ÔN THI TỐT NGHIỆP 12, PHAN TAI HIEN KIEN THUC

20 274 0
ÔN THI TỐT NGHIỆP 12, PHAN TAI HIEN KIEN THUC

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ÔN THI TỐT NGHIỆP PHẦN TÁI HIỆN KIẾN THỨC VĂN XUÔI 12 TÁC PHẨM TÁC GIẢ HOÀN CẢNH SÁNG TÁC Ý NGHĨA NHAN ĐỀ(NẾUCÓ) GIÁ TRỊ NỘI DUNG, NGHỆ THUẬT “VỢ CHỒNG A PHỦ” Tô Hoài - Tô Hoài: 1920. - Tên khai sinh: Nguyễn Sen. - Quê quán: Hà Đông cũ (Hà Nội). - Gia nhập Hội Văn hoá cứu quốc từ năm 1943. Trong kháng chiến chống Pháp cũng như hoà bình lặp lại, ông chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực báo chí và văn nghệ. - Từ sau năm 1954, ông viết nhiều và thành công ở nhiều thể loại klhác nhau từ truyện ngắn, truyện dài, hồi kí đến kịch bản phim rồi tiểu luận và kinh nghiệm sáng tác. - 1996, Tô Hoài được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật. - Tác phẩm chính: Dế mèn phiêu lưu kí (1941), O chuột (tập truyện, 1942), quê người (tiểu thuyết, 1942), truyện Tây Bắc (tập truyện, 1953), Miền Tây (tiểu thuyết, 1967) … Truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” là tác phẩm đặc sắc trong tập “truyện Tây Bắc” (1953), đó là kết quả của chuyến đi tham dự chiến dịch giải phóng Tây Bắc của nhà văn Tô Hoài mà tác giả đã “cùng ăn, cùng ở, cùng làm” với đồng bào dân tộc Tây Bắc trong suốt 8 tháng của năm 1952. Tác giả đã thổ lộ “Đất nước và con người Tây Bắc đã để thương để nhớ cho tôi nhiều, không thể bao giờ quên”. I. Giá trị nội dung tư tưởng tác phẩm: “Vợ chồng A Phủ” a. Giá trị hiện thực: - Bức tranh đời sống xã hội của dân tộc miền núi Tây Bắc - một thành công có ý nghĩa khai phá của Tô Hoài ở đề tài miền núi. - Bộ mặt của chế độ phong kiến miền núi: khắc nghiệt tàn ác với những cảnh tượng hãi hung như địa ngục giữa trần gian. - Phơi bày tội ác của bọn Thực dân Pháp. - Những trang viết chân thực về cuộc sống bi thảm của người dân miền núi. b. Giá trị nhân đạo: - Cảm thong sâu sắc đối với dân. - Phê phán gay gắt bọn thống trị. - Ngơi ca những gì tốt đẹp ở con người. - Trân trọng đề cao những khát vọng chính đáng của con người. - Chỉ ra con đường giải phóng người lao động có cuộc đời tăm tối và số phận thê thảm. II. Tìm hiểu những nét dặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm: - Nghệ thuật xây dựng nhân vật, miêu tả tâm lí: nhân vật sinh động, có cá tính đậm nét (với Mị, tác giả ít miêu tả hành động, dung thủ pháp lặp lại có chủ ý một số nét chân dung gây ấn tượng sâu đậm, đặc biệt tác giả miêu tả dòng ý nghĩ, tâm tư, nhiều khi là tiềm thức chập chờn … với A Phủ, tác giả chủ yếu khắc hoạ qua hành động, công việc những đối thoại giản đơn). - Nghệ thuật miêu tả phong tục Trang 1 tập quán của Tô Hoài rất đặc sắc với những nét riêng (cảnh xử kiện, không khí lễ hội mùa xuân, những trò chơi dân gian, tục cướp vợ…) - Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên miền núi với những chi tiết, hình ảnh đậm chất thơ. - Nghệ thuật kể chuyện tự nhiên, sinh động hấp dẫn. - Ngôn ngữ tinh tế, mang đậm màu sắc miền núi. VỢ NHẶT (Kim Lân) - Kim Lân (1920 – 2007) tên khai sinh là Nguyễn Văn Tài. - Quê quán: làng Phù Lưu, xã Tân Hồng, huyện Từ Sơn, Bắc Ninh. - Kim Lân bắt đầu viết truyện ngắn từ năm 1941, năm 1941 ông tham gia Hội Văn hoá cứu quốc, sau đó tiếp tục hoạt động văn nghệ, phục vụ kháng chiến và CM. - Ông được dư luận chú ý nhiều hơn khi đi vào đề tài độc đáo: tái hiện sinh hoạt văn hoá phong phú ở thôn quê (đánh vật, chọi gà, thả chim …) qua đó biểu hiện một phần vẻ đẹp tâm hồn của người nông dân trước CM - những người sống cực nhọc, nghèo khổ nhưng vẫn yêu đời, trong sang tài hoa. - Kim Lân là nhà văn chuyên viết truyện ngắn và viết về người nông dân và làng quê VN - mảng hiện thực mà từ lâu ông đã hiểu biết sâu sắc. Ông đã viết về con người và cuộc sống ở nông thôn bằng tình cảm, tâm hồn của một người vốn là con đẻ của đồng ruộng. - Tác phẩm chính: Nên vợ nên chồng (tâp truyện ngắn, 1955), Con chó xấu xí (tập truyện ngắn 1962) - Năm 2001, Kim Lân được tặng giải thưởng nhà nước về văn học nghệ thuật. “Vợ nhặt” thực ra là một chương trong tiểu thuyết “Xóm ngụ cư”, được viết ngay sau CMT8 thành công nhưng còn dang dở và mất bản thảo trong kháng chiến. Sau hoà bình lập lại, Kim Lân dựa vào một phần cốt truyện cũ và viết nên truyện ngắn này. Nhan đề đã thâu tóm giá trị nội dung tư tưởng của tác phẩm: - Thứ vợ nhặt được một cách ngẫu nhiên. Người ta hỏi vợ, cuới vợ, còn ở đây Tràng “nhặt” vợ. Qua đó ta thấy thân phận con người bị rẽ rúng như cái rơm, cái rác, có thể “Nhặt” ở bất kì đâu, bất cứ lúc nào. Đó thực chất là sự khốn cùng của hhoàn cảnh - Gia đình Tràng từ khi có người “vợ nhặt” mọi thứ trở nên gắn bó, chăm lo, thu vén cho tổ ấm gia đình => Nhan đề vừa thể hiện cảnh thảm của người dân trong nạn đói 1945, vừa bộc lộ sự cưu mang, đùm bọc và khát vọng * Nội dung: Truyện thể hiện được thảm cảnh của nhân dân ta trong nạn đói năm 1945. Đặc biệt thể hiện được tấm lòng nhân ái, sức sống diệu kì của con người ngay bên bờ vực thẳm của cái chết vẫn hướng về sự sống và khát khao tổ ấm gia đình. *Nghệ thuật: - Cách kể chuyện tự nhiên, lôi cuônc hấp dẫn. - Nghệ thuật tạo tình huống đầy tính sáng tạo. - Dựng cảnh chân thực, gây ấn tượng: cảnh chết đói, cảnh bữa cơm ngày đói. - Miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế nhưng bộc lộ tự nhêin chân thật. - Ngôn ngữ nhuần nhị, tự nhiên. Trang 2 hướng tới cuộc sốmg tốt hơn và niềm tin của con người trong cảnh khốn cùng. “RỪNG XÀ NU” (Nguyễn Trung Thành - Tên khai sinh: Nguyễn Văn Báu (1932) - Bút danh khác: Nguyên Ngọc. - Quê quán: Thăng Bình, Quảng Nam. - Gia nhập quân đội năm 18 tuổi. - Sau 1954 tập kết ra Bắc. - 1962 trở lại chiến trường Miền Nam, làm Chủ tịch Chi hội văn nghệ giải phóng miền Trung Trung Bộ, phụ trách tạp chí Văn nghệ Quân giải phóng Trung Trung Bộ - Tác phẩm chính: Đất nước đứng lên (tiểu thuyết, 1956), Mạch nước ngầm (truyện vừa, 1960), Rẻo cao (tập truyện ngắn, 1962), Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc (tập truyện và kí, 1969), Đất Quảng (tiểu thuyết, 1971) * Nhận xét: Trong cả hai cuộc kháng chiến, Nguyễn Trung Thành chủ yếu gắn bó với chiến trường Tây Nguyên. Những thành công lớn nhất trong sự nghiệp văn học của ông cũng gắn liền với mảnh đất ấy. - Năm 1962, Nguyễn Trung Thành trở lại chiến trường Miền Nam vừa chiến đấu vừa sáng tác. - Mùa hè năm 1965, ĐQM bắt đầu đổ quân ồ ạt vào Miền Nam, các chiến dịch càn quét đưựoc tổ chức qui mô và rầm rộ hơn. Trong hoàn cảnh ấy nhà văn viết “rừng xà nu” như là một biểu tượng cho tinh thần bất khuất kiên cường của đồng bào Tây Nguyên nói riêng và đồng bào ta nói chung. - “Rừng xà nu” đăng lần đầu tiên trên tạp chí “Văn nghệ Quân giải phóng Trung Trung Bộ (số 2, 1965) sau đó được tuyển in trong tập truyện và kí “Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc. Hình ảnh rừng xà nu là linh hồn của tác phẩm, chứa đựng cảm xúc của nhà văn và tư tưởng chủ đề của tác phẩm - Gắn bó mật thiết với cuộc sống vật chất và tinh thần của dân làng Xô man - Gợi lên vẻ đẹo hùng tráng, sức sống bất diệt của cây và tinh thần bất khuất của con người. => Mang ý nghĩa tả thực và ý nghĩa tượn trưng. *Nội dung: Thông qua câu chuyện về những con người ở một bản làng hẻo lánh, bên những cánh rừng xà nu bạt ngàn, xanh bất tận, tác giả đã dặt ra một vấn đề có ý nghĩa lớn lao của dân tộc và thời đại: để cho sự sống của đất nước và nhân dân mãi mãi trường tồn, không có cách nào khác hơn là phải cùng nhau đứng lên, cầm vũ khí chống lại kẻ thù tàn ác. *Nghệ thuật: Rừng xà nu là một thiên truyện mang ý nghĩa và vẻ đẹp của một sử thi trong văn xuôi hiện đại, với lời văn trau chuốt, giàu hình ảnh, tác phẩm đã thể hiện được vẻ đẹp tráng lệ, hào hùng của núi rừng, của con người và của truyền thống văn hoá Tây Nguyên. “NHỮNG ĐỨA CON TRONG GIA ĐÌNH (Nguyễn Thi) - Nguyễn Thi (1928 – 1968). - Tên khai sinh: Nguyễn Hoàng Ca. Bút danh khác: Nguyễn Ngọc Tấn. - Quê quán: Hải Hậu, Nam Định. - Mồ côi cha, mẹ đi thêm bước nữa, Những đứa con trong gia đình là một trong những truyện ngắn xuất sắc nhất của Nguyễn Thi, viết * Nội dung: Truyện kể về những con người trong một gia đình nông dân Nam Bộ có truyền thống Trang 3 Nguyễn Thi phải chịu vất vả, tủi cực từ nhỏ. - 1943, vào Sài Gòn vừa tự học vừa đi làm. - 1945, tham gia CM và sau đó gia nhập lực lượng vũ trang, cầm súng chiến đấu. Vừa chiến đấu vừa hoạt động văn nghệ. - 1954, ra Bắc tập tập kết, công tác ở toà soạn tạp chí Văn nghệ Quân đội một thời gian rồi tình nguyện trở lại Miền Nam đánh giặc. - Ông hi sinh ở mặt trận Sài Gòn, trong cuộc Tổng tấn công Mậu Thân 1968. * Cuộc đời nhiều bất hạnh, éo le tạo nên ở Nguyễn Thi một tâm hồn giàu suy tư, hiểu đời, hiểu người sâu sắc. Ông gắn bó đặc biệt với nhân dân miền Nam bằng một tình cảm thuỷ chung ân nghĩa và ông đã trút tất cả những tình cảm đó vào những trang viết của mình. - Nhân vật của Nguyễn Thi: hồn nhiên, yêu đời, căm thù guặc sâu sắc, gan góc sẵn sàng hi sinh vì quê hương, vì đồng bào mình. - Nguyễn Thi là cây bút có khả năng nhập sâu vào đời sống nội tâm của nhân vật, tạo nên những trang viết vừa giàu chất trữ tình vừa đầy chất hiện thực, với những hình tượng, những tính cách gân guốc, có cá tính. - Tác phẩm chính: gồm nhiều thể loại bút kí, truyện ngắn, tiểu thuyết. Sau khi ông hi sinh, tác phẩm của ông được sưu tập và in trong “Truyện và kí” xuất bản năm 1978. - Năm 2000 ông được tặng giải thưởng HCM về văn học nghệ thuật. ngay trong những ngày chiến đấu ác liệt năm 1966. yêu nước, căm thù guặc, thuỷ chung son sắt với quê hương, CM. Chính sự gắn bó sâu nặng giữa tình cảm gia đình với tình yêu nước, giữa truyền thống gia đình với truyền thống dân tộc đã tạo nên sức mạnh tinh thần to lớn của con người VN, dân tộc VN trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. * Nghệ thuật: Tác phẩm thể hiện những dặc sắc nghệ thuật về truyện ngắn của Nguyễn Thi: trần thuật qua dòng hồi tưởng của nhân vật, khăc hoạ tính cách và tâm lí sắc sảo, ngôn ngữ phong phú, góc cạnh đậm chất Nam Bộ. “CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA” (Nguyễn Minh Châu) - Nguyễn Minh Châu (1930 – 1989). - Quê quán: Quỳnh Lưu, Nghệ An. - 1950 tham gia quân đội. - 1952 – 1958 công tác và chiến đấu tại Sư đoàn 320. - 1962, về Phòng Văn Nghệ Quân Đội sau chuyển sang tạp chí “Văn “Chiếc thuyền ngoài xa” viết năm 1983 là truyện ngắn in đậm phong cách tự sự triết lí của Nguyễn Minh Châu. Với ngôn ngữ dung dị đời thường, truyện kể * Nghĩa tường minh: - Chiếc thuyền ngoài xa: cái đẹp tuyệt đỉnh của thiên nhiên, ngoại cảnh - Chiếc thuyền * Nội dung: Từ câu chuyện về một bức ảnh nghệ thuật và sự thật cuộc đời sau bức ảnh, truyện ngắn “chiếc thuyền ngaòi xa” mang đến một bài học đúng đắn về cách nhìn nhận cuộc sống và con ngườ: một cách hìn đa diện, nhiều chiều, Trang 4 nghệ Quân đội”. - Năm 2000, Nguyễn Minh Châu được tặng giải thưởng HCM về văn học nghệ thuật. -Tác phẩm chính: Cửa sông (tiểu thuyết, 1967), Những vùng trời khác nhau (tập truyện ngắn 1970), Dấu chân người lính (tiểu thuyết 1972), Miền cháy (tiểu thuyết, 1977) … Đặc biệt với các tập truyện ngắn: “Người đàn bà trên chuyến tài tốc hành (1983), bến quê (1985), Chiếc thuyền ngoài xa (1987), cỏ lau (1989). * Nguyễn Minh Châu là một trong những cây bút tiên phong của văn học Việt Nam thời kì đổi mới. lại chuyến đi thực tế của một nghẹ sĩ nhiếp ảnh và những chiêm nghiệm sâu sắc của ông về nghệ thuật và cuộc đời. ngoài xa: hiện thực nhọc nhằn, cay đắng của người dân chài. * Nghĩa hàm ẩn: Mối quan hệ giữa nghệ thuật và đời sống: nghệ thuật phải là tiếng nói trung thực thấu hiểu về số phận con người, chủ nghĩa nhân đạo không xa lạ với số phận con người. phát hiện ra bản chất thật sau vẻ đẹp bên ngoài của hiện tượng. *Nghệ thuật: Cách khắc hoạ nhân vật, xây dựng cốt truyện, xây dựng cốt truyện, sử dụng ngôn ngữ rất linh hoạt, sáng tạo đã góp phần làm nổi bật chủ đề tư tưởng của tác phẩm. “HỒN TRƯƠNG BA, DA HÀNG THỊT” (Lưu Quang Vũ) - Lưu Quang Vũ: 1948 – 1988. - Từ 1970 – 1978 : ông xuất ngũ làm nhiều nghề để mưu sinh. - 1978 – 1988 : biên tập viên tạp chí sân khấu, bắt đầu sáng tác kịch và trở thành một hiện tượng đặc biệt của sân khấu kịch trường những năm 80. - Là một tài năng đa dạng : làm thơ viết truyện ngắn, vẽ tranh, soạn kịch. - Kịch là đống góp đặc sắc nhất với những vở gây chấn động dư luận ảnh hưởng cả trong nước và ngoài nước. - Là nhà soạn kịch tài năng nhất của nèn VHNTVN hiện đại. - Tác phẩm tiêu biểu : + Sống mãi tuổi 17 + Lời thề thứ 9 + Tôi và chúng ta. + Hồn Trương Ba, da hàng thịt. “Hồn trương Ba da hàng thịt” là tác phẩm gây được nhiều tiếng vang nhất của Lưu Quang Vũ. vở kịch được viết vào năm 1981, nhưng đến năm 1984 mới lần đầu ra mắt công chúng. Nhanh chóng tạo được nhioêù thiện cảm với người xem, “Hồn Trương Ba da hàng thịt” đã được công diễn nhiều lần trên các sân khấu trong và ngoài nước. Đoạn được học trích từ cảnh VII và đoạn kết cuả vở kịch, diễn tả sự đau khổ, dằn vặt và quyết định cuối cùng vô cùng cao thượng của Hồn Trương Ba. * Nội dung: - Bi kịch của con người khi bị đặt vào nghịch cảnh : phải sống nhờ, sống vay mượn, sống tạm bợ và trái với tự nhiên khiến tâm hồn nhân hậu thanh cao bị nhiễm độc và tha hoá bởi sự lấn át của thể xác thô lỗ, phàm tục. - Vẻ đẹp tâm hồn của những người lao động trong cuộc đấu tranh chống lại sự giả tạo và dung tục, bảo vệ quyền được sống đích thực cùng khát vọng hoàn thiện nhân cách. * Nghệ thuật : - Sự sáng tạo từ dân gian, sử dụng ngôn ngữ kịch. - Sự kết hợp giữa tính hiện đại và các giá trị truyền thống. - Phê phán mạnh mẽ, quyết liệt và chất trữ tình đằm thắm bay bổng. THUỐC (Lỗ Tấn) - Cuối thế kỉ XIX -Tầng nghĩa * Nội dung: Trang 5 - Lỗ Tấn: 1881 – 1936. - Tên thật là Chu Thụ Nhân. - Quê quán: Thiệu Hưng, Chiết Giang, miền đông Nam Trung Quốc. - Là nhà văn CM lỗi lạc của TQ TKXX “Trước Lỗ Tấn chưa hề có Lỗ Tấn, sau Lỗ tấn có vô vàn Lỗ Tấn” (Quách Mạt Nhược). - Tuổi trẻ của Lỗ Tấn đã có nhiều lần đổi nghề để tìm một con đường cống hiến cho dt: từ nghề khai mỏ, hang hải rồi đến nghề y, cuối cùng làm văn nghệ để thức tỉnh quốc dân đồng bào. Con đuờng gian nan để chọn nghề của Lỗ tấn vừa mang đậm dấu ấn lịch sử T. Hoa thời cận hiện đại, vừa nói lên tâm huyết của mộ người con ưu tú của dân tộc. - Quan niệm sáng tác: được thể hiện nhất quán trong toàn bộ sáng tác của ông: Phê phán những căn bệnh tinh thần khiến cho quốc dân mê muội, tự thoả mãn “ngủ say trong một cái nhà hộp bằng sắt không có cửa sổ” - Tác phẩm tiêu biểu: AQ chính truyện (kiệt tác văn học hiện đại của TQ và thế giới), các tập Gào thét, Bàng hoàng, truyện cũ viết theo lối mới, hơn chục tập tạp văn có giá trị phê phán, tính chiến đấu cao. đầu TKXX, Trung Quốc bị các nước Trung quốc xâu xé. Xã hội Trung Hoa trở thành nửa phong kiến nửa thuộc địa thế nhưng nhân dân lại cam phận chịu nhục. đó là căn bệnh đớn hèn, tự thoả mãn cản trở nghiêm trọng con đường giải phóng dân tộc. - Thuốc ra đời vào đúng hoàn cảnh ấy như một lời cảnh tỉnh những ai còn đang ngơ ngác trước thời cuộc, chỉ ra cho họ rằng Trung quốc đang như một con bệnh trầm kha, chỉ tiêu diệt hết những thứ vi rút đớn hèn mới có cơ hội cứu được con bệnh thập tử nhất sinh ấy. - Lỗ Tấn viết “thuốc” ngày 25/4/1919, rồi đăng trên tạp chí “Tân thanh niên” đúng vào dịp phong trào Ngũ tứ nổ ra. ngoài cùng:Là phương thuốc truyền thống chữa bệnh lao của những người Trung Quốc lạc hậu, u mê. Đó là thứ thuốc của mê tín dị đoan - Tầng nghĩa thứ hai: Tên truyện còn hàm nghĩa sâu xa hơn, mang tinha khai sáng: Đây là thứ thuốc độc mà mọi người cần giác ngộ ra. Người Trung Quốc cần phải tỉnh giấc, không được ngủ mê trong cái nhà hộp bằng sắt mà không có cửa sổ. - Ý nghĩa thứ ba: Phải tìm một phương thuốc làm cho quần chúng giác ngộ cách mạng và làm cho cách mạng gắn bó với quần chúng. Thuốc đề cập tới một vấn đề có ý nghĩa trọng đại của nước TQ cuối TKXIX đầu TKXX đó là: Phương thuốc chữa bệnh cho quốc dân và sự xa rời quần chúng của những người CM. * Nghệ thuật: - Văn phong dung dị, trầm lắng nhưng rất sâu xa, đúng là một phích nước: ngoài lạnh trong nóng. - Cô đọng và súc tích, là một truyện ngắn mang kích thước của một truyện dài. “SỐ PHẬN CON NGƯỜI” (Sô – lô - khốp) - Sô – lô - khốp (1905 – 1984) là nhà văn vĩ đại của Liên Xô. - Trưởng thành trong một gia đình nông dân ở thị trấn thuộc tỉnh Rô - xtốp trên vùng thảo nguyên sông Đông. - Tham gia nhiều công tác CM khi nội chiến (1918 – 1921) bùng nổ: làm thư kí uỷ ban trấn, nhân viên thu mua lương thực … - Cuối năm 1922, ông lên thủ đô, chấp nhận làm mọi nghề để sinh - Truyện ngắn “Số phận con người” được công bố lần đầu trên báo “Sự thật” số ra ngày 31 – 12 – 1956 và 1 – 1 – 1957. - Truyện có ý nghĩa khác quan trọng đối với toàn bộ sự phát triển của nền văn xuôi Xô Viết suốt giai đoạn sau này. * Nội dung: Số phận con người tập trung khám phá nỗi bất hạnh của con người sau chiến tranh. Song tuy viết về những đau thương, mất mát mà chiến tranh gây ra, tác giả vẫn giữ niềm tin ở tính cách Nga kiên Trang 6 sống và thực hiện giấc mơ viết văn. - Năm 1925, trở lại quê hương và bắt đầu viết tiểu thuyết “Sông Đông êm đềm”, một bộ tiểu thuyết sử thi đồ sộ dựng lại bức tranh sinh động về cuộc sống của những người nông dân Cô - dắc vùng sông Đông cùng những biến động xã hội và đấu tranh giai cấp quyết liệt diễn ra ở vùng này trong những năm nội chiến sau Cm tháng 10 năm 1917. - Năm 1926, ông đã in hai tập truyện ngắn: Truyện sông Đông và Thảo nguyên xanh. - Trong thời kì chiến tranh vệ quốc (1941 – 1945) với tư cách là phóng viên mặt trận, Sô – lô - khốp khoác áo lính xông pha nhiều chiến trường, viết nhiều bài chính luận, bài kí, truyện ngắn nổi tiếng. - Sau chiến tranh ông vẫn tập trung vào sáng tác. Năm 1965, ông được tặng giải thưởng Nôben về văn học. - Tác phẩm chính: Tập truyện sông Đông, các tiểu thuyết “Sông Đông êm đềm”, “đất vỡ hoang”, “Họ chiến đấu vì Tổ quốc” … Bởi người ta có thể tìm ở các tác phẩm này những tìm tòi chủ yếu của văn học Xô Viết hiện đại. - đây là tác phẩm đầu tiên của văn học Xô Viết, nhà văn tập trung thể hiện hình tượng con người bất hạnh sau chiến tranh, nhìn cuộc sống và chiến tranh một cách toàn diện, chân thực. Về sau truyện được in trong tập “Truyện sông Đồng” cường cũng như lòng tin ở cuộc sống bao dung. * Nghệ thuật: - Nghệ thuật kể chuyện giản dị. truyện chứa đựng tầm khái quát sử thi rộng lớn và sâu sắc. Nhân vật được miêu tả giàu cá tính và có đời sống tinh thần rất sinh động. - Với những thành công đó, truyện ngắn “số phận con người” thực sự đã tác động mạnh mẽ, sâu xa tới trí tuệ và trái tim của người đọc. “ÔNG GIÀ VÀ BIỂN CẢ” (Hê – minh – uê) - Sinh trưởng trong gia đình trí thức tại thành phố nhỏ ngoại vi Chicago - Nước Mĩ. - Yêu thích thiên nhiên hoang dại, thích phiêu lưu mạo hiểm. - Ông đã từng làm bào và phóng viên mặt trận trong hai cuộc chiến tranh thế giới. - Là người đề xướng “Nguyên lí tảng băng trôi”. - Mục đích sáng tác văn chương “Viết về một áng văn xuôi đơn giản và trung thực về con người” - Tác phẩm tiêu biểu: Mặt trời vẫn mọc, giã từ vũ khí, chuông nguyện hồn ai, Ông già và biển cả … - Năm 1952, sau gần 10 năm sống ở Cu Ba, Hê – minh – uê cho ra đời tác phẩm “ông già và biển cả”. - Bối cảnh của tác phẩm là ngôi làng chài yên ả bên cảng La – ha – ba – na, Phu – en – téc, một thuỷ thủ trên con tàu của ông, được xem là nguyên mẫu của Xan – ti – a – gô. - Trước khi được in thành sách, truyện đã được in trên tạp chí đời sống. - Đoạn trích nằm ở gần cuối truyện thuật lại việc ông lão Can – ti – a gô * Nội dung: Miêu tả cuộc chinh phục cá kiếm và hành trình trở về đất liền của ông lão Xantiago, qua đó xây dựng một biểu tượng đẹp của ước mơ và hành trình gian khổ của con người để biến ước mơ thành hiện thực. * Nghệ thuật: - Ngôn ngữ trực tiếp người kể chuyện và ông lão. - Ông lão độc thoại nội tâm và độc thoại hướng tới con cá thể hiện sự cô đơn trong hành trình đi Trang 7 rượt đuổi và khuất phục được con cá kiếm. tìm khát vọng. - Lời phát biểu trực tiếp. - “Nguyên lí tảng băng trôi” Ai đã đặt tên cho dòng sông Hoàng Phủ Ngọc Tường - Sinh 1937 tại thành phố Huế - Quê: làng Bích Khê, xã Triệu Long, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. - Là một trí thức yêu nước, có vốn hiểu biết sâu rộng trên nhiều lĩnh vực, nhất là lịch sử, địa lí, văn hoá Huế - Là nhà văn chuyên về thể loại bút kí. - Nét đặc sắc trong sáng tác: sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa: + Chất trí tuệ và chất trữ tình + Giữa nghị luận sắc bén với suy tư đa chiều được tổng hợp từ vốn kiến thức sâu rộng + Lối hành văn hướng nội, súc tích, mê đắm và tài hoa. - Các tác phẩm tiêu biểu: + "Ngôi sao trên đỉnh Phu Văn Lâu" (1971) + "Rất nhiều ánh lửa" (1979) + "Ai đã đặt tên cho dòng sông?" (1986) + "Hoa trái quanh tôi" (1995) + "Ngọn núi ảo ảnh" (1999) … - Viết tại Huế (1981) - In trong tập sách cùng tên Đặt tiêu đề và kết thúc bằng câu hỏi “Ai đã đặt tên cho dòng sông”để nhằm mục đích lưu ý người đọc về cái tên đẹp của đong sông mà còn gợi lên niềm biết ơn đối với những người đã khai phá miềm đất này. Mặc khác, không thể trả lời vắn tắt trong vài câu mà phải trả lời bằng cả bài kí dài nhằm ca ngợi vẻ đẹp, chất thơ của dòng sông. * Nội dung: Bằng ngòi bút tài hoa của mình, Hoàng phủ Ngọc Tường đã diễn tả vẻ đẹp và chất thơ của Huế thể hiện tập trung ở dòng sông Hương như một biểu tượng của Huế với tất cả những vẻ đẹp của cảnh và người đất cố đô. * Nghệ thuật: - Soi bằng tâm hồn mình và tình yêu quê hương xứ sở vào sông Hương  trở nên lung linh, đa dạng như tâm hồn con người. - Sự liên tưởng, tưởng tượng phong phú cùng với sự uyên bác  áng văn đặc sắc . - Ngôn ngữ phong phú, giàu hình ảnh, bộc lộ cảm xúc, sử dụng nhiều biện pháp tu từ như so sánh, ẩn dụ, nhân hóa. - Có sự kết hợp hài hòa giữa cảm xúc và trí tuệ, chủ quan và khách quan. Người lái đò sông Đà Nguyễn Tuân Xem lại kiến thức Ngữ văn 11,tập 1 Bài tùy bút được in trong tập Sông Đà (1960).Là thành quả nghệ thuật đẹp đẽ của NT * Nội dung: Tác phẩm ngợi ca vẻ đẹp của thiên nhiên và con người Tây Bắc, thiên nhiên hùng vĩ trữ tình và đầy tiềm năng, cùng những con người lao động bình dị nwhng có thể làm nên những chiến công Trang 8 trong chuyến đi gian khổ và hào hứng tới miền Tây Bắc rộng lớn của tổ quốc. phi thường trong công cuộc chinh phục thiên nhiên. * Nghệ thuật: - Công phu lao động nghệ thuật nghiêm túc, khó nhọc để làm hiện lên những vẻ đẹp và sắc thái khác nhau của thiên nhiên Tây Bắc. - Sự tài hoa và uyên bác trong việc dùng chữ nghĩa đã tạo nên những trang viết độc đáo và có giá trị nghệ thuật cao. TÓM TẮT TÁC PHẨM VĂN XUÔI 12 Trang 9 Tóm tắt truyện Vợ chồng A Phủ – Tô Hoài ( in trong tập Truyện Tây Bắc, 1953) Vợ chồng A phủ kể về đôi vợ chồng người H’ Mông ở vùng Tây Bắc. Mỵ là một cô gái xinh đẹp có tài thổi sáo. Trai bản nhiều người mê và Mỵ đã có người yêu . Dù cha Mị nợ thống lí Pá Tra một món tiền lớn, chưa trả nổi, hằng năm phải trả lãi cả một nương ngô nhưng Mị kiên quyết không lấy A Sử -con trai thống lý Pá Tra- để xoá nợ. Nhưng một đêm xuân, Mị bị A Sử lừa, bắt về trình ma nhà nó. Tiếng gọi là làm vợ A Sử nhưng Mị bị đối xử thậm tệ. Ban đầu, Mị định tự tử nhưng vì thương cha đành cam chịu sống trong đau khổ câm lặng “lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa”. Ngày Tết lại về, Mị lén uống rượu một mình. Không khí vui nhộn, nhất là tiếng sáo gọi bạn tình đã giúp Mị nhớ lại những ngày trước, khơi dậy ở Mị khát vọng tình yêu hạnh phúc. Mị vào buồng và định thay váy áo đi chơi thì bị A Sử bắt trói đứng vào cột nhà, bằng cả thúng dây đay, cả tóc Mị. Trong cơn chập chờn mê tỉnh, Mị vẫn thả hồn theo các cuộc chơi. Đến lúc thích chí vùng bước đi mới biết toàn thân bị trói chặt , đau buốt. Cũng đêm đó, A Phủ, một thanh niên mồ côi nhưng khoẻ mạnh, can trường, đã đánh A Sử, vì bất bình trước trò xấc xược của hắn ta. A Phủ bị làng bắt về xử và trở thành người ở trong nhà Pá Tra để trừ nợ. Một mùa đông giá rét, rừng đói, hổ báo từng đàn ra phá nương, bắt bò ngựa . A Phủ vì mải mê bẫy nhím nên đã để hổ bắt mất một con bò. A Phủ bị thống lí Pá Tra bắt trói đứng vào một cây cột, suốt mấy ngày đêm- chờ khi nào A Sử bắn được hổ mới tha. Lúc ấy, tuy Mị đã trở thành một con người hoàn toàn vô cảm nhưng khi nhìn thấy hai dòng nước mắt của A Phủ lặng lẽ rơi trên hai hóm má xám đen vì kiệt sức, tuyệt vọng, Mị động lòng thương người cùng cảnh ngộ. Sau một hồi suy nghĩ, Mỵ đã cắt dây trói cho A Phủ. Rồi, Mị vụt chạy theo anh ta. Cả hai băng rừng sang Phiềng Sa, trở thành vợ chồng. Quân Pháp tràn tới, dân làng hoang mang lo sợ. A Châu, cán bộ Đảng đã tìm đến xây dựng phong trào và kết nghĩa anh em với A Phủ. A Phủ đã trở thành tiểu đội trưởng du kích, cùng với Mị và đồng đội tích cực tham gia chống Pháp và tay sai bảo vệ quê hương . ……………………………………………………………………………………………… Tóm tắt VỢ NHẶT (1955) – Kim Lân (in trong tập Con có xấu xí, 1962) Trong lúc xóm ngụ cư xơ xác, tiêu điều trong nạn đói đầu năm 1945, vào một buổi chiều tà, Tràng- một người nông dân nghèo, luống tuổi, thô kệch, lại dở hơi- dẫn về nhà một người phụ nữ . Đó là một cô gái đang lâm cảnh ngộ đói rách cùng đường. Với một câu nói đùa và việc “chiêu đãi” bốn bát bánh đúc, Tràng được người phụ nữ này ưng thuận theo không về nhà . Trang 10 [...]... vừa hi vọng nhưng không hề tỏ ra rẻ rúng người phụ nữ đã theo không con mình Đêm tân hôn của họ diễn ra trong không khí chết chóc, tủi sầu từ xóm ngụ cư vọng tới Sáng hôm sau, một buổi sáng mùa hạ, nắng chói lói Bà cụ Tứ và cô dâu mới xăm xắn dọn dẹp, quét tước trong ngoài Trước cảnh ấy, Tràng cảm thấy mình gắn bó và có trách nhiệm với cái nhà của mình và thấy mình nên người, trông người vợ đúng là... huyện, Tnú bị địch phục bắt, bị tra tấn nhưng anh không khai Ở tù ba năm, Tnú vượt ngục, trở về làng thay anh Quyết lãnh đạo buôn làng tích cực chuẩn bị vũ trang khởi nghĩa và kết hôn cùng Mai Tin làng Xô Man chuẩn bị vũ khí chờ thời cơ nổi dậy đến tai giặc Thằng Dục đưa lính Trang 11 đến lùng sục vây ráp Cụ Mết, Tnú cùng thanh niên lánh vào rừng Không bắt được Tnú, bọn giặc bắt Mai cùng với đứa con... chứng kiến cảnh tương tự Không thể nén chịu thêm được nữa, Phùng xông ra ngăn cản và bị người chồng đánh trả Phùng bị thương, được đưa về trạm y tế của toà án huyện để điều trị Người đàn bà được mời đến toà án huyện Chánh án Đẩu thuyết phục chị ly hôn với người chồng vũ phu, độc ác Nhưng cả Đẩu lẫn Phùng đều ngỡ ngàng, ngạc nhiên trước việc người đàn bà kiên quyết không chịu ly hôn Theo chị , chỉ vì cuộc... thuyết phục nhưng người đàn bà vẫn không hề thay đổi ý kiến Cuối cùng họ đã hiểu ra người đàn bà ấy dù có bị đánh đập tàn bạo đến mấy vẫn cần có người chồng, cần một người đàn ông sức vóc trên thuyền để có thể ra khơi kiếm sống và nuôi đàn con đông đúc Câu chuyện thương tâm của người đàn bà nhà chài đã khiến Phùng đi từ ngạc nhiên, ngỡ ngàng đến cảm thông và thấm thía: Không thể đơn giản và sơ lược khi... tưởng những kẻ giết hại Hạ Du nhất định sẽ bị quả báo Tóm tắt truyện Ông già và biển cả (1952)của Hê-minh-uê Nhân vật trung tâm của tác phẩm là Xan-ti-a-gô -một "ông già" đánh cá người Cuba, 74 tuổi Suốt 84 ngày liền, ông lão không bắt được một mống cá nào, dân làng chài cho rằng lão đã “đi đứt” vì vận rủi Cậu bé Ma-nô-lin cũng bị cha mẹ không cho đi câu chung với lão nữa Vào ngày thứ 85, lão quyết định... Máu cá loang ra nhuộm sẫm cả vùng nước chung quanh Con cá chết thẳng đơ, trắng bạc và bồng bệnh theo sóng Không thể đưa con cá lên thuyền vì nó quá lớn, lão cẩn thận buộc nó dọc theo mạn thuyền, giương buồm về bến Lão thật sự hài lòng và tự hào với thành quả lao động của mình Trang 19 ÔN THI TỐT NGHIỆP PHẦN TÁI HIỆN KIẾN THỨC THƠ 12 TÁC PHẨM TÁC GIẢ HOÀN CẢNH SÁNG TÁC Trang 20 GIÁ TRỊ NỘI DUNG, NGHỆ... cầu vốn xa lạ với ông Gay nhất là chị hàng thịt đòi hỏi Trương Ba phải là người đàn ông thực sự của chị Lí trưởng nhân đấy sách nhiễu vòi tiền; con trai Trương Ba ngày càng đắc ý, lấn lướt, coi thường bố Ngược lại, vợ, con dâu, cháu nội Trương Ba không thể chịu nổi và dần dần xa lánh Trương Ba vô đau khổ Trước nghịch cảnh ấy, Trương Ba quyết định trả lại thân xác cho hàng thịt, cũng không chấp nhận nhập... đơn vị đã tìm thấy Việt Anh được đưa về điều trị tại một bệnh viện dã chiến; sức khoẻ hồi phục dần Anh Tánh giục Việt viết thư cho chị kể lại chiến công của mình Việt rất nhớ chị, muốn viết thư nhưng không biết viết như thế nào vì Việt không muốn kể chiến công của mình do tự thấy nó chưa thấm gì so với thành tích của đơn vị và những mong ước của má TÓM TẮT CỐT TRUYỆN CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA (NGUYỄN MINH... lại bước xuống một đôi vợ chồng nhà chài thô kệch xăm xăm tìm đến bãi xe hỏng mà bọn lính nguỵ đã bỏ lại năm 1975 Rồi người đàn ông dùng chiếc thắt lưng lính nguỵ thẳng tay quất tới tấp vào người vợ, còn người vợ môtk mực cam chịu, không hé răng, không né tránh Phùng chưa kịp xông ra ngăn cản thì thằng Phác- con họ- đã lao tới giật chiếc thắt lưng, quất vào người cha để bênh mẹ Cặp vợ chồng lại lặng lẽ... ảnh.) ……………………………………………………………………………………………… Trang 15 HỒN TRƯƠNG BA DA HÀNG THỊT - 1981 (Lưu Quang Vũ) Trương Ba, gần 60 tuổi- là một người làm vườn tốt bụng, đặc biệt rất cao cờ Do tắc trách, Nam Tào gạch bừa tên Trương Ba, khiến ông phải chết oan Vợ Trương Ba lên Thi n đình kiện Theo gợi ý của Đế Thích, để sửa sai, Nam Tào cho hồn Trương Ba nhập vào thể xác hàng thịt ở làng bên vừa mới chết, mới ngoài 30 . bắt đầu viết tiểu thuyết “Sông Đông êm đềm”, một bộ tiểu thuyết sử thi đồ sộ dựng lại bức tranh sinh động về cuộc sống của những người nông dân Cô - dắc vùng sông Đông cùng những biến động. tiếng. - Sau chiến tranh ông vẫn tập trung vào sáng tác. Năm 1965, ông được tặng giải thưởng Nôben về văn học. - Tác phẩm chính: Tập truyện sông Đông, các tiểu thuyết “Sông Đông êm đềm”, “đất vỡ. viết truyện ngắn và viết về người nông dân và làng quê VN - mảng hiện thực mà từ lâu ông đã hiểu biết sâu sắc. Ông đã viết về con người và cuộc sống ở nông thôn bằng tình cảm, tâm hồn của một

Ngày đăng: 08/07/2014, 02:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan