GỢI Ý MỘT SỐ DẠNG ĐỀ VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

13 13.4K 17
GỢI Ý MỘT SỐ DẠNG ĐỀ VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐỀ 2:Các Mác đã từng nói : “Tình bạn chân chính là viên ngọc quý”. Hãy nêu cách giữ gìn tình bạn.I Mở bài: Giới thiệu câu nói của Mác và việc giữ gìn tình bạn.II Thân bài : 1 Tình bạn là gì? Tại sao Mác lại nói : Tình bạn chân chính là viên ngọc quý?( giải thích) Tình bạn là sự kết thân hòan tòan tự nguyện dựa trên sự hiểu biết về tính tình, sở thích, sự đồng cảm …của nhau trong quá trình học tập, công tác, sinh họat vui chơi…không phân biệt tuổi tác, giới tính, địa vị xã hội…( dc) Tình bạn chân chính là viên ngọc quý bởi có lúc nó mang dáng hình của những viên ngọc giản dị với màu sắc thanh đạm. Nó trong sáng và thánh thiện không nhuốm màu vụ lợi… 2 Vai trò và ý nghĩa của tình bạn ( phân tích, chứng minh, bình luận ) Tình bạn đẹp sẽ tô điểm cho

PHẦN II GỢI Ý MỘT SỐ DẠNG ĐỀ VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI LUYỆN THI TỐT NGHIỆP VÀ THI ĐẠI HỌC @/ĐỀ 1 “Tiếng cười là thuộc tính đẹp nhất của con người”. Anh/chị có suy nghĩ gì về nhận định đó của Mác-ximGooc-ki. I/ Mở bài: Giới thiệu nhận định của M.Gorki về ý nghĩa của tiếng cười. II/ Thân bài : 1/ Tiếng cười là gì? Tại sao M.Gorki lại nói : Tiếng cười là thuộc tính đẹp nhất của con người?( giải thích) - Tiếng cười là một cách biểu hiện tình cảm của con người.Tiếng cười thuộc về bản chất , đặc trưng vốn có của nhân loại. - ‘Tiếng cười là thuộc tính đẹp nhất của con người” bởi : nó chứa đựng những tình cảm đáng trân trọng của con người : niềm hạnh phúc, sự vui mừng và sự sẻ chia, thông cảm…Đồng thời tiếng cười còn mang đến một nguồn sức mạnh to lớn đầy ý nghĩa : khả năng gắn kết người với người, cứu vớt bao mảnh đời buồn tủi, tiếp thêm nghị lực sống cho con người. 2/ Ý nghĩa rút ra từ câu nói của M.Gorki ( Phân tích – bình luận): - M.Gorki thật đúng đắn khi nêu ra nhận định về ý nghĩa của tiếng cười. - Tuy nhiên, tiếng cười chỉ thật sự có ý nghĩa khi nó mang mục đích tốt đẹp, mang hạnh phúc đến cho mọi người, chứ không ẩn chứa đau khổ hay sự thấp hèn, khinh miệt… III/ Kết bài: Lời nhận định của M,Gorki đã nêu lên một quan niệm sống đầy tích cực : lối sống luôn biết mỉm cười chân thành đối với bản thân và người khác. @/ ĐỀ 2: Các Mác đã từng nói : “Tình bạn chân chính là viên ngọc quý”. Hãy nêu cách giữ gìn tình bạn. I/ Mở bài: Giới thiệu câu nói của Mác và việc giữ gìn tình bạn. II/ Thân bài : 1/ Tình bạn là gì? Tại sao Mác lại nói : Tình bạn chân chính là viên ngọc quý? ( giải thích) - Tình bạn là sự kết thân hòan tòan tự nguyện dựa trên sự hiểu biết về tính tình, sở thích, sự đồng cảm …của nhau trong quá trình học tập, công tác, sinh họat vui chơi…không phân biệt tuổi tác, giới tính, địa vị xã hội…( d/c) - Tình bạn chân chính là viên ngọc quý bởi có lúc nó mang dáng hình của những viên ngọc giản dị với màu sắc thanh đạm. Nó trong sáng và thánh thiện không nhuốm màu vụ lợi… 2/ Vai trò và ý nghĩa của tình bạn ( phân tích, chứng minh, bình luận ) - Tình bạn đẹp sẽ tô điểm cho cuộc đời. Nó tồn tại giữa cuộc đời như một nguồn sống, một chỗ dựa , một động lực tinh thần cho con người. - Tình bạn đem đến một tiếng nói tri âm của lòng mình với một chỗ dựa thân tình vững chắc, như một bàn tay giúp đỡ chia sẻ trong cuộc sống . “ Tình bạn chân chính làm niềm vui tăng lên gấp đôi và nỗi buồn khổ giảm đi một nửa” ( Ba Cơn). - Cuộc sống sẽ có ý nghĩa biết bao khi có một người bạn hiểu mình, sẻ chia niềm vui và nỗi buồn cùng mình trong nhịp sống hối hả… - Trong thực tế, có không ít người nghĩ rằng sẽ không cần đến tình bạn; rằng sẽ luôn tự vượt qua khó khăn gian khổ một mình…nhưng cũng có lúc học thấy cô đơn, lẻ loi khi không có một người bạn tốt. 3 /Điều kiện để giữ được một tình bạn tốt : - Phải chân thành… - Thẳng thắn … - Biết tha thứ… - Biết vượt qua lòng tự ái và tôn trọng lẫn nhau. III/ Kết bài : Tình bạn là vô cùng quý giá. Mỗi người cần dùng tấm lòng để giữ gìn và bảo vệ nó… @/ ĐỀ 3 Trong thư gửi thầy hiệu trưởng trường con trai theo học, ngài A.Lincoin, vị tổng thống thứ 16 của nước Mỹ, đã viết: “Xin hãy giúp cháu nhìn thấy thế giới kì diệu của sách… nhưng cũng cho cháu có đủ thời gian để lặng lẽ suy tư về sự bí ẩn muôn thuở của cuộc sống : đàn chim tung cánh bay trên bầu trời , đàn ong bay lượn trong ánh nắng và những bông hoa nở ngát bên đồi xanh”. Ý kiến của anh/chị về lời đề nghị của tổng thống A.Lincoin. I/ Mở bài: Giới thiệu lời đề nghị của A.Lincoin . Đây là vấn đề mang tính thời sự của thế giới… II/ Thân bài: 1/ Nội dung và ý nghĩa từ lời đề nghị của A.Lincoin ( giải thích, phân tích). - Nội dung lời đề nghị của A.Lincoin với nhà trường là dạy cho học sinh : + Biết thu nhận kiến thức từ sách vở. + Đặc biệt, cần dạy cho các em phải biết tự mình khám phá ý nghĩa của cuộc sống. - Ýnghĩa của lời đề nghị : Vị tổng thống Mỹ đã bày tỏ quan điểm của mình về cách dạy, cách học trong nhà trường. Qua đó đề cập đến một vấn đề thời sự của thế giới : phương pháp giáo dục tích cực, lấy tự học của người học làm trung tâm. 2/ Suy nghĩ của bản thân về lời đề nghị của A.Lincoin ( bình luận): - Lời đề nghị cũng là quan điểm giáo dục của A.Lincoin đến nay vẫn còn nguyên giá trị .Bởi lẽ : + Không phủ vai trò quan trọng của kiến thức sách vở , ở đó có cả một “thế giới kỳ diệu”. + Nhưbg kiến thức cuộc sống cũng quan trọng không kém. + Vai trò của tự học, tự chiêm nghiệm, “lặng lẽ suy tư” là rất lớn. 3/ Rút ra bài học cho bản thân : - Cần phải biết học trong sách vở và học từ cuộc sống. - Nhưng cũng cần học bằng cách tiếp nhận kiến thức bằng phương pháp tự học, tự khám phá. III/ Kết bài : - Lời đề nghị của A.Lincoin thể hiện quan niệm tiến bộ về giáo dục mà cụ thể là phương pháp giáo dục hiện đại. - Từ lời đề nghị ấy, ta rút ra được bài học bổ ích , có ý nghĩa về mục đích và cách thức học tập cho bản thân và cho mọi nguời. @/ Đề 4 HIV/AIDS và tuổi trẻ Việt Nam I/ Mở bài : Nêu nội dung vấn đề cần nghị luận. II/ Thân bài : 1/ HIV/AIDS là gì ? - Khái niệm về HIV. - Khái niệm về AIDS. 2/ Thực trạng và nguyên nhân dẫn đến đại dịch này ở Việt Nam và trên thế giới. a. Thực trạng: - Trên thế giới. - Ở Việt Nam ( đặc biệt là giới trẻ). b. Nguyên nhân: - Do nhận thức – ý thức. - Do chủ quan – Khách quan 3/ Hậu quả và tác hại của căn bênh. - Về sức khỏe. - Về tính mạng của con người. - Về đạo đức, nhân cách. => thảm họa chung. 4/ Giải pháp phòng chống. III/ Kết bài : - Nhấn mạnh tác hại của HIV/AIDS đối với tuổi trẻ và đối với xã hội. - Lời cảnh tỉnh cho giới trẻ trong cách sống và thái độ sống . @/ Đề 5 Suy nghĩ của anh / chị về sự đồng cảm, sẻ chia. I/ Mở bài : - Xã hội phát triển, nhiều người tôn thờ quan niệm “mạnh ai nấy lo”; “ phải ai tai nấy”. - Nhưng bên cạnh đó không ít người cũng đang lắng mình để nhìn quanh, đồng cảm và sẻ chia với những đồng bào cón thiếu thốn của mình, để phát huy những nét đẹp truyền thống “ lá lành đùm lá rách”… của nhân dân ta. II/ Thân bài : 1/ Khái niệm về sự đống cảm , sẻ chia: ( giải thích) - Trước hết, có thể hiểu đồng cảm là biết rung cảm trước trước những vui buồn của người khác; hiểu và cảm thông với những gì đang diễn ra xung quanh mình. Biết đặt mình vào hòan cảnh của người khác để nhìn nhận vấn đề  thể hiện thái độ quan tâm của mình . - Từ đồng cảm, con tim ta mách bảo chúng ta phải biết sẻ chia .Đó là cách cùng người khác san sẻ niềm vui , nỗi buồn ; sẵn sàng có mặt khi người khác cần mình. Không vô cảm, thờ ơ trước nỗi đau của người khác cũng như không ganh ghét , đố kị , nhạo báng vinh quang và niềm vui của họ. 2/ Những biểu hiện về sự đồng cảm sẻ chia trong xã hội hôm nay: - Trong gia đình … - Trong trường học… - Ngoài xã hội… 3/Cách đồng cảm và sẻ chia : 4/ Vai trò và ý nghĩa của sự đồng cảm và sẻ chia. III/ Kết bài : - Đồng cảm và sẻ chia là hai nét đẹp truyền thống của người Việt Nam. - Khẳng định sự cần thiết của đồng cảm và sẻ chia trong cuộc sống mỗi người và xã hội. @/ ĐỀ 6 Suy nghĩ của anh chị về bệnh vô cảm trong đời sống xã hội hiện nay. I/ Mở bài : Nêu vấn đề nghị luận. - Xã hội đang dần tiến bộ theo từng giây , từng phút kéo theo sự bận rộn , hối hả của nhịp sống con người. - Trong hòan cảnh ấy,bên cạnh những người sống tốt, biết nghĩ đến người khác , vẫn còn có những kẻ vô cảm trước những buồn vui, đau khổ hay khó khăn… của cộng đồng.  Đó là một thực trạng mà mỗi người chúng ta cần suy nghĩ … II/ Thân bài : 1/ Bệnh vô cảm là gì? ( giải thích) - Là trạng thái cảm xúc và thái độ ý thức của một người hay một nhóm người được thể hiện ở : sự thơ ơ, dửng dưng , không biết quan tâm đến chính mình và người khác và những gì diễn ra xung quanh mình 2/ Thực trạng và nguyên nhân của căn bệnh vô cảm ( phân tích và chứng minh) - Bệnh vô cảm có mặt và chung sống với con người từ rất lâu và đang càng ngày càng có sức lây lan rộng lớn trên quy mô tòan xã hội. - Nó xuất hiện ở mọi lứa tuổi; mọi nơi ( từ bản thân từng người đến gia đình , nhà trường, xã hội…) (d/c) 3/ Tác hại và hậu quả ( Bình luận). - Với cá nhân từng người : Bệnh vô cảm làm chai sạn trái tim của con người ( không biết buồn ,vui hạnh phúc hay đau khổ trước những thành công hay thất bại … của bản thân) > không còn lòng tự trọng. - Với gia đình , xã hội : Nó làm suy thoái đạo đức của cá nhân hay một tập thể  đẩy đất nước đến sự tụt hậu.(Thậm chí, sự vô cảm còn dẫn đến chết người ( d/c)…) 4/ Giải pháp khắc phục . - Với mỗi người. - Với gia đình - Với nhà trường - Với xã hội III/ Kết bài : - Tình thương là cái quý giá của con người. - Bệnh vô cảm đã làm mất đi phẩm chất ấy. - Chống lại bệnh vô cảm sẽ làm cho cuộc đời có ý nghĩa. @/ ĐỀ 7 Sống là không chờ đợi I/ Mở bài : Một cuộc sống với thực tại và sống không chờ đợi đang là một phương pháp sống đầy tích cực và chủ động của mỗi người mà đặc biệt của thế hệ trẻ trong xã hội hiện đại và văn minh. II/ Thân bài : 1/ Vậy,thế nào là sống không chờ đợi ? ( giải thích) - Là sống không thụ động, không dậm chân tại chỗ, không để ngày tháng trôi qua lãng phí, không dựa dẫm, trông chờ vào người khác - Không ảo tưởng và đắm mình vào quá khứ, sống với hiện tại trước mắt và không ỉ lại…  Đó là bản chất của cuộc sống hiện đại. 2/ Thực trạng về lối sống của thế hệ trẻ hiện nay: thể hiện ở hai xu hướng( phân tích- chứng minh,bình luận) a. Thực trạng: - Năng động, cầu tiến , có trách nhiệm … tích cực - Sống vội, sống gấp, sống thực dụng , sống ươn hèn, ỉ lại… tiêu cực. b. Nguyên nhân: - Phụ thuộc vào trình độ nhận thức và ý thức của từng người. - Do giáo dục của gia đình. - Do tác động của xã hội. c.Hậu quả của lối sống ươn hèn, ỉ lại: - Sống không mơ ước  dễ trì trệ , lạc hậu, tự đánh mất tương lai và thậm chí rơi vào bi kịch. 3/ Quan niệm sống đúng đắn của bản thân: - Biết không ngừng phấn đấu học tập và làm việc để xây dựng tương lai vững chắc. - Biết sống năng động, sáng tạo và tận dụng thời gian một cách có ích. - Không thỏa mãn những gì đã có và không sống trong tưởng tượng. III/ Kết bài : - Sống không chờ đợi là một lối sống tích cực cần được phát huy. - Tùy vào hòan cảnh, điều kiện để tự xây dựng cho mình một quan điểm, một lối sống tích cực cho phù hợp với bản thân. - Phải biết kiên trì và nhẫn nại để đi đến thành công. @/ Đề 8 “Văn hóa chính là cái còn lại khi người ta quên hết, chính là cái còn thiếu khi người ta đã học được đủ cả” (Edouard Herriot) I/ Mở bài : - Nêu vai trò to lớn của văn hóa trong đời sống con người. - Giới thiệu câu nói của Herriot . II/ Thân bài : 1/ Khái niệm về văn hóa : - Theo từ điển Hán- Việt , “văn” là vẻ đẹp , “hóa” là biến đổi theo chiều hướng tốt hơn. - “Văn hóa” là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất,tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua lao động thực tiễn trong sự tương tác của môi trường tự nhiên và xã hội của mình” ( Trần Ngọc Thêm).Theo đó, văn hóa bao hàm hai giá trị chính : + Văn hóa vật chất ( vật thể ) + Văn hóa tinh thần ( phi vật thể) . 2/ “Văn hóa chính là cái còn lại khi người ta quên hết”: - Khẳng định giá trị và chức năng của văn hóa , cả văn hóa tri thức lẫn văn hóa tinh thần.Văn hóa có sức bền vững , lan tỏa , trường tồn lâu dài và bền bỉ qua thời gian.Nó luôn là điều cốt lõi trong trong trí óc và suy nghĩ của con người. (d/c) - Văn hóa là yếu tố đầu tiên, cơ bản và tối quan trọng trong việc hình thành nên phương diện tinh thần của con người, là thứ duy nhất ở lại với con người trên bước đường tương lai. ( d/c) - Con người có thể đánh mất nhiều thứ nhưng còn văn hóa thì vẫn còn hi vọng . Có văn hóa, con người có thể dễ dàng tìm lại những thứ đã đánh mất, nhưng nếu mất luôn văn hóa thì có nghĩa là mất hết. 3/ Văn hóa chính là cái còn thiếu khi người ta đã học đủ cả”: - Cho dù người ta được học rất nhiều điều trong cuộc sống, nhưng vốn văn hóa tri thức và tinh thần của nhân loại luôn là điều con người thiếu hụt và chắc chắn là không bao gìơ học hết được. - Trong thực tế, có những người có trình độ cao chưa hẳn là những người có văn hóa.  Nhắc nhở con người về hành trình hòan thiện văn hóa cũng là cách hòan thiện về nhân cách của mình. 4/ Ý nghĩa của câu nói : - Khẳng định giá trị to lớn và vai trò của văn hóa trong tiến trình phát triển của nhân loại. - Đặt ra những suy nghĩ mới về cách học tập và rèn luyện .Bác bỏ quan niệm trau dồi văn hóa một cách thụ động, khô khan và khẳng định quan niệm chủ động học tập và rèn luyện văn hóa.  Nhiệm vụ đặt ra cho mỗi người, đặc biệt là với những ai còn ngồi trên ghế nhà trường là : học tập và rèn luyện không ngừng để nâng cao trình độ học vấn và hòan thiện nhân cách.Có thể học trong sách vở, nhưng không đánh mất sự chủ động tích cực của người học. III/ Kết bài : - Đánh giá một con người thông qua trình độ văn hóa của họ  người có văn hóa là người có tri thức và nhân cách. - Bản thân mỗi người phải tìm ra cho mình một cách học tập để trau dồi và tích lũy vốn văn hóa cho riêng mình và cho xã hội. @/ Đề 9 Bản sắc văn hóa Việt Nam. I/ Mở bài : - Có thể nói : văn hóa của nhân loại là những giá trị của đời sống tồn tại và phát triển theo thời gian. - Do thời điểm ra đời và điều kiện phát triển khác nhau, nên mỗi dân tộc có một bản sắc văn hóa riêng của mình. II/ Thân bài: 1/ Vậy , trước hết, ta hiểu “văn hóa”là gì” và thế nào là “bản sắc văn hóa”?: - Văn hóa là những giá trị vật chất , giá trị tinh thần do con người sáng tạo trong quá trình lịch sử. - Bản sắc văn hóa là những màu sắc , tính chất văn hóa riêng tạo thành đặc điểm chính của một nền văn hóa. 2/Bản sắc văn hóa Việt Nam : a. Qúa trình hình thành : - Bắt đầu cách đây bốn nghìn năm khi người Việt cổ biết sống theo gia đình, biết chăn nuôi, trồng trọt và chế tạo và chế tạo đồ gia dụng. - Biết là đồ gốm, làm đồ trang sức, chăm lo đời sống tinh thần vật chất của bản thân và cộng đồng. - Xuất hiện hững vùng miền văn hóa Đông Sơn, Sa Huỳnh. b. Nét riêng trong văn hóa người Việt : - Đa dân tộc mỗi dân tộc có một nét đặc thù văn hóa riêng. - Có nền văn minh lúa nước từ lâu đời. - Có ngôn ngữ riêng : chữ Nôm, chữ Quốc ngữ. - Có nền văn hóa dân gian và văn hóa thành văn phong phú và đa dạng. - Có sự phân hóa về văn hóa ở mỗi vùng miền. - Có sự tiếp thu một cách sáng tạo và có chọn lọc những tinh hoa văn hóa nước ngoài. => Tất cả những điều đó đã góp phần hình thành và tạo nên bản sắc văn hóa của dân tộc Việt. 3/ Sự hòa nhập văn hóa Việt trong thời đại kinh tế thị trường : + Tích cực quảng bá hình ảnh Việt Nam với thế giới.(d/c) + Tiếp thu không ngừng tinh hoa văn hóa các dân tộc trên thế giới. + Tiếp biến có chọn lọc , không làm mất đi bản sắc văn hóa dân tộc Việt. III/ Kết bài : - Khẳng định sự đa dạng và phong phú của văn hóa Việt Nam. - Đề ra phương pháp bảo vệ bản sắc văn hóa của dân tộc ta. + Bảo vệ các di sản , di tích văn hóa vật thể và phi vật thể. + Tiếp tục tiếp thu văn hóa nhân loại và phát triển văn hóa bản địa. @/ Đề 10 Nói về giá trị của sách, Gherans đã từng nói : “Tôi đọc sách không những để mở mang trí tuệ mà còn để nâng cao tâm hồn”. Anh/ chị hiểu ý kiến trên như thế nào? I/ Mở bài: - Puskin từng nói: “Đọc sách là cách học tốt nhất”. - E-Bur-ke cũng đã nói : “ Đọc cuốn sách hay cũng như được trò chuyện với người thông minh”. - Đọc sách là chúng ta vừa được học vừa được trò chuyện với người thông minh.Bởi vậy, mà Ghêrans đã nói : “ Đọc sách không những để mở mang trì tuệ mà còn để nâng cao tâm hồn”. II/ Thân bài: 1/ Sách là gì? ( giải thích) - Sách là sản phẩm tinh thần của con người . - Sách là kho tàng tri thức vô tận của nhân loại. 2/ Vai trò và tác dụng của việc đọc sách:( phân tích , chứng minh). a/ Đọc sách giúp mở mang trí tuệ : - Sách cung cấp nguồn tri thức khổng lồ được đúc kết từ nhiều phương diện … nên đọc sách giúp ta mở rộng, nâng cao tầm hiểu biết của mỗi người tên nhiều lĩnh vực. b/ Đọc sách còn giúp nâng cao tâm hồn: - Sách chuyên môn ( sách giáo khoa, sách tham khảo…) giúp tữ tin để vượt qua những gì mình cần phải làm trong cuộc sống. - Sách về các lĩnh vực xã hội, cuộc sống …giúp ta nhìn thấu cuộc đời, làm chủ được mình trước cuộc đời. - Sách về các lĩnh vực văn hóa , địa lý, lịch sử giúp ta tìm thấy những điều tốt đẹp của cuộc đời, nuôi dưỡng ước mơ… - Đọc sách còn để đáp ứng nhu cầu giải trí lành mạnh cho mọi người. 3/ Thực trạng của việc đọc sách hiện nay ( bình lụân) a. Phê phán hiện tượng lười đọc sách  hình thành thói quen đọc sáchmột cách khoa học, có hiệu quả. b. Phê phán việc đọc sách thiếu lựa chọn  Phải biết lựa chọn sách để đọc, thể hiện văn hóa đọc . III/ Kết bài : - Sách là kho tàng tri thức có giá trị bền vững. - Câu nói của Ghêrans có ý nghĩa khẳng định vai trò và tác dụng của sách và việc đọc sách cho mỗi người. - Hãy tận dụng thời gian và sức lực của mình vào việc đọc sách khi chưa quá muộn. @/ Đề 11 Quan hệ giữa tiền bạc và hạnh phúc . Hãy viết một bài văn khỏang 600 từ thể hiện quan niệm của anh/chị về vấn đề trên. I/ Mở bài : -Tiền bạc và hạnh phúc là hai thứ quan trọng trong cuộc sống , nó đem lại cho con người sự ấm êm, no đủ.Tiền có thể mua được nhiều thứ nhưng không thể mua được hạnh phúc. Còn hạnh phúc là cái đích mà con người hướng tới một phần dựa vào phương tiện đồng tiền. II/ Thân bài : 1/ Khái niệm về tiền và hạnh phúc: ( giải thích) - Tiền là một khái niệm thuộc về phương diện vật chất… - Hạnh phúc là một khái niệm thuộc về phương diện tinh thần… 2/ Các quan niệm khác nhau về quan hệ giữa tiền bạc và hạnh phúc: a/Quan niệm cực đoan ( bác bỏ, bình luận) - Quan niệm 1: coi tiền bạc là tất cả , là mục đích của mọi hành vi và lẽ sống  dẫn đến hành vi kiếm tiền bằng mọi giá , mọi thủ đọan…dẫn đế vi phạm pháp luật nhà nước. - Quan niệm 2 : coi thường tiền bạc  không tu chí làm ăn, hoang phí trong sử dụng tiền bạc => Cả hai quan niệm này đều cực đoan, sai lầm. b/ Quan niệm đúng đắn: - Tiền bạc tự nó không đem lại hạnh phúc hay bất hạnh. Tất cả đều tùy thuộc vào cách kiếm tiền và mục đích sử dụng đồng tiền của từng người. - Tiền chỉ đem lại hạnh phúc cho người nào biết gắn hạnh phúc của bản thân với hạnh phúc của gia đình, cộng đồng ; biết vun đắp cho quyền lợi của bản thân nhưng cũng không làm thiệt hại và còn đem đến quyền lợi cho mọi người… III/ Kết bài : - Tiền và hạnh phúc có mối quan hệ tuy không hòan tòan gắn bó với nhau nhưng lại cũng không phủ nhận nhau.Bởi lẽ : có lúc đồng tiền trong sạch sẽ là một yếu tố, phương tiện giúp làm tăng thêm hạnh phúc. - Mỗi chúng ta cần nỗ lực để có được những đồng tiền thật sự có ý nghĩa từ bàn tay, khối óc của mình để làm giàu cho bản thân, cho gia đình và cho xã hội .Lúc ấy ta sẽ thật hạnh phúc biết bao. @/ Đề 12 Điều đáng quý nhất trong cuộc sống I/ Mở bài : - Cuộc sống thật nhiều điều đáng quý. - Nhưng có thể nói : điều quý nhất trên cuộc đời chính là tình yêu và lòng nhân ái. II/ Thân bài : 1/ Tình yêu : - Là tình cảm cao đẹp của nhân loại. - Tình yêu có thể được hình thành , tồn taị dựa trên nhiều mối quan hệ khác nhau. 2/ Các phương diện khác nhau của tình yêu: - Ở mỗi phương diện ( tình yêu quê hương, đất nước; tình yêu với người thân trong gia đình; tình yêu đôi lứa, tình yêu đồng loại…) tình yêu lại mang một dáng vẻ riêng. + Tình yêu quê hương đất nước là thứ tình cảm có tính cội nguồn cho mọi thứ tình yêu khác … nó thiêng liêng, tha thiết . + Tình yêu với đồng loại thường đi cùng với lòng nhân ái , thể hiện sự quan tâm, đồng cảm, chia sẻ, giúp đỡ…với những người có hòan cảnh bất hạnh. + Tình yêu với người thân trong gia đình ( tình mẫu tử, tình phụ tử, tình anh em…) thường thể hiện ở sự hy sinh. + Tình yêu đôi lứa thường gắn liền với sự nhớ nhung, chia sẻ, đem lại hạnh phúc cho cả người yêu lẫn người được yêu. III/ Kết bài : - Tình yêu là quý giá. - Cần nâng niu , trân trọng và làm giàu nó lên bằng chính tấm lòng và nghĩa cử cao đẹp của mỗi người. @/ Đề 13 “ Nếu không có mục đích, anh không làm được gì cả. Anh cũng không làm được cái gì vĩ đại nếu mục đích tầm thường” ( Điđơrô ) I/ Mở bài : - Mục đích là một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của mổĩ người trong cuộc đời. - Bàn về vấn đề mục đích trong cuộc sống, nhà văn Pháp Điđơrô đã từng nói : “Nếu không có mục đích… tầm thường”. II/ Thân bài : 1/ Mục đích là gì? - Là yêu cầu đặt ra trước khi thực hiện một công việc và ta phải phấn đấu để đạt được yêu cầu đó. - Mục đích chính là kết quả của hành động, là kim chỉ nam hướng con người thực hiện công việc đã đặt ra. 2/ Con người phải sống và làm việc có mục đích vì : - Có mục đích mới có động lực thúc đẩy để chúng ta làm việc có hiệu quả. - Có mục đích mới giúp chúng ta hứng thú trong công việc, giúp cho con người có thêm niềm tin, hy vọng để phấn đấu thực hiện công việc đã đặt ra . - Nếu không có mục đích , con người trở nên thụ động , bạc nhược, thiếu niềm tin vào công việc; không có ý chí phấn đấu… cuộc sống sẽ mất hết ý nghĩa và không thành công ở bất cứ lĩnh vực nào. 3/Mục đích tầm thường không làm nên điều vĩ đại: - Mục đích tầm thường : Là kết quả của mục đích đó chỉ tạo ra lợi ích cá nhân, vị kỷ.Người sống và thực hiện mục đích tầm thường chỉ là người tầm thường ích kỷ, không có lợi cho xã hội, cho cộng đồng. - Hậu quả của mục đích tầm thường sẽ làm cho nhận thức và hành động của con người trở nên nhỏ bé, thiển cận, thậm chí bất chấp thủ đọan và hủy hoại nhân cách .Điều đó không thể làm nên điều gì vĩ đại . III/ Kết bài : - Con người cần sống và làm việc có mục đích, như thế sẽ đem lại hiệu quả trong công việc, cuộc sống vì thế mà có ý nghĩa hơn. - Mục đích sống tốt không những đem lại lợi ích cho chính bản thân mà ch cả xã hội. @/ Đề 14 Bệnh thành tích Một căn bệnh gây tác hại không nhỏ đối với sự phát triển của xã hội ta hiện nay. I/ Mở bài : - Đất nước ta đang trên đà phát triển nhưng vẫn còn nhiều mặt tiêu cực. - Một trong những mặt tiêu cực ấy là “Bệnh thành tích” - một căn bệnh nguy hiểm cần phải được giải quyết triệt để. II/ Thân bài : 1/ Thành tích là gì?Vì sao thành tích lại được xem là một căn bệnh? - Thành tích : là những kết quả được đánh giá tốt, là caí mà người ta đặt ra làm mục tiêu để vươn tới về bản chất là tốt . - Thành tích chỉ được xem là “bệnh” khi nó bị biến dạng để biến nhận thức và hành động của một người, một tập thể, một xã hội rơi vào tình trạng ảo tưởng để mưu cầu quyền lợi , hư danh một cách thấp hèn, vị kỷ…- từ đó nó chẳng khác nào là một căn bệnh âm ỉ, lây lan trong xã hội. 2/ Những biểu hiện và nguyên nhân của căn bệnh thành tích hiện nay: - Những biểu hiện. - Nguyên nhân : + Nguyên nhân chủ quan. + Nguyên nhân khách quan. 3/ Hậu quả và tác hại của căn bệnh : - Tác hại - Hậu quả : 4/ Biện pháp để “chữa trị” căn bệnh thành tích. - Giáo dục về nhận thức và ý thức cho mọi người bằng việc đi vào đánh giá thành tích thật. - Nhà nước và mỗi ngành, mỗi địa phương cần kiểm tra , theo dõi chất lượng và hiệu quả công việc của mỗi cá nhân và tập thể một cách sát sao, có trách nhiệm III/ Kết bài: - Bài học rút ra cho bản thân và cho mọi người. @/ Đề 15 Trong bài thơ “ Một khúc ca xuân” ( 12/1977), Tố Hữu có viết: [...]... Cuộc sống có ước mơ, hoài bảo, lí tưởng luôn đem lại cho con người một ý nghĩa sống tích cực Thế nhưng không phải ai cũng xác định lí tưởng, ước mơ của mình - Trả lời đúng câu hỏi của Tố Hữu “Ôi! Sống đẹp là thế nào hỡi bạn?” cũng có nghĩa là chúng ta đã xác định đúng “lối sống đẹp” cho mình II Thân bài: a Giải thích “sống đẹp” là sống như thế nào? b Phân tích các khía cạnh biểu hiện của sống đẹp: Để sống... rèn luyện để sống đẹp; phê phán lối sống ích kỉ, vô trách nhiệm, thiếu ý chí, nghị lực,…) III/Kết bài: - Khẳng định ý nghĩa của cách sống đẹp: Sống đẹp là một chuẩn mực cao nhất trong nhân cách con người.Câu thơ của Tố Hữu có tác dụng gợi mở, nhắc nhở chung cho mọi người, nhất là thế hệ trẻ ngày nay - Rút ra bài học cho bản thân Đề 18: Anh (chị) có suy nghĩ gì về hiện tượng “nghiện” ka-ra-ô-kê và in-tơ-nét... Sống có lý tưởng, có mục đích tốt đẹp.( d/c) + Không ngừng hòan thiện nhân cách, đạo đức (d/c) + Biết gắn bó, san sẻ và hy sinh bằng hành động thiết thực, có ý nghĩa.( d/c) => Con người thật đẹp khi biết sống đạo nghĩa và cống hiến cho cuộc đời 2/ Ý nghĩa của bài thơ : Là lời giáo huấn, lời nhắc nhở tâm huyết của nhà thơ gửi đến tất cả mọi người, đặc biệt là thế hệ trẻ Là lời tuyên ngôn về một lẽ sống... con người “không thể bị đánh bại” về ý chí, nghị lực, khao khát.Câu nói khẳng định niềm tin vào sức mạnh, ý chí và khả năng tồn tại của con người trong bất lỳ hòan cảnh nào 2/ Ý nghĩa của vấn đề được thể hiện trong suy nghĩ của Xan-ti-a-gô : ( pt, cm,bl) - Trong cuộc sống, con người phải đối diện với nhiều thử thách, có khi rất nghiệt ngã.Nếu thiếu niềm tin, không có ý chí thì người ta dễ buông xuôi,... thân, tin vào khả năng và sức sống bất diệt của con người thì sẽ vươn lên, quyết tâm vượt qua thử thách Vd: + Lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta … ( nêu dẫn chứng) + Thục tế đời sống lao động của nhân dân ta …(nêu dẫn chứng cụ thể) III/ Kết bài : Bài học rút ra từ vấn đề bàn luận : - Phải có nghị lực và niềm tin… - Phải có niềm kiêu hãnh bằng sự quyết tâm của con người Đề 17: Anh (chị) hãy trả lời... không có trả Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình” Anh/ chị hãy phát biểu ý kiến của mình về quan niệm sống đẹp được thể hiện qua đọan thơ trên I/ Mở bài: Con người sinh ra được “vay mượn” từ tạo hóa, từ cha mẹ, từ mọi người xung quanh Vì vậy , để nói về lẽ - vay trả ở đời, Tố Hữu đã viết : “ Là con chím……………………… …………………………………………… …………………………………… Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình” ( “ Một khúc ca xuân”)... đích sống) đúng đắn, cao đẹp - Tâm hồn, tình cảm lành mạnh nhân hậu - Trí tuệ (kiến thức) mỗi ngày thêm mở rộng, sang suốt - Hành động tích cực, lương thiện - Với thanh niên, học sinh, muốn trở thành người “sống đẹp”, cần thường xuyên học tập và rèn luyện để từng bước hoàn thiện nhân cách c Chứng minh bình luận: nêu những tầm gương người tốt, bàn cách thức rèn luyện để sống đẹp; phê phán lối sống ích... lẽ sống đẹp : Sống là cho vì đó là hạnh phúc hạnh phúc khi được cống hiến cho cuộc đời III/ Kết bài : Phải biết cống hiến.Liên hệ về quan niệm nhân sinh tích cực của bản thân - * Đề 16 Trong tiểu thuyết “Ông già và biển cả” của Hêminh-uê, ông Xan-ti-agô nghĩ : “Con người có thể bị hủy diệt nhưng không thể bị đánh bại” Anh /chị hãy viết một bài văn ngắn, trình bày ý kiến của mình... về suy nghĩ trên DÀN Ý : I/Mở baì : - Trong tiểu thuyết “Ông già và biển cả” của Hêminh-uê, ông Xan-ti-a-gô nghĩ : “Con người có thể bị hủy diệt nhưng không thể bị đánh bại” - Phải chăng, suy nghĩ của Xan- ti-a-gô muốn khẳng định : Con người trong bất cứ hòan cảnh nào, bằng ý chí và nghị lực của mình cũng có thể chiến thắng trên hành trình thực hiện ước mơ của mình II/Thân bài: 1 /Ý nghĩa chứa đựng trong... hình ảnh con chim, chiếc lá để minh họa cho lí tưởng “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”: + Con chim được tạo hóa ban cho giọng hót  hót làm vui thiên nhiên, vui cuộc đời + Chiếc lá được thừa hưởng ánh nắng ban mai và khí trời … lá phải xanh tươi tô đẹp cho cuộc sống => Thiên nhiên thật đẹp, thật ý nghĩa khi nó được làm đẹp, làm vui cho cuộc sống - Con người cũng vậy , từ lúc sinh ra, lớn lên đã . chia trong cuộc sống mỗi người và xã hội. @/ ĐỀ 6 Suy nghĩ của anh chị về bệnh vô cảm trong đời sống xã hội hiện nay. I/ Mở bài : Nêu vấn đề nghị luận. - Xã hội đang dần tiến bộ theo từng giây. nhạo báng vinh quang và niềm vui của họ. 2/ Những biểu hiện về sự đồng cảm sẻ chia trong xã hội hôm nay: - Trong gia đình … - Trong trường học… - Ngoài xã hội 3/Cách đồng cảm và sẻ chia : 4/ Vai. rộng lớn trên quy mô tòan xã hội. - Nó xuất hiện ở mọi lứa tuổi; mọi nơi ( từ bản thân từng người đến gia đình , nhà trường, xã hội ) (d/c) 3/ Tác hại và hậu quả ( Bình luận) . - Với cá nhân từng

Ngày đăng: 08/07/2014, 15:49

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan