Sự tan vỡ của Liên bang Xô viết

2 652 0
Sự tan vỡ của Liên bang Xô viết

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

SỰ TAN VỠ CỦA LIÊN BANG XÔ VIẾT Cuộc cải tổ của Gópbachốp ngày càng lún sâu vào khó khăn bế tắc, đất nước Xô viết lâm vào khủng hoảng về mọi mặt: sự suy sụp về kinh tế, những rối ren về chính trị và nhiều tệ nạn xã hội; mâu thuẫn và xung đột giữa các dân tộc dẫn đến hiện tượng li khai của một số nước cộng hòa ra khỏi Liên bang Xô viết (ba nước vùng Ban Tích, Grudia, Mônđôva…); sự chia rẽ và hình thành nhiều phe phái trong nội bộ Đảng Cộng sản Liên Xô và sự xuất hiện một loạt đảng phái với nhiều xu hướng chính trị khác nhau trong xã hội; sự ngóc đầu dậy của các thế lực chống chủ nghĩa xã hội. Năm 1989 là năm xấu nhất về kinh tế cùng những diễn biến cực kì phức tạp về chính trị, xã hội của đất nước Xô viết. Tổng sản phẩm quốc dân giảm 4 – 5%, năng suất lao động xã hội bị giảm 25%, thâm hụt mậu dịch lên tới 5 tỉ đôla và nợ nước ngoài là 58 tỉ đôla. Đến năm 1990, tình hình kinh tế, xã hội Liên Xô tiếp tục xấu đi. Toàn bộ quá trình trì trệ khủng hoảng kéo dài trong nhiều năm của Xô viết đã lên đến đỉnh cao với cuộc đảo chính nổ ra ngày 19 – 8 – 1991 do một số người lãnh đạo Đảng và Nhà nước Xô viết tiến hành. Cuộc đảo chính thất bại nhanh chóng (21 – 8) và gây ra những hậu quả cực kì nghiêm trọng đối với đất nước Xô viết. Sau khi trở lại nắm quyền, Goócbachốp tuyên bố từ chức Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô và yêu cầu giải tán Ủy ban trung ương Đảng (24 – 8), Đảng Cộng sản Liên Xô bị đình chỉ hoạt động (29 – 8). Chính quyền Xô viết trong toàn Liên bang bị giải thể; nhiều nước cộng hòa tuyên bố độc lập, tách khỏi Liên bang và một làn sóng chống Đảng Cộng sản, chống chủ nghĩa xã hội dấy lên ồ ạt khắp cả nước. Sau cuộc đảo chính, Liên bang Xô viết – nhà nước liên minh của nhiều quốc gia dân tộc trước đây – đã đứng bên bờ vực của sự sụp đổ hoàn toàn. Chỉ trong vòng vài tuần lễ, tất cả các nước cộng hòa, trừ Nga và Cadắcxtan, đều tuyên bố độc lập. Ngày 6 – 9 – 1991, Quốc hội bãi bỏ Hiệp ước Liên bang năm 1992, trao quyền hành cho các cơ quan lâm thời. Ngày 25 – 11, các nhà lãnh đạo 7 nước cộng hòa từ chối không kí vào Hiệp ước Liên bang mới mà trước đây họ đã tham gia soạn thảo. Cuối cùng, ngày 8 – 12 – 1991, các Tổng thống ba nước Nga, Ucraina, Bêlarút ra tuyên bố chung: Liên bang Xô viết không còn tồn tại nữa và quyết định thành lập một hình thức liên minh mới gọi là Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG). Tám nước – Udơbêkixtan, Cadắcxtan, Adécbaigian, Ácmênia, Mônđôva, Tátgixtan, Cưrơgưxtan, Tuốcmênixtan tuyên bố tham gia SNG. Ngày 21 – 12 – 1991, tại thủ đô Anma Ata (Cadắcxtan), 11 nước cộng hòa kí kết Hiệp định về giải tán Liên bang Xô viết và chính thức thành lập Cộng đồng các quốc gia độc lập. Trong buổi tối giá lạnh 25 – 12 – 1991, sau lời tuyên bố từ chức Tổng thống Liên Xô của M.Goócbachốp, lá cờ đỏ búa liềm trên nóc tròn điện Cremli đã hạ xuống, đánh dấu sự sụp đổ chế độ xã hội chủ nghĩa và sự tan vỡ của Liên bang cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết sau 74 năm tồn tại. (Theo: Nguyễn Anh Thái (Chủ biên) (2000), Lịch sử thế giới hiện đại, NXB Giáo dục, tr 456 – 457.) . SỰ TAN VỠ CỦA LIÊN BANG XÔ VIẾT Cuộc cải tổ của Gópbachốp ngày càng lún sâu vào khó khăn bế tắc, đất nước Xô viết lâm vào khủng hoảng về mọi mặt: sự suy sụp về kinh tế,. thống Liên Xô của M.Goócbachốp, lá cờ đỏ búa liềm trên nóc tròn điện Cremli đã hạ xuống, đánh dấu sự sụp đổ chế độ xã hội chủ nghĩa và sự tan vỡ của Liên bang cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết. li khai của một số nước cộng hòa ra khỏi Liên bang Xô viết (ba nước vùng Ban Tích, Grudia, Mônđôva…); sự chia rẽ và hình thành nhiều phe phái trong nội bộ Đảng Cộng sản Liên Xô và sự xuất hiện

Ngày đăng: 10/07/2014, 03:00

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan