Bình Ngô đại cáo dưới ánh sáng của loại hình học văn hoá trung đại pptx

13 467 1
Bình Ngô đại cáo dưới ánh sáng của loại hình học văn hoá trung đại pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bình Ngô đại cáo dưới ánh sáng của loại hình học văn hoá trung đại Một trong những đặc điểm cơ bản có tính bao trùm, chi phối mọi phương diện của văn hoá phương Ðông thời cổ, trung đại là việc xem xét con người và thế giới trong mối quan hệ chặt chẽ, không tách rời, là việc vũ trụ hoá thế giới con người, xem xét Thiên đạo (đạo Trời) và Nhân đạo (đạo Người) như một thể thống nhất. Khái niệm Thiên (Trời) vừa chỉ một nhân cách có ý chí tối cao, vừa chỉ đạo, tức là quy luật tự nhiên. Tuy nhiên, đằng sau những quy luật vận hành của vũ trụ luận âm dương, người xưa vẫn cảm thấy có một thế lực huyền bí nào đó chi phối. Do có đấng tối cao này mà toàn thể vũ trụ, trong đó có con người, vạn vật sống và hoạt động trong cùng một nhịp điệu, một tiết tấu, một “đạo” chung. Thuyết quái truyện khi giảng về bát quái, cho rằng đạo Trời là âm dương, đạo đất là cương nhu, đạo người là nhân nghĩa. Song tất cả các phạm vi không gian Trời, Người đều có thể giải thích, nhận thức bằng các vạch liền và vạch đứt (dương và âm) trong sự thay đổi vị trí kết hợp của chúng. Giữa Trời và Người có một mối quan hệ liên thông được người ta gọi là thiên nhân tương dữ hay thiên nhân tương cảm. Việc cảm thụ thế giới, cụ thể là không gian và thời gian của người xưa in đậm dấu ấn của vũ trụ luận này. Thực ra, không phải đợi đến khi xuất hiện các nhà tư tưởng, các nhà triết học thì người xưa mới vũ trụ hoá tồn tại nhân thế. Người nông dân làm ruộng, do nhu cầu canh tác mà bắt buộc phải tiếp nhận không gian xung quanh mình như là một không gian sinh tồn với những điều kiện tồn tại hiện thực liên quan đến thời tiết, mùa vụ, thổ nhưỡng, giống, v.v Tục ngữ Việt Nam không ít những câu phản ánh tổng kết kinh nghiệm thực tiễn: • “Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa”. • “Trăng quầng thì hạn, trăng tán thì mưa”. • “Tháng tám nắng rám trái bưởi”. Tuy nhiên, do hạn chế về nhận thức, do sống lệ thuộc nhiều vào thiên nhiên nên người nông dân còn sống trong một thứ không gian – thời gian mang tính chất tâm linh, mang tính chất vũ trụ. Thế giới với họ không chỉ là các hiện tượng có thể cảm nhận một cách duy lý mà còn là các hiện tượng huyền bí. Ðó là những không gian của những “thần cây đa, ma cây gạo, cú cáo cây đề”, của đủ thứ thần thánh, Phật tiên mà kẻ có bệnh phải “vái tứ phương”. Ðó là thời gian giỗ, tết, các lễ hội có phần lễ thiêng liêng, những thời điểm giúp con người giao hoà với trời đất, thiên nhiên và các thế lực thánh thần. Nhưng dẫu sao phải thừa nhận các nhà triết học cổ đại Trung Hoa đã dựng lên một hệ thống khá chặt chẽ phản ánh mối quan hệ lệ thuộc, gắn bó giữa con người và thế giới. Trong sự cảm nhận của họ, thế giới có tính lưỡng nguyên rõ rệt, một mặt, đây là thế giới trần thế, hiện thực, mặt khác, đó cũng là một thế giới tâm linh, thế giới của những biểu trưng của đạo Trời. Cuộc tranh hùng trong Tam quốc diễn nghĩa không chỉ là sân khấu hoạt động của các anh hùng mà còn được người xưa hình dung như là một biểu tượng vĩ đại của quy luật huyền vi “thế lớn trong thiên hạ, chia lâu rồi lại hợp, hợp lâu lại chia”. Xã hội Truyện Kiều trong sự cảm nhận của Nguyễn Du, một mặt như là tấn trò đời, mặt khác là một cuộc biển dâu. Trình diễn trong Tấn trò đời là những con người hiện thực, song hoạt động trong cuộc biển dâu lại là những thế lực bí ẩn. Ðược mùa lớn liên tiếp mấy năm liền có thể là do công sức lao động của người nông dân cộng với mưa thuận gió hoà. Nhưng người xưa lại có thể nhìn thấy ở đây một thực tại khác, một thực tại biểu trưng cho đức sáng của nhà vua đã có thể cảm hoá trời và được trời giáng phúc. Thân Nhân Trung đã hoạ ý thơ của Lê Thánh Tông như vậy : Cách thiên đế đức diệu toàn năng, Hiệp ứng hưu trưng bách cốc đăng. (Ðức của vua hoà hợp với Trời nên tài đức được phú cho trọn vẹn, Ðiềm lành hiện ra, mùa màng tươi tốt). Mùa xuân về là một hiện tượng bình thường của tự nhiên, song người ta lại muốn cảm nhận nhịp tuần hoàn vĩnh cửu của tự nhiên qua sự tương tác của hai khí âm, dương : Âm dương hai khí mặc xoay vần, Nẻo quá thì đông đến tiết xuân. Chúng tôi tạm dùng khái niệm thực tại trần thế và thực tại vũ trụ để chỉ hai loại thực tại của văn hoá trung đại. Ðể minh hoạ rõ hơn cho nội dung của hai khái niệm này, chúng tôi sẽ phân tích một tác phẩm của Nguyễn Trãi trước khi đi vào tìm hiểu Bình Ngô đại cáo. Ðó là Dư địa chí. Theo quan điểm hiện đại, thật khó xác định bản chất thể loại của Dư địa chí. Tác giả khảo sát, mô tả, ở nhiều chỗ là rất cụ thể, tỷ mỷ, kỹ lưỡng về các mặt địa hình, dân số, sông ngòi, thành quách, thổ nghi, đặc sản các vùng, các xứ. Nhưng nếu tiếp tục đọc, ta sẽ thấy tác giả khảo sát chất đất của từng xứ bên cạnh việc mô tả phong tục tập quán của dân địa phương, tả cách ăn mặc và tiếng nói của các tộc người bên cạnh chuyện quỷ thần ở núi sông, thậm chí kể cả các dân tộc ở bên ngoài “bốn biển”, tức là ở bên ngoài bản đồ địa lý của Ðại Việt. Một cái nhìn duy lý, hiện đại sẽ thấy dễ dàng một tình trạng có vẻ như “lộn xộn”, “tuỳ tiện” đến khó hiểu của tác giả. Viết về địa lý, hà cớ gì nói đến chuyện thần thánh, chuyện người hiền, vật lạ ở mỗi vùng, thậm chí lại đề cập cả chuyện của người nước khác? Tuy nhiên, nếu ta phục hồi phương thức mà nhà nho xưa cảm thụ không gian địa lý thì mọi thắc mắc sẽ sáng tỏ. Với người xưa, không gian địa lý không đơn giản chỉ là môi trường sinh tồn của dân tộc với mọi đặc điểm tự nhiên của nó cần phải nắm bắt để khai thác và cải tạo. Trong con mắt của người xưa, đó còn là vùng không gian chịu ảnh hưởng năng lượng Ðức của hoàng đế. Theo quan niệm này, nhà vua vì có Ðức lớn nên nhận được mệnh Trời, thay mặt Trời (“Ðại thiên hành hoá”, “Thế thiên hành hoá”) làm công việc hoá dục, phổ năng lượng của mình vào toàn bộ Thiên hạ (dưới Trời). Khổng Tử nói: “Làm chính trị nhờ vào Ðức cũng giống như sao Bắc Ðẩu đứng yên một chỗ mà các vì sao khác đều châu tuần về”. Nói bằng ngôn ngữ hiện đại, có thể hình dung mô hình không gian địa lý – xã hội của nhà nho như là một từ trường mà nguồn phát ra từ trường này chính là vua. Năng lượng Ðức mà nhà vua phát ra có khả năng thu hút vạn vật khắp bốn biển châu tuần về quanh mình. Ðó là một trong những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo việc biên soạn loại sách địa chí ngày xưa. Soạn giả ít nhất là triển khai công việc trên hai phương diện: 1. Xem xét tất cả người, vật, đất đai, sông núi không ngoại trừ vật gì, thứ gì đều thuộc vùng ảnh hưởng, thuộc “từ trường” năng lượng Ðức của nhà vua. Cả các thần sông núi, các thần thánh khác cũng được sắc phong để chính thức, “hợp lệ” nằm trong vùng từ trường này. (Ðiều đó rất phù hợp với ý của Nguyễn Ðình Chiểu về “tấc đất”, “ngọn rau” cũng thuộc về vua hay câu chuyện Bá Di – Thúc Tề ở Trung Quốc xưa đã cự tuyệt nhà Chu đến mức từ chối ăn rau vi và chết đói). Không phải ngẫu nhiên mà sau này, viết chương mở đầu cho Ðại Nam nhất thống chí, cũng là một thứ dư địa chí người ta sẽ mô tả tỷ mỷ kinh đô Huế (kinh đô mới của Việt Nam), trước hết là cung điện của nhà vua như một tiêu điểm hội tụ năng lượng vũ trụ. Ngay từ đời Lý, trong Thiên đô chiếu, Lý Thái Tổ đã ý thức rất rõ rằng kinh đô là điểm có thể quyết định chuyện “quốc tộ diên trường, phong tục phú phụ” (vận nước dài lâu, phong tục thịnh vượng). 2. Ðức trị của nhà vua đã đạt tới mức năng lượng toả phát, lan rộng ra xa ngoài biên giới, nhuần thấm đến các dân tộc ngoại bang. Do đó, một cuốn dư địa chí sẽ phải bao gồm cả việc các nước phương xa hướng về triều cống như hướng về sao Bắc Ðẩu, như bị hút về phía trung tâm truyền phát năng lượng này. Rất có thể ngày xưa, các dân tộc lân bang đến Ðại Việt thuần tuý như là các dân tộc có quan hệ ngoại giao, song họ nhất định bị xem như là đến triều cống. Trong Dư địa chí, Nguyễn Trãi viết “Ðức giáo của nhà vua đã lan xa đến bốn xung quanh, các nước chư hầu đều đến triều cống”. Theo nguyên lý này, ông ghi chép cả việc các nước Chiêm, Xiêm, Chân Lạp đến cống nạp với những cống vật đặc sản cụ thể như đồi mồi, voi trắng, hoa chi, kiến chín tấc, v. v. Chúng ta lưu ý ông dùng chữ Ðức giáo (năng lượng giáo hoá), vì ông sẽ nhắc nhở dân ta không được bắt chước cách ăn mặc, cách nói của các dân tộc lân bang vì có thể “làm rối loạn phong tục trong nước”. Ðức giáo rõ ràng có nội dung là năng lượng giáo hoá của văn minh, văn hiến. Nguồn năng lượng phát ra chỉ một chiều chứ không thể có ngược chiều lại, tức là chỉ từ trung tâm lan ra bốn bể chứ không thể từ bốn bể về trung tâm. Kể cả trong quan hệ đối sánh với Trung Hoa thì cũng không có chuyện ta là vùng chịu ảnh hưởng năng lượng của các hoàng đế thiên triều. Bởi vậy mà trong Dư địa chí, Nguyễn Trãi cẩn thận ghi lại việc vua nhà Minh ban cho sứ thần của Trần Dụ Tông bốn chữ “Văn hiến chi bang”! Cảm hứng của Dư địa chí là khẳng định một vùng không gian độc lập nằm trong “từ trường” ảnh hưởng của Ðức của các nhà vua Ðại Việt. Ðể kết thúc Dư địa chí, Nguyễn Trãi viết: Hoàng đế (chỉ Lê Thái Tông – T.N.T.) phán rằng: “Ðức Thái Tổ vất vả mười năm mới bình định cả thiên hạ, truyền cho con cháu, mong được muôn đời. Trẫm không có Ðức, lạm ở ngôi vua, nhờ các quan trung thành, hiền lương cứu giúp để lo việc thủy chung, khiến cho Ðức của ta được sáng khắp bốn biển”. Không gian đất nước từ Lê Lợi truyền qua Lê Thái Tông, đó là không gian vũ trụ, một không gian từ trường của năng lượng Ðức toả phát. Ngay từ thời Lê Lợi khởi nghĩa, theo Nguyễn Trãi cho biết ở phần kết Dư địa chí, các bầy tôi đều tôn ông là “Ðại thiên hành hoá” (Thay Trời để làm công việc giáo hoá). Như vậy, qua Dư địa chí, có thể thấy trong cách cảm thụ về thế giới của người thời xưa, có hai thứ không gian cùng tồn tại: một không gian vũ trụ chồng xếp lên không gian trần thế. Miêu tả không gian trần thế, hiện thực chịu sự chế định của nhu cầu diễn đạt không gian vũ trụ, điều mà tư duy duy lý của con người hiện đại rất khó hình dung nếu không phục hồi lại cách thức cảm thụ thế giới của chính người xưa. Theo chúng tôi, từ góc nhìn này, cần hết sức thận trọng khi có chủ trương cho rằng Nguyễn Trãi đã nêu lên một định nghĩa khá hoàn chỉnh về dân tộc. Rất có thể việc ông mô tả cương vực, văn hoá, hiền tài, phong tục chỉ đơn giản là tạo lập một vùng không gian vũ trụ nằm trong vùng ảnh hưởng năng lượng Ðức của các triều đại phong kiến Ðại Việt chứ không nghĩ về một thị trường thống nhất, một ngôn ngữ thống nhất hay một nền văn hoá thống nhất như ta ngày nay hiểu về dân tộc. Nói cách khác, vấn đề “độc lập dân tộc” được Nguyễn Trãi hình dung khác với chúng ta ngày nay. Nguyên lý về sự đồng tồn tại của hai loại thực tại như một nguyên lý căn bản của văn hoá trung đại cần được lưu ý khi phân tích một tác phẩm quan trọng như Bình Ngô đại cáo. Sự tiếp cận chỉ riêng thứ thực tại trần thế sẽ làm nghèo đi những thông tin mỹ học lý thú của tác phẩm. Mọi người đều biết trong bài Cáo, hai chữ nhân nghĩa là nền tảng của tác phẩm. Hầu hết mọi luận văn nghiên cứu Nguyễn Trãi đều có đề cập đến vấn đề nhân nghĩa này. Tuy nhiên, có một câu hỏi căn bản cần được trả lời Nhân nghĩa nói đến trong bài Cáo là phẩm chất đạo đức của ai? Nếu đặt bài Cáo vào hệ thống các trước tác của Nguyễn Trãi viết trước và sau bài Cáo, dễ thấy rằng nhân nghĩa chính là phẩm chất đạo đức của nhà lãnh đạo, là đường lối, là chiến lược ứng xử của vua với tư cách nhà lãnh đạo, với dân, đối tượng cai trị. Từ những bức thư gửi cho các tướng giặc Minh qua Bình Ngô đại cáo đến thơ văn, ông đều hiểu như vậy. Ta đều gặp những mệnh đề cho biết nhân nghĩa là đường lối hành xử của kẻ cai trị, kẻ lãnh đạo với dân. Ví dụ “Ðạo làm tướng lấy nhân nghĩa làm gốc”, “Phàm mưu việc lớn phải lấy nhân nghĩa làm gốc, viện công to phải lấy nhân nghĩa làm đầu”, hoặc “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân”. Trong cách hiểu của Nguyễn Trãi, nhân nghĩa bao hàm những nội dung gì? Viết thư cho tướng giặc Phương Chính, ông tố cáo bản chất bất nhân bất nghĩa của chúng. Hãy xem những lập luận của ông : “…bọn mày chỉ chuyên lừa dối, giết hại kẻ vô tội, hãm người vào chỗ chết mà không xót thương”, “nước mày nhân dịp họ Hồ lỗi đạo, mượn tiếng điếu dân phạt tội, kỳ thực là làm việc bạo tàn, lấn cướp đất nước ta, bóc lột dân ta, thuế nặng, hình phiền, vơ vét của quý, dân mọn các làng không được yên sống. Nhân nghĩa lại làm thế ư?”. Ðến Bình Ngô đại cáo, Nguyễn Trãi tố cáo sự bất nhân bất nghĩa của chúng một cách cụ thể hơn, hùng hồn hơn: Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn, Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ. Dối trời, lừa dân, đủ muôn nghìn kế, Gây binh, kết oán, trải hai mươi năm. Bại nhân nghĩa nát cả đất trời, Nặng thuế khoá sạch không đầm núi. Người bị ép xuống biển dòng lưng mò ngọc, ngán thay cá mập, thuồng luồng, Kẻ bị đem vào núi đãi cát tìm vàng, khốn nỗi rừng sâu, nước độc. Vét sản vật, bắt dò chim trả, chốn chốn lưới chăng, Nhiễu nhân dân, bắt bẫy hươu đen, nơi nơi cạm đặt. Tàn hại cả giống côn trùng cây cỏ, Nheo nhóc thay kẻ goá bụa khốn cùng … Ðộc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội, Dơ bẩn thay, nước Ðông Hải không rửa hết mùi ! Lẽ nào trời đất dung tha ? Ai bảo thần nhân chịu được ? Tổng hợp lại, ta thấy kẻ địch bất nhân nghĩa vì có những việc làm sau: • Không có đạo chí thành (chúng lừa dối). • Giết hại kẻ vô tội. • Không để cho dân thường được sống yên ổn: thuế má nhiều, hình phạt lắm, bóc lột nhân dân. • Vơ vét, cướp bóc sản vật quý của nước ta. • Chúng tàn phá cả thiên nhiên, cây cỏ, cả côn trùng, vạn vật. Tóm lại, chúng không có đạo chí thành, chúng tàn hại không chỉ con người mà cả thiên nhiên, tạo vật. Chúng chà đạp lên cả nhân đạo lẫn thiên đạo nên trời đất, thần thánh và con người đều phẫn nộ. Mầm mống thất bại, diệt vong đã hàm chứa trong hành động bất nhân nghĩa đó. Ðến đây, chúng ta có thể dẫn lại hoàn chỉnh lập luận của Nguyễn Trãi trong các thư gửi Phương Chính: “Ðạo làm tướng lấy nhân nghĩa làm gốc, trí dũng giúp thêm. Nay bọn mày chỉ chuyên lừa dối, giết hại kẻ vô tội, hãm người vào chỗ chết mà không xót thương. Việc ấy trời đất không dung, thần người đều giận, cho nên liền năm chinh phạt, càng đánh càng thua”. Ở một bức thư khác, sơ đồ lập luận cũng tương tự: “Phàm mưu việc lớn phải lấy nhân nghĩa làm gốc, viện công to phải lấy nhân nghĩa làm nghĩa đầu. Duy nhân nghĩa có đủ thì công việc mới thành được. Nước mày nhân dịp họ Hồ lỗi đạo, mượn tiếng điếu dân phạt tội, kỳ thực là làm việc bạo tàn, tấn cướp đất nước ta, bóc lột dân ta, thuế nặng hình phiền, vơ vét của quý, dân mọn các làng không được yên sống. Nhân nghĩa lại làm thế ư ? Nay ở nước mày, dân oán thần giận, kế tiếp có đại tang, thế mà đã không biết tự xét lỗi mình, lại còn cùng binh độc vũ ”. Nhân nghĩa không chỉ thuộc phạm vi nhân sự mà còn thuộc phạm vi thiên đạo. Không gian đất nước qua lăng kính nhân nghĩa hiện hình như một không gian vũ trụ, tâm linh. Nếu ở Dư địa chí, ta đã thấy đằng sau một không gian đất nước là một không gian vũ trụ, nơi chịu ảnh hưởng từ trường của Ðức thì ở Bình Ngô đại cáo ta lại bắt gặp không gian vũ trụ này. Dấu hiệu căn bản của vùng từ trường toả phát năng lượng của Ðức nhà vua là hiền tài, là phong tục tốt đẹp, là các đặc sản, kỳ trân dị thú của các miền Các dấu hiệu này cũng được liệt kê trong Bình Ngô đại cáo khá đầy đủ. Ðiều đặc biệt của Bình Ngô đại cáo là Nguyễn Trãi giới thiệu cả ảnh hưởng tiêu cực của sự bất nhân bất nghĩa của kẻ thù. Vậy thì không gian vũ trụ có thể là phạm vi toả phát năng lượng tích cực của Ðức mà cũng có thể là phạm vi ảnh hưởng tiêu cực của sự vô đạo đức. Chỉ có điều, kẻ xây dựng nên vùng không gian ảm đạm, bi thảm như giặc Minh không thể tránh khỏi sự trừng phạt của người và trời “Lẽ nào trời đất dung tha, ai bảo thần nhân chịu được”. Ðiều đáng chú ý là trong Bình Ngô đại cáo, Nguyễn Trãi không đề cao quyền mưu bằng nhân nghĩa. Quyền mưu thực chất là các yếu tố hiện thực dẫn đến thắng lợi, đó là binh pháp, là chiến lược, chiến thuật, các biện pháp tổ chức v.v. Cố nhiên, không thể cứ ngồi ôm đức nhân nghĩa chờ cho chiến thắng tự đến. Nguyễn Trãi không phủ nhận quyền mưu, song ông không coi đây là nhân tố cơ bản. Ông có nhắc tới: Thế trận xuất kỳ, lấy yếu chống mạnh, Dùng quân mai phục, lấy ít địch nhiều. Ông nói tới việc “điều binh thủ hiểm, chặt mũi tiên phong” hay việc “sai tướng chẹn đường, tuyệt nguồn lương thực” của kẻ thù. Ðó là những “mưu kế kỳ diệu” góp phần đem lại chiến thắng. Nhưng như ông viết: Ðem đại nghĩa để thắng hung tàn, Lấy chí nhân để thay cường bạo. Nguyễn Trãi diễn tả cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc trong một không gian vũ trụ, trong đó vị lãnh tụ Lê Lợi hội tụ đầy đủ năng lượng vũ trụ để có thể toả phát ảnh hưởng tích cực tới toàn bộ không gian đó. Thực ra, việc giới thiệu Lê Lợi như một trung tâm điểm tích luỹ năng lượng kỳ vĩ của vũ trụ là cảm hứng không chỉ của riêng Bình Ngô đại cáo. Theo cách diễn tả của Nguyễn Trãi trong Lam Sơn thực lục (viết sau Bình Ngô đại cáo), tổ tiên, ông cha Lê Lợi và bản thân Lê Lợi đã chủ động, tích cực tạo lập cho mình năng lượng của Ðức. Sau khi chiến thắng giặc Minh xâm lược, Lê Lợi vẫn cùng các quan luận bàn về những “nguyên nhân hưng vong, đắc thất”, có bận ông nói: “Ngày nay thành công là do hoàng thiên giúp đỡ mà tổ tiên của trẫm chứa đức tích nhân đã lâu cũng ngấm ngầm phù hộ nên mới được thế này”. Viết Lam Sơn thực lục, Nguyễn Trãi trung thành với ý tưởng này. Không phải ngẫu nhiên mà ông kể về việc tích tụ năng lượng Ðức của gia đình Lê Lợi: tổ tiên của Lê Lợi chọn thế đất làm nhà; Lê Lợi được một nhà sư Ai Lao tìm cho một thế đất táng mộ cha rất tốt khiến cho chính kẻ địch cũng lo sợ, đã cho người lén đào hài cốt này đem đi và Trịnh Khả, Lê Bị đã đội cỏ bơi theo thuyền giặc lấy lại tiểu đựng hài cốt đem về chôn lại chỗ cũ. Những điều này có thực hay không thật khó mà biết, chỉ có điều chắc chắn là chúng phản ánh quan niệm xưa về phong thuỷ như là sự tương tác, kết hợp của hai khí âm dương để tạo ra một tiêu điểm tích hợp năng lượng cao nhất, có lợi nhất cho thân chủ. Ðồng thời Nguyễn Trãi cũng kể lại những yếu tố thuộc về đạo người cũng có giá trị dẫn đến sự tích luỹ năng lượng Ðức: “Tổ của vua [ ] nối dõi nghiệp nhà, theo chí người trước, tính hiền hoà, hay vỗ về dân chúng, khoan nhân và thương người, xa gần hướng về, ngày càng mến phục”, “thân phụ của vua, tính vui vẻ, hiền lành, hay làm việc thiện, mến đãi tân khách, yêu thương dân chúng. Phàm có người đói khổ, túng thiếu, bệnh tật, chết chóc tất chu cấp giúp đỡ, dân cõi láng giềng cũng coi như người cùng một nhà, do đó chẳng ai là không cám ơn và phục nghĩa”. Bản thân Lê Lợi thì gặp thời loạn lạc, “ngầm nuôi kẻ sĩ mưu trí, bỏ của phát thóc giúp người cô bần, nhún lời, hậu lễ để thu hào kiệt”. Những nội dung chủ yếu của nhân nghĩa ở đây có thể quan sát thấy: yêu thương con người và làm điều thiện một cách vô tư, không vụ lợi. Chúng ta ngày nay khó hình dung nổi cảm giác của người dân Ðại Việt khi đánh bại quân Minh xâm lược. Còn với Nguyễn Trãi, sau khi chiến tranh kết thúc, trong bài thơ Hạ quy Lam Sơn, dường như ông vẫn chưa hết kinh ngạc vì thắng lợi diễn ra một cách chóng vánh, mau lẹ “Nhất nhung đại định hà thần tốc” (Một chiến dịch đem lại nền đại thịnh, sao mà mau chóng vậy). Trong Lam Sơn thực lục, ông cũng ghi lại nhận định của các bầy tôi khi bàn luận với Lê Lợi về cuộc chiến đã qua, cũng nhấn mạnh về sự thành công mau chóng. Thành công mau chóng, thắng lợi thần tốc không phải chỉ do mưu kế, do sức người thuần tuý mà còn do việc “chứa đức tích nhân” của cả dòng họ Lê Lợi. Không gian đất nước trong đó Lê Lợi hoạt động được miêu tả như là không gian nơi toả phát năng lượng Ðức tích tụ của Lê Lợi. Ðiều này có thể cảm nhận được nếu chú ý kết cấu của bài Cáo. Sau khi miêu tả không gian đất nước chịu những ảnh hưởng tiêu cực của kẻ thù, sau khi liệt kê những khó khăn, gian truân của buổi đầu khởi nghĩa, Nguyễn Trãi chuyển ý : “Ðem đại nghĩa để thắng hung tàn, Lấy chí nhân để thay cường bạo” và từ đây, tình thế thay đổi mau chóng. Có cảm tưởng kẻ thù càng đánh càng thua và thua rất nhanh, tưởng như có bàn tay vô hình giật đổ hệ thống đồn luỹ của chúng: Ngày mười tám, trận Chi Lăng, Liễu Thăng thất thế, Ngày hai mươi, trận Mã Yên, Liễu Thăng cụt đầu. Ngày hai lăm, bá tước Lương Minh bại trận tử vong, Ngày hăm tám, thượng thư Lý Khánh cùng kế tự vẫn. Sự thần tốc được diễn đạt bằng cách liệt kê hàng loạt thất bại của quân Minh ở những thời điểm sát nhau. Cảm hứng vũ trụ thấm đượm bài Cáo. Chiến tranh, thất bại và thành công, đó là việc người mà cũng là việc trời, việc của vũ trụ. Các chiến dịch của Lê Lợi tiến hành được hình dung qua những hiện tượng của Trời Ðất: Trận Bồ Ðằng sấm vang chớp giật, Miền Trà Lân trúc chẻ tro bay. Gươm mài đá, đá núi cũng mòn, Voi uống nước, nước sông cũng cạn. Ðánh một trận, sạch không kình ngạc, [...]... lương thực và phương tiện cho chúng về nước Do vậy, khơi gợi lại thất bại của chúng không cần thiết nữa Mặt khác, việc xưng đế trong bài Cáo đã nhằm vào nhân dân Ðại Việt, bởi lẽ tất cả các triều đại phong kiến Việt Nam đều theo đuổi đối sách “trong xưng đế ngoài xưng vương” Là một thông điệp hướng tới nhân dân Ðại Việt, Bình Ngô đại cáo muốn nói những gì với người nước Việt? Có thể có nhiều ý tứ khác nhau... pháp” của nhà Lê trong một loạt công trình khác nhau Cố nhiên, khi viết bài Cáo, cảm hứng tự hào về dân tộc, về đất nước, lòng căm thù giặc sục sôi là những cảm xúc có thực Song biện luận cho ngai vàng của Lê Lợi vẫn là một nhiệm vụ quan trọng của bài Cáo Và sự biện luận này được thực hiện khá chặt chẽ Mở đầu bài Cáo, Nguyễn Trãi với sự thật lịch sử, khẳng định một vùng không gian ảnh hưởng Ðức của riêng... hưởng Ðức của riêng các triều đại Việt Nam, nằm ngoài vùng không gian ảnh hưởng Ðức của các triều đại phong kiến Trung Hoa Việc khẳng định này sẽ được tiếp tục một cách hệ thống hơn, chặt chẽ hơn trong Dư địa chí Sau đó, bài Cáo, cũng với những sự thật lịch sử hùng hồn, quy tụ về Ðức của Lê Lợi, người có đủ điều kiện toả phát từ trường ảnh hưởng trong vùng không gian vũ trụ hoá mà các đời trước đã tạo... vậy, lên ngôi Thiên tử, thế thiên hành hoá, đại thiên hành hoá là một việc hết sức tự nhiên Ông David G Marr đã nhận định khá tinh tế: “Những cơ sở tư tưởng của việc đoàn kết đời đời có những điều chưa rõ Nho giáo đã có một sự hỗ trợ nho nhỏ, được quan tâm tới việc nâng cao khả năng của vua và các quân sư để quản lý các dòng họ ngỗ nghịch đang cầm quyền và giảm bớt đi các cơ hội làm loạn của những... được học hành” [2] Nguyễn Trãi vận dụng văn hoá cổ để củng cố quyền lợi Lê Lợi và sự thống nhất của đất nước vào đầu đời Lê Triết học lịch sử của Nguyễn Trãi thật minh bạch: Nhân nghĩa là đạo người mà cũng là đạo trời Có nhân nghĩa sẽ được người, trời ủng hộ, sẽ thành công Bất nhân bất nghĩa sẽ thất bại Phải chăng còn có một thông điệp ngầm ẩn nào đó gửi gắm cho chính Lê Lợi hay những bậc trị vì của. .. chức năng cơ bản của Trời là sự sinh thành muôn vật nên tất nhiên, một trong những đặc điểm quan trọng của hoạt động nhà vua vốn được cắt nghĩa như là sự tiếp tục một cách trực tiếp công việc của Trời, được định nghĩa là lòng hiếu sinh Tất nhiên ở đây không phải là tình yêu theo kiểu Platông mà là trách nhiệm trên phương diện quốc gia đối với sự sống của muôn vật đứng dưới quyền lãnh đạo của Thiên tử Ðiều... quyền lãnh đạo của Thiên tử Ðiều này trong các văn bản quan phương xác định ngắn gọn bằng công thức hiếu sinh, một đặc điểm quan trọng nhất của Ðức nhà vua trong phạm vi thế tục [ ] Hiếu sinh, hiển nhiên là một trong những định nghĩa thường được sử dụng nhiều nhất về Ðức của vua, cái Ðức không hướng lên trên, về các thế lực thần thiêng mà hướng xuống dưới, trải rộng khắp Thiên hạ” [1] Hiếu sinh áp... chúng tôi, một trong những thông điệp quan trọng nhất là khẳng định đế vị của Lê Lợi cũng như tính chất “hợp hiến hợp pháp” của triều đại mới do Lê Lợi thành lập Ông không thuộc tôn thất nhà Trần nên không thể nói tới vấn đề kế vị Mặt khác, ông xuất thân từ “núi Lam Sơn hoang dã”, làm sao có thể khiến cho giới trí thức nho sĩ của vùng đồng bằng “tâm phục, khẩu phục”? Là một trí thức ở vùng đồng bằng... ánh hai trận, tan tác chim muông Nổi gió to quét sạch lá khô, Thông tổ kiến phá toang đê vỡ Những tổn thất, thất bại của kẻ thù cũng phải đo bằng tầm kích vũ trụ, bởi đó là sự trừng phạt của trời, thần và người cộng lại: Ninh Kiều máu chảy thành sông, tanh trôi vạn dặm Tốt Ðộng thấy chất đầy nội, nhơ để ngàn năm Ghê gớm thay, sắc phong vân phải đổi, Thảm đạm thay, ánh nhật nguyệt phải... Phải chăng còn có một thông điệp ngầm ẩn nào đó gửi gắm cho chính Lê Lợi hay những bậc trị vì của các triều đại sau đó hãy nhớ đến bài học lịch sử quan trọng này? Nguyễn Trãi cũng như các nhà nho chân chính khác, tuy biện chính cho đế quyền song luôn đứng về phía nhân dân để nêu lý tưởng chính trị của mình Ðó là lý do vì sao họ không quan tâm tổng kết các “thuật trị quốc” là những thủ đoạn cai trị thuần . Bình Ngô đại cáo dưới ánh sáng của loại hình học văn hoá trung đại Một trong những đặc điểm cơ bản có tính bao trùm, chi phối mọi phương diện của văn hoá phương Ðông thời cổ, trung đại. hai loại thực tại của văn hoá trung đại. Ðể minh hoạ rõ hơn cho nội dung của hai khái niệm này, chúng tôi sẽ phân tích một tác phẩm của Nguyễn Trãi trước khi đi vào tìm hiểu Bình Ngô đại cáo. . một trung tâm điểm tích luỹ năng lượng kỳ vĩ của vũ trụ là cảm hứng không chỉ của riêng Bình Ngô đại cáo. Theo cách diễn tả của Nguyễn Trãi trong Lam Sơn thực lục (viết sau Bình Ngô đại cáo) ,

Ngày đăng: 11/07/2014, 00:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan