Bí quyết giữ lửa của phụ nữ Việt Nam hiện đại ppsx

10 372 0
Bí quyết giữ lửa của phụ nữ Việt Nam hiện đại ppsx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Bí quyết giữ lửa của phụ nữ Việt Nam hiện đại Công – dung – ngôn – hạnh, đó là những phẩm giá được xem là chân lý trói buộc người phụ nữ Việt Nam qua nhiều thế hệ, ăn sâu vào từng nếp nghĩ, lối sống và cả tâm hồn, nhưng cùng với nó, người phụ nữ Việt thực sự đẹp vẹn toàn và bền bỉ theo thời gian, bất chấp những đổi thay của quan niệm xã hội. Gia đình hòa thuận, yên ấm nhờ phần lớn vào sự vun vén khéo léo của người vợ. Bên cạnh những phẩm chất truyền thống và thiên chức làm vợ làm mẹ, người phụ nữ cũng mặc nhiên được giao trọng trách gìn giữ ngọn lửa hạnh phúc cho tổ ấm của mình. Nếu như người phụ nữ xưa bằng sự mềm yếu, rất âm thầm, lặng lẽ nhưng lại vô cùng dẻo dai, độ lượng và bao dung, họ đã níu giữ gia đình rất bền chặt; thì phụ nữ ngày nay lại rất hiện đại, trẻ trung, sáng đến công sở cùng chồng, chiều tối mới trở về tổ ấm, họ cũng có một cuộc sống của riêng mình, những sở thích của riêng mình và chỗ đứng của riêng mình, vậy họ “buộc” gia đình như thế nào? Hãy lắng nghe những chia sẻ từ họ nhé! Cùng thấu hiểu luật tâm lý Kết hôn đã được 2 năm, sau 6 năm tìm hiểu và yêu đương, chị Bảo Trân (27 tuổi, TP. HCM) rất hãnh diện và hạnh phúc mỗi khi nói về tổ ấm nhỏ của mình. Chị chia sẻ, chuyện một người đàn ông và một người đàn bà quyết định cùng chung vai xây tổ ấm rất hệ trọng, bởi đó là sự kết hợp của hai thái cực khác biệt, cả về suy nghĩ và cách sống. Làm sao để dung hòa được điều ấy chính là chìa khóa mở cửa cho hạnh phúc bền lâu. Và đó cũng chính là bí quyết mà chị đã học được trong bài học giáo lý trước khi cưới, 5 luật tâm lý của đàn ông và đàn bà trong đời sống vợ chồng. Theo chị, chỉ cần thấu hiểu và nắm bắt được 5 luật này, ắt hẳn gia đình bạn sẽ rất thuận hòa, tránh được những phiền muộn cho nhau. Chị chia sẻ cụ thể: 1. Luật ưu tiên: Nơi người đàn ông thể xác ưu tiên, nơi người phụ nữ trái tim ưu tiên. (Với đàn ông, thể xác là ưu tiên, còn phụ nữ là trái tim). 2. Luật phân cách: Nơi phụ nữ, trái tim chỉ có 1 ngăn, nơi đàn ông, trái tim có bốn ngăn. (Đàn ông thì có gia đình, công việc, bạn bè, sở thích, còn phụ nữ tim chỉ có một ngăn dành cho chồng và con, thành ra là vợ cũng đừng buồn vì sao chồng mình lúc nào cũng công việc, cũng bù khú… Khi chồng đi lạc vào những ngăn kia mà quên ngăn vợ con, vợ có thể không đồng cảm, không hiểu chồng vì cuộc sống mình quá co cụm, nhưng ngược lại đàn ông cũng phải thông cảm và hiểu vợ vì họ chỉ có một quan tâm duy nhất là chồng và con) òng 5 lu ật tâm lý, đó là bí quyết để chị Bảo Trân dung hòa đời sống vợ chồng. 3. Luật thính giác: Người phụ nữ có lỗ tai to, người đàn ông lại có lưỡi ngắn. (Phụ nữ yêu bằng tai, nhưng đàn ông lại rất ít khen, nói lời yêu vì lưỡi họ ngắn, vì thế đừng vì thế mà buồn) 4. Luật chi tiết: Phụ nữ quan tâm tới chi tiết, đàn ông quan tâm điều cốt lõi. (Ví dụ khi mua nhà, đàn ông quan tâm vị thế… còn vị phụ nữ sẽ nghĩ ngay tới chuỵên trang trí cái nhà ra sao) 5. Luật bất đồng cảm: Đàn ông phản ứng nhanh nhưng mau dứt, phụ nữ phản ứng chậm nhưng kéo dài. (Đó là lý do vì sao đàn ông tha thứ rồi quên đi nhưng đàn bà tha thứ xong rồi để đó) Nhu, cương đúng lúc Chị Huyền (28 tuổi, phóng viên đài truyền hình Quảng Ngãi) cũng kết hôn được chừng ấy năm và đã có một cậu con trai kháu khỉnh. Chị rất tự hào khi nói về chồng và con trai, những động lực lớn lao để chị phấn đấu trong công việc cũng như cuộc sống. Với chị, hạnh phúc vợ chồng được hình thành từ sự sẻ chia, cảm thông của cả hai và sự nhu cương đúng lúc của người vợ. Chị cho biết, vì biết tính chồng nóng nảy nên mỗi khi không đồng quan điểm, cãi vã nhau, chị thường chọn cách im lặng và sau khi chồng dịu xuống chị mới bắt đầu phân tích đúng sai… nhờ thế những lần lời qua tiếng lại không nhiều, anh cũng dần kiềm chế được sự nóng nảy và cũng nể vợ hơn. ợ chồng chị Huyền hạnh phúc tron g một chuyến đi chơi xa. Ngược lại, với nghề nghiệp khá nhạy cảm và nguy hiểm nhưng vì biết vợ yêu nghề nên anh luôn động viên, giúp đỡ dù cũng không giấu được nỗi lo lắng mỗi khi thấy chị lăng xả với công việc. Khi được hỏi về các mối quan hệ khác trong gia đình, chị cho biết, nhà chồng chị rất đông, có cả em gái và chị chồng, nhưng để tránh mọi xích mích không đáng có chị chọn sự khiêm nhường và hòa đồng nhưng cũng thẳng thắng, rõ ràng nhất là khi đụng tới một số vấn đề về tiền bạc, quyền lợi… Dành trọn vẹn thời gian để vun vén việc nhà Khác với hoàn cảnh của chị Huyền, Chị Huệ Trân (32 tuổi, TP. HCM) lại thích chọn một cuộc sống bình dị, đơn giản hơn khi quyết định rời bỏ nghề thiết kế để ở nhà toàn tâm lo cho con nhỏ và gia đình. Khi được hỏi, từ một người phụ nữ năng động của xã hội “rút” về làm bà nội trợ, chị có hụt hẫng không? Chị cười hiền, lúc đầu mình cũng phải nghỉ từ từ mới quen được, nhưng sau đó thì đi đâu chồng cũng chở mình theo vì sợ mình buồn, thành ra cũng không thấy gì. Giờ thì quen rồi, mình cảm thấy hạnh phúc khi được dành toàn tâm toàn ý lo cho chồng con, nhớ nghề thì mình nhận việc về nhà làm thêm, mình chỉ lo rồi mình sẽ lạc hậu thôi. “Ở nhà mình vừa lo được cho con chu đáo, vừa giữ cho nhà cửa gọn gàng, những bữa cơm ấm nóng mỗi tối chính là ngọn lửa sưởi ấm gia đình mình”. ỏ của chị Huệ Trân. Cùng hoàn cảnh với chị Trân, chị Ngọc Trang cũng rời bỏ nghề giáo viên từ khi sinh em bé để ở nhà làm bà nội trợ, chị cho biết, mình đâu phải không làm ra tiền, ở nhà thực ra là một hi sinh rất lớn vì vừa làm công việc nhà vừa chăm con rất cực, nhưng vì thương con nên mình cố gắng. Chị chia sẻ thêm: “Nhiều người thường cảm thấy mặc cảm khi sống bằng tiền của chồng, nhưng với mình điều đó hết sức bình thường và công bằng, bởi đó cũng là cách chia sẻ công việc mà thôi”. Chia sẻ như hai người bạn tâm giao Chị An (35 tuổi, cô giáo mầm non) cho biết, vợ chồng chị cưới nhau đã 10 năm, có 2 con nhưng hầu như tình cảm vẫn như ngày đầu. “Để có được điều này, có lẽ là nhờ vợ chồng mình rất “thân” nhau”. Chị cho biết, thói quen chia sẻ, trò chuyện đã có từ khi yêu nhau, tuy làm khác nghề nhau, anh là kiến trúc sư, nhưng chị không hề thấy có khoảng cách khi nghe anh kể về công việc rất “pro” của mình và anh cũng không hề mệt mỏi khi nghe chị kể về những đứa trẻ nghịch ngợm của chị mỗi ngày. Theo chị, sự đồng cảm và biết cùng chia sẻ mọi vấn đề trong cuộc sống cùng nhau rất quan trọng, nó giúp giải tỏa những căng thẳng, mệt mỏi và làm mối quan hệ bền chặt, khăng khít hơn. Người ta thường nói đến việc giữ cho gia đình hạnh phúc, trong ấm ngoài êm của những người phụ nữ như là cả một nghệ thuật, nhưng có phải đó là thứ nghệ thuật quá “cao siêu” không? Từ những câu chuyện của mỗi người phụ nữ trên đây, ta có thể thấy, từ xa xưa cho đến hôm nay, từ những người bà, người mẹ và hôm nay là những cô chị, cô em… tất cả họ hầu như đều có chung những công thức, nhưng cách chế biến, gia giảm gia vị thì tùy vào bàn tay của mỗi người, để hạnh phúc ấy tỏa sáng hơn, ngát hương hơn đúng nơi, đúng lúc là tùy vào sự tinh tế của mỗi người. Tất cả những điều đó chính là nghệ thuật, nghệ thuật tỏa ra từ tấm lòng, từ trái tim và từ đôi bàn tay khéo léo. . Bí quyết giữ lửa của phụ nữ Việt Nam hiện đại Công – dung – ngôn – hạnh, đó là những phẩm giá được xem là chân lý trói buộc người phụ nữ Việt Nam qua nhiều thế hệ,. thống và thiên chức làm vợ làm mẹ, người phụ nữ cũng mặc nhiên được giao trọng trách gìn giữ ngọn lửa hạnh phúc cho tổ ấm của mình. Nếu như người phụ nữ xưa bằng sự mềm yếu, rất âm thầm, lặng. dung, họ đã níu giữ gia đình rất bền chặt; thì phụ nữ ngày nay lại rất hiện đại, trẻ trung, sáng đến công sở cùng chồng, chiều tối mới trở về tổ ấm, họ cũng có một cuộc sống của riêng mình,

Ngày đăng: 08/07/2014, 15:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan