Cấp giấy phép mở văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài tại Việt Nam pptx

6 315 0
Cấp giấy phép mở văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài tại Việt Nam pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Cấp giấy phép mở văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài tại Việt Nam Thông tin Lĩnh vực thống kê: Cấp phép thành lập và hoạt động ngân hàng Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ngân hàng nhà nước Việt Nam Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): không Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng Cơ quan phối hợp (nếu có): Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố nơi dự kiến đặt văn phòng đại diện; Bộ Công an (Cục An ninh kinh tế); Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố nơi dự kiến đặt văn phòng đại diện Cách thức thực hiện: Qua Bưu điện Trụ sở cơ quan hành chính Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 20 ngày làm việc sau khi nhận được hồ sơ, Vụ Các ngân hàng có văn bản xác nhận đủ hồ sơ hoặc thông báo về tình trạng hồ sơ và đề nghị bổ sung thông tin, hồ sơ (nếu chưa đủ, chưa hợp lệ). Trong thời hạn 10 ngày làm việc sau khi nhận được thông tin, hồ sơ bổ sung Vụ Các ngân hàng có văn bản xác nhận đủ hồ sơ hoặc thông báo tiếp về tình trạng hồ sơ theo nguyên tắc trên. (ii) Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ xin cấp Giấy phép, Ngân hàng Nhà nước cấp hoặc từ chối cấp Giấy phép. Trong trường hợp từ chối cấp Giấy phép, Ngân hàng Nhà nước có văn bản giải thích rõ lý do. Đối tượng thực hiện: Tổ chức TTHC yêu cầu trả phí, lệ phí: Tên phí Mức phí Văn bản qui định 1. Lệ phí cấp giấy phép đặt văn phòng đại diện hoặc gia hạn giấy phép văn phòng đại diện của các tổ chức ngân hàng, chứng khoán và bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam 1.000.000 Thông tư số 110/2002/TT-BTC Kết quả của việc thực hiện TTHC: Giấy phép Các bước Tên bước Mô tả bước 1. Bước 1 Khi có nhu cầu mở văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài tại Việt Nam, tổ chức tín dụng nước ngoài phải đáp ứng đủ điều kiện và gửi đến Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Vụ Các Ngân hàng và tổ chức tín dụng phi ngân hàng nay là Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) bộ hồ sơ. 2. Bước 2 Trong thời hạn 20 ngày làm việc sau khi nhận được hồ sơ, Vụ các Ngân hàng có văn bản xác nhận đủ hồ sơ hoặc thông báo về tình trạng hồ sơ và đề nghị bổ sung thông tin, hồ sơ (nếu chưa đủ, chưa hợp lệ). Trong thời hạn 10 ngày làm việc sau khi nhận được thông tin, hồ sơ bổ sung Vụ các Ngân hàng có văn bản xác nhận đủ hồ sơ hoặc thông báo tiếp về tình trạng hồ sơ theo nguyên tắc trên. 3. Bước 3 Sau khi nhận đủ hồ sơ xin cấp Giấy phép, Vụ Các Ngân hàng và tổ chức tín dụng phi ngân hàngcó văn bản gửi lấy ý kiến các cơ quan liên quan về đề nghị cấp Giấy phép. Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản của Ngân hàng Nhà nước, các cơ quan liên quan có ý kiến bằng văn bản gửi Ngân hàng Nhà nước (Vụ Các Ngân hàng và tổ chức tín dụng phi ngân hàng). 4. Bước 4 Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ xin cấp Giấy phép, Ngân hàng Nhà nước cấp hoặc từ chối cấp Giấy phép. Tên bước Mô tả bước Trong trường hợp từ chối cấp Giấy phép, Ngân hàng Nhà nước có văn bản giải thích rõ lý do. Hồ sơ Thành phần hồ sơ 1. Các văn bản hợp lệ phải có cơ quan thẩm quyền ký, xác nhận, bao gồm: Đơn xin mở Văn phòng đại diện tại Việt Nam do đại diện có thẩm quyền của tổ chức tín dụng nước ngoài ký. Đơn xin mở Văn phòng đại diện phải ghi rõ mục đích, phạm vi hoạt động của Văn phòng đại diện; 2. Bản sao Giấy phép hoạt động của tổ chức tín dụng nước ngoài do cơ quan có thẩm quyền của nước nguyên xứ cấp; 3. Văn bản của cơ quan có thẩm quyền của nước nguyên xứ cho phép tổ chức tín dụng mở Văn phòng đại diện tại Việt Nam; trường hợp quy định của nước nguyên xứ không yêu cầu phải có văn bản cho phép thì phải có bằng chứng chứng minh việc này; 4. Văn bản của cơ quan có thẩm quyền của nước nguyên xứ cung cấp thông tin, xác Thành phần hồ sơ nhận về tình hình tuân thủ pháp luật của tổ chức tín dụng nước ngoài; 5. Báo cáo tài chính thường niên đã được kiểm toán ba (03) năm gần nhất của tổ chức tín dụng nước ngoài; 6. Lý lịch của Trưởng Văn phòng đại diện tại Việt Nam (có xác nhận của tổ chức tín dụng nước ngoài); 7. Báo cáo tổng quát về lịch sử thành lập, quá trình phát triển và hoạt động của tổ chức tín dụng nước ngoài cho đến thời điểm báo cáo, và định hướng phát triển trong tương lai. Số bộ hồ sơ: 03 bộ (gồm Tiếng Việt và Tiếng Anh); trong đó: 01 bộ gốc, 02 bộ sao. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai Văn bản qui định 1. Đơn xin mở Văn phòng đại diện tại Việt Nam Thông tư số 03/2007/TT-NHNN Yêu cầu Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC: Nội dung Văn bản qui định 1. Tổ chức tín dụng nước ngoài là pháp nhân được phép hoạt động ngân hàng ở nước nguyên xứ; Thông tư số 03/2007/TT- NHNN 2. Tổ chức tín dụng nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền của nước nguyên xứ cho phép mở văn phòng đại diện tại Việt Nam; Thông tư số 03/2007/TT- NHNN 3. Tổ chức tín dụng nước ngoài có quan hệ hợp tác với các tổ chức kinh tế Việt Nam hoặc có nhu cầu tìm kiếm, thúc đẩy, phát triển quan hệ hợp tác với các tổ chức kinh tế Việt Nam Thông tư số 03/2007/TT- NHNN 4. Tổ chức tín dụng nước ngoài không vi phạm nghiêm trọng các quy định về hoạt động ngân hàng và các quy định pháp luật khác của nước nguyên xứ trong vòng ba (03) năm liên tiếp liền kề trước năm xin cấp giấy phép cho đến thời điểm Ngân hàng Nhà nước xem xét hồ sơ xin cấp giấy phép. Thông tư số 03/2007/TT- NHNN . của việc thực hiện TTHC: Giấy phép Các bước Tên bước Mô tả bước 1. Bước 1 Khi có nhu cầu mở văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài tại Việt Nam, tổ chức tín dụng nước. (03) năm gần nhất của tổ chức tín dụng nước ngoài; 6. Lý lịch của Trưởng Văn phòng đại diện tại Việt Nam (có xác nhận của tổ chức tín dụng nước ngoài) ; 7. Báo cáo tổng quát về lịch. Văn bản qui định 1. Lệ phí cấp giấy phép đặt văn phòng đại diện hoặc gia hạn giấy phép văn phòng đại diện của các tổ chức ngân hàng, chứng khoán và bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam

Ngày đăng: 10/07/2014, 19:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan