Dạy lồng ghép kĩ năng sống thông qua môn Đạo đức ở Tiểu học

26 5.1K 85
Dạy lồng ghép kĩ năng sống thông qua môn Đạo đức ở Tiểu học

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

NHỮNG NGƯỜI THỰC HIỆN 1. Ý tưởng đề tài: Nguyễn Thị Minh Trâm 2. Xây dựng kế hoạch, biện pháp thực hiện dạy lồng ghép kĩ năng sống: Nguyễn Thị Minh Trâm 3. Khảo sát học sinh, thu thập số liệu, thực hiện dạy lồng ghép kĩ năng sống thông qua môn Đạo đức ở lớp 2, lớp 4 và trực tiếp theo dõi học sinh thực hiện: Trần Lê Thu Thuỷ Nguyễn Thị Thuý Diễm 1 ĐỀ TÀI: DẠY LỒNG GHÉP KĨ NĂNG SỐNG CHO HS TIỂU HỌC THÔNG QUA MÔN ĐẠO ĐỨC I. Đặt vấn đề: Năm nào nước ta cũng có rất nhiều giải vàng, giải bạc quốc tế - điều mà nhiều nước trong khu vực phải ghen tị. Nhưng mỗi khi nói về năng lực của lao động VN thì chắc chắn chúng ta dừng ở một vị trí đáng buồn. Tại sao lại thế? Rõ ràng là có một khoảng hẫng hụt lớn giữa cái được dạy và nhu cầu xã hội, thực tế sản xuất kinh doanh. Trong hội nghị với bộ Đại học, UNESCO đề xướng mục đích học tập: “Học để biết, học để làm, học để cùng chung sống, học để tự khẳng định mình”. Trường học chúng ta hiện đang nặng về học để biết, nghĩa là chỉ đạt được một trong bốn mục tiêu của UNESCO. Ngân hàng Thế giới gọi thế kỷ 21 là kỷ nguyên của kinh tế dựa vào kỹ năng - Skills Based Economy. Năng lực của con người được đánh giá trên cả 3 khía cạnh: kiến thức, kỹ năng và thái độ. Các nhà khoa học thế giới cho rằng: để thành đạt trong cuộc sống thì kỹ năng mềm (trí tuệ cảmxúc) chiếm 85%, kỹ năng cứng (trí tuệ logic) chỉ chiếm 15% (http://www.softskillsinstitution. com/faq.htm). Chúng ta bước vào thế kỷ 21 đã 10 năm, thế mà chương trình đào tạo và việc đánh giá năng lực của học sinh, sinh viên vẫn dựa chủ yếu vào kiến thức. Peter M.Senge nói “Vũ khí cạnh tranh mạnh nhất là học nhanh hơn đối thủ”. Rõ ràng muốn tăng cường năng lực cạnh tranh chúng ta không những phải học nhanh mà phải học đúng. Với tình hình thực tế như thế, ngày 20-5-2009, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức hội thảo bàn về vấn đề giáo dục kĩ năng sống cho học sinh phổ thông hiện nay. II. Giải quyết vấn đề: 1. Cơ sở lý luận: Theo UNECEFF, kĩ năng sống là tổ hợp các năng lực tâm lí – xã hội và các kĩ năng cá nhân “giúp con người trong việc ra quyết định, giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo, giao tiếp hiệu quả, xây dựng những mối quan hệ lành mạnh, thấu cảm với người khác, kiểm soát và quản lí cuộc đời mình theo cách lành mạnh và sinh lợi.” Cụ thể với học sinh không được dạy kĩ năng sống sẽ không chuyển được những kiến thức từ lý thuyết mà mình đã học thành hành động thực tế dẫn đến việc các em thường lúng túng khi gặp phải những tình huống khó khăn trong cuộc sống hàng ngày. Trẻ được dạy kĩ năng sống sẽ biết điểm dừng 2 trong quan hệ bạn bè, chuẩn mực cư xử với thầy cô; thiết lập mối quan hệ, tổ chức lời nói, nhận biết những biểu hiện phi ngôn ngữ của những người xung quanh để giải mã tín hiệu giao tiếp Từ kĩ năng sống có thể thể hiện thành những hành động cá nhân và những hành động đó sẽ tác động đến hành động của những người khác, cũng như dẫn đến những hành động làm thay đổi môi trường xung quanh, giúp nó trở nên lành mạnh. Như vậy, kĩ năng sống hướng vào việc giúp con người có nhận thức đúng đắn, thay đổi thái độ tiêu cực và nâng cao giá trị bản thân. Từ đó dẫn đến hành động theo hướng tích cực, mang tính xây dựng. Giáo dục kĩ năng sống cho trẻ là việc rất quan trọng, ảnh hưởng đến quá trình hình thành nhân cách trẻ cho đến tuổi trưởng thành. Giáo dục kĩ năng sống cho các em phải bắt đầu từ việc định hướng và định hình cho các em những hành vi tốt đẹp. Giáo dục kĩ năng sống có thể bắt đầu từ tiểu học thậm chí ở lứa tuổi mầm non. Việc thường xuyên học kĩ năng sống ở mức độ khác nhau sẽ giúp trẻ tự tin bước vào cuộc sống độc lập, không mối quan hệ xã hội chi phối suy nghĩ, hành động của mình. Trẻ sẽ chủ động và biết cách xử lí mọi tình huống trong cuộc sống và quan trọng hơn là khơi gợi những khả năng tư duy sáng tạo, biết phát huy thế mạnh của các em. 2. Cơ sở thực tiễn: Theo Báo ViệtNamnet, càng lớn lên đạo đức của học sinh càng đi xuống. Biểu hiện ở chỗ: thiếu tôn trọng thầy cô, coi thường kỷ luật của nhà trường; thích thể hiện bản thân một cách thái quá; yêu đương quá sớm, không lành mạnh, xa rời chuẩn mực đạo đức của dân tộc Việt Nam; gian lận trong học tập và thi cử Đó là những biểu hiện đáng lo ngại của học sinh phổ thông.Có những nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng trên nhưng một nguyên nhân được coi là nguồn gốc sâu xa là do các em thiếu kĩ năng sống. Dựa vào tổng hợp các nghiên cứu của các nước và thực tế VN, đã đưa ra 10 kĩ năng căn bản và quan trọng hàng đầu cho người lao động trong thời đại ngày nay: 1. Kĩ năng học và tự học. 2. Kĩ năng lãnh đạo bản thân và hình ảnh cá nhân. 3. Kĩ năng tư duy sáng tạo. 4. Kĩ năng lập kế hoạch và tổ chức công việc. 5. Kĩ năng lắng nghe. 6. Kĩ năng thuyết trình. 7. Kĩ năng giao tiếp và ứng xử. 8. Kĩ năng giải quyết vấn đề. 9. Kĩ năng làm việc đồng đội. 10. Kĩ năng đàm phán. 3 Cụ thể ở trường, tôi đã tiến hành khảo sát học sinh như sau: Ở khối lớp 1,2,3 tôi chọn khảo sát học sinh lớp 2/2, ở khối lớp 4,5 chọn khảo sát học sinh lớp 4/1. Qua số liệu khảo sát trong 34 học sinh lớp 2/2 và 38 học sinh lớp 4/1-là hai lớp học 2 buổi/ngày của nhà trường cho thấy: Lớp TS HS Sợ phải đi học Có khả năng tư duy và sáng tạo Đi học muộn Rụt rè, ngại giao tiếp Không biết cách giao tiếp và ứng xử phù hợp với từng đối tượng Chưa biết tự phục vụ bản thân và vệ sinh cá nhân, giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo vệ môi trường. Có tinh thần, thái độ hợp tác khi hoạt động nhóm SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL 2/2 34 9 26. 5 7 20. 6 3 8.8 15 44. 1 12 35. 3 17 50. 0 19 55. 9 4/1 38 12 31. 6 5 13. 2 2 5.3 9 23. 7 15 39. 5 21 55. 3 25 65. 8 TC 72 21 29. 2 12 16. 7 5 6.9 24 33. 3 27 37. 5 38 52. 8 44 61. 1 Từ số liệu khảo sát trên, tôi nhận thấy rằng ở lứa tuổi tiểu học cần hình thành cho các em 6 kĩ năng sau đây: 1. Kĩ năng học và tự học. 2. Kĩ năng tư duy sáng tạo. 3. Kĩ năng lập kế hoạch và tổ chức công việc. 4. Kĩ năng giao tiếp và ứng xử. 5. Kĩ năng giải quyết vấn đề. 6. Kĩ năng làm việc đồng đội. Việc Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa môn kĩ năng sống lồng ghép vào chương trình giảng dạy là rất quan trọng và rất cần thiết. Nhưng để làm được việc này không phải là dễ. Với điều kiện thực tế của nhà trường, qua số liệu khảo sát học sinh, trong năm học này, tôi thực hiện chuyên đề “Dạy lồng ghép kĩ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua môn Đạo đức” nhằm trước hết là giúp giáo viên toàn trường tiếp cận được với việc lồng ghép kĩ năng sống vào các môn học như thế nào để có một tâm thế vững vàng trong việc thực hiện dạy lồng ghép kỹ năng sống vào 4 các môn học ở năm học 2010-2011 theo kế hoạch của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đồng thời thực hiện việc dạy lồng ghép kĩ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua môn Đạo đức thí điểm ở lớp 2/2 và lớp 4/1 trong năm học 2009-2010. III. Nội dung nghiên cứu: A. Tổ chức cho giáo viên toàn trường tiếp cận được với mục đích, nội dung và phương pháp của việc dạy lồng ghép kĩ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua môn Đạo đức: *Mục đích: Mục đích cuối cùng của dạy lồng ghép kĩ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua môn Đạo đức là góp phần đào tạo “con người mới” với đầy đủ các mặt “đức, trí, thể, mỹ”, “nhân, lễ, nghĩa, trí, tín” hay “nhân, nghĩa, trí, dũng, liêm”, xây dựng trong mỗi cá nhân ý thức về các giá trị; hình thành thái độ ứng xử; phát triển khả năng đánh giá và đương đầu với những thách thức; tăng cường tính thích nghi, tinh thần tự chủ và sống có trách nhiệm; tôn trọng và bảo vệ các di sản văn hoá và thiên nhiên; bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên… *Nội dung: - Rèn cho học sinh khả năng tự học, hướng dẫn học sinh biết sắp xếp thời gian biểu hợp lí. - Phát triển khả năng tư duy và sáng tạo của học sinh. - Rèn cho học sinh biết cách tự phục vụ bản thân và vệ sinh cá nhân, giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo vệ môi trường. - Rèn cho học sinh biết cách giao tiếp và ứng xử phù hợp. - Hướng dẫn học sinh biết cách phối hợp công việc của từng cá nhân khi làm việc đồng đội. *Phương pháp: - Phương pháp động não. - Thảo luận nhóm. - Phương pháp đóng vai. - Phương pháp trò chơi. - Phương pháp nghiên cứu tình huống. - Phương pháp dự án (là phương pháp kết hợp giữa lí thuyết và thực hành, vận dụng lí thuyết vào thực tiễn. HS có cơ hội rèn luyện nhiều kĩ năng sống quan trọng như: giao tiếp, ra quyết định, giải quyết vấn đề, đặt mục tiêu …) Ngoài những phương pháp trên, trong quá trình dạy lồng ghép kĩ năng sống cho học sinh Tiểu học thông qua môn Đạo đức cũng cần phải khơi gợi và 5 phát huy sự tham gia của các em bên cạnh sự hướng dẫn của thầy – cô giáo, chứ tuyệt đối không nên áp đặt ý kiến hay suy nghĩ chủ quan của thầy – cô giáo cũng như người lớn. Tuyệt đối không được phê bình hay đánh giá khi các em làm điều gì đó chưa tốt, bởi nếu vậy sẽ triệt tiêu sự chủ động, tự tin và hoà nhập cùng bạn bè, vì ở lứa tuổi này các em rất muốn thể hiện mình. Chuyên gia tâm lí học người Nga Dorothy Holte đã nói: “Nếu trẻ sống với sự phê bình, thì trẻ sẽ học cách chỉ trích”; do đó, những điều trên là tối kị trong việc giáo dục nói chung và giáo dục kĩ năng sống cho các em nói riêng. B. Thực hiện thí điểm ở lớp 2/2 và lớp 4/1: B1. Lập kế hoạch lồng ghép giảng dạy ở từng khối lớp: Dựa vào nội dung giảng dạy môn Đạo đức của lớp 2 và lớp 4: Lớp 2 Lớp 4 Bài 1: Học tập, sinh hoạt đúng giờ Bài 1: Trung thực trong học tập Bài 2: Biết nhận lỗi và sửa lỗi Bài 2: Vượt khó trong học tập Bài 3: Gọn gàng, ngăn nắp Bài 3: Biết bày tỏ ý kiến Bài 4: Chăm làm việc nhà Bài 4: Tiết kiệm tiền của Bài 5: Chăm chỉ học tập Bài 5: Tiết kiệm thời giờ Bài 6: Quan tâm giúp đỡ bạn Bài 6: Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ Bài 7: Giữ gìn trường lớp sạch, đẹp Bài 7: Biết ơn thầy giáo, cô giáo Bài 8: Giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng Bài 8: Yêu lao động Bài 9: Trả lại của rơi Bài 9: Kính trọng, biết ơn người lao động Bài 10: Biết nói lời yêu cầu, đề nghị Bài 10: Lịch sự với mọi người Bài 11: Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại Bài 11: Giữ gìn các công trình công cộng Bài 12: Lịch sự khi đến nhà người khác Bài 12: Tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo Bài 13: Giúp đỡ người khuyết tật Bài 13: Tôn trọng luật giao thông Bài 14: Bảo vệ loài vật có ích Bài 14: Bảo vệ môi trường Có thể lập kế hoạch lồng ghép như sau: Bài học được lồng ghép 6 Kĩ năng Nội dung Lớp 2 Lớp 4 Kĩ năng học và tự học Rèn cho học sinh khả năng tự học. - Bài 1: Học tập, sinh hoạt đúng giờ. - Bài 5: Chăm chỉ học tập - Bài 1: Trung thực trong học tập - Bài 2: Vượt khó trong học tập Kĩ năng lập kế hoạch và tổ chức công việc. Hướng dẫn học sinh biết sắp xếp thời gian biểu hợp lí. - Bài 1: Học tập sinh hoạt đúng giờ. - Bài 5: Tiết kiệm thời giờ Kĩ năng giao tiếp và ứng xử. Rèn cho học sinh biết cách giao tiếp và ứng xử phù hợp. - Bài 2: Biết nhận lỗi và sửa lỗi - Bài 6: Quan tâm, giúp đỡ bạn. - Bài 9: Trả lại của rơi. - Bài 10: Biết nói lời yêu cầu, đề nghị. - Bài 11: Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại. - Bài 12: Lịch sự khi đến nhà người khác. - Bài 3: Biết bày tỏ ý kiến - Bài 6: Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ. - Bài 9: Kính trọng, biết ơn người lao động - Bài 10: Lịch sự với mọi người Kĩ năng giải quyết vấn đề Rèn cho học sinh biết cách tự phục vụ bản thân và vệ sinh cá nhân, giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo vệ môi trường. - Bài 3: Gọn gàng, ngăn nắp - Bài 4: Chăm làm việc nhà - Bài 7: Giữ gìn trường lớp sạch đẹp. - Bài 8: Giữ gìn trật tự vệ sinh nơi công cộng - Bài 14: Bảo vệ - Bài 14: Bảo vệ môi trường 7 loài vật có ích. Ngoài ra, đối với kĩ năng tư duy sáng tạo và kĩ năng làm việc đồng đội sẽ được dạy lồng ghép trong tất cả các bài học, tiết học của môn Đạo đức lớp 2 và lớp 4. B2. Tiến hành dạy lồng ghép kĩ năng sống ở lớp 2 và lớp 4 thông qua môn Đạo đức: Việc dạy lồng ghép kĩ năng sống cho học sinh thông qua môn Đạo đức lớp 2 do cô Trần Lê Thu Thuỷ phụ trách và ở lớp 4 do cô Nguyễn Thị Thuý Diễm phụ trách. Trong quá trình lồng ghép, GV thực hiện những biện pháp sau: 1/. Dạy học sinh kĩ năng làm việc đồng đội theo hướng sau: Theo kết quả nghiên cứu, để có hiệu quả khi làm việc theo nhóm, các thành viên trong nhóm phải tuân thủ 7 kĩ năng. Những kĩ năng này được sử dụng trong quá trình làm việc đồng đội nhằm thể hiện và củng cố mức độ “ăn rơ” của các thành viên trong nhóm để từ đó đưa ra một kết quả hoàn hảo nhất cho việc giải quyết vấn đề: - Thứ nhất là các thành viên phải biết lắng nghe: Đây là một trong những kĩ năng quan trọng nhất. Các thành viên trong nhóm phải biết lắng nghe ý kiến của nhau. Kĩ năng này phản ánh sự tôn trọng (hay xây dựng) ý kiến giữa các thành viên. - Thứ hai là phải biết chất vấn lẫn nhau: Qua cách thức mỗi người đặt câu hỏi, chúng ta có thể nhận biết mức độ tác động lẫn nhau, khả năng thảo luận, đưa ra vấn đề cho các thành viên khác của họ. - Thứ ba là phải có kĩ năng thuyết phục mọi người về thông tin mình đưa ra: Các thành viên phải trao đổi, suy xét những ý tưởng đã đưa ra. Đồng thời họ cần biết tự bảo vệ và thuyết phục người khác đồng tình với ý kiến của mình. - Thứ tư là phải biết tôn trọng ý kiến của người khác: Mỗi thành viên trong nhóm phải tôn trọng ý kiến của những người khác thể hiện qua việc động viên, hỗ trợ nhau, nỗ lực biến chúng thành hiện thực. - Thứ năm là phải biết trợ giúp lẫn nhau: Các thành viên phải biết giúp đỡ nhau. - Thứ sáu là phải biết sẻ chia: Các thành viên đưa ra ý kiến và tường thuật cách họ nghĩ ra nó cho nhau. - Thứ bảy là phải biết cùng chung sức: Mỗi thành viên phải đóng góp trí lực cùng nhau thực hiện kế hoạch đã đề ra. Từ 7 kĩ năng trên, GV hướng dẫn cho học sinh nhớ được trình tự từng công đoạn và áp dụng khi thực hiện hoạt động nhóm để giải quyết vấn đề đặt ra như sau: 8 - Công việc thứ nhất là mỗi thành viên trong nhóm sẽ đưa ra hướng giải quyết vấn đề mà GV đã đặt ra. - Các thành viên trong nhóm chăm chú lắng nghe đồng thời đưa ra câu hỏi để chất vấn. - Các thành viên được chất vấn sẽ thuyết phục mọi người về thông tin mình đưa ra bằng khả năng lí luận của mình. - Các thành viên trong nhóm trợ giúp nhau để kết luận một phương án hoàn hảo nhất cho việc giải quyết vấn đề GV đã đặt ra 2/. Rèn kĩ năng tư duy sáng tạo thông qua vẽ tranh theo nội dung của bài học: Khi nói về con người Việt Nam, các nhà nghiên cứu đã có nhiều công trình nghiên cứu các phẩm chất đạo đức như tinh thần yêu nước, đoàn kết, tính lạc quan yêu đời, tình nghĩa trong ứng xử… nhưng về các phẩm chất trí tuệ, nhất là phẩm chất sáng tạo, năng lực tư duy sáng tạo và những đòi hỏi gay gắt trong thời kỳ đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thì quả là còn ít công trình nghiên cứu. Sáng tạo là một phẩm chất, một năng lực vô cùng quan trọng, cần thiết cho mỗi người sống trong nền kinh tế tri thức theo cơ chế thị trường và xu hướng hội nhập. toàn cầu hoá hiện nay. Trong thời kỳ xây dựng, đổi mới và đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay đòi hỏi rất cao năng lực sáng tạo của con người Việt Nam hơn bất kỳ thời kỳ nào khác. Sự sáng tạo trong hoạt động của mỗi cá nhân góp phần làm nên sự phát triển cho cộng đồng, đất nước. Vì vậy trong mục tiêu giáo dục con người nói chung, thế hệ trẻ nói riêng ở bất kỳ quốc gia nào trên thế giới hiện nay, việc bồi dưỡng năng lực sáng tạo cũng đều được đặt ở vị trí hàng đầu. Bởi đó là điều kiện cho sự phát triển, hội nhập của đất nước với khu vực và thế giới, nếu không sẽ bị tụt hậu và lệ thuộc. Việc bồi dưỡng năng lực sáng tạo cho học sinh là một vấn đề vô cùng khó khăn phức tạp. Muốn làm tốt được điều đó, người thầy giáo phải hiểu rõ bản chất của sự sáng tạo là gì và quan hệ của phẩm chất năng lực này với các phẩm chất năng lực khác trong hoạt động tâm lý của con người, trong quá trình phát triển nhân cách. Trong hoạt động dạy học, ngoài việc nêu ra tình huống để học sinh độc lập suy nghĩ nhằm đưa ra hướng giải quyết, đặt câu hỏi như “Em còn có thể thử cách nào nữa”, “Còn cách nào không?” hoặc “Còn điều gì quan trọng nữa không?” để phát triển kĩ năng tư duy sáng tạo cho học sinh thì mỹ thuật cũng có lợi cho sự phát triển tâm trí của trẻ nhỏ, vì bản thân nó là mỹ thuật thị giác, đồng thời làm cho não, mắt và tay của trẻ hoạt động. Hoạt động mỹ thuật có lợi cho năng lực tư duy và năng lực phát triển toàn diện. Có lợi cho việc phát huy tiềm năng và cá tính của trẻ, bồi dưỡng sức tưởng tượng và sáng tạo của trẻ một cách phong phú. Mỹ thuật giúp trẻ đi vào thế giới tinh thần. Thế giới này bao gồm vẻ 9 đẹp hiện thực và vẻ đẹp tinh thần. Có cái đẹp về tạo hình về màu sắc, có cái đẹp của thiên nhiên, cái đẹp về sức sáng tạo của người lao động. Tất cả những thứ đó làm trẻ cảm thụ được một khái niệm mơ hồ mà chúng ta vẫn gọi là “mỹ học”. Chính sự cảm nhận được cái đẹp của trẻ thơ lại được bắt nguồn từ tình cảm tốt đẹp của trẻ đối với đời sống, chân thành đối với sự vật xung quanh. Vì vậy, mỹ thuật có vai trò giúp trẻ phát triển tình cảm tốt đẹp, nâng cao năng lực thẩm mỹ và kiềm chế tính tình. Ở lớp 2, trong 4 tiết thực hành và rèn luyện kĩ năng trong chương trình đưa vào hoạt động sưu tầm tranh, ảnh, cảm thụ nội dung và thuyết minh tranh, ảnh dẫn đến vẽ tranh theo nhóm và thuyết minh tranh để phát huy khả năng tư duy và sáng tạo của học sinh. Cụ thể như sau: Bài học Nội dung Thực hành và rèn luyện kĩ năng giữa HKI Em hãy sưu tầm tranh, ảnh thể hiện việc học tập, sinh hoạt đúng giờ, quang cảnh nhà cửa ngăn nắp, gọn gàng, thể hiện những việc làm góp phần làm nhà cửa sạch đẹp Thực hành và rèn luyện kĩ năng cuối HKII Em hãy sưu tầm tranh, ảnh thể hiện việc chăm chỉ học tập, sự quan tâm giúp đỡ lẫn nhau, quang cảnh trường lớp sạch đẹp. Thực hành và rèn luyện kĩ năng giữa HKII Em hãy vẽ tranh thể hiện việc sự lịch sự khi đến nhà người khác hoặc thể hiện sự lịch sự khi nhận và gọi điện thoại. Thực hành và rèn luyện kĩ năng cuối HKII Em hãy vẽ về những con vật có ích. *Những tranh ảnh mà học sinh sưu tầm được: 10 [...]... sở lí luận 2.Cơ sở thực tiễn III.Nội dung nghiên cứu A Tổ chức cho giáo viên toàn trường tiếp cận được với mục đích, nội dung và phương pháp của việc dạy lồng ghép kĩ năng sống cho học sinh Tiểu học thông qua môn Đạo đức B.Thực hiện thí điểm ở lớp 2/2 và lớp 4/1 B1 Lập kế hoạch lồng ghép giảng dạy ở từng khối lớp B2 Tiến hành dạy lồng ghép kĩ năng sống ở lớp 2 và lớp 4 thông qua môn Đạo đức 1 .Dạy học. .. trình lồng ghép + Về phía giáo viên: - Giáo viên phải được trang bị và thực hiện thành thạo các phương pháp giảng dạy lồng ghép kĩ năng sống - Giáo viên phải gần gũi, thân thiện với học sinh và gia đình các em - Sử dụng kinh nghiệm sống của mình giúp học sinh vận dụng tốt những kĩ năng đã học vào cuộc sống + Về phía phụ huynh học sinh: - Để thực hiện tốt việc dạy lồng ghép kĩ năng sống cho học sinh tiểu. .. cuộc sống của bản thân, gia đình, nhà trường và xã hội, chứ không nên chỉ trên sách vở hay những lời nói suông VI Bài học kinh nghiệm: * Muốn thực hiện tốt việc dạy lồng ghép kĩ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua môn Đạo đức cần: + Về phía Ban giám hiệu: - Cán bộ quản lí phụ trách vấn đề này cần phải xác định được mục tiêu, nội dung và phương pháp của việc dạy lồng ghép kĩ năng sống cho học sinh...11 Phòng ngủ ngăn nắp, gọn gàng Học tập, sinh hoạt đúng giờ Lớp học khang trang, sạch sẽ Quan tâm giúp đỡ nhau Trong chương trình đạo đức lớp 4, nội dung vẽ tranh theo nội dung bài học đã được giảm tải Nhưng để thực hiện dạy lồng ghép kĩ năng sống cho học sinh thông qua môn Đạo đức mà cụ thể là rèn cho học sinh kĩ năng tư duy và sáng tạo, chúng tôi vẫn sử dụng có chọn lọc... năng sống cho học sinh Tiểu học thông qua môn Đạo đức để từ đó vạch ra kế hoạch hướng dẫn giáo viên thực hiện - Cán bộ quản lí phải có lòng nhiệt tình cùng với giáo viên nghiên cứu kĩ nội dung chương trình Đạo đức của các khối lớp để từ đó đưa ra các biện pháp thực hiên việc dạy lồng ghép - Có kế hoạch dự giờ, thăm lớp để xâm nhập thực tế việc lồng ghép giáo dục kĩ năng sống cho học sinh đồng thời giải... hành từng kĩ năng một phù hợp với nội dung bài học Chú trọng rèn luyện ở tiết 2 (Luyện tập thực hành) - Sau mỗi kĩ năng được hình thành, GV đưa kĩ năng này vào thực tế cuộc sống hàng ngày thông qua phần thực hành ở cuối mỗi bài học để giúp học sinh rèn luyện và thực hiện dưới sự kiểm tra của GV Ví dụ: Ở lớp 2: Khi dạy xong bài Học tập, sinh hoạt đúng giờ”, học sinh đã được làm bài tập 3/VBT trang 3 như... nghĩ chủ quan của mình 24 VII Đề nghị: + Về phía Bộ Giáo dục: - Cần đưa ra hình thức, nội dung và phương pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh để giáo viên có thể dựa vào đó giảng dạy đúng trọng tâm - Xây dựng chương trình môn học giáo dục kĩ năng sống cho học sinh từ lớp 1 đến lớp 12 - Tổ chức tập huấn để giáo viên được trang bị và thực hành thành thạo các phương pháp giảng dạy kĩ năng sống Từ đó,... THỰC HÀNH KĨ NĂNG GIỮA KÌ I I Mục tiêu : 1.Kiến thức : Giúp HS củng cố kiến thức về các chuẩn mực đạo đức đã học 2.Kỹ năng : - Có kỹ năng học tập, sinh hoạt đúng giờ - Biết nhận lỗi và sửa lỗi - Biết sống gọn gàng ngăn nắp - Có ý thức chăm chỉ học tập - Kỹ năng tư duy và sáng tạo II Đồ dùng dạy học : - Tranh, ảnh học sinh sưu tầm (Có nội dung : Học tập, sinh hoạt đúng giờ, nhà cửa, phòng học, , gọn... thức đã học về các hành vi như: Trung thực trong học tập; Vượt khó trong học tập; Bày tỏ ý kiến; Tiết kiệm thời giờ; Hiếu thảo với ông bà cha mẹ; Lịch sự với mọi người - Thực hành rèn luyện kĩ năng đúng ở các tình huống II Đồ dùng dạy học: - Sưu tầm một số câu ca dao, tục ngữ về nội dung các bài đã học III Các hoạt động dạy học: HĐ 1.Bài cũ: 2.Bài mới: * Giới thiệu bài: HĐ1: Rèn kĩ năng học và tự học. .. góc học tập Toán và Tiếng Việt để học sinh tự học trong tiết tự học vào buổi chiều, phân nhóm trưởng của từng môn học để kịp thời giải đáp những thắc mắc của bạn trong quá trình tự học Ở lớp 4: Khi dạy xong bài: “Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ”, học sinh sẽ được rèn luyện kĩ năng ứng xử phù hợp, điển hình ở đây là với ông bà, cha mẹ những người đã sinh thành, nuôi dưỡng các em nên người Các em có được kĩ . của việc dạy lồng ghép kĩ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua môn Đạo đức: *Mục đích: Mục đích cuối cùng của dạy lồng ghép kĩ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua môn Đạo đức là góp. kĩ năng sống thông qua môn Đạo đức ở lớp 2, lớp 4 và trực tiếp theo dõi học sinh thực hiện: Trần Lê Thu Thuỷ Nguyễn Thị Thuý Diễm 1 ĐỀ TÀI: DẠY LỒNG GHÉP KĨ NĂNG SỐNG CHO HS TIỂU HỌC THÔNG QUA. với kĩ năng tư duy sáng tạo và kĩ năng làm việc đồng đội sẽ được dạy lồng ghép trong tất cả các bài học, tiết học của môn Đạo đức lớp 2 và lớp 4. B2. Tiến hành dạy lồng ghép kĩ năng sống ở lớp

Ngày đăng: 09/07/2014, 07:00

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • GIÁO VIÊN

  • HỌC SINH

    • GIÁO VIÊN

    • HỌC SINH

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan