Hợp tác Á - Âu (ASEM)

21 358 2
Hợp tác Á - Âu (ASEM)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Hợp tác Á - Âu (ASEM) HOÀN CẢNH RA ĐỜI Tại Hội nghị Kinh tế Cấp cao Châu Âu - Đông Á lần thứ 3 tại Singapore tháng 10/1994, Thủ tướng Singapore Goh Chok Tong đã đưa ra sáng kiến tổ chức một Hội nghị Thượng đỉnh Á-Âu nhằm tăng cường sự hiểu biết và thúc đẩy hợp tác giữa hai châu lục. Đề nghị này đã được chính thức đặt ra với Thủ tướng Pháp trong chuyến Thủ tướng Gôh Chôk Tông thăm Pháp cuối năm 1994 và ngay lập tức được nhiều nước Á-Âu hưởng ứng. Tháng 3/1996, Hội nghị các Nguyên thủ Quốc gia về Hợp tác Á-Âu (Asia Europe Summit Meeting - ASEM) lần đầu tiên được tổ chức tại Bangkok, Thái lan với sự tham gia của các Nguyên thủ quốc gia 15 nước thuộc Liên minh Châu Âu và 10 nước Châu Á (bao gồm Nhật bản, Trung quốc, Hàn Quốc và 7 nước ASEAN là Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam). Sau Hội nghị Thượng đỉnh này, Hợp tác Á- Âu đã chính thức ra đời và lấy tên của Hội nghị Thượng đỉnh đầu tiên (ASEM) làm tên cho chương trình hợp tác này. Thực chất hiện nay ASEM là một diễn đàn đối thoại và hợp tác, cơ chế phối hợp thông qua các nước điều phối viên và chưa có Ban thư ký điều hành. Các nước vẫn đang tiếp tục nghiên cứu thảo luận hướng phát triển của ASEM trong thời gian tới và có khả năng ASEM sẽ được nâng lên thành một tổ chức kinh tế khu vực giải quyết vấn đề tự do hoá thương mại, đầu tư giữa Châu Á và Châu Âu. Trong bối cảnh toàn cầu hoá và khu vực hoá nền kinh tế thế giới hiện nay, hợp tác Á- Âu có ý nghĩa hết sức to lớn. Các nước Châu Âu thành viên ASEM đã trở thành một trung tâm kinh tế quan trọng với việc hình thành Liên minh tiền tệ châu Âu (EMU) và việc sử dụng đồng tiền chung EURO vào tháng 1/1999. Liên minh Châu Âu cũng đang đẩy nhanh quá trình nhất thể hóa cả về chiều rộng và chiều sâu. Song song với EU, vai trò của Châu Á ngày càng được củng cố trong hệ thống kinh tế và chính trị quốc tế với tiềm năng to lớn về cơ hội thương mại và đầu tư. Sự liên kết giữa hai khối kinh tế lớn này thông qua ASEM sẽ tạo ra một động lực mới thúc đẩy trao đổi thương mại và đầu tư giữa hai châu lục phát triển, tạo nên một sức mạnh tổng hợp của của 3 khối kinh tế lớn là EU, Nhật bản và các nước Châu Á đang phát triển. Ngoài ra, trong bối cảnh Mỹ và các nước Bắc Mỹ đã xây dựng và đang phát triển mạnh mẽ mối quan hệ kinh tế với các nước Châu Á trong khuôn khổ Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái Bình dương (APEC), Châu Âu đã có liên hệ chặt chẽ với Bắc Mỹ qua quá trình lịch sử và mạng lưới dầy đặc của những thể chế xuyên Đại Tây dương, hợp tác ASEM còn có một ý nghĩa mang tính chất chiến lược, đó là cái cầu nối thắt chặt hơn Châu Âu với Châu Á, tạo đối trọng trong quan hệ giữa các trung tâm kinh tế lớn là EU - Mỹ- Nhật bản và các nước Châu Á đang phát triển. A. MỤC TIÊU VÀ NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG CỦA ASEM I. Mục tiêu: Mục tiêu chủ đạo của Hợp tác Á- Âu hiện nay là Hợp tác để tạo sự tăng trưởng hơn nữa ở cả Châu Á và Châu Âu. Mục tiêu này đã được cụ thể hoá trong Khuôn khổ Hợp tác Á-Âu (AECF) được thông qua tại Hội nghị ASEM 1 thành các mục tiêu cơ bản sau: - 1 -  Thúc đẩy đối thoại chính trị để tăng cường hơn nữa sự hiểu biết lẫn nhau và thống nhất quan điểm của hai châu lục đối với các vấn đề chính trị và xã hội của thế giới;  Xây dựng quan hệ đối tác một cách toàn diện và sâu rộng giữa hai châu lục Á, Âu để thúc đẩy trao đổi thương mại và đầu tư giữa các nước thành viên;  Tăng cường hợp tác trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật, môi trường, phát triển nguồn nhân lực để tạo sự tăng trưởng bền vững ở cả Châu Á và Châu Âu. Về mặt kinh tế, ASEM đặt ra 3 mục tiêu cụ thể là (1) thúc đẩy giao lưu giữa các doanh nghiệp; (2) cải thiện môi trường kinh doanh nhằm thúc đẩy thương mại và đầu tư và (3) tạo sự tăng trưởng kinh tế ổn định và bền vững. Các mục tiêu này đã và đang được thực hiện thông qua một loạt các chương trình hợp tác của ASEM như chương trình thuận lợi hoá thương mại (TFAP), chương trình xúc tiến đầu tư (IPAP), Diễn đàn Doanh nghiệp Á - Âu (AEBF), trung tâm công nghệ môi trường Á-Âu, Quĩ Á-Âu (ASEF), Quĩ tín thác Trong lĩnh vực kinh tế, tuy ASEM chưa đề ra các mục tiêu về giảm thuế và các nghĩa vụ mang tính chất bắt buộc như các tổ chức ASEAN, WTO song 3 mục tiêu cụ thể nêu trên đã tạo nền tảng cho việc phát triển quan hệ hợp tác kinh tế chặt chẽ giữa hai châu lục, góp phần tạo thuận lợi cho giao lưu thương mại đầu tư và đóng vai trò như một chất xúc tác thúc đẩy tăng trưởng kinh tế khu vực. II. NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG: Cũng như tất cả các diễn đàn hoặc tổ chức khu vực, ASEM hoạt động với những nguyên tắc riêng của mình. Nguyên tắc cơ bản nhất của hợp tác ASEM là cam kết tự nguyện, không ràng buộc và quan hệ bình đẳng giữa các thành viên. Nguyên tắc này tương đối phổ biến ở các diễn đàn đối thoại khu vực. Đi sâu vào các lĩnh vực hợp tác, nguyên tắc này được cụ thể hoá hơn nhằm điều chỉnh một cách sát sao quá trình hợp tác Á-Âu. Căn cứ vào văn kiện khung của ASEM là khuôn khổ hợp tác Á-Âu (AECF), Nguyên tắc họat động cụ thể của ASEM được qui định như sau:  Quan hệ giữa các thành viên trên cơ sở đối tác bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau và đôi bên cùng có lợi;  ASEM sẽ là một tiến trình mở và liên tục phát triển; việc mở rộng số thành viên phải được sự đồng thuận của nguyên thủ các quốc gia;  Tăng cường thông tin và hiểu biết lẫn nhau thông qua đối thoại; định ra các lĩnh vực ưu tiên phối hợp hành động;  Triển khai hoạt động hợp tác đồng đều ở cả 3 lĩnh vực: tăng cường đối thoại chính trị, củng cố hợp tác kinh tế và xúc tiến hợp tác trong các lĩnh vực khác;  ASEM sẽ được duy trì như một tiến trình tự nguyện, không thể chế hoá, hoạt động của ASEM sẽ nhằm hỗ trợ và tạo thuận lợi cho các hoạt động ở các diễn đàn quốc tế khác;  Xúc tiến đối thoại và hợp tác giữa các doanh nghiệp và cư dân giữa hai khu vực; khuyến khích hợp tác giữa các học giả, các nhà nghiên cứu giữa hai khu vực. - 2 - B. Cơ chế hoạt động Bản chất của hợp tác ASEM là một diễn đàn đối thoại và hợp tác, hoạt động bổ trợ cho các tổ chức hoặc diễn đàn đa phương khác (ví dụ như xúc tiến đối thoại giữa các thành viên ASEM về các vấn đề của Liên hợp quốc, Tổ chức Thương mại Thế giới, các vấn đề nổi cộm của kinh tế thương mại toàn cầu và khu vực v.v nhằm đạt được sự đồng thuận và quan điểm chung của các thành viên ASEM trong các diễn đàn đa phương nêu trên). Ngoài ra, hoạt động của ASEM cũng có đặc trưng là hoạt động đối thoại cấp cao, theo đó mọi vấn đề cơ bản của ASEM sẽ được thảo luận và thông qua tại Hội nghị cấp cao (Hội nghị Thượng đỉnh). Các hội nghị cấp thấp hơn sẽ thực hiện hoặc điều phối thực hiện các quyết định đã được đưa ra tại bởi các nguyên thủ quốc gia tại Hội nghị Thượng đỉnh. Với đặc điểm nêu trên, hợp tác ASEM hiện nay chưa được thể chế hoá. Các hoạt động hợp tác được tổ chức thông qua hai nước điều phối viên châu Á và hai nước điều phối viên châu Âu với nhiệm kỳ 2 năm (hiện nay Trung Quốc và Việt Nam là các điều phối viên phía châu Á; nước Chủ tịch Uỷ ban châu Âu (EC) và EC là điều phối viên phía châu Âu). Các nước điều phối viên nhóm họp khi cần thiết (thông thường 2-3 lần mỗi năm) thông qua các nhóm công tác chuyên về từng lĩnh vực chính trị hoặc kinh tế. Cơ quan điều phối hợp tác ASEM tại mỗi quốc gia là Bộ Ngoại giao. Có thể khi hợp tác ASEM đi vào chiều sâu, ASEM sẽ được cơ cấu lại với các ban và nhóm công tác hoàn chỉnh. Hiện tại, các kênh hội nghị chính của ASEM bao gồm: * Hội nghị Thượng đỉnh (ASEM) * Hội nghị cấp Bộ trưởng * Hội nghị quan chức cao cấp ngoại giao (SOM) * Hội nghị quan chức cao cấp Thương mại và Đầu tư (SOMTI) * Hội nghị Thứ trưởng Tài chính * Hội nghị Bộ trưởng Khoa học, Công nghệ, Môi trường * Diễn đàn doanh nghiệp Á-Âu (AEBF) Ngoài các kênh hội nghị chính nêu trên, ASEM còn có các nhóm công tác ở cấp chuyên viên để giải quyết những vấn đề kỹ thuật cụ thể của các chương trình hợp tác ASEM. Hiên nay ASEM đang có các nhóm công tác sau: - Các nhóm công tác hoạt động theo khuôn khổ của Chương trình thuận lợi hoá Thương mại TFAP như nhóm về tiêu chuẩn chất lượng, thủ tục hải quan, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ (IPR), kiểm dịch (SPS), mua sắm chính phủ v.v - Nhóm chuyên gia về đầu tư (IEG) hoạt động trong khuôn khổ Chương trình Xúc tiến Đầu tư (IPAP) - Một số các cuộc họp trong lĩnh vực văn hoá xã hội như các diễn đàn về các Nhà Lãnh đạo trẻ, bảo tồn di sản văn hoá, phúc lợi trẻ em v.v - Các hoạt động giao lưu văn hoá và trí thức trong khuôn khổ Quỹ Á-Âu (ASEF). Dưới đây là một số nét chính về các Hội nghị trên - 3 - 1. Hội nghị Thượng đỉnh (ASEM): được tổ chức hai năm một lần để bàn về các vấn đề chiến lược của ASEM và phê chuẩn các chương trình hợp tác. 1.1. Hội nghị Thượng đỉnh ASEM I: được tổ chức vào ngày 1-2/3/1996 tại Bangkok (Thái Lan). Hội nghị đã chính thức thành lập diễn đàn ASEM và bước đầu định ra phương hướng, đường lối và một số nguyên tắc cơ bản điều tiết hoạt động của diễn đàn này. 1.2. Hội nghị Thượng đỉnh ASEM II: được tổ chức vào 3-4/4/1998 tại London (Anh) trong bối cảnh kinh tế Châu Á đang bị khủng hoảng trầm trọng. Ngoài các chủ đề thảo luận sâu rộng về chính trị, tài chính, Hội nghị đã đặt cơ sở cho quan hệ đối tác lâu dài giữa hai châu lục đi vào thế kỷ 21 với việc thông qua 6 văn kiện quan trọng: - "Khuôn khổ hợp tác Á - Âu" là cơ chế khung để điều phối và định hướng các hoạt động hợp tác ASEM. Khuôn khổ này bao gồm mục tiêu, nguyên tắc hoạt động và các lĩnh vực ưu tiên của hợp tác Á-Âu. Trong khuôn khổ này, các nội dung ưu tiên của hợp tác ASEM được đề ra trong 3 lĩnh vực chính trị, kinh tế tài chính và văn hoá xã hội là: (1) đối thoại chính trị, trong đó tập trung vào các vấn đề như cải tổ Liên hợp quốc, các vấn đề an ninh thế giới và khu vực, qui tắc ứng xử chung, giải trừ quân bị; (2) Hợp tác kinh tế và tài chính, trong đó tập trung các vấn đề như cải tiện môi trường kinh doanh, đóng góp của ASEM vào việc thực hiện WTO, triển khai TFAP, IPAP, AEBF, chống rửa tiền, đối thoại chính sách tài chính v.v ; (3) Hợp tác văn hoá xã hội sẽ tập trung vào các lĩnh vực như liên kết trao đổi học giả, sinh viên, giao lưu văn hoá, hợp tác xây dựng cơ sở hạ tầng v.v - Hiện nay, ASEM đang hoàn chỉnh bản Khuôn khổ này thành “Khuôn khổ hợp tác Á-Âu toàn diện” để sử dụng như một công cụ chính thức nhằm điều phối có hiệu quả hợp tác ASEM. - "Chương trình hành động Thuận lợi hoá thương mại" (TFAP) - "Chương trình hành động xúc tiến đầu tư" (IPAP) - Thành lập "Nhóm Chuyên gia về đầu tư (IEG), - Thành lập "Nhóm Viễn cảnh Á - Âu" - Thành lập "Trung tâm Công nghệ Môi trường Á - Âu" tại Thái Lan. Hội nghị cũng thông qua Chương trình công tác ASEM 1998-2000 và một số các sáng kiến hợp tác mới do các nước đưa ra, trong đó có 2 sáng kiến của Việt nam về bảo tồn di sản văn hoá và kết hợp chữa bệnh bằng Đông-Tây y. 1.3. Hội nghị ASEM III đã được tổ chức vào tháng 10/2000 tại Seoul, Hàn Quốc. Với tiêu chí tăng cường quan hệ đối tác để tăng trưởng trong giai đoạn mới và khẳng định vị trí tiên phong của ASEM đối với các vấn đề toàn cầu của thế kỷ 21, Hội nghị đã đưa ra một quyết tâm chung là: “ Tăng cường hợp tác ASEM một cách toàn diện để đạt được sự thịnh vượng chung trong khu vực Á - Âu” và đặt ra một loạt các vấn đề ưu tiên giải quyết là phát triển kinh tế tri thức, công nghệ thông tin, giải quyết khoảng cách công nghệ số, phát triển các lĩnh vực công nghệ cao 2. Các hội nghị cấp Bộ trưởng: họp 2 năm 1 lần 2.1. Hội nghị Bộ trưởng ngoại giao (FMM): chịu trách nhiệm xử lý, theo dõi các vấn đề về chính trị và xã hội, điều phối công tác chuẩn bị cho Hội nghị Thượng đỉnh ASEM thông qua Hội nghị các quan chức cấp cao (SOM). - 4 - * Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao lần thứ nhất (FMM 1) được tổ chức 2/1997 tại Singapore để thông qua một số vấn đề về hợp tác an ninh, chính trị và văn hoá của ASEM, chuẩn bị cho Hội nghị Thượng đỉnh ASEM II. * Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao lần thứ hai (FMM 2) được tổ chức 3/1999 tại Berlin thảo luận các vấn đề xoay quanh cuộc khủng hoảng và thông qua "Chương trình hành động ASEM đến năm 2000" 2.2. Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế (EMM): là diễn đàn để theo dõi việc thực hiện các hoạt động hợp tác kinh tế Á - Âu, xem xét và có thể thông qua những đề xuất hợp tác mới, trực tiếp báo cáo các vấn đề kinh tế lên Hội nghị Thượng đỉnh ASEM. * Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEM lần thứ nhất (EMM 1) đã được tổ chức vào tháng 9/1997 tại Makuhari, Nhật bản. Hội nghị đã thông qua 3 văn kiện cơ bản của hợp tác kinh tế ASEM để trình lên Hội nghị cấp cao ASEM II là Khuôn khổ hợp tác kinh tế ASEM (AECF), Chương trình hành động thuận lợi hoá thương mại (TFAP) và Chương trình hành động xúc tiến đầu tư (IPAP). * Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEM lần thứ hai (EMM 2) được tổ chức tại Berlin vào 10/1999. Nét nổi bật của Hội nghị lần này là sự tập trung của ASEM đối với các vấn đề của Hội nghị Bộ trưởng WTO tại Seatte, Mỹ. ASEM đã thảo luậ sâu và cố gắng thống nhất quan điểm chung đối với các vấn đề của chương trình nghị sự WTO như vấn đề trợ cấp nông nghiệp, thương mại và môi trường, thương mại điện tử, tiêu chuẩn lao động v.v Điều này lại một lần nữa thể hiện đặc trưng của diễn đàn ASEM là đối thoại để hỗ trợ, bổ sung cho các diễn đàn đa phương khác. Thông qua Hội nghị Bô trưởng EMM lần này, các thành viên phát triển và đang phát triển của ASEM đã có một cái nhìn xích lại gần nhau hơn đối với các vấn đề của WTO, tạo điều kiện cho các vấn đề của WTO được tiến triển nhanh chóng, thuận lợi hơn. * Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEM lần thứ ba (EMM 3) đã được tổ chức tại Hà Nội vào 9/2001 đã thảo luận những biện pháp thúc đẩy hơn nữa thương mại và đầu tư giữa châu Á và châu Âu, tăng cường hợp tác ASEM trong những ngành công nghiệp sử dụng công nghệ cao. Các chương trình hợp tác về thương mại và đầu tư hiện nay đã được rà soát lại để tìm giải pháp nâng cao tính hiệu quả, hướng tới những kết quả thiết thực cho cộng đồng doanh nghiệp ASEM, tập trung giải quyết rào cản thương mại và đầu tư giữa các nước trong khu vực. Ngoài ra, một nét quan trọng khác của Hội nghị Bộ trưởng EMM lần này là định hướng lại các hoạt động kinh tế của ASEM theo đúng các mục tiêu và chỉ đạo của các Nguyên thủ quốc gia, trong đó có định hướng quan trọng đối với việc thực hiện Kế hoạch TFAP là ưu tiên xác định và giải toả những hàng rào phi thuế trong thương mại và đầu tư giữa hai khu vực. Hiện nay ASEM đã cơ bản xác định một cách toàn diện các rào cản đối với thương mại và đầu tư giưã các thành viên, đặc biệt là các rào cản về mặt luật pháp, các rào cản dưới dạng các qui định về tiêu chuẩn chất lượng, kiểm dịch động thực vật, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, thủ tục hải quan, kinh tiêu sản phẩm trên thị trường nội địa 1 v.v Các nhóm công tác của ASEM sẽ tiếp tục bàn thảo các kế hoạch hành động nhằm từng bước giải toả các rào cản nêu trên. 2.3. Hội nghị Bộ trưởng Tài Chính: thảo luận các vấn đề về tài chính trong khu vực, xây dựng các chương trình hợp tác về quản lý tài chính, chống rửa tiền 1 Xin xem chi tiết ở phụ lục 4 - 5 - * Hội nghị Bộ trưởng Tài chính lần thứ nhất được tổ chức vào tháng 9/1997 tại Bangkok. Nội dung thảo luận chủ yếu tập trung vào vấn đề khủng hoảng tài chính ở châu Á, vai trò tài trợ của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB), EU và các hình thức để củng cố hệ thống tiền tệ thế giới, chống nạn rửa tiền. * Hội nghị Bộ trưởng Tài chính lần thứ hai được tổ chức vào tháng 1/1999 tại Frankfurt/Main (CHLB Đức) đánh giá tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ và việc lưu hành đồng EURO. 2.4. Hội nghị Bộ trưởng Khoa học - Công nghệ và Môi trường (S&TMM): thảo luận và thông qua các chương trình hợp tác trong lĩnh vực khoa học và công nghệ. Hội nghị Bộ trưởng khoa học và công nghệ lần thứ nhất tại Bắc kinh vào tháng 10/1999 đã thông qua 11 dự án hợp tác khoa học tập trung vào 4 lĩnh vực: nghiên cứu phát triển nguồn lực, nông nghiệp, môi trường và nâng cao năng lực khoa học công nghệ của các doanh nghiệp. 1 3. Các hội nghị quan chức cao cấp 3.1. Hội nghị Quan chức cao cấp Ngoại giao (SOM): nhiệm vụ chính của SOM là bàn luận các vấn đề về đối thoại chính trị, hợp tác văn hóa, xã hội của ASEM, xây dựng các chương trình hành động trong các lĩnh vực trên để báo cáo các Bộ trưởng Ngoại giao. 3.2. Hội nghị các Quan chức về Thương mại và Đầu tư (SOMTI) là nơi tiếp nhận xử lý các vấn đề về hợp tác kinh tế được triển khai thực hiện ở các nhóm chuyên môn và các ngành kinh tế khác, trên cơ sở đó tổng hợp và có báo cáo, khuyến nghị lên EMM. 3.3. Hội nghị các Tổng Cục trưởng Hải Quan: Họp 2 năm một lần và báo cáo kết quả lên SOMTI. Hội nghị này chủ yếu đi sâu về các vấn đề hợp tác hải quan, đơn giản hoá, hài hoà hoá thủ tục hải quan và chống buôn lậu, chống nạn rửa tiền và buôn bán ma tuý. 4. hội nghị cấp chuyên viên Hội nghị Cấp cao ASEM II đã nhất trí thành lập Nhóm Chuyên gia về Đầu tư (IEG) với chức năng hoạt động như một nhóm công tác nhằm điều phối và triển khai các hoạt động trong khuôn khổ Chương trình Hành động Xúc tiến Đầu tư (IPAP). Nhiệm kỳ của IEG ban đầu là 2 năm. Tuy nhiên, do hoạt động điều phối có hiệu quả của IEG, Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế lần thứ 3 họp tại Hà Nội, tháng 9/2003 vừa qua đã quyết định gia hạn thời hạn hoạt động của IEG thêm 2 năm nữa. 5. các hoạt động chủ yếu khác Một số cơ quan hoặc chương trình hoạt động đã được thiết lập theo quyết định của các nguyên thủ nhằm tăng cường hiểu biết, hợp tác và giao lưu giữa doanh nhân hai khu vực. 5.1. Quỹ Á - Âu (ASEF) là một quỹ tài trợ phi lợi nhuận đặt tại Singapore nhằm xúc tiến giao lưu Á - Âu trong các lĩnh vực văn hoá - xã hội. Được thiết lập năm 1997 từ các nguồn đóng góp tự nguyện của các nước thành viên ASEM, ASEF đã tổ chức được một số lượng đáng kể các hội thảo và hội nghị chuyên đề trong các lĩnh vực này. Tổng vốn đóng góp vào quỹ khoảng 25 triệu USD. 5.2. Trung tâm Công nghệ - Môi trường Á - Âu (AEETC) thành lập năm 1999, đặt tại Băng cốc với nhiệm vụ xúc tiến hợp tác Á - Âu trong một số vấn đề thiết yếu về môi trường. Ngân sách hoạt động của Trung tâm khoảng 6 triệu USD do các quốc gia thành viên đóng góp. 1 Xem Phụ lục 2. - 6 - 5.3. Quỹ tín thác ASEM do Ngân hàng thế giới (WB) quản lý nhằm cung cấp tài chính cho các chương trình trợ giúp kỹ thuật và đào tạo về các lĩnh vực xã hội và tài chính cho các quốc gia châu Á bị tác động bởi khủng hoảng tài chính tiền tệ. Được thành lập năm 1998 và hoạt động trong 2 năm, Quỹ đã thu hút được 42 triệu EURO vốn đóng góp từ các thành viên. Hiện Việt nam được tài trợ 3 chương trình từ nguồn vốn của Quỹ là "Cải cách và phát triển hệ thống ngân hàng", "Tạo việc làm và chương trình mạng lưới an toàn xã hội" và "Đẩy nhanh tiến độ cổ phần hoá và thương mại hoá các doanh nghiệp quốc doanh trong ngành vận tải". 5.4. Diễn đàn doanh nghiệp ASEM (AEBF) được tổ chức định kỳ hàng năm để tập hợp các doanh nghiệp có tầm cỡ trong mọi lĩnh vực để trao đổi, học hỏi kinh doanh lẫn nhau và tổng hợp ý kiến đề xuất lên Hội nghị Thượng đỉnh ASEM. Từ ngày thành lập, ASEM đã tổ chức 6 Diễn đàn Doanh nghiệp. Lần thứ nhất vào tháng 12/1996 tại Paris, lần thứ hai 11/1997 tại Bangkok; lần thứ 3 vào tháng 4/1998 tại Luân đôn (tổ chức song song với Hội nghị Thượng đỉnh ASEM 2); lần thứ 4 vào tháng 9/1999 tại Seoul, Hàn quốc. AEBF 5 đã được tổ chức vào tháng 9/2000 tại Viên, áo. AEBF 6 đã được tổ chức tại Singapo vào 10/2001. AEBF 7 sẽ được tổ chức tại Đan Mạch vào 9/2002. C. HỢP TÁC KINH TẾ ASEM I. Mục tiêu và nguyên tắc của hợp tác kinh tế 1. Mục tiêu Ngoài các mục tiêu chung như đã đề cập ở trên, hợp tác kinh tế ASEM chú trọng vào các mục tiêu sau: - Đẩy mạnh quan hệ đối tác giữa các doanh nghiệp của hai khu vực và quan hệ giữa giới doanh nghiệp với các Chính phủ trong quá trình xây dựng và triển khai các chương trình hợp tác của ASEM; - Cải thiện môi trường kinh doanh cho các doanh nghiệp trong hai khu vực; - Tạo ra sự tăng trưởng kinh tế ổn định và bên vững thông qua các chương trình hợp tác công nghiệp, năng lượng và môi trường nhằm tạo thuận lợi cho thương mại và đầu tư giữa các nước thành viên, đẩy mạnh quan hệ đối tác giữa các doanh nghiệp của hai khu vực; tạo ra sự tăng trưởng kinh tế ổn định và bền vững thông qua các chương trình hợp tác công nghiệp, năng lượng và môi trường. 2. Nguyên tắc Các chương trình hợp tác kinh tế được xây dựng trên các nguyên tắc:  Các nước thành viên ASEM đều phải thực hiện cải cách kinh tế và thực hiện nền kinh tế thị trường;  Các hoạt động kinh tế sẽ dựa trên nền tảng các nguyên tắc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO);  Tự do hoá thương mại trên cơ sở không phân biệt đối xử; hợp tác trên cơ sở bạn hàng bình đẳng, có lưu ý đến sự đa dạng về kinh tế trong nội bộ và giữa châu Á và châu Âu;  Thực hiện minh bạch hoá các luật lệ chính sách hiện hành - 7 -  Tăng cường sự phối hợp giữa khu vực kinh tế nhà nước và khu vực kinh tế tư nhân. Tạo cơ chế hỗ trợ về tài chính, tiếp cận thị trường, nghiên cứu khoa học cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs), coi doanh nghiệp vừa và nhỏ là những nhân tố quan trọng cho sự phát triển năng động nền kinh tế. II. Lĩnh vực hợp tác Hiện nay hợp tác kinh tế ASEM đặt ra mục tiêu hàng đầu là tăng cường thương mại và đầu tư giữa hai khu vực. Một số chương trình cụ thể đã được thông qua nhằm thúc đẩy giao lưu và hợp tác giữa các doanh nghiệp, cải thiện các điều kiện thương mại và đầu tư. 1. Thuận lợi hoá thương mại Khuôn khổ chung cho Chương trình hành động thuận lợi hoá thương mại (TFAP) đã được các Nguyên thủ quốc gia thông qua tại ASEM II. Đây là chương trình trụ cột của hợp tác ASEM hiện nay. Mục tiêu chính của TFAP là tạo thuận lợi cho việc trao đổi thương mại hàng hóa, dịch vụ giữa hai khu vực. Để thực hiện mục tiêu này, TFAP được xây dựng như một chất xúc tác và một khuôn khổ chung để các nước thực hiện minh bạch hóa chính sách quản lý thương mại và hài hòa, đơn giản hóa các thủ tục hành chính liên quan đến thương mại. Ngoài 8 lĩnh vực ưu tiên hành động là: tiêu chuẩn và đánh giá sự phù hợp; vệ sinh dịch tễ; thủ tục hải quan, quyền sở hữu trí tuệ, mua sắm chính phủ, phân phối lưu thông, đi lại của doanh nhân và thương mại điện tử. TFAP hiện nay đang tập trung xác định các rào cản (NTBs) trong thương mại giữa các nước ASEM để từ đó có cơ chế đối thoại/hành động nhằm giải tỏa dần những cản trở này. Nguyên tắc của TFAP là không phân biệt đối xử, các kết quả của TFAP sẽ được áp dụng đối với các nước thành viên và cả những nước không phải là thành viên (tuy nhiên trên thực tế các nước không phải là thành viên hầu như không tiếp cận được những thành quả của các tiến trình ASEM). Đồng thời, hoạt động của TFAP phải phù hợp, hỗ trợ và thúc đẩy những hoạt động thuận lợi hoá thương mại song phương và đa phương khác đã và đang được tiến hành, trong đó ưu tiên tập trung vào những lĩnh vực chưa được giải quyết thoả đáng trong các diễn đàn trên theo một cách tiếp cận riêng, có hiệu quả nhất. TFAP đặc biệt khuyến khích sự tham gia của giới doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, coi đây là động lực chính của chương trình này. Một số kết quả cụ thể trong việc triển khai TFAP hiện nay như sau: a. Đơn giản hóa và minh bạch hóa các yêu cầu kiểm dịch động thực vật Mục tiêu chính của lĩnh vực này là: - Thực hiện Hiệp định về Các biện pháp vệ sinh dịch tễ của WTO; - Biên soạn các thông lệ tốt nhất liên quan đến các chính sách và các biện pháp hướng dẫn thực hiện các hiệp định quốc tế trong lĩnh vực này; - Tăng cường tính minh bạch trong lĩnh vực cách ly và vệ sinh dịch tễ trong đó có các thủ tục kiểm tra và xét duyệt, các yêu cầu về cách ly và thời gian kiểm tra thông thường - Tổ chức các hội thảo về đơn giản hóa và hài hòa hóa các thủ tục cách ly và vệ sinh dịch tễ. Để triển khai các nội dung hợp tác trên, hội thảo lần thứ nhất và thứ 2 về Thủ tục kiểm dịch và Vệ sinh thực phẩm đã được tổ chức chức tại Chiềng mai (Thái lan) vào tháng 2/1999 và tại Trung quốc tháng 10/1999. Hội thảo đã nhất trí về tầm quan trọng của công tác vệ sinh kiểm dịch trong buôn bán quốc tế các sản phẩm nông, lâm, ngư nghiệp, nhất trí - 8 - về nhu cầu trao đổi địa chỉ liên hệ về vấn đề SPS giữa các thành viên ASEM, đồng thời khuyến khích thành lập kênh thông tin trên mạng Internet để trao đổi thông tin về những vấn đề có liên quan đến SPS. Hội thảo cũng đồng ý khuyến khích hoạt động hợp tác kỹ thuật như đánh giá dịch hại đồng ruộng giữa các nước thành viên ASEM để cải thiện cơ sở dữ liệu; đồng thời khuyến khích hợp tác kỹ thuật khu vực và song phương để rút ra bài học bổ ích về hợp tác giữa các nước thành viên ASEM. b. Đơn giản hóa và hài hòa hóa các thủ tục hải quan Mục tiêu chính của hợp tác hải quan trong ASEM là: - hài hòa hóa danh bạ thuế quan theo các tiêu chuẩn của WTO; - Thực hiện các nghĩa vụ của Hiệp định về Định giá hải quan; - Thực hiện hợp tác và trợ giúp lẫn nhau trong lĩnh vực hải quan; - Tăng cường tính minh bạch thông qua việc tiếp cận đối với các cơ sở dữ liệu của các thành viên ASEM như thuế hải quan, danh bạ thuế quan, hạn ngạch thuế quan các thủ tục xuất nhập khẩu, quy tắc xuất xứ, luật hải quan; - Tổ chức các hội thảo ASEM cho các đại diện hải quan và giới doanh nghiệp về các vấn dề như đánh gía rủi ro, trao đổi các thông tin điện tử, thương mại phi giấy tờ; - Tăng cường tính dự đoán trước được cho giới doanh nghiệp thông qua việc thông báo các quy định và thủ tục hải quan hiện hành; - V.v. . . Nhằm triển khai các nội dung này, hội thảo về Thủ tục Hải quan và Cuộc họp Nhóm công tác về Thủ tục hải quan được tổ chức tại Manila, Philipin vào tháng 2/1999. Chủ đề chính của Hội thảo về Thủ tục hải quan tập trung vào việc làm rõ vai trò của Hải quan với cộng đồng doanh nghiệp, đồng thời cũng khẳng định là cần thiết phải hợp tác chặt chẽ giữa cơ quan hải quan với các doanh nghiệp nhằm mục tiêu đơn giản hóa thủ tục hải quan, hài hòa thủ tục hải quan giữa các nước ASEM, tạo thuận lợi tối đa cho hoạt động của thương mại giữa hai khu vực. Cuộc họp Nhóm công tác về Thủ tục hải quan đã đi đến sự nhất trí rằng các cơ quan hải quan ASEM phải cố gắng thông qua các nguyên tắc của Công ước Kyoto sửa đổi ở cấp quốc gia về kỹ thuật thông tin và thương mại điện tử. Trong xu thế thương mại điện tử đang phát triển mạnh mẽ trên thế giới, Hải quan các nước ASEM đang được khuyến nghị giới thiệu hệ thống thông quan điện tử ở cấp quốc gia phù hợp với môi trường riêng biệt của từng quốc gia và trên cơ sở hệ thống điện tín liên hợp quốc EDIFACT. c. Tiêu chuẩn và đánh giá sự phù hợp Mục tiêu chính của lĩnh vực hoạt động này là: - Tăng cường hiểu biết lẫn nhau về các hệ thống thử nghiệm, chứng nhận hài hòa của các thành viên; - Hài hòa hóa các tiêu chuẩn quốc gia với các tiêu chuẩn quốc tế; - Xác định các lĩnh vực hợp tác ưu tiên nhằm đạt được các hiệp định về thừa nhận lẫn nhau; - Hợp tác trong việc tăng cường xây dựng năng lực về xây dựng các tiêu chuẩn kỹ thuật, việc thực hiện kiểm tra, chứng nhận, trao đổi thông tin và tăng cường các chương trình hợp tác trong lĩnh vực này; - V.v. . . Cho đến nay, các Hội thảo về tiêu chuẩn và đánh giá sự phù hợp đã tập trung thảo - 9 - luận 4 chủ đề chính là: Các quy chế xây dựng văn bản pháp quy tốt, phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế, các hiệp định về thừa nhận lẫn nhau (MRAs) và hợp tác kỹ thuật. ASEM nhấn mạnh sự cần thiết phải đạt được sự hiểu biết sâu sắc hơn về các hệ thống tiêu chuẩn và đánh giá sự phù hợp của mỗi thành viên. Các thành viên đã thống nhất chọn 5 lĩnh vực ưu tiên ban đầu để thực hiện hài hòa hóa với các tiêu chuẩn quốc tế: thiết bị điện và điện tử, bao gồm cả các yêu cầu về tương thích điện từ; máy móc thiết bị; thiết bị viễn thông, bao gồm cả các yêu cầu về tương thích điện từ; sản phẩm cao su; thiết bị y tế. d. Quyền sở hữu trí tuệ Mục tiêu chính trong lĩnh vực hoạt động này là: - Tăng cường đối thoại các vấn đề về quyền sở hữu trí tuệ nhằm tăng cường việc áp dụng các quy định về sở hữu trí tuệ đối với cả khu vực công cộng lẫn khu vực doanh nghiệp; - Tăng cường việc thực hiện đầy đủ Hiệp định TRIPS của WTO; Nhằm mục tiêu này, hội thảo về Quyền sở hữu trí tuệ đã được tổ chức tại Paris, Pháp từ vào tháng 6/1999 đã nhấn mạnh sự cần thiết phải tăng cường hợp tác trong việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ như hoạt động hành chính gồm có hải quan, công an và toà án. Đại diện của giới tư nhân cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với các chiến lược đầu tư ra nước ngoài của họ. Hội thảo cũng nhấn mạnh rằng cần có sự hiểu biết tốt hơn nữa đối với luật và các quy định của các thành viên ASEM về quyền sở hữu trí tuệ. e. Mua sắm Chính phủ Mục tiêu chính trong lĩnh vực này là: - Trao đổi thông tin về các thủ tục mua sắm chính phủ của các thành viên và thông tin về vấn đề này cho giới doanh nghiệp; - Xác định các cơ sở dữ liệu về mua sắm chính phủ của các thành viên ASEM; - Tổ chức các hội thảo về mua sắm chính phủ. Hội thảo lần thứ nhất về Mua sắm Chính phủ được tổ chức tại Berlin, CHLB Đức từ vào tháng 9/1999. Hội thảo đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đổi mới các hình thức công nghệ thông tin và truyền thông để tăng cường tính minh bạch đối với các thị trường mua sắm và để tăng cường tính hiệu quả của các công ty được nhận hợp đồng. Hội thảo cũng thảo luận về các vấn đề liên quan đến việc tăng cường Hiệp định về mua sắm Chính phủ của WTO và việc chuẩn bị cho hiệp định minh bạch hóa riêng biệt trong việc đạt được các hợp đồng mua sắm để đảm bảo cạnh tranh không bị bóp méo và không phân biệt đối xử. Tuy nhiên, các thành viên phát triển và đang phát triển cũng bất đồng quan điểm về việc “các quy tắc minh bạch hóa” phải được hiểu như thế nào, mức độ hài hòa hóa các quy tắc này sẽ được thực hiện như thế và quy mô của hiệp định này đến đâu. 2. Chương trình hành động xúc tiến đầu tư (IPAP) Mục tiêu của IPAP là xây dựng môi trường đầu tư thuận lợi để gia tăng dòng vốn đầu tư hai chiều giữa châu Á và châu Âu, xây dựng các chương trình nhằm khuyếch trương đầu tư giữa các nước thành viên đồng thời tăng cường cải thiện cơ chế, chính sách và quy định về đầu tư trong khu vực. IPAP cũng nhằm kết nối chặt chẽ hơn các khu vực kinh tế tư nhân và giữa khu vực kinh tế tư nhân với chính phủ các nước ASEM nhằm đem lại lợi ích cho cả hai bên. - 10 - [...]... cho hợp tác nhưng đồng thời cũng đặt ra những vấn đề trong định hướng hợp tác và hài hoà các mối quan tâm, lợi ích của các bên Sau những bước đi ban đầu, trong thời gian tới ASEM sẽ cần phải tập trung vào giải quyết vấn đề xác định chiến lược lâu dài cùng các lộ trình thích hợp cho hợp tác, tìm cách duy trì động lực đang có nhằm đảm bảo tính hiệu quả và bền vững của hợp tác Á - âu Hy vọng rằng Hợp tác. .. nước và quốc tế, khác biệt trong việc áp dụng các tiêu chuẩn hoặc không thừa nhận các tiêu chuẩn quốc tế và tiêu chuẩn châu Âu - Đối xử khác nhau giữa các sản phẩm trong nước và nước ngoài trong quá trình áp dụng các quy định và thủ tục Quy định dán nhãn hạn chế - - 20 - 3 Mua sắm chính phủ - Nhìn chung thiếu sự thông thoáng và minh bạch - Đối xử ưu đãi với các công ty trong nước hoặc các công ty có quan... đi vào thế kỷ 21, góp phần vào sự phát triển và phồn vinh của các quốc gia thành viên - 14 - Phụ lục 1 Viễn cảnh ASEM Viễn cảnh hợp tác Á - Âu: Từng bước hoà hợp Châu Á và Châu Âu thành khu vực hoà bình và cùng phát triển, một môi trường cùng tồn tại thịnh vượng trong thế kỷ 21, trong đó tri thức, của cải, di sản văn hoá, các tư tưởng dân chủ, tài sản giáo dục, khát vọng trí tuệ và công nghệ mới của... chính châu Âu (EFEX) Đây là sáng kiến của Châu Âu đề ra nhằm tạo đầu mối tìm kiếm và hỗ trợ các kiến thức chuyên gia tài chính của châu Âu và các khu vực khác cho quá trình giúp châu Á cải cách và khắc phục khủng hoảng tài chính châu Á vào giữa năm 1997 Ngoài ra ASEM cũng đang triển khai sáng kiến về các biện pháp chống rửa tiền trong ASEM và đang xem xét xây dựng mạng thông tin vi tính giữa các nước... thoại giữa các nhà hoạch định chính sách và các tổ chức đại diện cho SMEs, hình thành các chương trình phát triển nhằm duy trì sự tăng trưởng của các SMEs tại hai khu vực Á - u và thống nhất các khuyến nghị, nội dung gửi Chính phủ các nước thành viên và Hội nghị ASEM cấp Bộ trưởng về SMEs tiếp theo - 13 - IV "CON ĐƯỜNG TƠ LỤA" TRONG THẾ KỶ 21 Hợp tác giữa hai châu lục có lịch sử và văn hóa lâu đời nhất... một cách chặt chẽ và sâu sắc hơn Viễn cảnh ASEM cũng hướng tới mở cửa thị trường ASEM, biến ASEM thành một khu vực nơi hàng hóa và dịch vụ có thể được luân chuyển tự do vào năm 2025 Nhìn vào Viễn cảnh này, có thể thấy ASEM đang tiến theo những bước đi của EU trước đây, với mức độ hợp tác, liên kết ngày càng sâu rộng hơn 5 Các lĩnh vực hợp tác kinh tế khác a Hợp tác tài chính: Để tăng cường hợp tác trong... Phát triển bền vững hệ sinh thái (nước) (Italia) 10 Di sản văn hoá (Việt Nam, Italia, Tây Ban Nha) 11 Nâng cao năng lực nghiên cứu và kỹ thuật của các doanh nghiệp (Thuỵ Điển, Trung Quốc, Thái Lan) - 16 - (*) Được thông qua tại Hội nghị Bộ trưởng khoa học - Công nghệ Á - âu tại Bắc kinh (Trung Quốc), tháng 10/1999 - 17 - Phụ lục 3 các biện pháp đầu tư hiệu quả nhằm thu hút đầu tư nước ngoài (*) 1 Các... nghị thống nhất rằng các thành viên ASEM sẽ tự nguyện báo cáo hàng năm cho SOMTI những tiến triển đã làm được trong việc thực hiện các biện pháp trong danh mục này cũng như các biện pháp khác để cải thiện môi trường đầu tư 1 Xem phụ lục 3 - 11 - Danh sách các biện pháp có hiệu quả nhất trong việc xúc tiến đầu tư được nêu trong phần phụ lục kèm theo 3 Xúc tiến hợp tác tương hỗ giữa các doanh nghiệp Trong... hoá giữa các nước Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế - u lần thứ hai tại Berlin vừa qua đã thông qua danh mục không bắt buộc một số biện pháp được đánh giá là có hiệu quả nhất trong việc thu hút đầu tư nước ngoài 1 Phần 2 - Các chính sách và quy định về đầu tư Hoạt động chính trong phần này là tổ chức các cuộc đối thoại cấp cao để bàn về các vấn đề then chốt liên quan đến khuôn khổ pháp lý và các chính sách... hóa lâu đời nhất trên trái đất đã hình thành và phát triển từ hàng thế kỷ trước khi hàng hoá vật phẩm từ châu Á, châu Âu được các thương nhân chuyên chở trên những đoàn lạc đà qua lại trên "con đường tơ lụa" nổi tiếng Do những yếu tố lịch sử, trong khi châu Á phong kiến bị trì trệ, châu Âu sau thời kỳ cách mạng tư sản đã đạt được những bước phát triển vượt bậc với các cuộc cách mạng "công nghiệp", . tự do hoá thương mại, đầu tư giữa Châu Á và Châu Âu. Trong bối cảnh toàn cầu hoá và khu vực hoá nền kinh tế thế giới hiện nay, hợp tác - Âu có ý nghĩa hết sức to lớn. Các nước Châu Âu thành. sự phát triển và phồn vinh của các quốc gia thành viên. - 14 - Phụ lục 1 Viễn cảnh ASEM Viễn cảnh hợp tác Á - Âu: Từng bước hoà hợp Châu Á và Châu Âu thành khu vực hoà bình và cùng phát triển,. bước đi của EU trước đây, với mức độ hợp tác, liên kết ngày càng sâu rộng hơn. 5. Các lĩnh vực hợp tác kinh tế khác a. Hợp tác tài chính: Để tăng cường hợp tác trong lĩnh vực tài chính, ASEM đã

Ngày đăng: 09/07/2014, 04:00

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan