Người đánh cắp hạnh phúc pot

5 296 0
Người đánh cắp hạnh phúc pot

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Người đánh cắp hạnh phúc Ảnh: Images Chẳng có ông bố bà mẹ nào lại không muốn con cái mình hạnh phúc. Nhưng đôi khi, chính mong muốn đó lại là khởi đầu nỗi buồn bất tận của con, của cháu. Nếu không sớm thức tỉnh, sẽ còn nhiều bậc cha mẹ trở thành người đánh cắp hạnh phúc của con, của mình, của cả gia đình. Mỗi lần nhà vợ có công to việc lớn Tùng đều tận tình giúp đỡ, nhưng Loan biết rất rõ anh chỉ làm với lương tâm và trách nhiệm của một chàng rể, chứ thực chất giữa anh và gia đình Loan vẫn tồn tại một khoảng cách rất lớn về tình cảm. Khi Tùng đến với Loan, bố mẹ cô kịch liệt phản đối. Họ chê gia cảnh anh nghèo, không môn đăng hộ đối với sự giàu có, bề thế của nhà họ. Nghi ngờ Tùng lợi dụng Loan, bố cô nhiều lần lớn tiếng xúc phạm anh là kẻ “đào mỏ”, “bám váy đàn bà”. Mẹ Loan tìm về tận quê thốt lên những lời cay nghiệt chê trách bố mẹ Tùng không biết dạy con “để nó trèo cao rồi có ngày ngã đau” và quả quyết là đã lựa chọn cho Loan “một đám hơn Tùng về mọi mặt”. Vượt lên trên mọi rào cản, Loan và Tùng quyết tâm nên duyên chồng vợ. Bản tính gia trưởng, độc đoán, bố mẹ Loan vẫn lạnh lùng, thờ ơ, coi chàng rể như kẻ xa lạ. Đến thăm Loan ở nhà trọ, ông bà vẫn bóng gió mắng con gái mù quáng, dại dột, bao nhiêu đám nhà cao cửa rộng, quyền cao chức trọng đến hỏi thì từ chối lại phó thác cuộc đời cho một kẻ khố rách áo ôm, chỉ là một công chức quèn. Ông bà dằn vặt Tùng là kẻ vô dụng, bất tài không lo nổi cho vợ cuộc sống sung túc, nhàn hạ. Ngay cả khi đứa cháu ngoại bụ bẫm, kháu khỉnh chào đời, bố mẹ Loan vẫn chưa chịu “buông tha” cho Tùng. Không ít lần, ông bà cảnh báo con gái sống cùng Tùng sẽ cơ cực suốt đời rồi khuyên cô bỏ chồng để “làm lại từ đầu”… Dù chưa một lần Tùng “phản ứng” trước thái độ của bố mẹ vợ, song Loan biết những vết thương trong lòng anh ngày một sâu thêm. Bên cạnh việc đảm đang thiên chức của người vợ, người mẹ trong tổ ấm với mong muốn bù đắp cho chồng những thiệt thòi, Loan còn khuyên chồng kiên nhẫn chờ đợi. Cô nhẹ nhàng thuyết phục bố mẹ nhìn thấu những ưu điểm của Tùng như: Hiền lành, chịu khó, hết lòng yêu thương, có trách nhiệm với vợ con. Dần dần bố mẹ Loan cũng hiểu ra, họ đã đón nhận Tùng với tư cách chàng rể trong nhà. Tuy nhiên, sự nhạy cảm của người vợ giúp Loan nhận thấy rõ những tổn thương trong Tùng đâu dễ gì nguôi ngoai. Sự hòa hợp giữa anh và gia đình vợ chỉ là hình thức bề ngoài. Loan chẳng thể trách cứ hay đòi hỏi nhiều hơn ở chồng. Cô chỉ tiếc là giá như bố mẹ cô đừng quá coi trọng vật chất, đừng quá ác cảm với Tùng thì hạnh phúc đôi lứa của cô sẽ trọn vẹn hơn… Kể từ ngày Đức đón mẹ về ở cùng, không khí trong gia đình trở nên nặng nề, ngột ngạt vô cùng. Dù mẹ chồng – nàng dâu không lời qua tiếng lại, vợ chồng cũng chẳng có khúc mắc, mâu thuẫn gì nhưng dường như cái kí ức đau buồn thuở trước vẫn ám ảnh, tạo nên khoảng cách vô hình, chẳng dễ vượt qua. Ngay từ những ngày đầu Vân về làm dâu, mẹ Đức đã chẳng ưa gì cô. Là người nông dân đầu óc còn bị ảnh hưởng nặng nề bởi tư tưởng phong kiến lạc hậu, bà tỏ ra khó chịu khi thấy Vân ngày ngày mặc đẹp đi làm từ sáng đến tối mới về. Theo quan niệm của bà, phụ nữ chỉ cần chu đáo việc bếp núc, còn công tác xã hội là của đàn ông. Vân đi làm về đến nhà là bà mặt nặng, mày nhẹ thốt nên những lời khó nghe. Nhiều lần bà quăng quật đồ đạc, đuổi cô ra khỏi nhà. Chưa dừng lại ở đó, bà còn làm đơn tố cáo Vân với cơ quan khiến cô mất thể diện, rồi yêu cầu Đức phải bỏ Vân nếu không bà sẽ “từ con”. Tìm mọi cách thuyết phục cũng chẳng dung hòa được mối quan hệ giữa mẹ và vợ, Đức đành cùng vợ chuyển công tác đến một tỉnh khác. Gần 20 năm qua, lần nào vợ chồng Vân về thăm, mẹ Đức cũng quyết liệt từ chối, không thèm nhận con. Ngay cả hai đứa cháu nội, bà cũng chẳng ngó ngàng gì đến. Giờ đây, khi tuổi cao, sức yếu, qua sự tác động của nhiều người, bà mới chủ động đón nhận con cháu. Đức đinh ninh đón mẹ lên ở cùng sẽ hàn gắn được những rạn nứt tình cảm trước đây, song càng ngày anh càng thấm thía rằng: “bát nước đã đổ đi thì không bao giờ múc đầy lại được”. Vì chồng, Vân gắng gượng làm tròn bổn phận của nàng dâu cho yên cửa ấm nhà, chứ vết thương lòng trong cô đâu dễ gì nguôi lắng… . Người đánh cắp hạnh phúc Ảnh: Images Chẳng có ông bố bà mẹ nào lại không muốn con cái mình hạnh phúc. Nhưng đôi khi, chính mong muốn. bất tận của con, của cháu. Nếu không sớm thức tỉnh, sẽ còn nhiều bậc cha mẹ trở thành người đánh cắp hạnh phúc của con, của mình, của cả gia đình. Mỗi lần nhà vợ có công to việc lớn Tùng đều. những vết thương trong lòng anh ngày một sâu thêm. Bên cạnh việc đảm đang thiên chức của người vợ, người mẹ trong tổ ấm với mong muốn bù đắp cho chồng những thiệt thòi, Loan còn khuyên chồng

Ngày đăng: 09/07/2014, 18:20

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan