Những hiểm họa tiềm ẩn của một cơ chế quản lý (phần 2) pot

5 402 0
Những hiểm họa tiềm ẩn của một cơ chế quản lý (phần 2) pot

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Những hiểm họa tiềm ẩn của một cơ chế quản lý (phần 2) Bên cạnh những hiểm họa bên ngoài luôn rình rập, thì đôi khi, chính cơ chế quản lý cũng là điều kìm hãm s ự phát triển của một công ty. Nguy cơ 5: Chế độ quản lý rối loạn vì quy định Các doanh nghiệp có xu hướng đưa ra nhiều quy định nhằm ràng buộc nhân viên, giảm mức độ rủi ro của doanh nghiệp nhưng chính vì sự nghiêm khắc quá mức này mà tạo nên một mô trường làm việc ngột ngạt, thiếu không gian sáng tạo. Tổng công ty đã có một hệ thống quy định lằng nhằng, đến lượt mỗi chi nhánh cũng thay nhau đưa ra những quy định, thậm chí có những quy định mâu thuẫn nhau. Nguy cơ rối loạn này còn thể hiện ở sự phiền hà trong các thủ tục hành chính, quản lý tiền lương Cách tốt nhất là chuyên môn hóa sâu hơn ở các bộ phận, ra những quy định mạch lạc và tỉ mỉ. Nguy cơ 6: Ý kiến của CEO, chủ tịch hội đồng quản trị không thống nhất, hoặc không thể thay thế Việc thuê CEO là việc làm cần thiết và thường xuyên của nhiều doanh nghiệp nên những quyết định về điều hành nên để cho họ nắm giữ. Vì thế, việc chọn một giám đốc điều hành đòi hỏi sự nhất trí của của cả hội đồng quản trị về thẩm quyền, trách nhiệm của người đó. Tuy nhiên trong trường hợp nào cũng nên có những phương án dự phòng về nhân sự cấp cao. Tất cả mọi vị trí đều có thể thay thế và để giữ vững vị trí của mình, mỗi cá nhân sẽ luôn cố gắng đưa ra những quyết định thật chính xác. Nguy cơ 7: Doanh nghiệp không có kế hoạch chuyên sâu Xu hướng đa ngành đang thịnh hành nhưng thực tế đang chứng minh rằng, việc không chuyên môn hóa tại một lĩnh vực rất dễ khiến quản lý rơi vào khủng hoảng. Điều quan trọng nhất là ở thương hiệu sản phẩm đặc trưng bạn tạo ra, sau đó có muốn phát triển cũng cần dựa trên những lĩnh vực là thế mạnh của bạn. Một công ty lắp máy dù vốn lớn cũng không nên mở ngân hàng hay công ty chuyên về phần mềm cũng sẽ mạo hiểm nếu làm môi giới bất động sản. Tất nhiên nếu có kế hoạch quản lý từ đầu thì có thể vận hành được nhưng khả năng rủi ro sẽ cao hơn những doanh nghiệp khác, chưa kể chi phí đầu tư ban đầu là rất lớn. Hãy bám sát những thế mạnh của doanh nghiệp bạn và phát triển dần dần với những lộ trình khoa học, đừng chạy theo phong trào mà không lượng sức mình. Nguy cơ 8: Không định hướng khách hàng chiến lược Đầu ra sản phẩm luôn là yếu tố quyết định thành bại công việc, đây là điều mà mỗi doanh nghiệp đều phải định hướng ngay từ khi bắt đầu sự nghiệp của mình. Lời khuyên chung là hãy tìm hiểu kỹ thị trường bản địa, để làm thế nào để con đường đến với khách hàng của sản phẩm ngắn nhất, đem lại lợi nhuận nhiều nhất. Luôn tạo nên bản sắc dịch vụ của mình. Khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, chất lượng của sản phẩm ngày càng ít có sự chênh lệch. Yếu tố quan trọng nhất để doanh nghiệp được khách hàng coi trọng chính là những quan tâm xứng đáng của bạn dành cho khách hàng. Hiểu rõ “thượng đế”, phục vụ “thượng đế” nhiệt tình tinh tế là đảm bảo vững chắc nhất cho đầu ra sản phẩm. Nguy cơ 9: Chưa tận dụng lợi thế nữ giới trong quản lý Nữ giới có những thế mạnh riêng trong quản lý cũng như lãnh đạo cấp cao. Các nhà nghiên cứu tại Đại học Northwestern đã tập hợp kết quả từ 45 cuộc điều tra trong khoảng năm 1985 - 2002 và đưa ra một kết quả l à: phụ nữ vượt trội hơn đàn ông trong khả năng nêu gương, hướng dẫn cấp dưới, thúc đẩy sáng tạo, kêu gọi hợp tác. Đây là những kỹ năng mềm rất cần thiết cho công tác quản lý cũng như với bất cứ một người lãnh đạo nào. Tuy nhiên, vì thói quen cũng như định kiến về thiên chức người phụ nữ mà vai trò của họ trong các doanh nghiệp không được nhìn nhận một cách xứng đáng. Sự bất công này gây ức chế cho các nữ nhân viên và thậm chí cả những nhà lãnh đạo là nữ giới. Với nữ nhân viên, khi được tôn trọng và tin tưởng đúng mức họ sẽ đáp lại bằng một tinh thần làm việc quên mình, bền bỉ và chắc chắn. Mỹ Trang Theo CEO . Những hiểm họa tiềm ẩn của một cơ chế quản lý (phần 2) Bên cạnh những hiểm họa bên ngoài luôn rình rập, thì đôi khi, chính cơ chế quản lý cũng là điều kìm hãm s ự phát triển của một. thế, việc chọn một giám đốc điều hành đòi hỏi sự nhất trí của của cả hội đồng quản trị về thẩm quyền, trách nhiệm của người đó. Tuy nhiên trong trường hợp nào cũng nên có những phương án dự. có những quy định mâu thuẫn nhau. Nguy cơ rối loạn này còn thể hiện ở sự phiền hà trong các thủ tục hành chính, quản lý tiền lương Cách tốt nhất là chuyên môn hóa sâu hơn ở các bộ phận, ra những

Ngày đăng: 08/07/2014, 20:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan