Đi không nổi vì giảm cân pps

5 194 0
Đi không nổi vì giảm cân pps

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Đi không nổi vì giảm cân Bà B.T. ở Phan Rang, 53 tuổi, đến khám với tình trạng đi đứng chậm chạp, chân run, đang đi có thể sụm bất chợt hoặc không thể nhấc chân lên đi tiếp. Khi ngồi ghế muốn đứng dậy cũng phải vịn chứ không dễ dàng như trước. Kiểm tra hai chân thấy bắp đùi mềm nhão, thõng xuống lùng nhùng, thẳng chân gồng cơ cũng không cảm nhận được các thớ cơ đùi, sức cơ giảm rõ rệt. Ngoài ra còn kèm đau gân cơ khớp háng và co rút dải chậu chày. Cách đây vài tháng bà rất khỏe, hai đùi căng tròn, khá nặng cân. Bác sĩ hỏi mới biết bà đã áp dụng “thành công” chương trình giảm cân từ 81kg còn 75 kg chỉ trong vòng tám tuần. Theo lời bạn bè bày vẽ, chế độ ăn của bà T. rất kiêng khem. Sáng ăn đơn giản ít xôi, bắp, trưa và chiều mỗi buổi chỉ một chén cơm, chủ yếu là rau củ, tuyệt đối không ăn vặt. Ước lượng dinh dưỡng nạp không quá 600-700cal/ngày. Ngoài ra bà T. cũng ráng tập đi bộ cho đến gần đây yếu quá mới ngưng. Nhịn ăn, teo cơ Cách thức trên tưởng rất hay, thế nhưng kết quả sẽ không như mong đợi. Người trưởng thành nạp dưới 1.000cal/ngày liên tục dễ bị các rối loạn sinh học. Khi nhịn ăn quá mức, cơ thể phải “tự ăn thịt” chính mình để lấy năng lượng tồn tại! Do đó mất mỡ cũng đồng thời mất cơ, đặc biệt cơ bị mất trước vì glycogen trong cơ tiêu thụ nhanh hơn. Với đà này thân hình “teo” đi rất mau chóng nhưng là teo cơ chứ không phải teo mỡ. Cơ đùi teo làm “lỏng” xương bánh chè (giống như xe đạp giãn sên), mất sức kéo nên khi đứng dậy rất khó, leo cầu thang cũng khó. Khối lượng cơ mất nhiều quá sẽ không tiêu dùng năng lượng hiệu quả nên mỡ lại tiếp tục được “cất vào kho”. Nhịn ăn thái quá làm thiếu nhiều chất cần thiết cho quá trình vận động co cơ. Đồng thời cơ bắp không có nguồn dự trữ để tái tạo và khó hồi phục khi bị tổn thương. Nguồn năng lượng nhanh như đường trong máu mau chóng cạn kiệt, vận động sinh hoạt và thể thao sẽ dễ hạ đường huyết, tay chân run, vã mồ hôi. Nặng hơn nữa là rối loạn biến dưỡng cơ, đưa cơ thể vào vùng suy dinh dưỡng. Lưu ý trong khoảng ba tháng mà tăng - giảm 10% trọng lượng cơ thể là một biến động rất lớn. Nhịn ăn lâu dài có thể dẫn tới rối loạn ăn uống, mất cảm giác thèm ăn, thiếu men chuyển hóa nên ăn vào không tiêu nữa. Lúc đó không còn biết đói, các tín hiệu điều hòa đường huyết, trạng thái thức tỉnh bị xáo trộn, rối loạn chu kỳ sinh học. Với người càng nặng cân, ăn càng ít ảnh hưởng càng nghiêm trọng. Kiêng phần ăn “thừa” Chế độ ăn kiêng để giảm cân đồng nghĩa với nhịn phần ăn “thừa”. Tức là phải nhờ các chuyên gia dinh dưỡng tính giúp năng lượng nạp vào thực đơn mỗi ngày so với thể trọng có thật sự bị thừa hay không. Nhịn ăn không áp dụng cho trường hợp dư cân do chuyển hóa năng lượng cơ bản thấp (giảm theo tuổi tác), vận động kém dù ăn ít. Nếu thừa mới cần cắt giảm, nhưng chế độ ăn vẫn phải đủ năng lượng cần thiết, đủ các nhóm đạm, đường, béo, khoáng, còn phần thừa thay thế bằng các loại rau củ ít năng lượng. Như vậy hoàn toàn không thể có công thức cứng nhắc như kiểu “mỗi ngày ba chén, năm củ, mười ly” vì tùy người, tùy trọng lượng cơ thể mà chế độ ăn cũng thay đổi. Trường hợp bà T. ăn uống quá “tượng trưng” chẳng khác nào bỏ đói cơ thể đến mức suy sụp. Vì nhầm kiêng phần ăn “thừa” thành ra kiêng ăn tuyệt đối nên bị “teo toàn diện”, mất đẹp. . Đi không nổi vì giảm cân Bà B.T. ở Phan Rang, 53 tuổi, đến khám với tình trạng đi đứng chậm chạp, chân run, đang đi có thể sụm bất chợt hoặc không thể nhấc chân lên đi tiếp thừa hay không. Nhịn ăn không áp dụng cho trường hợp dư cân do chuyển hóa năng lượng cơ bản thấp (giảm theo tuổi tác), vận động kém dù ăn ít. Nếu thừa mới cần cắt giảm, nhưng chế độ ăn vẫn. Cách đây vài tháng bà rất khỏe, hai đùi căng tròn, khá nặng cân. Bác sĩ hỏi mới biết bà đã áp dụng “thành công” chương trình giảm cân từ 81kg còn 75 kg chỉ trong vòng tám tuần. Theo lời bạn

Ngày đăng: 10/07/2014, 00:21

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan