Đất đai có tính trường tồn : đất đai là tài sản mãi mãi với loài người, là điều kiện cần để sinh tồn, là điều kiện không thể thiếu được để sản xuất, là tư liệu sản xuất cơ bản trong nông lâm nghiệp. - Theo Luật đất đai năm 1993 : « Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá xã hội, an ninh quốc phòng. Trải qua nhiều thế hệ, nhân dân ta đã tốn bao nhiêu công sức, xương máu mới tạo lập, bảo vệ được vốn đất đai như ngày nay ». Đặc điểm đất đai và ý nghĩa kinh tế đối với sử dụng tài nguyên đất : 1. Đặc tính không thể sản sinh (tăng diện tích) và có khả năng tái tạo của đất đai - Phải sử dụng tiết kiệm - Đúng mục đích - Ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật để nâng cao hiệu quả sử dụng đất 8 2. Đất đai là một tư liệu sản xuất gắn liền với hoạt động của con người - Trong quá trình hoạt động sản xuất, đất đai trở thành tư liệu sản xuất không thể thiếu được của con người. Tác động của con người đối với đất đai mang tính đa dạng và phong phú - Con người không tạo ra được đất đai, nhưng bằng bàn tay và khối óc của mình, con người đã có thể làm cho đất tốt hơn và làm tăng năng suất cây trồng và vật nuôi - Mối quan hệ về đất đai là mối quan hệ kinh tế - xã hội. Trong xã hội có giai cấp, mâu thuẫn đã xảy ra giữa địa chủ và tầng lớp nông dân rất sâu sắc - Trong điều kiện kinh tế thị trường, đất đai trở thành đối tượng của sự trao đổi, mua bán, chuyển nhượng và hình thành một thị trường đất đai 3. Đặc điểm về sự chiếm hữu và sở hữu đất đai - Thời nguyên thuỷ, đất đai thuộc quyền sở hữu của cộng đồng - Cùng với sự phát triển của loài người, chế độ sở hữu và chiếm hữu đất đai phát triển và biến hoá ở nhiều kiểu khác nhau : phong kiến, tư bản, xã hội chủ nghĩa, cộng sản chủ nghĩa - Quyền sở hữu tài nguyên đất có thể đem lại địa vị kinh tế và xã hội cho một bộ phận/giai cấp ; những người không có đất trở thành người làm thuê và bị bóc lột - Xuất hiện tầng lớp cho vay nặng lãi, phát canh thu tô, - Sở hữu nhà nước, sở hữu tư nhân 4. Tính đa dạng và phong phú của đất đai - Tính đa dạng của đất đai theo 5 yếu tố phát sinh mà hình thành các loại đất khác nhau - Một loại đất có thể sử dụng vào mục đích khác nhau. Đòi hỏi đất đai phải sử dụng theo quy hoạch tổng thể, phân vùng kinh tế sinh thái Những quy luật cơ bản về sự phân bố địa lý của đất : 9 - Phân bố đất theo độ cao : chiều cao của địa hình (quan tâm nhiều đến địa hình núi) núi, sườn núi. - Phân bố theo đới ngang : xuất hiện trên bề mặt ngang rộng lớn, chung điều kiện địa hình bằng phẳng. Hai quy luật này chi phối sự hình thành các loại đất từ Bắc đến Nam bán cầu. • Phân bố theo đới ngang : 1. Từ cực Bắc đến 70 – > 60 vĩ độ Bắc : gồm các hòn đảo của đại dương, băng hà, Bắc cực, bờ biển Á Âu, Bắc Mỹ. 2. Bắc Bán cầu : 70 – 60 0 – > 45 vĩ độ Bắc : lục địa Á – Âu và Bắc Mỹ 3. Nhiệt đới phía Bắc : 45 và 20 -> 15 0 là một đất, trải dài Á – Âu, Bắc Phi, Bắc Mỹ 4. Nhiệt đới : 25 – 15 0 vĩ độ Bắc và Nam : châu Á, Nam Á, Bắc Úc, Châu Phi và Nam Mỹ 5. Ngoài nhiệt đới : 20 – 50 vĩ độ Nam gồm : châu Úc, Nam Phi và một phần Nam Mỹ 6. Cực Nam : từ 50 vĩ độ Nam -> cực Nam : - Đặc điểm của nhiệt đới: khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều - Ngoài nhiệt đới: khô và ấm áp - Cực Bắc bán cầu: quanh năm lạnh 10 [...]... phương (tính tỉnh) của đất: Phụ thuộc: khí hậu, thảm phủ thực vật và điều kiện địa hình -> đặc điểm tạo sơn 11 CHƯƠNG VI : TÀI NGUYÊN ĐẤT THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM 1 Đất thế giới 1.1 Tình hình sử dụng đất trên thế giới Tổng diện tích đất tự nhiên : 148 triệu km2 - Đất xấu (tuyết, băng hồ bao phủ, đất sa mạc, đất núi, đất đài nguyên) : 40,5% • Đất đài nguyên : chủ yếu nằm ở các cực của Trái đất và Liên Xô, chiếm... của xói mòn đất Các nguyên nhân trực tiếp bao gồm việc sử dụng đất đai không phù hợp và thực tiễn quản lý đất đai không thích hợp, ví dụ canh tác trên đất dốc không có các biện pháp bảo vệ đất Các nguyên nhân cơ bản là những lý do tại sao các cách sử dụng quản lý không thích hợp mà vẫn được thực hiện, ví dụ đất có độ dốc cao vẫn được canh tác bởi vì những người dân nghèo khổ không có ruộng đất, còn các... (2000) tài nguyên đất của Việt Nam rất đa dạng về loại hình thổ nhưỡng, bao gồm 19 nhóm đất và 54 đơn vị đất Trong đó có 11 nhóm chính sau: 1 Đất cát: 533.434ha 2 Đất phù sa: 3.400.059ha 3 Đất mặn thời vụ (mùa khô): 825.255ha; Đất mặn thường xuyên: 446.991ha 4 Đất phèn: 587.771ha 5 Đất xám: 2.347.829ha 6 Đất thung lũng: 378.914ha 7 Đất đen than bùn: 250.773ha 8 Đất đỏ vàng: 14.808.319ha 9 Đất đỏ vàng: 14.808.319ha... sự mất 1mm đất ở loại đất có chất dinh dưỡng được phân bố sâu, rộng hơn (ví dụ: đất Vertisoil) 1.4 Các nguyên nhân gây thoái hoá đất Các nguyên nhân thoái hoá đất có thể được chia thành các nguyên nhân tự nhiên, các nguyên nhân trực tiếp và các nguyên nhân cơ bản Các nguyên nhân tự nhiên là những điều kiện môi trường tự nhiên dẫn đến tình trạng thoái hoá đất đai cao Ví dụ: dốc cao là một nguyên nhân... chịu được hạn - Đất tốt (đất phù sa, đất đen, đất nâu rừng) : 12,6% - Các loại đất khác (đất podzol, đất đỏ vàng) : 46,9% 1.2 - Hiện trạng sử dụng đất trên thế giới Tài nguyên đất trên thế giới là rất lớn nhưng % sử dụng được lại nhỏ • Vùng quá lạnh : 20% diện tích • Quá khô, sa mạc : 20% • Quá dốc, không làm nông nghiệp được : 20% • Đồng cỏ : 20% • Đất có tầng mỏng : 10% • TT 1 2 3 4 5 Đất đang canh... bị thu hẹp do dân số tăng nhanh 13 1.3 Tài nguyên đất trên thế giới và sự suy thoái đất nông nghiệp Theo Ghassemi và cộng sự, 1995, tổng diện tích đất cũng như đất nông nghiệp của thế giới : Bảng : Tài nguyên đất của thế giới (triệu ha) Khu vực Châu Phi Châu Á Tổng diện tích Tiềm năng đất Diện tích đất nông nghiệp canh tác 2964 734 185 2679 627 456 Diện tích đất được tưới 11 142 14 Châu Đại Dương Châu... thoái hoá đất phổ biến nhất, vì vậy nó là nguyên nhân chủ yếu làm giảm khả năng sản xuất của đất Tuy nhiên, do tác động của sự mất đất phụ thuộc rất nhiều vào loại đất nên sự mất đất ở các đất khác nhau có ảnh hưởng khác nhau đến khả năng sản xuất của đất Ví dụ mất 1mm đất ở loại đất có chất dinh dưỡng tập trung chủ yếu ở tầng mặt (ví dụ đất luvisoils) sẽ có ảnh hưởng đến khả năng sản xuất của đất lớn... cải, xúp lơ, xu hào, đào, mận 2 Một số loại đất có hàm lượng chất dễ tiêu tương đối khá, tầng đất dày như đất đỏ Bazan, đất phù sa 3 Đất có khả năng tăng 3 vụ/năm; trồng trọt quanh năm 4 Đất ít người đông, cơ sở vật chất còn hạn chế, ruộng bị phân mảnh, manh mún sau thời kỳ hợp tác xã 5 Công tác quản lý, sử dụng và cải tạo đất chưa tốt Hiện trạng tài nguyên đất Việt Nam là quá trình sử dụng và chọn lọc... loại đất có hàm lượng chất dễ tiêu tương đối khá dày như đất bazan, đất phù sa Đất có khả năng tăng 3vụ/năm, trồng trọt được quanh năm Điểm hạn chế của đất Việt Nam là diện tích đất ít, dân số đông, cơ sở vật chất còn hạn chế, ruộng bị phân mảnh, manh mún sau thời kỳ hợp tác xã và công tác quản lý, sử dụng và cải tạo đất còn chưa tốt 22 Theo kết quả nghiên cứu của hội Khoa học đất Việt Nam (2000) tài nguyên. .. quan trắc thoái hoá đất đai Có nhiều lý do vì sao những người sử dụng đất lại để cho đất đai của họ bị thoái hoá Nhiều lý do liên quan đến nhận thức xã hội về đất đai và các giá trị người ta đầu tư vào đất Sự thoái hoá cũng là quá trình diễn ra chậm không dễ nhận thấy và rất nhiều người không nhận thức được rằng đất đai của họ đang bị thoái hoá Việc nhận thức và xây dựng ý thức quản lý đất đai là những . Giáo trình Quản lý tài nguyên đất 1 Mục lục CHƯƠNG III. TÀI NGUYÊN ĐẤT Việc quản lý Tài nguyên đất trong những năm gần đây đã có những thay đổi. chịu được hạn - Đất tốt (đất phù sa, đất đen, đất nâu rừng) : 12,6% - Các loại đất khác (đất podzol, đất đỏ vàng) : 46,9% 1.2. Hiện trạng sử dụng đất trên thế giới - Tài nguyên đất trên thế giới. giới Tổng diện tích đất tự nhiên : 148 triệu km 2 - Đất xấu (tuyết, băng hồ bao phủ, đất sa mạc, đất núi, đất đài nguyên) : 40,5% • Đất đài nguyên : chủ yếu nằm ở các cực của Trái đất và Liên Xô,

Ngày đăng: 11/07/2014, 05:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan