Bênh sốt xuất huyết ở Trẻ Em doc

2 539 0
Bênh sốt xuất huyết ở Trẻ Em doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Bênh sốt xuất huyết ở Trẻ Em Bệnh sốt xuất huyết do siêu vi phát triển trong muỗi vằn truyền cho người. Muỗi này sinh sản nhiều trong mùa mưa, ở những nơi ẩm thấp, thường trú đậu trong nhà và có thể đốt người ngay cả ban ngày. Bệnh sốt xuất huyết thường xảy ra ở trẻ em từ 3 đến 10 tuổi người lớn cũng có thể mắc bệnh này nhưng ít nghiêm trọng hơn. Theo nhận định của một số bác sĩ khoa sốt xuất huyết bệnh viện Nhi đồng 1 thì năm nay d ịch sốt xuất huyết tăng mạnh, mỗi ngày bệnh viện có gần 200 bệnh nhi điều trị, số bệnh nhi tăng nhanh nên bệnh viện không đủ giường để đáp ứng khiến nhiều bé phải nằm chung với nhau. Và theo thống kê của Bộ Y tế đến cuối tháng 10 Thành phố Sài Gòn có 10.200 ca mắc sốt xuất huyết, trong đó có 6 ca tử vong. Những biểu hiện của bệnh sốt xuất huyết Khi trẻ bị sốt xuất huyết thường bị sốt cao (39-40 o C), liên tục 2-7 ngày, có trường hợp kéo dài 2 tuần, uống thuốc hạ sốt vài giờ sau vẫn bị sốt trở lại. Ngoài ra, trẻ còn có m ột số biểu hiện như ho, sổ mũi, biến ăn, mệt mỏi, đau bụng, tiêu chảy, ói và đi cầu ra máu, trẻ bứt rứt, đau đầu ngoài ra còn có biểu hiện xuất huyết ngoài da, chảy máu cam và sẽ dẫn đến tử vong nếu không chữa trị kịp thời. Cách chăm sóc trẻ bị bệnh Khi phát hiện trẻ có những triệu chứng trên các bậc cha mẹ nên đưa trẻ đi đến bệnh viện khám và làm xét nghiệm để biết chính xác con mình có bị bệnh sốt xuất huyết hay không. Nếu mắc bệnh này bác sĩ sẽ yêu cầu cho trẻ nhập viện để theo dõi. Còn trường hợp nhẹ hoặc chưa có triệu chứng sốt xuất huyết hay đang nghi ngờ thì được cấp đơn thuốc về theo dõi tại nhà hẹn ngày tái khám. Khi trẻ được chăm sóc tại nhà, các bật cha mẹ cần lưu ý: cho trẻ uống thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Nên thường xuyên lau mát cho trẻ, khuyến khích trẻ ăn (nên cho trẻ ăn những loại thức ăn dễ tiêu như cháo, súp, ăn ít một và ăn nhiều lần trong ngày) và đặc biệt uống nhiều nước. Hãy để trẻ nghỉ ngơi trong phòng thoáng mát, hạn chế chạy nhảy cho dù trẻ còn khỏe mạnh. Cha mẹ cần chú ý quan tâm theo dõi sức khỏe của con, nếu thấy các dấu hiệu: trẻ lừ đừ, vật vã, lạnh tay chân, đổi sắc màu, hoặc sốt liên tục hãy đưa ngay đến bệnh viện để được bác sĩ kiểm tra và chữa trị kịp thời, tránh các tai biến xấu có thể xảy ra với bé. Cách phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết Đối với bệnh sốt xuất huyết thì việc phòng bệnh là rất quan trọng. Nên mỗi gia đình phải có ý thức tốt trong việc phòng bệnh. Chúng ta phải vệ sinh nhà cửa và môi trường xung quanh, lưu ý các chậu hoa, bình, lu, bể là nơi phát sinh muỗi, do vậy chúng ta nên thu gom những vật dụng không cần thiết để tạo môi trường sống thoáng mát, trong sạch. Cho bé ngủ mùng kể cả ban ngày. Bôi thuốc chống muỗi và mặc quần áo dài cho bé khi đi ngủ. Trên đây là một số biểu hiện, cách chăm sóc và phòng bệnh sốt xuất huyết. Mong rằng sẽ giúp ích cho chị và gia đình trong việc phòng bệnh và chăm sóc cho bé ở nhà. . Bênh sốt xuất huyết ở Trẻ Em Bệnh sốt xuất huyết do siêu vi phát triển trong muỗi vằn truyền cho người. Muỗi này sinh sản nhiều trong mùa mưa, ở những nơi ẩm thấp,. Thành phố Sài Gòn có 10.200 ca mắc sốt xuất huyết, trong đó có 6 ca tử vong. Những biểu hiện của bệnh sốt xuất huyết Khi trẻ bị sốt xuất huyết thường bị sốt cao (39-40 o C), liên tục 2-7 ngày,. ngày. Bệnh sốt xuất huyết thường xảy ra ở trẻ em từ 3 đến 10 tuổi người lớn cũng có thể mắc bệnh này nhưng ít nghiêm trọng hơn. Theo nhận định của một số bác sĩ khoa sốt xuất huyết bệnh viện

Ngày đăng: 08/07/2014, 10:22

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan