BỘ ĐỀ THI KÌ II VĂN 7

8 764 2
BỘ ĐỀ THI KÌ II VĂN 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

ĐỀ 1 TIẾNG VIỆT ( 2 điểm ): Câu 1 ( 1 điểm ): Thế nào là câu đặc biệt? Cho ví dụ. Câu 2 ( 1 điểm ): Tìm các trạng ngữ trong câu sau đây và cho biết ý nghĩa của trạng ngữ đó trong câu: a. Đêm qua, trời mưa to. Sáng nay, trời đẹp. b. Để làm vui lòng cha mẹ, Lan luôn cố gắng trong học tập. II/ NGỮ VĂN ( 2 điểm ) : Câu 1( 1,5 điểm): Tìm và giải thích các thành ngữ, tục ngữ trong đoạn lời ca sau: a) Giống phượng giống công, Giống nhà bà đây giống phượng giống công Còn tuồng bay mèo mả gà đồng lẳng lơ b) Trứng rồng lại nở ra rồng Liu điu lại nở ra dòng liu điu ( Trích vở chèo Quan Âm Thị Kính ) Câu 2( 0,5 điểm ): Em hiểu thế nào là "Oan Thị Kính " ? III/ TẬP LÀM VĂN ( 6 điểm ): Chân lý " Đoàn kết là sức mạnh " đã được nhân dân Việt Nam thể hiện bằng hình ảnh trong câu ca dao: Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao Hãy chứng minh chân lý ấy trong thực tế đời sống (trong lao động, trong chiến đấu, trong học tập - rèn luyện). HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN - LỚP 7 I/ TIẾNG VIỆT: Câu 1( 1đ ): Câu đặc biệt là loại câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ- vị ngữ. Ví dụ: - Buổi sáng. ( Nêu thời gian ) - Ôi chao! ( Bộc lộ cảm xúc) Câu 2( 1đ ): Các trạng ngữ là : a. Đêm qua; Sáng nay ( Xác định thời gian ). b. Để làm vui lòng cha mẹ (trạng ngữ chỉ mục đích ) II/ NGỮ VĂN: Câu 1(1,5đ) : - Các thành ngữ, tục ngữ ( 0,5đ ): + Giống phượng giống công + Mèo mả gà đồng + Trứng rồng lại nở ra rồng Liu điu lại nở ra dòng liu điu - Giải thích đúng từng câu ( 1đ ): + Dòng dõi sang trọng, quyền quý, đẹp đẽ. + Những kẻ trộm cắp, sống bạt mạng, lang thang, không đứng đắn gặp nhau. + Rau nào sâu ấy, dòng nào giống ấy, không thể lẫn lộn được. Câu 2(0,5đ) : Oan Thị Kính là nỗi oan cùng cực, không có cách nào thanh minh, oan giải. III/ TẬP LÀM VĂN : Mở bài (1đ ): Nêu được luận đề Sức mạnh của sự đoàn kết. Thân bài(4đ): Trình bày được các luận điểm và dẫn chứng: - Sức mạnh vô địch của đoàn két trong lao động ( dẫn chứng: đắp đê chống lụt, xây dựng công trình thuỷ lợi ). - Sức mạnh vô địch của đoàn kết trong chiến đấu chống ngoại xâm ( dẫn chứng từ các cuộc chiến đấu và chiến thắng giặc ngoại xâm ở nước ta). - Sức mạnh đoàn kết trong học tập, rèn luyện bản thân( dẫn chứng). Kết bài(1đ ): - Bài học đoàn kết đối với học sinh; tránh làm mất đoàn kết, đoàn kết một chiều, không đẩy mạnh phê bình và tự phê bình, thân ái nhưng nghiêm khắc. ĐỀ 2 Câu 1: ( 3 điểm ) Theo em, nhan đề “Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn có ý nghĩa gì ? Vì sao nói thưởng thức ca Huế trên sông Hương là một thú vui tao nhã ? Câu 2 : ( 2 điểm ) Thế nào là câu bị động ? Hãy chuyển các câu chủ động sau đây thành câu bị động : Nhà sư Tuệ Tĩnh ưu tiên chữa trị cho chú bé con nhà nông dân. Dư luận xã hội đang lên án tệ nạn tham nhũng. Câu 3 : ( 5 điểm ) Giải thích câu tục ngữ : “Lá lành đùm lá rách”. ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM Câu 1 : ( 3 điểm ) a. HS có thể trả lời nhiều cách khác nhau miễn tỏ ra hiểu đúng ý nghĩa nhan đề truyện (vạch trần bản chất bất nhân của bọn quan lại phong kiến, lên án thái độ vô trách nhiệm của giai cấp thống trị phong kiến. ………………………………. 1 điểm. b. HS có thể trả lời nhiều cách khác nhau miễn tỏ ra hiểu đúng ý nghĩa của ca Huế là một hình thức sinh hoạt văn hóa – âm nhạc thanh lịch và tao nhã ( Ca Huế thanh cao, lịch sự, nhã nhặn, sang trọng và duyên dáng từ nội dung đến hình thức; từ cách biể diễn đến cách thưởng thức; từ ca công đến nhạc công; từ giọng ca đến trang điểm, ăn mặc,… Chính vì thế nghe ca Huế là một thú tao nhã.) …………………………………. 2 điểm. * Lưu ý : Tùy mức độ HS đạt được, GV có thể cho điểm từ 0,25 điểm đến 2 điểm. Câu 2 : ( 2 điểm ) - Nêu đúng và đầy đủ khái niệm “Thế nào là câu bị động ?” (Sách Ngữ văn 7, tập 2, trang 57) ……………………………… 1,0 điểm. - Chuyển chính xác (mỗi câu đúng -> 0,5 điểm) … 1,0 điểm. Câu 3 : ( 5 điểm) * Yêu cầu chung: - HS biết vận dụng phương pháp nghị luận ( lập luận giải thích ) vào một bài làm văn hoàn chỉnh. Hệ thống luận điểm- luận cứ chặt chẽ, mạch lạc. - Bố cục rõ ràng, cân đối. - Diễn đạt gãy gọn, trong sáng. * Yêu cầu cụ thể : - HS có thể thực hiện bài làm nhiều cách khác nhau miễn đáp ứng đúng yêu cầu của đề bài về nội dung và phương thức biểu đạt. GV cần đặc biệt quan tâm đánh giá cách trình bày luận điểm- luận cứ, phương pháp lập luận của HS. - Dàn bài tham khảo : a. Mở bài : Giới thiệu nội dung vấn đề cần giải thích. b. Thân bài : [ HS lần lượt trình bày các luận cứ (lí lẽ và dẫn chứng) để làm sáng rõ luận điểm (nội dung của câu tục ngữ). Trong đó lí lẽ là phần chủ yếu trong bài văn nghị luận giải thích]. HS có thể kết hợp trình bày dẫn chứng với lí lẽ trong bài làm. Ở đây tách riêng hai phần để GV dễ đánh giá. * Xét về lí ( lí lẽ giải thích) : - Giải thích các từ ngữ, các hình ảnh : Thế nào là lá lành ? Thế nào là lá rách ? Từ đùm cần được hiểu như thế nào cho đầy đủ ? - Vì sao lá lành phải đùm lá rách ? - Thể hiện lòng nhân ái, tình yêu thương, sự đùm bọc như thế nào ? Bằng cách nào ? (một miếng khi đói bằng một gói khi no …). Giúp đỡ vật chất, chia sẻ- an ủi- động viên về mặt tinh thần …(của cho không bằng cách cho…) - Nội dung câu tục ngữ có phù hợp với nếp sống, nếp nghĩ và quan niệm đạo đức của dân tộc Việt Nam không ? * Xét về thực tế ( dẫn chứng) : HS cần chọn lọc và dùng lí lẽ phân tích một số dẫn chứng tiêu biểu từ thực tế cuộc sống. - Chương trình xóa đói giảm nghèo, trợ vốn… - Công tác từ thiện nhân đạo : Các cuộc vận động giúp đỡ đồng bào bị thiên tai (bão lụt, hỏa hoạn…), giúp đỡ người già neo đơn…, giúp bệnh nhân nghèo…, xây nhà tình thương…., c. Kết bài : Cảm nghĩ của bản thân về ý nghĩa sâu xa của câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách”. Đề: Đoàn kết là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Em hãy chứng minh vấn đề đó qua việc tìm hiểu ý nghĩa câu ca dao: " Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao." "Đoàn kết là sức mạnh vô địch" - điều đó đã trở thành chân lí, là truyền thống ngàn đời của dân tộc Việt Nam. Từ xưa đến nay trong quá trình dựng nước và giữ nước, nhân dân ta đã thực hiện tốt bài học đoàn kết cho nên luôn giành được thắng lợi, giữ vững được nền độc lập, thống nhất Tổ quốc. Tinh thần đoàn kết được ông bà ta lưu truyền lại qua lời dạy của câu ca dao giàu hình ảnh: " Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao." Thật vậy,câu ca dao đã cho ta một bài học quí báu và thực tế lịch sử của nước nhà cũng đã chứng minh được lời dạy trên. Qua câu ca dao ta thấy người xưa đã dùng cách nói bóng bẩy, mượn hình ảnh của cây lá thiên nhiên để liên hệ đến con người: Một cây đứng riêng lẻ, dù có to lớn đến đâu thì cái cây ấy cũng lẻ loi, chỉ là một nét rất nhỏ mong manh trong cái nền rộng lớn của thiên nhiên. Và khi có một cơn gió mạnh thì nó sẽ dễ bị quật ngã. Trái lại có ba cây mọc gần kề, cành lá đan xen vào nhau tạo thànhg một vùng rộng lớn như một khu rừng, vững chãi như quả đồi, hòn núi, khó có gì lay chuyển được. Từ sự quan sát hình ảnh trong thiên nhiên ấy, câu ca dao gợi cho ta liên tưởng đến sự đoàn kết, sự hợp quần trong cuộc sống con người. Nếu sự đoàn kết kia đã tạo nên sức mạnh thì con người phải biết yêu thương, gắn bó với nhau, kết thành một khối vững chắc để dễ dàng đi đến thành công. Đó chính là ý nghĩa mà ca dao muốn nhắn nhủ với người đời. Trên thực tế, nếu có nhiều cánh tay, nhiều khối óc góp lại cùng làm thì công việc sẽ mau chóng hoàn thành dù cho công việc ấy có khó khăn đến đâu. Chắc chắn chúng ta không quên được câu chuyện "Bó đũa": Nếu lấy ra từng chắc thì bẻ gãy rất dễ dàng, còn để cả bó thì không có cách nào bẻ được. Từ xưa, sức mạnh của tinh thần đoàn kết đã được khẳng định là như thế. Lần giở lại những trang sử hào hùng của dân tộc, ta càng hiểu rõ tình đoàn kết của dân tộc ta thật đáng tự hào. Nhờ nhân dân ta hết lòng ủng hộ, cùng nhau hợp lực lại đánh đuổi quân Nam Hán nên cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng thắng lợi vẻ vang. Rồi đến chiến thắng lừng lẫy của Ngô Quyên trên sông Bạch Đằng, của Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn ba lần đánh bại quân Nguyên đã nêu cao tinh thần đoàn kết chiến đấuchống giặc ngoại xâm của ông cha ta. Nếu trước kia dân tộc ta đã kiên cường đoàn kết bên nhau chống giặc phong kiến phương Bắc hàng nghìn năm thì cũng với tinh thần đoàn kết ấy nhân dân ta đã giành thắng lợi ở trận Điện Biên Phủ oai hùng với gần trăm năm kháng chiến. Trang sử vàng chưa khép lại thì một cuộc chiến khác gay go hơn, quyết liệt hơn như thử thách tình đoàn kết của dân tộc ta - cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, trẻ, già, gái, trai, cùng nhau góp sức chung vai gánh vác. Mỗi người một nhiệm vụ, mỗi người một tấm lòng coi như anh em một nhà, đoàn kết, siết chặt tay nhau, sống chết bên nhau với lòng quyết tâm giết giặc giải phóng đất nước. Cả nước tham gia kháng chiến. Với tinh thần gắn bó đaòn kết bên nhau ấy, mà chiến dịch Hồ Chí Minh vĩ đại đã kết thúc bằng một thắng lợi vô cùng vẻ vang, thống nhất đất nước. Tinh thần đoàn kết không những giúp cho công cuộc đấu tranh giữ nước đi đến thắng lợi mà nó cũng rất cần thiết trong sự nghiệp xây dựng nước nữa. Những công trình vỡ đất khai hoang, những công trình thủy lợi, thủy điện, những kết quả nghiên cứu khoa học, những kế hoạch phương án xây dựng đất nước không phải là nhờ công sức của một người nào mà là nhờ sức mạnh của tập thể, của những con người lao động sáng tạo đầy nhiệt tình yêu nước. Nhìn lại sự việc ta càng thấm thía bài học về tinh thần đoàn kết. Ngay từ trong gia đình, nếu ta biết yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau, đoàn kết một lòng thì cả gia đình luôn được thuận hòa, hạnh phúc. Ở địa phương, xóm làng, nhà nhà mọi người luôn đồng tâm hợp lực thì xóm làng ta sẽ ngày càng vững mạnh, yên vui. Và nhân dân cả nước nếu lúc nào cũng biết phát huy cao tinh thần đoàn thì đất nước sẽ đi lên vựot qua thử thách trở ngại. Tóm lại câu ca dao là một kinh nghiệm, một bài học quí báu. Đòan kết là một sức mạnh vô địch. Đòan kết là một vấn đề hết sức cần thiết để tạo nên một sức mạnh giúp con người xây dựng cuộc sống tốt đẹp, một đất nước giàu mạnh và văn minh. ĐỀ 3 Câu 1: (1,0 điểm) Cho biết thể loại chèo là gì? Kể tên văn bản chèo đã học? Câu 2: (1,0 điểm) Nêu đặc điểm ý nghĩa của trạng ngữ: Xác định trạng ngữ trong câu sau: “ Sớm sớm từng đàn chim gáy sà xuống những thửa ruộng”( Tô Hoài) Câu 3: (8,0 điểm) Nhận xét về nhân vật quan phụ mẫu trong "Sống chết mặc bay" (Tạ Duy Tốn), có ý kiến cho rằng: Đó là một viên quan vừa vô trách nhiệm, vừa hống hách, chỉ ham mê bài bạc, bỏ mặc đê vỡ làm cho dân chúng muôn sầu nghìn thẳm. Em hãy chứng minh ý kiến đó. HẾT TRƯỜNG PTDT NỘI TRÚ HƯỚNG DẪN CHẤM HỌC KÌ II (năm học 2009 – 2010) MÔN: NGỮ VĂN 7 Câu 1: (1,5 điểm) *) Khái niệm về thể loại chèo: - Chèo là loại kịch hát, múa dân gian, kể chuyện, diễn tích bằng hình thức sân khấu và trước kia thường được diễn ở sân đình nên còn được gọi là chèo sân đình. Chèo nảy sinh và được phổbiến rộng rãi ở Bắc Bộ. (0,75 điểm) *) Tên văn bản thuộc thể loại chèo đã học trong chương trình Ngữ văn 7 là: - Quan Âm Thị Kính. (0,25 điểm) Câu 2: - Ý nghĩa của trạng ngữ: Thêm vào câu để xác định thời gian,nơi chốn, nguyên nhân, mục đích cách thức diễn ra sự việc nêu trong câu. (0,5 điểm) - Xác định trạng ngữ trong câu sau: Sớm sớm (0,5 điểm) Câu 3: (8,0 điểm) a) Nội dung: (7 điểm) *) Yêu cầu: - Viết đúng thể loại văn bản chứng minh. - Bài viết phải có dẫn chứng cụ thể trong văn bản Sống chết mặc bay. 1. Mở bài: (0,5 điểm) - Giới thiệu vấn đề cần chứng minh. 2. Thân bài: (6, điểm) - Cần chứng minh được 3 ý cơ bản sau: a) Quan vô trách nhiệm: (2,0 điểm) - Không đốc thúc hộ đê. - Ngồi trong đình chơi bài. b) Quan hống hách: (2, điểm) - Bắt bọn người nhà, lính hầu quan, đứa thì gãi, đứa thì quạt… - Bắt bọn tay chân hầu bài, "không ai dám to tiếng"… - Quát mắng, doạ cách cổ, bỏ tù… c) Quan mải mê chơi bài bạc, bỏ mặc đê vỡ khiến dân chúng khổ cực: (2 điểm) - Ngài mà còn dở ván bài, dù đê vỡ dân trôi, ngài ngồi thây kệ. - Mọi người đều giặt nảy mình, chỉ quan là vẫn điềm nhiên. - Có người bẩm có khi đê vỡ, ngày cau mặt gắt: Mặc kệ! - Khi ngài ù ván bài to "khắp nơi nơi miền đó, nước tràn lênh láng, xoáy thành vực sâu, nhà cửa trôi băng, lúa má ngập hết; kẻ sống không có chỗ ở, kẻ chết không nơi chôn…" 3. Kết bài: (0,5 điểm) - Khẳng định tên quan phụ mẫu là kẻ lòng lang, dạ thú, đáng bị lên án. - Qua đây lên án xã hội phong kiến, quan lại chỉ biết ăn chơi xa đoạ mà không lo lắng đến đời sống của người dân. ĐỀ 4 Câu 1: Trong bài “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” Hồ Chí Minh đã làm sáng tỏ chân lí gì? Hãy đưa ra những dẫn chứng để chứng minh chân lí đó?(3đ) Câu 2: Chép thuộc lòng hai câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất?(1,5đ) Câu 3: Trạng ngữ có thể đứng ở vị trí nào trong câu? Hãy thêm vào trạng ngữ thích hợp cho câu sau: “Tôi sẽ là học sinh giỏi nhất lớp”(2,5đ) Câu 4: Bạn Lan thích chơi hơn học. Em hãy viết một đoạn văn chứng minh cho bạn Lan hiểu việc học là cần thiết.(3đ) ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM: Câu 1: (3đ) - Tác giả đã làm sáng tỏ một chân lí:”Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báo của dân ta”.(1,5đ) - Mọi người đều có lòng nồng nàn yêu nước như: (1,5đ) + Các vị anh hùng dân tộc: Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo…đã đấu tranh để bảo vệ đất nước. + Từ cụ già đến các cháu trẻ thơ. + Từ những kiều bào ở nước ngoài đến nhân dân ở nhiều vùng trên đất nước… Câu 2: (1,5đ) Chép đúng 2 câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất Câu 3: (2,5đ) - Trạng ngữ có thể đứng ở đầu câu, cuối câu hay giữa câu.(1,5đ) - Thêm trạng ngữ: Chọn 1 trong các đáp án sau.(1đ) Học kì này, Học kì tới, năm học này, năm học tới, năm nay, năm tới…. Câu 4: (3đ) - Viết có nội dung, đúng yêu cầu. Chú ý về cách viết câu, lỗi chính tả. - Cần nói được ý: + Chơi có lợi và hại như thế nào? + Lợi ích của việc học. . vấn đề hết sức cần thi t để tạo nên một sức mạnh giúp con người xây dựng cuộc sống tốt đẹp, một đất nước giàu mạnh và văn minh. ĐỀ 3 Câu 1: (1,0 điểm) Cho biết thể loại chèo là gì? Kể tên văn. sân đình. Chèo nảy sinh và được phổbiến rộng rãi ở Bắc Bộ. (0 ,75 điểm) *) Tên văn bản thuộc thể loại chèo đã học trong chương trình Ngữ văn 7 là: - Quan Âm Thị Kính. (0,25 điểm) Câu 2: - Ý nghĩa. Nội dung: (7 điểm) *) Yêu cầu: - Viết đúng thể loại văn bản chứng minh. - Bài viết phải có dẫn chứng cụ thể trong văn bản Sống chết mặc bay. 1. Mở bài: (0,5 điểm) - Giới thi u vấn đề cần chứng

Ngày đăng: 08/07/2014, 17:00

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan