Đề kiểm tra lý thuyết HK II vật lý 10 NC (09-10)

2 307 0
Đề kiểm tra lý thuyết HK II vật lý 10 NC (09-10)

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG THPT NGUYỄN ĐÁNG LỚP: 10 Họ và tên: Thứ ba, ngày 04 tháng 5 năm 2010 KIỂM TRA LÝ THUYẾT ÔN TẬP HK II MÔN VẬT LÝ 10 NÂNG CAO Thời gian làm bài: 20 phút  Mã đề 094 Câu 1: Phát biểu nào sau đây diễn tả định luật Bôi-lơ – Ma-ri-ốt? A. Với một lượng khí xác định thì ta có pV T = hằng số. B. Với một lượng khí có thể tích không đổi thì áp suất p tỉ lệ với nhiệt độ tuyệt đối. C. Với một lượng khí có áp suất không đổi thì thể tích V tỉ lệ với nhiệt độ tuyệt đối. D. Ở nhiệt độ không đổi, tích của áp suất p và thể tích V của một lượng khí xác định là một hằng số. Câu 2: Lực căng bề mặt đặt lên đường giới hạn của bề mặt và vuông góc với nó, có phương tiếp tuyến với bề mặt của khối lỏng và có chiều A. hướng nằm ngang. B. hướng vuông góc với bề mặt khối lỏng gây ra lực căng đó. C. hướng thẳng đứng. D. hướng về phía màng bề mặt khối lỏng gây ra lực căng đó. Câu 3: Động năng của một vật A. là năng lượng do vật chuyển động mà có. B. có thể dương, có thể âm tùy thuộc vào hệ quy chiếu. C. được tính bởi p m.v = r r . D. có giá trị bằng một nửa tích của khối lượng và vận tốc của vật. Câu 4: Phát biểu nào sau đây là sai? A. Cơ năng của một vật chỉ chịu tác dụng của những lực thế luôn được bảo toàn. B. Cơ năng của một vật chỉ chịu tác dụng của những lực thế thì không được bảo toàn. C. Trong quá trình chuyển động, nếu vật chỉ chịu tác dụng của trọng lực, cơ năng của vật không đổi theo thời gian. D. Trong quá trình chuyển động, nếu vật chỉ chịu tác dụng của trọng lực, động năng có thể chuyển thành thế năng và ngược lại. Câu 5: Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Áp suất toàn phần tại mọi điểm trên ống dòng nằm ngang không khi nào bằng nhau. B. Trong một ống dòng nằm ngang, tổng áp suất tĩnh và áp suất động tại một điểm bất kì là một hằng số. C. Trong một ống dòng nằm ngang, hiệu áp suất tĩnh và áp suất động tại một điểm bất kì là một hằng số. D. Trong một ống dòng nằm ngang, tích áp suất tĩnh và áp suất động tại một điểm bất kì là một hằng số. Câu 6: Trong giới hạn đàn hồi, độ biến dạng tỉ đối kéo hay nén của thanh rắn tiết diện đều tỉ lệ A. thuận với ứng suất gây ra nó. B. nghịch với ứng suất gây ra nó. C. thuận với suất đàn hồi của chất làm thanh. D. thuận với tiết diện của thanh. Câu 7: Trong một bình có dung tích V chứa một lượng khí xác định, áp suất của khí trong bình là p, nhiệt độ tuyệt đối là T. Gọi ν là số mol, µ là khối lượng mol của khí và R là hằng số của các khí. Phương trình nào sau đây không đúng? A. m pV RT= µ . B. pV R T = ν . C. pV RT m µ = . D. pV RT = ν . Câu 8: Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Công thực hiện bởi một lực không đổi là đại lượng đo bằng tích độ lớn của lực và độ dời điểm đặt trên phương của lực. B. Công suất là đại lượng có giá trị bằng tích số giữa công A và thời gian t cần để thực hiện công ấy. C. Đơn vị của công suất là jun (J). Trang 1/2 - Mã đề 094 ĐIỂM: D. Công của lực là đại lượng vô hướng và có giá trị đại số. Câu 9: Phát biểu nào sau đây là sai? A. Độ biến thiên động năng của một vật bằng công của ngoại lực tác dụng lên vật. B. Trong hệ SI, đơn vị của động năng, thế năng là jun (J). C. Công của trọng lực bằng độ giảm thế năng trọng trường của vật. D. Động năng của vật tăng gấp đôi nếu vận tốc của vật tăng gấp đôi. Câu 10: Trong một ống dòng, tại nơi có tiết diện 1 S thì tốc độ của chất lỏng là 1 v và tại nơi có tiết diện 2 S thì tốc độ của chất lỏng là 2 v . Hệ thức nào sau đây là đúng? A. 1 2 2 1 v S v S = . B. 1 2 1 2 v v S S = . C. 1 1 2 2 v S v S = . D. 1 1 2 2 v S v S = . Câu 11: Phát biểu nào sau đây diễn tả định luật Gay Luy-xác? A. Ở nhiệt độ không đổi, tích của áp suất p và thể tích V của một lượng khí xác định là một hằng số. B. Với một lượng khí có thể tích không đổi thì áp suất p tỉ lệ với nhiệt độ tuyệt đối của khí. C. Với một lượng khí có áp suất không đổi thì thể tích V tỉ lệ với nhiệt độ tuyệt đối của khí. D. Với một lượng khí xác định thì ta có pV T = hằng số. Câu 12: Phát biểu nào sau đây là sai? A. Vectơ tổng động lượng của hệ kín được bảo toàn. B. Động lượng là một đại lượng vectơ, có cùng hướng với vectơ vận tốc. C. Đơn vị của động lượng trong hệ SI là kg.m/ 2 s . D. Động lượng của một vật chuyển động là đại lượng đo bằng tích của khối lượng và vận tốc của vật. Câu 13: Gọi σ là hệ số căng bề mặt của chất lỏng, ρ là khối lượng riêng của chất lỏng, g là gia tốc trọng trường và d là đường kinh trong của ống mao dẫn. Độ chênh lệch mực chất lỏng do mao dẫn được tính bởi: A. 4d h g = ρ σ . B. 4 h gd σ = ρ . C. h gd σ = ρ . D. 4 h gd ρ = σ . Câu 14: Với a p là áp suất khí quyển ở mặt thoáng ; ρ là khối lượng riêng của chất lỏng và g là gia tốc trọng trường. Áp suất tĩnh của chất lỏng ở độ sâu h so với mặt thoáng được tính bởi A. a p p gh = +ρ . B. a p p gh = −ρ . C. a 1 p p gh 2 = + ρ . D. a 1 p p gh 2 = − ρ . Câu 15: Phát biểu nào sau đây diễn tả định luật Sác-lơ? A. Ở nhiệt độ không đổi, tích của áp suất p và thể tích V của một lượng khí xác định là một hằng số. B. Với một lượng khí có thể tích không đổi thì áp suất p tỉ lệ với nhiệt độ tuyệt đối của khí. C. Với một lượng khí có áp suất không đổi thì thể tích V tỉ lệ với nhiệt độ tuyệt đối của khí. D. Với một lượng khí xác định thì ta có pV T = hằng số. Hết ………… ĐÁP ÁN 1 D 2 D 3 A 4 B 5 B 6 A 7 C 8 D 9 D 10 D 11 C 12 C 13 B 14 A 15 B Trang 2/2 - Mã đề 094 . TRƯỜNG THPT NGUYỄN ĐÁNG LỚP: 10 Họ và tên: Thứ ba, ngày 04 tháng 5 năm 2 010 KIỂM TRA LÝ THUYẾT ÔN TẬP HK II MÔN VẬT LÝ 10 NÂNG CAO Thời gian làm bài: 20 phút  Mã đề 094 Câu 1: Phát biểu nào. dụng lên vật. B. Trong hệ SI, đơn vị của động năng, thế năng là jun (J). C. Công của trọng lực bằng độ giảm thế năng trọng trường của vật. D. Động năng của vật tăng gấp đôi nếu vận tốc của vật tăng. toàn. C. Trong quá trình chuyển động, nếu vật chỉ chịu tác dụng của trọng lực, cơ năng của vật không đổi theo thời gian. D. Trong quá trình chuyển động, nếu vật chỉ chịu tác dụng của trọng lực, động

Ngày đăng: 08/07/2014, 16:00

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan