Bệnh ở da, tóc, lông, bệnh lây qua đường tình dục và một số bệnh khác - Phần 2 potx

13 486 0
Bệnh ở da, tóc, lông, bệnh lây qua đường tình dục và một số bệnh khác - Phần 2 potx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

500 giải đáp y học theo yêu cầu bạn đọc Bệnh ở da, tóc, lông, bệnh lây qua đường tình dục và một số bệnh khác Phần 2 441. Biện pháp chữa hói đầu "Tôi chưa nhiều tuổi lắm mà sao đầu bị hói dữ quá, dùng mấy thứ thuốc người ta mách cho đều không bớt. Xin cho biết khoa học đã có biện pháp gì chưa? Tôi có gia đình sống ở nước ngoài nên có điều kiện chữa trị". Về chữa trị hói đầu, trên thế giới mới có hai phương pháp hay, một bằng thuốc và một bằng ngoại khoa. 1. Finastéride uống, do bác sĩ kê đơn, ngăn không cho testosterone (hoóc môn sinh dục nam) biến thành dihydrotestosterone gây rụng tóc. Nhiều nghiên cứu ứng dụng trên nam giới 18-41 tuổi cho thấy, ở nhóm những người hói đỉnh đầu, sau 1 năm uống thuốc, 86% trường hợp tóc thôi rụng và 48% tóc mọc lại, sau 2 năm có 83% tóc thôi rụng và 66% tóc mọc lại. Ở người hói trán, sau 1 năm uống thuốc, mật độ tóc tăng lên. Phụ nữ có thai không được sử dụng Finastéride vì thuốc có thể gây dị tật cho cơ quan sinh dục của các cháu trai). 2. Về ngoại khoa, đã có kỹ thuật cấy tóc mệnh danh là "dense packing": Lấy các nang lông của tóc từ vùng lành đem cấy lên vùng hói, mỗi lần có thể "trồng mới" được 3.000 chiếc trên một diện tích bằng lòng bàn tay. Tháng 3 năm 2001, một nhóm nghiên cứu Pháp đã phát hiện ra các tế bào gốc nằm ở chỗ phình của lông có tính "đa năng", nghĩa là có thể tái tạo cả biểu bì, tuyến bã nhờn và nang lông. Đặc tính này sẽ được khai thác để phục hồi những phần da bị hư hại (nhất là khi bị bỏng rộng), sản xuất thuốc chữa chứng rụng tóc 442. Cái sảy nảy cái ung "Đứa em nhỏ của cháu bị một cái nhọt to ở đùi, sưng nhức. Cháu thương quá, đang định lấy bông gói trong giấy báo ra để nặn mủ thì bác quân y sĩ già về hưu trong xóm tới chơi. Bác ấy mắng cháu rồi đi mua kháng sinh cho em cháu uống, miệng cứ lẩm bẩm: Nguy hiểm, nguy hiểm chết người! . Ba hôm sau bác dẫn em lên trạm xá, dùng dao mổ đã hấp chích mủ ra và băng lại. Cháu không hiểu vì sao mà nặn nhọt lại nguy hiểm chết người, nhưng vì sợ bác ấy mắng nữa lên không dám hỏi". Cháu vẫn còn ấm ức chăng? Cháu bị mắng không oan đâu, vì mấy lẽ: - Tay cháu và bông mà cháu định dùng không đảm bảo vô khuẩn (nghĩa là còn mang nhiều mầm bệnh có thể nhiễm thêm cho em cháu). - Việc nặn nhọt rất nguy hiểm ở chỗ dùng sức mạnh phá vỡ hàng rào bảo vệ cơ thể tại chỗ tổn thương (nhờ hàng rào này, vi khuẩn bị ngăn chặn và khu trú lại, không thể tiến xa hơn hay tràn vào máu). Thành lũy phòng thủ bị vỡ thì kẻ thù dễ bàng lọt qua. - Việc nặn nhọt cho em cháu vào thời điểm đó có thể gây chết người bởi vì lúc bấy giờ đang có sự tranh chấp giữa cơ thể và mầm bệnh (tức giữa bạch cầu phòng vệ và vi khuẩn tấn công). Hàng rào bảo vệ chưa hình thành hoặc chưa hoàn chỉnh; động tác nặn nhọt sẽ tiếp sức cho vi khuẩn đánh bại sự phòng vệ của bạch cầu và lan tràn vào máu, gây nhiễm khuẩn ở các cơ quan khác (thường là áp xe phổi) hoặc nhiễm trùng huyết. Câu hỏi của cháu gợi lại một chuyện đau thương đã xảy ra khá lâu cho một sinh viên nước mình: Anh ta bị mọc nhọt ở đùi, tự mình nặn non ra, bị áp xe phổi, phải nằm viện. Do mủ ra nhiều, cản trở hô hấp nên phải mở khí quản để hút mủ và cho thở ôxy. Về sau, bệnh uốn ván xuất hiện. Cuối cùng anh đã qua đời. Bác quân y sĩ già thật khôn ngoan. Bác ấy biết cái nhọt của em cháu chưa chín (còn căng nhức, chưa mềm), phải cho thêm kháng sinh để giúp cơ thể xác lập hàng rào bảo vệ chắc chắn đã, sau đó mới dùng dao vô khuẩn để rạch mà không nặn nhọt, rồi dùng băng vô khuẩn băng lại. Từ giờ phút đó, cơ thể em cháu sẽ tống dần mủ ra qua vết rạch. Nên quên đi hai chữ "nặn nhọt" trong ngôn ngữ thông thường cũng như trong ngôn ngữ y học, để tránh những ngộ nhận có thể gây nguy hiểm chết người vì "cái sảy nảy cái ung". 443. Lông nách và hôi nách "Có phải con gái thường không hay mọc lông nách? Còn nách em thì lại mọc một ít lông, và em cho rằng vì thế mà bị hôi nách, có đúng không, thưa bác sĩ? Em muốn nhổ hết lông đi, nhưng nghe người ta nói nhổ lông nách có hại cho tim nên em sợ quá. Xin cho em cách giải quyết". Lông nách và hôi nách không liên quan gì đến nhau. Trời cho lông nách để ta thải bớt nhiệt khi trời nóng bức (mồ hôi toát ra từ nách, được gió thổi vào làm cho mát mẻ), và được ấm áp hơn khi khối không khí lạnh từ hồ Baican của nước Nga tràn về, gây nên gió mùa đông bắc. Thế thì tại sao lại đem nhổ hoặc cạo đi "cho đẹp mắt"? Về vấn đề này, cháu cần biết thêm hai điều. Thứ nhất, việc nhổ tóc sâu, nhổ râu và lông nách của ta rất chi là khủng khiếp đối với các bạn quốc tế, kể cả người châu Phi. Thứ hai, nếu thấy nữ "nách không lông", đàn ông có chút kiến thức sẽ đánh giá oan là "bạn mình nói chung không có sợi lông nào ở mọi vị trí" (hiện tượng vô mao, vẫn làm cho một số chị em đau đầu vì thiệt thòi trong chuyện ân ái, nhưng y học chưa có cách khắc phục). Việc nhổ lông nách không có hại cho tim; nếu khoái nhổ, xin cứ việc! Còn nếu muốn "vặt lông" nhanh và không đau, xin xem Mục 128. Về hôi nách, có cách khử mùi hữu hiệu và đơn giản sau: Mua một ít phèn chua tại các hàng khô, hàng xén hay hiệu thuốc Đông y, đem ngâm vào lọ cho thật ngập nước, nút kín, lắc mạnh đến khi không còn tan thêm. Rửa sạch và lau khô nách rồi dùng gạc thấm bôi (nếu lọ có lỗ nhỏ thì rỏ thẳng vào), kẹp nách lại dăm ba phút. Dùng thường xuyên, mỗi ngày 1-3 lần hoặc hơn tùy theo tình hình (nên thực hiện trước khi ngủ tối để chăn gối khỏi có mùi). Đi đâu xa nhớ mang theo. Không quên lọ phèn và sử dụng kín đáo thì sẽ không ai phát hiện ra, kể cả người thân gần gũi nhất. Lọ phải nút kín, phèn phải luôn ngập nước; nếu vô ý để cạn, phải vứt đi vì không còn tác dụng. 444. Chuyện nốt ruồi "Hai chúng em giống nhau ở chỗ đều được trời ban cho một cái nốt ruồi khá to nơi khóe mắt, chẳng đẹp gì mà lại vướng víu khi rửa mặt. Có nên tẩy đi không và tẩy ở đâu?". Một đặc tính chung của các khối u là dễ phát triển nhanh, thậm chí thành ác tính, nếu bị va chạm liên tục. Nốt ruồi nằm ở khóe mắt, thái dương rất dễ bị khăn mặt va chạm nhiều lần trong ngày nên nguy cơ càng lớn, nhất là ở người lớn tuổi. Phòng ngừa trước vẫn hơn, vả lại cái nốt ruồi ấy cũng chẳng giúp mình xinh thêm. Hai em nên đến Trung tâm Vật lý Y sinh học TP Hồ Chí Minh (109 A Pasteur, quận 1) hoặc khoa Phẫu thuật Tạo hình Viện quân y 108 (Trần Hưng Đạo, Hà Nội). Các bác sĩ sẽ dùng laser tẩy nhẹ nhàng, không để sẹo. Nốt ruồi đen thường có diễn biến khó lường trước. Vì vậy, khi nó có khuynh hướng to lên hoặc gây ngứa ngáy ra xung quanh, khi nó nằm ở những vị trí dễ bị va chạm nhiều thì nên thanh toán càng sớm càng tốt để ngăn ngừa nguy cơ trở thành ác tính. Ngoài ra, người có nhiều nốt ruồi đen thường đặc biệt nhạy cảm với tác động của tia tử ngoại. Do đó, ngay cả khi đã tẩy, các cháu vẫn nên tránh ra nắng (trong khoảng từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều). Và dĩ nhiên không nên bôi kem chống nắng rồi đi phơi nắng (vì tất cả các loại kem chống nắng hiện nay không có tác dụng tốt như quảng cáo). 445. Khi mặt có vết sẹo đen lớn "Cháu là con gái; da mặt trắng hồng nhưng lại có một vết sẹo rất to màu đen bên má phải, làm cháu rất buồn và ngại tiếp xúc. Xin hỏi có cách gì làm cho sẹo trắng trở lại mà không phải mổ?". Hiện chưa có cách gì làm hết sẹo được ngoài việc mổ tạo hình: lấy bỏ sẹo rồi dùng một vạt da lành lặn vá lên. Kết quả sẽ lý tưởng nếu tình hình cho phép xoay một vạt da liền bên cạnh tới, bởi cũng là da mặt nên nó sẽ luôn cùng màu với da xung quanh. Nếu không, sẽ phải dùng một vạt da rời lấy từ vùng khác để vá; trong trường hợp này, về sau mảnh vá sẽ "bắt nắng", màu thẫm hơn, đòi hỏi phải dùng mỹ phẩm thường xuyên (nhưng vẫn tốt hơn là cứ giữ vết sẹo xấu mà không có cách gì che giấu được). Nếu ở phía Bắc, cháu nên liên hệ trước với Viện Bỏng Quốc gia (Hà Đông) hoặc khoa Phẫu thuật Tạo hình Viện quân y 108 (Trần Hưng Đạo, Hà Nội); ở phía Nam thì liên hệ với khoa Bỏng Bệnh viện Chợ Rẫy (quận 5, TP Hồ Chí Minh) để xin khám chữa. Gửi kèm theo 2 ảnh chụp mặt thẳng và nghiêng, 1 phong bì dán sẵn tem ghi địa chỉ gia đình để tiện liên lạc). Nhân đây, xin nhắc mọi người chú ý: - Khi có vết thương trên đầu, đặc biệt là trên mặt, dù là một chỗ rách nhỏ, cũng phải đến cho bác sĩ khâu lại để tránh những vết sẹo xấu về sau. - Khi có mụn nhọt ở mặt, phải nhờ bác sĩ giúp, không được rạch tháo mủ một cách tùy tiện, gây nên những vết sẹo lớn làm xấu gương mặt. - Trong quá trình lên da non, nhớ giã củ nghệ tươi bôi lên thường xuyên trong vài ba tuần, giúp cho sẹo bớt "bắt nắng", không thẫm màu một cách quá đáng. 446. Sẹo lồi "Năm 1998, em được mổ chuyển gân ở tay, sau đó xuất hiện nhiều sẹo lồi nơi vết mổ, có cái dài 5-7 cm, rộng 1 cm, và ngày càng lồi lên. Xin cho biết nguyên nhân (trong thời gian sau mổ, em không hề ăn các thứ như cua, các, rau muống, thịt bò) và cách chữa trị". Em là người mang thể địa sẹo lồi. Ở những người như vậy, chỉ cần một vết thương rất nhỏ do đứt tay cũng đủ bị sẹo, không tránh được, dù nhịn đủ thứ thức ăn vẫn vậy. Đặc điểm của sẹo lồi là ngứa ngáy, có màu sậm, cứ lớn dần và dễ nhiễm khuẩn. Em hãy chữa thử một đợt bằng kem bôi Contractubex; nếu thấy đỡ thì kiên nhẫn tiếp tục. Nếu không, em phải được xử trí tại các cơ sở như: khoa Phẫu thuật Tạo hình Viện quân y 108, Viện Bỏng Quốc gia, khoa Bỏng Bệnh viện Chợ Rẫy. Tại các cơ sở đó, bác sĩ sẽ mổ cắt bỏ sẹo lồi rồi khâu kín da theo cách sau: Không để hai mép vết mổ thẳng tắp từ ngoài vào trong như ở mọi phẫu thuật khác mà hớt chéo da, làm cho lớp sâu hụt đi so với lớp nông. Nhờ vậy, sau khi vết mổ được khâu kín, lớp da nông sẽ liền sẹo trước lớp da sâu, không cho lớp da sâu vượt ra ngoài để gây sẹo lồi như cũ (nếu làm không đúng kỹ thuật thì sẹo lồi lại tái diễn ngay tại chỗ mổ mới). Sau phẫu thuật, em nên dùng tiếp kem bôi Contractubex hay Madécassol (kem bôi, thuốc ống uống mỗi ngày 1-2 ống) để giúp liền sẹo bình thường, giảm khả năng gây sẹo lồi của lớp da sâu như đã nói ở trên. Madécassol là biệt dược của Pháp chiết xuất từ cây rau má, cho nên em có thể ăn thật nhiều rau má. Ngoài ra, có thể ăn thêm hành tây để hỗ trợ quá trình tái tạo tế bào. 447. Tẩy vết xăm "Hồi bé cháu dại dột xăm tay, viết lên đó những chữ thật vớ vẩn. Nay cháu muốn tẩy, nhưng không biết có chỗ nào tẩy mà không để lại sẹo?". Cháu hãy đến Trung tâm Vật lý Y sinh học ở TP Hồ Chí Minh (109 A đường Pasteur, quận 1) hoặc khoa Phẫu thuật Tạo hình Viện quân y 108 (1 Trần Hưng Đạo, Hà Nội) xin tẩy. Tại đây, các bác sĩ sẽ dùng tia laser để tẩy vết xăm, tiến hành làm nhiều đợt. Các vết sẹo chỉ thoáng qua, khó nhận biết, và nhất là không gặp nguy cơ bị sẹo lồi như cách đốt bằng dao điện trước đây. 448. Nang bã đậu "Tôi đã 42 tuổi, có một cục u sau vành tai bên phải cách đây đã 20 năm, lúc đầu nhỏ như hạt đậu, nay phát triển to bằng quả trứng. Tôi muốn [...]... sót vì bao nang bị rách và một vài mẩu nhỏ sẽ nằm lại trong đó) Cuộc mổ chỉ là một tiểu phẫu thuật; bệnh nhân được gây tê tại chỗ và không cần nằm viện, cắt chỉ sau 1 tuần, chắc là chi phí không mấy đâu Bác sĩ phẫu thuật của một bệnh viện tỉnh có thể xử lý tốt Tuy nhiên, vì u của bác ở sau vành tai nên phải cẩn thận để không bị sẹo xấu làm mất thẩm mỹ 449 Bệnh bạch biến "Cháu bị bệnh bạch biến đã gần... năm, chữa nhiều cách và nhiều loại thuốc người ta chỉ dẫn nhưng không khỏi Xin cho biết nguyên nhân và cách chữa có hiệu quả " Bệnh bạch biến xuất hiện do các tế bào da ở vùng tổn thương không sản xuất ra melanin (hắc tố) như thường lệ, nên da chuyển sang màu trắng Hiện chưa có cách chữa bệnh bạch biến Nhưng giữa năm 20 01, các nhà khoa học Mỹ đã đưa được vào cơ thể chuột thí nghiệm một cặp gene có tác... thì chuột có lông đen, khi gene kia ưu thế thì lông chuột dần trở lại màu trắng; hơn nữa, họ có thể dùng thức ăn để kích hoạt hay ức chế các gene đó Thành tựu này mở ra nhiều triển vọng chữa một số bệnh nan y, trong đó có bệnh bạch biến 450 U huyết quản ở môi "Từ khi mới lớn lên, em đã thấy môi dưới của mình bị thâm thành nhiều quầng nhỏ ở giữa Bác sĩ đầu tiên khám nói là u máu, chỉ cần mổ bóc đi là... được không? Nếu mổ thì mổ ở đâu và chi phí khoảng bao nhiêu?" Bác tính chuyện mổ là rất đúng, bởi vì không bao giờ nên coi thường bất cứ cục gì xuất hiện trên người mình cả, nhất là khi đã luống tuổi Có thể đó chỉ là u lành, nhưng biết đâu một lúc nào đấy lại tiến triển thành u ác Trường hợp của bác có thể là nang bã đậu hoặc u mỡ Mổ sẽ khỏi hẳn với điều kiện không để sót lại một chút nào (mổ nang bã... mãi không chuyển Xin cho em một lời khuyên" Em tả không cụ thể nên rất khó nói chắc, nhưng nhiều khả năng đây là một trường hợp u huyết quản, không nguy hiểm nhưng làm cho gương mặt kém đẹp, thậm chí dễ sợ, và nó vẫn tiếp tục phát triển một cách âm ỉ Người ta thường dùng tác động của tia xạ để kìm hãm rồi tiêu diệt những tổ chức bất thường đó, hoặc mổ bóc bỏ toàn bộ nếu tình hình cho phép Em đừng... thường dùng tác động của tia xạ để kìm hãm rồi tiêu diệt những tổ chức bất thường đó, hoặc mổ bóc bỏ toàn bộ nếu tình hình cho phép Em đừng chần chừ nữa, hãy về khám tại một khoa phẫu thuật tạo hình có kinh nghiệm để được chẩn đoán và có hướng điều trị thích hợp . 500 giải đáp y học theo yêu cầu bạn đọc Bệnh ở da, tóc, lông, bệnh lây qua đường tình dục và một số bệnh khác Phần 2 441. Biện pháp chữa hói đầu "Tôi chưa nhiều tuổi. bạch cầu và lan tràn vào máu, gây nhiễm khuẩn ở các cơ quan khác (thường là áp xe phổi) hoặc nhiễm trùng huyết. Câu hỏi của cháu gợi lại một chuyện đau thương đã xảy ra khá lâu cho một sinh. nhọt ở đùi, tự mình nặn non ra, bị áp xe phổi, phải nằm viện. Do mủ ra nhiều, cản trở hô hấp nên phải mở khí quản để hút mủ và cho thở ôxy. Về sau, bệnh uốn ván xuất hiện. Cuối cùng anh đã qua

Ngày đăng: 08/07/2014, 01:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan