Có thuốc giải độc vắcxin không? doc

6 301 0
Có thuốc giải độc vắcxin không? doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Có thuốc giải độc vắcxin không? Thông tin phát hiện virút cúm heo trong vắcxin Rotarix ngừa tiêu chảy mới đây đã làm nhiều người thấy lo lắng. Đặc biệt, đối với các bậc phụ huynh có con em từng sử dụng các loại vắcxin, trong đó có Rotarix, không sao quẳng gánh lo âu với bao câu hỏi lởn vởn thường trực trong đầu: sử dụng vắcxin kém chất lượng hoặc dùng nhầm, dùng quá liều sẽ bị tai biến như thế nào? Hoặc đã lỡ dùng vắcxin có vấn đề rồi thì có cách nào giải độc không? Để có thể trả lời những thắc mắc trên, trước hết ta cần biết vắcxin là gì và vai trò của nó đối với sức khoẻ con người ra sao. Cuộc chiến diệt kẻ lạ trong cơ thể Bình thường, hệ miễn dịch là hệ thống tự vệ của cơ thể giúp ta nhận diện bất cứ kẻ lạ có hại nào xâm phạm cơ thể là bạn hay thù. Nếu là thù sẽ bị hệ miễn dịch tìm cách loại trừ. Nhờ vậy, mặc dù lúc nào cơ thể ta cũng bị các kẻ lạ như vi khuẩn, ký sinh trùng, virút (siêu vi), thậm chí là chất độc xâm nhập nhưng nhờ hệ miễn dịch tiêu diệt hoặc hoá giải mà ta được bình an vô sự. Chỉ cần hệ miễn dịch nhận diện được kẻ lạ là kẻ thù thì việc tiêu diệt sẽ xảy ra. Cuộc chiến ấy được gọi là cuộc chiến kháng nguyên – kháng thể. Kháng nguyên (antigen) là từ chỉ chung các kẻ lạ (vi khuẩn, virút, ký sinh trùng…), còn kháng thể (antibody) để chỉ các chất do hệ miễn dịch tiết ra để tiêu diệt, hoá giải kháng nguyên. Dùng vắcxin chính là một chế phẩm kích thích hệ miễn dịch của con người chống sự xâm hại của mầm bệnh. Vắcxin thông thường là những chế phẩm sinh học có chứa kháng nguyên (là mầm bệnh như vi khuẩn, virút chết hoặc làm cho yếu đi) được đưa vào cơ thể nhằm kích thích hệ miễn dịch tạo ra kháng nguyên đặc hiệu để khi bị nhiễm mầm bệnh thật, cơ thể có đủ kháng thể tiêu diệt mầm bệnh. Gọi là vắcxin thông thường vì đây là loại dùng để phòng bệnh (có loại dùng để trị bệnh như vắcxin trị ung thư phổi đang được nghiên cứu). Rotarix là vắcxin ngừa bệnh tiêu chảy nhờ chứa mầm bệnh là rotavirus đã làm cho bất hoạt (tức làm cho yếu đi không thể gây bệnh), khi được uống sẽ giúp cơ thể nhận diện và tiêu diệt khi bị nhiễm rotavirus thật. Như vậy, dùng vắcxin chính là một cách thực hiện phòng ngừa bệnh rất hữu hiệu. Chính nhờ sự phát minh vắcxin ngừa bệnh dại mà con người thoát khỏi lưỡi hái của thần chết khi bị chó dại cắn (cho tới nay chưa có phương cách nào khác ngoài tiêm vắcxin phòng dại làm cho người bị chó dại cắn mà không bị tử vong). Vắcxin nhiễm bẩn rất nguy hiểm Vắcxin cũng là một loại dược phẩm, vì vậy việc bào chế sản xuất vắcxin đòi hỏi các tiêu chuẩn GMP (thực hành sản xuất thuốc tốt) rất nghiêm ngặt. Tất cả các công đoạn của quá trình sản xuất một vắcxin được kiểm tra hết sức gắt gao sao cho chế phẩm đó ra đời phải tinh khiết, không được chứa chất lạ có nguồn gốc hoá học hay sinh học. Trở lại vắcxin Rotarix, như truyền thông đã đưa tin, cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) đã thông báo phát hiện mảnh virút AND có xuất xứ từ heo (PCV-1) hiện diện trong vắcxin này. FDA nhấn mạnh chưa có bằng chứng nào cho thấy PCV-1 gây ra những vấn đề về an toàn cho sức khoẻ của người và động vật. Tuy nhiên để đề phòng, cơ quan này yêu cầu các nhà chuyên môn và người tiêu dùng ngừng sử dụng loại vắcxin vừa kể. Một khi bị phát hiện có dấu vết của chất lạ PCV-1, có nghĩa là quá trình sản xuất chế phẩm này đã có vấn đề trong thực hiện các tiêu chuẩn GMP. Trong thực tế đã xảy ra một số trường hợp vắcxin do quá trình sản xuất có vấn đề mà gây tai biến trầm trọng cho người. Thí dụ, vắcxin ngừa bệnh dại trước đây có sử dụng nguồn virút gây bệnh dại lấy từ não súc vật trưởng thành bị bệnh dại, quá trình sản xuất không loại trừ được chất lạ gây liệt não ra khỏi chế phẩm. Thế là đã có nhiều trường hợp người tiêm ngừa phòng dại với loại vắcxin sơ khai đó bị tử vong. Tất nhiên loại vắcxin sát thủ này đã bị cấm sản xuất ngay sau đó. Hiện loại vắcxin khác ngừa bệnh dại được sản xuất hoàn toàn theo quy trình mới để có độ an toàn cao nhất, như dùng môi trường nuôi cấy phôi gà. Như vậy, một điều chắc chắn là khi vắcxin được sản xuất theo quy trình bị nhiễm bẩn thì sẽ có nguy cơ rất lớn gây tổn hại cho sức khoẻ của người sử dụng. Nói gọn hơn, vắcxin đó có nguy cơ gây tai biến. Ở đây, cũng cần ghi nhận là không chỉ vắcxin bị nhiễm bẩn mới gây tai biến mà chính vắcxin được sản xuất trong điều kiện hoàn hảo cũng có thể gây tai biến. Chớ quá hoảng hốt Cũng giống như tất cả các loại dược phẩm khác, vắcxin có thể gây tai biến do dùng không đúng cách, không đúng liều (thường là do quá liều); thậm chí dùng đúng cách, đúng liều vẫn có thể bị tai biến do tác dụng phụ. Tai biến thuộc loại nhẹ có thể là đau nhức, sốt, ngứa, nổi mẩn ngoài da, buồn nôn, nôn, đau bụng. Tai biến thuộc loại nặng là sốc phản vệ, viêm não, bại não… Đối với vắcxin Rotarix chứa dị vật sinh học, cho đến nay FDA cho biết: “Không hề có dấu hiệu hoặc phản ứng não nào đã xảy ra và được báo cáo, mặc dù đã có nhiều trường hợp sử dụng Rotarix có vấn đề này”. Như vậy, các bậc phụ huynh không nên quá lo lắng. Việc cần làm là chăm sóc kỹ và theo dõi kỹ các trẻ đã được chủng ngừa, kể cả được cho uống Rotarix. Khi thấy những dấu hiệu hoặc phản ứng bất thường xảy ra ở trẻ, nên đưa trẻ đến bác sĩ hoặc một cơ sở y tế. Bác sĩ sẽ thăm khám, chẩn đoán và cho hướng xử trí đúng đắn. Nếu trẻ bị tai biến do tác dụng phụ của vắcxin, bác sĩ sẽ cho hướng xử trí các rối loạn gây ra bởi tác dụng phụ đó. Còn nếu do sử dụng quá liều hoặc vắcxin có vấn đề về chất lượng, “Chủng ngừa bằng vắcxin là cách phòng bệnh hữu hiệu. Vì vậy, các bậc phụ huynh không nên quá lo lắng về những vấn đề nảy sinh từ vắcxin mà không cho trẻ tiêm chủng hay uống vắcxin theo yêu cầu” bác sĩ sẽ cho hướng xử trí gọi là điều trị ngộ độc thuốc. Thông thường đối với vắcxin không có thuốc giải độc đặc hiệu mà chỉ điều trị triệu chứng như nâng huyết áp, hỗ trợ hô hấp trong trường hợp sốc phản vệ. Cần phải nhấn mạnh rằng, chủng ngừa bằng vắcxin là cách phòng bệnh hữu hiệu. Vì vậy, các bậc phụ huynh không nên quá lo lắng về những vấn đề nảy sinh từ vắcxin mà không cho trẻ tiêm chủng hay uống vắcxin theo yêu cầu. Các nhà khoa học đã tính kỹ, nguy cơ gây tai biến vắcxin ở trẻ là nhỏ hơn rất nhiều so với lợi ích mà vắcxin mang lại. PGS.TS.DS Nguyễn Hữu Đức . sinh từ vắcxin mà không cho trẻ tiêm chủng hay uống vắcxin theo yêu cầu” bác sĩ sẽ cho hướng xử trí gọi là điều trị ngộ độc thuốc. Thông thường đối với vắcxin không có thuốc giải độc đặc hiệu. tai biến như thế nào? Hoặc đã lỡ dùng vắcxin có vấn đề rồi thì có cách nào giải độc không? Để có thể trả lời những thắc mắc trên, trước hết ta cần biết vắcxin là gì và vai trò của nó đối. Có thuốc giải độc vắcxin không? Thông tin phát hiện virút cúm heo trong vắcxin Rotarix ngừa tiêu chảy mới đây đã làm nhiều người thấy lo lắng. Đặc biệt, đối với các bậc phụ huynh có

Ngày đăng: 09/07/2014, 15:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan