CHÂM CỨU VÀ BÁT PHÁP BỔ PHÁP ppsx

6 486 8
CHÂM CỨU VÀ BÁT PHÁP BỔ PHÁP ppsx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

CHÂM CỨU VÀ BÁT PHÁP BỔ PHÁP a-Đại Cương Bổ pháp thường dùng trong trường hợp hư nhược của Khí, Huyết, Tân dịch, Tạng, Phủ, Âm, Dương. Bổ pháp bao gồm các phương pháp: Nâng cao (thăng đề) dương khí, phục hồi (hồi nạp) dương khí, kích thích dương khí, điều động nguyên khí, hộ dưỡng âm khí, hóa sinh âm huyết, hành khí hoạt huyết, điều hòa ngũ tạng, tẩy rửa lục phủ, làm mạnh gân xương, bổ não tủy b-Chọn Huyệt Theo Bổ Pháp Thường chọn huyệt có tác dụng bổ như: + Bá Hội, Đàn Trung, Khí Hải, Túc Tam Lý để bổ khí, thăng khí. + Tam Âm Giao, Huyết Hải để bổ dưỡng âm huyết. Nếu cơ thể người bệnh quá suy nhược, không đáp ứng với châm thì nên chuyển sang dùng phương pháp cứu cho thích hợp hơn. c-Cách Châm Thiên ‘Ly Hợp Chân Tà Luận’ ghi: “Hoàng Đế hỏi: “Chứng bất túc thì dùng phép bổ như thế nào? Kỳ Bá đáp: Phép bổ trong châm thích trước tiên là tìm ra huyệt vị, để cho kinh khí phân bố. Sau đó lại đè nhẹ lên da, búng vào huyệt vị để cho bệnh nhân tập trung chú ý vào đó, rồi bấm đúng huyệt vị mà châm ngay kim vào, đợi đến lúc khí mạch lưu thông thì rút kim ra. Lúc đó tay phải rút kim, tay trái đè ngay vào lỗ kim để cho chân khí không tiết ra. Phương pháp châm kim là khi bệnh nhân thở ra gần hết thì châm kim vào, yên tĩnh đợi khí đến, lưu kim 1 lúc, không để ý đến thời gian lâu hoặc mau. Khi đắc khí rồi, phải khéo léo giữ gìn, đợi đến lúc thở hơi vào thì rút kim ra. Như vậy thì khí không tiết ra ngoài. Sau khi rút kim rồi, bịt kín huyệt lại để cho khí lưu lợi ở trong, vinh vệ không tiết ra ngoài thì gọi là Bổ” (TVấn 27, 13-14). Trong Bổ pháp thường dựa trên 2 nguyên tắc : + Nguyên Tắc 1: Hư Tắc Bổ. Hư phần nào, hư ở đâu, bổ ngay vào chỗ đó. Theo nguyên tắc này, có thể chọn : - Huyệt Nguyên vì huyệt Nguyên là nơi kinh khí tập trung mạnh nhất của mỗi đường kinh. - Huyệt liên hệ với tạng bệnh, trên cùng đường kinh. Thí dụ: Tạng Phế suy, Phế chủ Kim, Châm bổ huyệt Kinh Cừ (Kinh Cừ là Kinh Kim Huyệt của kinh Phế). + Nguyên Tắc 2: Hư Bổ Mẫu (Nguyên tắc tương sinh). Theo nguyên tắc này, khi 1 tạng phủ hoặc 1 hành nào đó của đường kinh bị suy yếu quá, nơi đó đang bị suy yếu, không thể lấy khí ở đó để bù đắp vào chỗ suy yếu. Do đó, phải lấy khí từ cơ quan Tạng Phủ hoặc hành sinh ra (Mẫu) chỗ đang bị bệnh (Tử). Thí dụ: Bệnh lao phổi, Phế bị suy yếu. + Bổ cho Tỳ vì Tỳ Thổ sinh Phế Kim. + Trên cùng đường kinh: Phế thuộc Kim, bổ huyệt Thổ vì Thổ (Mẫu) sinh Kim (Tử). Chọn huyệt Thái Uyên (vì Thái Uyên là Thổ huyệt của kinh Phế) HÃN PHÁP a. Đại cương Hãn pháp được lập ra để chống lại với ngoại tà xâm nhập vào cơ thể. Khi tà khí còn ở bì mao, tấu lý và kinh lạc sẽ làm cho kinh lạc không thông, Phế khí bị trở ngại. Thiên ‘Âm Dương Ứng Tượng Đại Luận’ ghi: “Tà khí còn ở bên ngoài, nên phát hãn để tiết nó đi” (TVấn 5, 122), như vậy, hãn pháp là 1 phương pháp làm cho tà khí phát tiết ra ngoài. b- Chọn Huyệt Theo Hãn Pháp Có thể chọn theo 3 nguyên tắc sau: 1) Thường Chọn Huyệt Trên Kinh Dương: vì hãn pháp thường liên hệ với ngoại tà ở biểu.Kinh dương chủ phần biểu, vì vậy, huyệt trên kinh dương thường có tác dụng thông dương, hành khí, dễ giải tà khí ra khỏi biểu. Ngoài ra, nên chọn huyệt trên mạch Đốc để làm cho dương khí mạnh lên, tăng cường sức giải biểu. 2) Theo Đặc Điểm Của Tà Khí: vì phong tà thường ở phần trên , do đó thường chọn huyệt ở vùng đầu để phát huy tác dụng khu phong, tán hàn của huyệt vùng đầu cổ. Thí dụ: Chứng Thái dương phong hàn, chọn huyệt Thiên Trụ. Thiếu dương phong hàn chọn huyệt Phong Trì. Trên Đốc mạch thì chọn các huyệt như Phong Phủ, Đại Chùy, Đào Đạo. 3) Dựa Theo Biện Chứng: Phế chủ biểu, vì vậy thường chọn huyệt trên kinh Phế. Thí dụ: Chứng Phát sốt, lấy chứng trạng kinh lạc làm chủ, chứng trạng của Phế làm phụ, có thể chọn dùng huyệt Ngư Tế. Nếu lấy chứng trạng Phế làm chủ, có thể chọn Liệt Khuyết. c-Phối Huyệt 1* Phối huyệt giữa các huyệt của 3 Kinh Dương với Đốc Mạch, Thí dụ: Phối Phong Trì + Phong Phủ. Phương pháp này thường dùng khi ngoại tà xâm phạm kinh lạc. 2* Phối huyệt kinh Phế với huyệt kinh Thủ thiếu âm. Thí dụ: dùng Ngư Tế (P.10) + Thông Lý (Tm.5). Phương pháp này thường dùng khi ngoại tà xâm nhập Phế. Vận dụng quan hệ mật thiết giữa Tâm-Phế đều ở thượng tiêu, kích thích thượng tiêu để đạt đến mục đích giải biểu, trừ tà. 3* Phối huyệt trên - dưới của kinh Dương minh: dùng Khúc Trì (Đtr.11), Hợp Cốc (Đtr.4) [Dương minh trên] + Túc Tam Lý (Vi.36) [Dương minh dưới]. Phương pháp này thường dùng khi tà nhập lý, để phát huy đầy đủ tác dụng tả tà mạnh của kinh Dương minh.] Phương pháp phát hãn, sử dụng đúng mức còn có khả năng ‘Tuyên Phế bình suyễn’, ‘Phát hãn, lợi thủy’, ‘Thông kinh hoạt lạc’, vì vậy, hãn pháp không phải chỉ là 1 phương pháp điều trị mang tác dụng ra mồ hôi. . CHÂM CỨU VÀ BÁT PHÁP BỔ PHÁP a-Đại Cương Bổ pháp thường dùng trong trường hợp hư nhược của Khí, Huyết, Tân dịch, Tạng, Phủ, Âm, Dương. Bổ pháp bao gồm các phương pháp: Nâng cao. gân xương, bổ não tủy b-Chọn Huyệt Theo Bổ Pháp Thường chọn huyệt có tác dụng bổ như: + Bá Hội, Đàn Trung, Khí Hải, Túc Tam Lý để bổ khí, thăng khí. + Tam Âm Giao, Huyết Hải để bổ dưỡng âm. không tiết ra ngoài thì gọi là Bổ (TVấn 27, 13-14). Trong Bổ pháp thường dựa trên 2 nguyên tắc : + Nguyên Tắc 1: Hư Tắc Bổ. Hư phần nào, hư ở đâu, bổ ngay vào chỗ đó. Theo nguyên tắc này,

Ngày đăng: 09/07/2014, 13:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan