Hỏi - Đáp: khi dùng nhân sâm pptx

5 280 0
Hỏi - Đáp: khi dùng nhân sâm pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Hỏi - Đáp: khi dùng nhân sâm Sau khi dùng nhân sâm bao nhiêu ngày mới có hiệu quả? Triệu chứng và bệnh lý khác nhau thì hiệu quả dùng nhân sâm cũng sẽ khác nhau. Xin đưa ra thí dụ sau: nếu chỉ để tiêu trừ mỏi mệt, sau khi dùng từ 30 phút đến 1 giờ thì mỏi mệt biến mất, bạn sẽ có tinh thần sảng khoái. Nếu xét về tình trạng huyết áp, sau khi dùng nhân sâm 15 phút huyết áp sẽ hạ xuống, sau 2 giờ huyết áp sẽ hồi phục bình thường. Về tình trạng thiếu máu, ở mỗi người mỗi khác, có thể cần đến 1 tháng mới thấy hiệu quả. Người bị ung thư và người cao tuổi dùng nhiều nhân sâm tạm thời phục hồi sắc mặt hồng hào làm cho phần nhiều nguyên khí được phục hồi. Đối với cơn đau của người bệnh ung thư phải sau ngày thứ 2 dùng nhân sâm mới cảm thấy êm dịu, dễ chịu hơn. Đó là những thí dụ thấy được hiệu quả đầu tiên của nhân sâm. Tuy nhiên, mắc bệnh mãn tính thì phải dùng nhân sâm lâu hơn, chẳng hạn bị bệnh xơ cứng động mạch đã từ 5 - 10 năm mà chỉ dùng nhân sâm 1 - 2 tháng thì không cách nào thấy hiệu quả, phải qua 4 tháng, 5 tháng hoặc trên nửa năm mới thấy dần dần có hiệu quả. Đôi lúc, tùy thuộc vào thực trạng của mỗi người, có người dùng nhân sâm trong 1 tháng hay nửa tháng đã có hiệu quả, trong khi đó có người không đạt được như vậy. Không thể nói chung cho mọi người, cho mọi bệnh lý, nó còn tùy vào mức độ bệnh, loại bệnh và phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người, vì nhân sâm có tác dụng ở tất cả các hệ thống như hệ tuần hoàn, hệ miễn dịch, nội tiết, thần kinh thực vật kể cả trong ruột và phát huy được chức năng hoạt động sinh lý rộng khắp. Chẳng hạn như xơ cứng động mạch không đơn giản là rối loạn hệ thống chuyển hóa, rất có thể là sự trục trặc ở hệ thần kinh, hệ miễn dịch… cho nên thời gian lành bệnh phải lâu dài hơn. Tương tự, sau khi mắc bệnh cao mỡ máu, xơ cứng động mạch do ăn nhiều mỡ nếu không có bệnh ở các cơ quan, bộ phận khác, nếu như dùng nhân sâm và thay đổi nếp sống ăn uống thì mới thấy tác dụng của nó. Nhân sâm có thể dùng chung với những thuốc khác được không? Trên nguyên tắc, nhân sâm có thể dùng chung với các thuốc khác. Tuy nhiên, phải thận trọng. Không uống thuốc khác trước 2 giờ sau khi dùng nhân sâm. Ngoài ra, nhân sâm và những loại thuốc đông dược có thành phần nhân sâm, chẳng hạn như nhân sâm thang, nhân sâm dưỡng sinh thang, bổ trung ích khí thang, thập toàn đại bổ thang, sài hồ da long cốt mẫu lệ thang có thể dùng chung, bởi vì với những chứng giống nhau và nhân sâm là một vị của thang thuốc. Thế nhưng, đối với cát căn (sắn dây) thang thì không thể dùng chung với nhân sâm, khi mua thuốc cần xác định rõ điều này. Và khi dùng cát căn cũng phải cân nhắc, trước đó có uống thuốc nào không và cách đó bao lâu. Người bệnh tiểu đường có thể dùng nhân sâm được không? Bệnh tiểu đường nói chung có 2 dạng như sau: - Dạng tiểu đường trẻ tuổi do tế bào tụy tạng bị phá hủy không thể tạo ra insulin - bệnh tiểu đường týp 1. Đặc điểm của bệnh này là mức đường huyết, đường trong nước tiểu rất cao. Người bệnh thuộc dạng tiểu đường trẻ tuổi dùng nhân sâm thì không đạt hiệu quả. - Dạng tiểu đường của người lớn tuổi với đặc trưng đường máu không cao, nhưng đường trong nước tiểu hơi nhiều - bệnh tiểu đường týp 2. Đây là dạng tiểu đường diễn biến xấu bởi tế bào tụy bị phá hỏng dẫn đến suy giảm chức năng sản xuất insulin. Dạng bệnh tiểu đường này dùng nhân sâm có thể làm cho đường huyết hạ xuống nhanh chóng, nhưng trong nước tiểu vẫn có đường. Tuy nhiên, nếu duy trì dùng nhân sâm, đường trong nước tiểu sẽ giảm dần. Đây là một hiệu quả độc đáo của nhân sâm đối với chứng bệnh này. Dù sao nhân sâm đối với triệu chứng đặc thù của bệnh tiểu đường, chẳng hạn như: họng khô miệng khát, mệt mỏi cũng có sự cải thiện thấy rõ. Nói chung sau 1 ngày dùng nhân sâm triệu chứng khát hết hẳn. Theo các nghiên cứu gần đây cho thấy, nhân sâm tươi dùng điều trị tiểu đường hiệu quả luôn cao hơn bạch sâm. Trong các bài thuốc trị bệnh tiểu đường từ cây cỏ không thể thiếu nhân sâm. Trong nghiên cứu lâm sàng, y khoa cũng đánh giá hiệu quả dùng nhân sâm trong điều trị bệnh tiểu đường. Người huyết áp thấp sau khi dùng nhân sâm có tăng huyết áp không? Người bệnh huyết áp thấp sau khi dùng nhân sâm huyết áp sẽ tăng. Khi huyết áp thấp là do tim đập hơi yếu không đủ sức bơm máu, cho nên không đưa đủ máu đến khắp cơ thể. Trong tình trạng này dùng nhân sâm có thể phát huy tác dụng cường tim, làm tăng sức cho tim nâng cao lượng máu bơm và làm huyết áp tăng lên. Hơn nữa, những tế bào không được cung cấp đủ oxy sẽ được hồi phục chức năng vốn có do máu được tuần hoàn thông thoáng. Đó là nguyên nhân tại sao dùng nhân sâm sắc mặt hồng hào lên. Ngoài ra, người bệnh huyết áp thấp chức năng tạo máu cũng suy giảm, nên dễ mắc chứng thiếu máu. Thế nhưng nhân sâm có tác dụng tạo ra tế bào máu. Đối với người huyết áp thấp cũng mắc chứng ớn lạnh, dùng nhân sâm có thể làm cho máu tuần hoàn tốt và cơ thể ấm trở lại. Người bệnh huyết áp thấp, sau khi dùng nhân sâm sáng sớm ngủ dậy cảm giác đầu tiên thấy là toàn thân dễ chịu. Người bệnh huyết áp thấp, sự bài tiết hormon chống stress - adrenalin ít hơn bình thường. Trong trạng thái ngủ, nghỉ sự bài tiết hormon cũng giảm xuống, vì thế gặp khó khăn gượng dậy sau khi ngủ, nghỉ. Sau khi dùng nhân sâm có thể nâng cao bài tiết hormon, mở mắt sẽ không phải nằm trên giường một lúc khá lâu. Cũng với ý nghĩa này nhân sâm được coi là món quà tốt nhất, trong sách xưa của Trung Quốc từng ghi nhận “khi bị thương lập tức dùng nhân sâm” bởi nhân sâm có thể bài tiết hormon lúc bị thương giúp sớm hồi phục sức khỏe. . Hỏi - Đáp: khi dùng nhân sâm Sau khi dùng nhân sâm bao nhiêu ngày mới có hiệu quả? Triệu chứng và bệnh lý khác nhau thì hiệu quả dùng nhân sâm cũng sẽ khác nhau uống thuốc khác trước 2 giờ sau khi dùng nhân sâm. Ngoài ra, nhân sâm và những loại thuốc đông dược có thành phần nhân sâm, chẳng hạn như nhân sâm thang, nhân sâm dưỡng sinh thang, bổ trung ích. hiệu quả đầu tiên của nhân sâm. Tuy nhiên, mắc bệnh mãn tính thì phải dùng nhân sâm lâu hơn, chẳng hạn bị bệnh xơ cứng động mạch đã từ 5 - 10 năm mà chỉ dùng nhân sâm 1 - 2 tháng thì không cách

Ngày đăng: 08/07/2014, 08:20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan