Phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế bằng LC tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, chi nhánh Nam Hà Nội (2).DOC

64 1K 6
Phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế bằng LC tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, chi nhánh Nam Hà Nội (2).DOC

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế bằng LC tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, chi nhánh Nam Hà Nội (2).

Trang 1

Lời nói đầu

Trong xu thế hội nhập, Việt Nam cũng như các quốc gia khác không nằm ngoài tiến trình đó Nghị quyết 07-NQ/TW ngày 27-7-2001 của Bộ chính trị về chủ trương hội nhập tham gia các tổ chức kinh tế trong khu vực và toàn cầu, đặc biệt WTO đã tạo điều kiện cho hoạt động thương mại quốc tế phát triển trong đó có dịch vụ thanh toán quốc tế cũng phát triển sôi động mạnh mẽ, góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển, tăng trưởng: Kim nghạch xuất nhập khẩu ngày càng phát triển, nguồn thu ngoại tệ ngày càng tăng, từng bước nâng cao thu nhập của người dân….Có được những thành tựu ấy không thế không kể đến dịch vụ thanh toán quốc tế Dịch vụ thanh toán quốc tế đã góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy hoạt động kinh tế đối ngoại của đất nước, làm cơ sở cho phát triển hoạt động kinh doanh ngoại thương Trong đó dịch vụ thanh toán quốc tế bằng L/C giữ vai trò chủ đạo nhất và được sử dụng phổ biến nhất Nhận thức được tầm quan trọng ấy nên

tôi đã chọn đề tài “ Phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế bằng L/C tạingân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, chi nhánh Nam HàNội”.

Mục đích nghiên cứu đề tài: Nghiên cứu thực trạng cung cấp dịch vụ

thanh toán quốc tế bằng L/C của NHNo&PTNT, chi nhánh Nam Hà Nội và đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế bằng L/ C tại chi nhánh Nam Hà Nội.

Đối tượng nghiên cứu: Phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế bằng L/C

của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Nam Hà Nội.

Phạm vi nghiên cứu: Dịch vụ thanh toán quốc tế bằng L/C của

NHNo& PTNT, chi nhánh Nam Hà Nội từ 2005-2007.

Trang 2

Kết cấu đề tài bao gồm:

Chương 1: Lý luận chung về dịch vụ thanh toán quốc tế bằng L/Ccủa ngân hàng thương mại.

Chương 2: Thực trạng của dịch vụ thanh toán quốc tế bằng L/Ccủa NHNo&PTNT, chi nhánh Nam Hà Nội.

Chương 3: Phương hướng và giải pháp phát triển dịch vụ thanhtoán quốc tế bằng L/C của NHNo&PTNT, chi nhánh Nam Hà Nội.

Trang 3

CHƯƠNG 1

LÝ LUẬN CHUNG VỀ DỊCH VỤ THANH TOÁN QUỐC TẾ BẰNGL/C CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1 Tổng quan về dịch vụ thanh toán quốc tế của các ngân hàng thươngmại

1.1.1 Khái niệm

Dịch vụ thanh toán quốc tế thực chất là các hoạt động thanh toán quốc tế của các ngân hàng thương mại, và thông qua các hoạt động ấy thì ngân hàng sẽ thu được một khoản phí dịch vụ

Trong đó, thanh toán quốc tế là hoạt động chi trả bằng tiền (ngoại tệ thỏa thuận) liên quan tới các hoạt động kinh tế, phi kinh tế giữa các cá nhân, tổ chức, chính phủ nước này đối với đối tác của mình trên thế giới.

1.1.2 Hình thức thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế

Để thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế của mình thì các ngân hàng thương mại có thể sử dụng một trong ba hình thức: Chuyển tiền, nhờ thu, tín dụng chứng từ.

1.2.1.1 Chuyển tiền

Với việc sử dụng hình thức này thì dịch vụ mà ngân hàng cung cấp cho khách hàng ở đây là: Ngân hàng sẽ chuyển một số tiền nhất định cho người thụ hưởng (người xuất khẩu, người bán) theo yêu cầu của khách hàng (người mua, người nhập khẩu) ở một địa điểm nhất định trong một thời gian nhất định và sẽ thu được một khoản phí gọi là phí dịch vụ chuyển tiền.

Các bên tham gia trong hình thức này là: + Người yêu cầu chuyển tiền.

+ Người thụ hưởng.

+ Ngân hàng thực hiện việc chuyển tiền.

Trang 4

+ Ngân hàng trả tiền.

Để thực hiện việc chuyển tiền ngân hàng có thể sử dụng một trong các cách: chuyển tiền bằng thư và chuyển tiền bằng điện.

+ Chuyển tiền bằng thư: Ngân hàng thực hiện việc chuyển tiền bằng

cách gửi thư ra lệnh cho ngân hàng thanh toán yêu cầu trả tiền cho người nhận Với hình thức này thì phí mà ngân hàng áp dụng cho dịch vụ chuyển tiền là thấp do dịch vụ chuyển tiền bằng thư là tốn nhiều thời gian và có thể trong quá trình vận chuyển có thể bị thất lạc do không đảm bảo an toàn.

+ Chuyển tiền bằng điện: Ngân hàng chuyển tiền sẽ gửi điện đến ngân

hàng trả tiền yêu cầu ngân hàng này thanh toán cho người thụ hưởng thông qua mạng SWIFT Đây là dịch vụ chuyển tiền hiện đại, nhanh chóng, chính xác và dễ thực hiện Do đó mức phí áp dụng cho dịch vụ này là rất cao.

1.1.2.2 Nhờ thu

Nhờ thu là dịch vụ ngân hàng thu hộ tiền của người mua theo sự ủy thác của người bán (khi đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng hóa dịch vụ cho người mua) trên cơ sở hối phiếu của người bán lập ra.

Ngân hàng có thể thực hiện dịch vụ này bằng hình thức:

+ Nhờ thu phiếu trơn: Ngân hàng chỉ thực hiện dịch vụ thu hộ tiền của người mua căn cứ theo hối phiếu mà người bán lập ra (khi người bán đã giao hàng hóa hay cung ứng dịch vụ cho người mua) Còn chứng từ gửi hàng thì sẽ gửi thẳng cho người mua.

+ Nhờ thu kèm chứng từ: Là dịch vụ ngân hàng trao BCT cho người bán để nhận hàng khi người bán đã chuyển giao hàng hóa cho người mua, người mua sẽ trả tiền hay chấp nhận trả tiền.

Với dịch vụ nhờ thu ngân hàng chỉ đóng vai trò trung gian thu hộ còn không có trách nhiệm đến việc thanh toán tiền của người mua.

Trang 5

1.1.2.3 Tín dụng chứng từ.

Phương thức tín dụng chứng từ được sử dụng phổ biến nhất hiện nay chiếm 70% giá trị trong thanh toán quốc tế Do đó, dịch vụ thanh toán quốc tế bằng L/C ngày càng phát triển và trở lên quan trọng hơn Việc sử dụng dịch vụ này thì ngân hàng sẽ phải cam kết về việc thanh toán tiền hàng, dịch vụ cho người thanh toán khi họ thực hiện đầy đủ các điều khoản ghi trong thư tín dụng Vì vậy khi khách hàng sử dụng dịch vụ này thì sẽ được đảm bảo an toàn cho cả người bán và người mua.

1.1.3 Phân loại dịch vụ thanh toán quốc tế.

Phân theo phương thức thanh toán thì dịch vụ thanh toán quốc tế: + Dịch vụ thanh toán hàng xuất

+ Nhờ thu đối với bộ nhờ thu trả ngay + Nhờ thu đối với bộ nhờ thu trả chậm - Chuyển thanh toán :

+ Chuyển thanh toán hàng nhập + See, bank draff.

1.1.3.2.Dịch vụ hàng xuất.

Với nhóm dịch vụ này thì có thể sử dụng thanh toán bằng hai hình thức: L/C xuất và Nhờ thu xuất (đòi tiền hàng xuất).

Trang 6

- Nhờ thu xuất:

Với việc áp dụng dịch vụ này thì ngân hàng sẽ kiểm tra BCT theo yêu cầu của khách hàng tối đa 1 ngày làm việc (khi nhận được hợp đồng ngoại thương và BCT đòi tiền của khách hàng) và gửi BCT theo hợp đồng ngoại thương.

Sau khi ngân hàng nước ngoài thanh toán vào tài khoản của ngân hàng thì phòng thanh toán quốc tế sẽ ghi có vào tài khoản của khách hàng tại ngân hàng.

1 L/C xuất.

L/C xuất bao gồm các loại dịch vụ:

+ Dịch vụ thông báo thanh toán thanh toán tín dụng và các bản sửa (nếu có).

+ Dịch vụ nhận kiểm tra, gửi chứng từ đòi tiền + Chiết khấu BCT hàng xuất.

+ Dịch vụ báo cáo vào tài khoản của khách hàng Trong mỗi loại dịch vụ đó thì sẽ có loại phí khác nhau.

1.3.1.3 Dịch vụ bao thanh toán

Là dịch vụ ngân hàng cung cấp cho các dịch vụ để dịch vụ có thể thực hiện được hoạt động huy động nguồn lực từ bên ngoài.

Theo đó ngân hàng sẽ có nhiệm vụ: + Thu nợ

+ Tài trợ tài chính + Quản lý sổ sách

Nhằm đảm bảo lợi ích của khách hàng.

Đây là dịch vụ được cả khách hàng xuất khẩu và nhập khẩu quan tâm đặc biệt đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, mới thành lập còn nhiều khó khăn khi tiếp cận nguồn tín dụng truyền thống với các đòi hỏi về tài sản đảm

Trang 7

bảo, chỉ số tín dụng cao Với các doanh nghiệp lớn thì dịch vụ này cũng giúp họ tăng cường nguồn vốn lưu động, chuyển bớt việc theo dõi sổ sách, truy đòi nợ cho các đơn vị chuyên nghiệp để tập trung vào phát triển kinh doanh.

1.1.4 Vai trò dịch vụ thanh toán quốc tế

- Đối với nền kinh tế

Trong xu thế hội nhập và hợp tác quốc tế, các hoạt động kinh tế của mỗi quốc gia không chỉ bó hẹp trong phạm vi một đất nước mà còn phải vươn ra ngoài thế giới Dịch vụ thanh toán quốc tế nó có vai trò quan trọng tạo điều kiện cho nền kinh tế của một quốc gia hội nhập với kinh tế thế giới, là cơ sở phát triển nền kinh tế đất nước.

- Đối với ngân hàng:

Dịch vụ thanh toán quốc tế là một trong những mảng hoạt động quan trọng của một ngân hàng hiện đại Qua việc thực hiện dịch vụ này thì ngân hàng sẽ thu về một khoản phí đáng kể và đây là một khoản thu rất an toàn, thường xuyên, ổn định, tạo điều kiện mở rộng các hoạt động kinh doanh của ngân hàng, phát triển các hoạt động khác, xây dựng được uy tín, là cơ sở để ngân hàng có thể vươn ra ngoài thế giới làm: Ngân hàng đại lý, ngân hàng xác nhận, ngân hàng chỉ định, ngân hàng thông báo…

-Đối với doanh nghiệp:

Các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất nhập khẩu thì dịch vụ thanh toán quốc tế bằng L/C đóng vai trò hết sức quan trọng Nó giúp doanh nghiệp tiếp cận được với thị trường nước ngoài, nguồn vốn lớn, công nghệ hiện đại, mở ra cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp nâng cao vị thế.

1.2 Dịch vụ thanh toán quốc tế bằng L/C

1.2.1.Khái niệm:

Dịch vụ thanh toán quốc tế bằng L/C là dịch vụ mà các ngân hàng

Trang 8

thương mại cung cấp cho khách hàng của mình thực hiện hoạt động thanh toán quốc tế bằng L/C nhằm thu một khoản phí dịch vụ.

Trong đó, thư tín dụng được xem như một sự thoả thuận, cam kết của ngân hàng sẽ thanh toán một số tiền nhất định cho người thụ hưởng (ghi trong L/C) khi người này xuất trình cho ngân hàng bộ chứng từ thanh toán đúng như quy định đề ra trong thư tín dụng.

1.2.2 Đặc điểm của dịch vụ thanh toán quốc tế bằngL/C

+ Luôn gắn liền với hoạt động thanh toán quốc tế.

+ Là dịch vụ thanh toán an toàn nhất cho người bán và người mua bởi khi sử dụng dịch vụ này thì ngân hàng sẽ phải cam kết thanh toán một số tiền nhất định cho người hưởng thụ khi họ xuất trình cho ngân hàng bộ chứng từ thanh toán đúng như quy định đề ra trong thư tín dụng.

+ Dễ làm tư vấn cho khách hàng lựa chọn phương thức thanh toán.

1.2.3 Phân loại dịch vụ thanh toán quốc tế bằng L/C

Dịch vụ thanh toán quốc tế bằng L/C được chia thành : Dịch vụ L/C xuất và dịch vụ L/C nhập.

1.2.3.1 Dịch vụ L/C xuất

( L/C xuất bao gồm các loại thư tín dụng)

Dịch vụ thanh toán quốc tế bằng L/C xuất được chia thành các các loại dịch vụ nhỏ:

+ Dịch vụ thông báo hàng xuất.

+ Dịch vụ nhận,kiểm tra chứng từ đòi tiền + Dịch vụ báo có vào tài khoản của khách hàng + Dịch vụ chiết khấu bộ chứng từ.

1 Dịch vụ thông báo thư tín dụng và bản sửa (nếu có)

Dịch vụ thông báo thư tín dụng là dịch vụ mà ngân hàng thông báo khi nhận được thông báo từ ngân hàng phát hành thì phải thông báo toàn bộ

Trang 9

nội dung cho người xuất khẩu và khi nhận được bản gốc L/c thì phải chuyển ngay cho người xuất khẩu.

Dịch vụ thông báo thư tín dụng và các bản sửa bao gồm các bước: + Sau khi nhận được thông báo, khách hàng đến nhận thư tín dụng gốc tại ngân hàng.

+ Nộp giấy giới thiệu có đóng dấu của người có thẩm quyền kèm theo chứng minh thư của người đến nhận L/C.

+ Nộp phí

Với việc sử dụng dịch vụ này khách hàng sẽ nhận được L/c nhanh hơn, tra soát dễ dàng và tiết kiệm thời gian, chi phí hơn nhờ các hệ thống ngân hàng đại lý rộng khắp.

1 Dịch vụ nhận , kiểm tra, gửi chứng từ đòi tiền.

Dịch vụ nhận, kiểm tra, và gửi chứng từ đòi tiền là dịch vụ mà các thanh toán viên sẽ thực hiện nghiệp vụ kiểm tra bộ chứng từ xem có sai sót cần chỉnh sửa gì không và sau đó sẽ thông báo tình trạng bộ chứng từ lại cho khách hàng Và khi sử dụng dịch vụ này thì khách hàng đến cần xuất trình các loại tài liệu sau:

+ Thư yêu cầu thanh toán theo hình thức L/C bản gốc và bản sửa (nếu có)

+ Hợp đồng ngoại thương và phụ lục + Bộ chứng từ theo yêu cầu L/C.

+ Chỉ thị xử lý bộ chứng từ do người có thẩm quyền ký và đóng dấu theo mẫu ngân hàng.

+ Khách hàng mới cần cung cấp thông tin tài chính theo yêu cầu ngân hàng trong trường hợp khách hàng muốn chiết khấu bộ chứng từ.

+ Ngân hàng tiến hành kiểm tra bộ chứng từ và thông báo tình trạng bộ chứng từ cho khách hàng trong hai ngày làm việc Nếu khách hàng có

Trang 10

yêu cầu kiểm tra gấp bộ chứng từ thì ngân hàng sẽ kiểm tra và hoàn trả trong vòng một ngày làm việc.

Nếu bộ chứng từ có sai sót cần khách hàng chỉnh sửa, ngân hàng sẽ kiểm tra lại bộ chứng từ sau khi xuất trình để gửi đền ngân hàng chỉ định.

Việc sử dụng dịch vụ nhận, kiểm tra và gửi chứng từ đòi tiền khách hàng sẽ hưởng tiện ích về thời gian giao dịch:

+ Tiền hàng chỉ đi qua một ngân hàng trung gian.

+ Tiền hàng xuất của khách hàng sẽ nhanh hơn nhờ hệ thống tra soát của ngân hàng đại lý.

1 Dịch vụ báo có vào tài khoản của khách hàng

Khi nhận được điện thanh toán của ngân hàng trả tiền, ngân hàng thực hiện việc ghi có vào tài khoản của khách hàng.

1 Dịch vụ chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất

Ngân hàng sẽ nhận thu tiền và chiết khấu có truy thu đòi bộ chứng từ khi có yêu cầu của khách hàng.

Có hai loại chiết khấu bộ chứng từ:

+ Chiết khấu theo hạn mức: Khi nhận được bộ chứng từ đề nghị chiết khấu tùy từng tình trạng bộ chứng từ ngân hàng sẽ chiết khấu tới mức tối đa giá trị bộ chứng từ nếu khoản chiết khấu trong hạn mức tín dụng thường xuyên của doanh nghiệp tại ngân hàng.

+ Chiết khấu theo món: Đối với bộ chứng từ hoàn hảo hoặc bộ chứng từ bất đồng được ngân hàng nước ngoài chấp nhận bằng điện, tỷ lệ chiết khấu tối đa:

1 90% đối với L/C trả ngay 1 85% đối với L/C trả chậm.

Đối với bộ chứng từ bất đồng chưa được ngân hàng nước ngoài chấp nhận tùy theo thừng mức độ bất đồng ngân hàng sẽ căn cứ thực tế từng giao

Trang 11

dịch và chính sách khách hàng từng thời kỳ để quy định mức chiết khấu.

1.2.3.1 L/C nhập

( L/C nhập bao gồm các loại thư tín dụng)

Dịch vụ L/C nhập cũng được chia thành: dịch vụ mở thư tín dụng, dịch vụ tái cấp vốn L/C nhập khẩu, dịch vụ sửa đổi/ hủy thư tín dụng, dịch vụ ký hậu vận đơn hoặc bảo lãnh nhận hàng, dịch vụ thanh toán thư tín dụng

1 Dịch vụ mở thư tín dụng

Hồ sơ xin mở thư tín dụng bao gồm: +Yêu cầu mở L/C (Theo mẫu) + Hợp đồng ngọai thương.

+ Hợp đồng ngoại hối (theo mẫu ngân hàng).

+ Cam kết thanh toán thư tín dụng trả ngay/ chậm ( nếu ký quỹ dưới 100%).

2 Dịch vụ tái cấp vốn L/C nhập khẩu

Dịch vụ tái cấp vốn L/C nhập khẩu là dịch vụ ngân hàng cung cấp giúp khách hàng thanh toán bằng phương thức L/C giải quyết vấn đề thiếu hụt vốn lưu thông trong sản xuất kinh doanh, ký được nhiều hợp đồng với nhà cung cấp mà không phải trả ngay.

1 Đặc điểm:

Dịch vụ tái cấp vốn L/C nhập khẩu có những đặc điểm:

+Giúp doanh nghiệp giải quyết được vấn đề thiếu hụt vốn lưu động trong sản xuất kinh doanh, khách hàng chỉ phải thanh toán sau một thời gian nhất định

+ Giúp doanh nghiệp ký được nhiều hợp đồng với nhà cung cấp mà không phải trả ngay

+ Sổ tiền người mở phải trả khi đến hạn bằng giá trị L/C cộng với lãi suất phát sinh trong thời hạn tái cấp vốn nói trên.

Trang 12

+ Dịch vụ này đặc biệt hữu ích với khách hàng sử dụng vốn tự có và/hoặc có hạn mức tín dụng nhưng đã sử dụng hết hạn mức.

1 Dịch vụ sửa đổi/ hủy thư tín dụng

Hồ sơ bao gồm:

+ Yêu cầu điều chỉnh/ hủy thư tín dụng (theo mẫu của ngân hàng) + Hợp đồng ngoại hối (theo mẫu) trong trường hợp sửa đổi tăng tiền so với L/C đã mở và trong trường hợp khách hàng có nhu cầu mua ngoại tệ của ngân hàng

+ Các chứng từ liên quan đến việc tu chỉnh /hủy thư tín dụng như bổ sung sửa đổi hợp đồng đề nghị tu chỉnh của người bán (nếu có).

2 Quy trình thực hiện:

Phòng thanh toán quốc tế thực hiện việc sửa đổi/hủy thư tín dụng theo yêu cầu của khách hàng.

Nếu khách hàng có nhu cầu vay vốn ngân hàng trong trường hợp sửa đổi tăng tiền thư tín dụng, ngân hàng sẽ thực hiện việc sửa đổi L/C ngay.

1 Dịch vụ kí hậu vận đơn hay bảo lãnh nhận hàng

Hồ sơ:

+ Giấy yêu cầu ký hậu vận đơn (Nếu BCT về khách hàng) theo mẫu + Giấy yêu cầu phát hành bảo lãnh nhận hàng (Nếu BCT chưa về ngân hàng và khách hàng) theo mẫu ngân hàng.

+ Hợp đồng ngoại hối (theo mẫu) đối với khách hàng có nhu cầu vay vốn ngân hàng để thanh toán L/C.

+ Thông báo hàng đến của Hải quan/ Hãng vận tải + BCT giao hàng bản sao ( trong thực hiện bảo lãnh).

+ BCT giao hàng bản gốc (trong thực hiện ký hậu vận đơn).

Với dịch vụ này: ngân hàng sẽ thực hiện việc kí hậu vận đơn/phát hành thư bảo lãnh và hoàn trả BCT giao hàng cho khách hàng trong ngày

Trang 13

ngay sau khi khách hàng hoàn tất thủ tục đảm bảo thanh toán tại ngân hàng.

1 Dịch vụ thanh toán thư tín dụng

+ Sau khi nhận BCT, NHPH sẽ kiểm tra BCT và thông báo tình trạng BCT cho khách hàng trong vòng 2 ngày làm việc và có thể kiểm tra BCT nhanh theo yêu cầu khách hàng ngay sau khi ngân hàng nhận được BCT.

+ NHPH chịu trách nhiệm thanh toán đúng, đầy đủ, kịp thời theo yêu cầu L/C đã mở khi các bên liên quan thực hiện đúng theo các điều kiện của L/C trong vòng 5 ngày làm việc sau khi nhận được BCT.

+ Trong thực hiện BCT có bất hợp đồng trong 2 ngày kể từ ngày nhận được thông báo của NHPH, khách hàng phải có chỉ thị về việc chấp nhận hay không chấp nhận bất hợp đồng của BCT.

+ Nếu quá thời hạn quy định trên mà khách hàng không có ý kiến trả lời, NHPH sẽ coi như khách hàng chấp nhận bất hợp đồng đó và NHPH sẽ không chịu bất cứ trách nhiệm liên quan đến BCT này và sẽ xem xét theo UCP 600 để quyết định có chấp nhận thanh toán BCT hay không.

1.2.5 Vai trò của dịch vụ thanh toán quốc tế bằng L/C

Dịch vụ thanh toán quốc tế nói chung và L/C nói riêng làm cơ sở cho hoạt động ngân hàng ngoại thuơng phát triển, nó có vai trò quan trọng không chỉ đối với ngân hàng mà còn đối với nhà xuất nhập khẩu và nền kinh tế.

1 Đối với nhà nhập khẩu

+ Đảm bảo thanh toán khi tuân thủ các điều khoản và điều kiện L/C và họ nhận được thanh toán nhanh nhất.

+ Giảm được các rủi ro được các thanh toán viên trong ngân hàng giúp đỡ tư vấn.

1 Đối với người nhập khẩu

+ Được ngân hàng tài trợ về vốn.

Trang 14

+ Chắc chắn nhà xuất khẩu đáp ứng các quy định L/C.

1 Đối với nền kinh tế

+ Thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu.

+ Thúc đẩy hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài.

+ Thúc đẩy và mở rộng hoạt động dịch vụ: du lịch, hợp tác quốc tế.

1 Đối với ngân hàng nói riêng

+ Tăng thu nhập nhờ nguồn chi phí dịch vụ.

+ Tăng nguồn vốn tạm thời cho ngân hàng đặc biệt là ngoại tệ + Tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh.

+ Thúc đẩy phát triển mở rộng hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng.

+ Ngân hàng thay mặt khách hàng thực hiện dịch vụ thanh toán thì trở thành cầu nối trung gian thanh toán giữa hai bên bán – mua phát triển mối quan hệ người mua – bán để thu hút được khách hàng cho vay vốn, tư vấn hỗ trợ.

+Dịch vụ thanh toán quốc tế bằng L/c phát triển sẽ xây dựng hình ảnh tốt đẹp, tạo uy tín của ngân hàng trên thương trường giúp cạnh tranh được với đối thủ cạnh tranh.

+Dịch vụ thanh toán quốc tế bằng L/c phát triển làm mở rộng thêm mạng lưới ngân hàng đại lý không chỉ trong nước mà còn ở quốc tế.

1.2.6 Các nhân tố tác động đến dịch vụ thanh thoán quốc tế bằng L/C

1 Nhân tố chủ quan:

+ Mức phí mà ngân hàng áp dụng

Đây là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến việc khách hàng lựa chọn dịch vụ của ngân hàng Nếu mức phí mà ngân hàng áp dụng là mức phí có thể cạnh tranh với ngân hàng khác, phù hợp với chất lượng dịch vụ thì sẽ thu hút được khách hàng Nếu mà mức phí mà ngân hàng áp dụng cao thì khách

Trang 15

hàng sẽ tìm đến ngân hàng cung cấp dịch vụ mà có mức phí mềm dẻo hơn + Tiềm lực vốn ngân hàng

Nguồn vốn là một trong nhiều yếu tố quan trọng, nó ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng và ảnh hưởng đến dịch vụ thanh toán quốc tế của ngân hàng.

+ Nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế bằng L/C: Nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao, năng động, có trách nhiệm trong công việc, biết tạo ra sự thoái mái, tự tin cho khách hàng thì sẽ làm tăng uy tín của khách hàng và thu hút được nhiều khách hàng hơn.

+Mối quan hệ và uy tín của khách hàng

Khi ngân hàng có mối quan hệ với nhiều khách hàng trên thế giới thì sẽ có nhiều cơ hội lựa chọn ngân hàng phát hành, ngân hàng thông báo, ngân hàng xác nhận… Ngoài ra, còn tạo được niềm tin đối với khách hàng và ngân hàng khác để nâng cao chất lượng dịch vụ.

+ Marketing ngân hàng

Là yếu tố quan trọng, ngoài những hình thức tuyên truyền quảng cáo thì cán bộ nhân viên ngân hàng cần phải tư vấn, giải đáp về những vấn đề liên quan đến các dịch vụ: sử dụng L/C nào, cần đưa những điều khoản nào vào L/C… Vì vậy khi ngân hàng có chính sách marketing phù hợp sẽ lôi kéo được khách hàng đến với mình Khách hàng chỉ có thể sử dụng dịch vụ ngân hàng khi họ có những hiểu biết về chúng.

Trang 16

ngân hàng nói chung và thanh toán bằng L/C nói riêng Khi cơ chế, chính sách phù hợp thì dịch vụ thanh toán bằng L/C sẽ có nhiều thuận lợi Ngược lại nếu thủ tục pháp lý quá phức tạp thì sẽ mất nhiều thời gian cho các nhà xuất nhập khẩu, ngân hàng thì cho dù dịch vụ ngân hàng cơ cấu có thuận lợi cho khách hàng đến đâu thì cũng không được khách hàng lựa chọn.

+ Môi trường kinh tế:

Sự phát triển của nền kinh tế làm cho số lượng các hợp đồng thương mại được ký kết ngày càng nhiều, các quan hệ kinh tế ngày càng mở rộng không chỉ trong một nước mà còn ở cả nước ngoài Sự phát triển của công nghệ thông tin tạo điều kiện thuận lợi cho đối tác mới có cơ hội tiếp xúc và làm ăn với nhau Do nhu cầu ngày càng đảm bảo an toàn cho kinh doanh các doanh nghiệp đều mong muốn có một bên thứ ba đứng ra làm trung gian cam kết việc thanh toán cho mình Khi môi trường kinh tế ngày càng phát triển thì nhu cầu sử dụng dịch vụ thanh toán quốc tế bằng L/c ngày càng tăng Như vậy môi trường kinh tế tác động mạnh tới việc khách hàng có lựa chọn dịch vụ thanh toán quốc tế bằng L/C hay không.

+ Công nghệ thông tin:

Việc sử dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của ngân hàng không chỉ tạo thuận lợi cho ngân hàng trong việc thực hiện nghiệp vụ, tiết kiệm chi phí, tăng doanh thu, đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ… mà nó còn đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách nhanh chóng, kịp thời, chính xác Mặt khác trong dịch vụ thanh toán quốc tế bằng L/c thì giao dịch giữa các thanh toán viên và khách hàng lại chủ yếu là các giao dịch gián tiếp thông qua điện thoại, email… Do đó sự phát triển của công nghệ thông tin sẽ ảnh hưởng mạnh tới hoạt động cung ứng dịch vụ thanh toán bằng L/C của các ngân hàng.

Trang 17

1.3 Phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế bằng L/C

1.3.1.Khái niệm

Phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế bằng L/C: Là ngân hàng thương

mại đa dạng hóa và nâng cao hơn chất lượng dịch vụ thanh toán của mình đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng nhằm tăng doanh thu từ dịch vụ thanh toán quốc tế bằng L/C.

Phát triển dịch vụ thanh toán bằng L/C có thể phát triển bằng hình thức:

+ Phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế bằng L/C theo chiều sâu: Là nâng cao chất lượng dịch vụ, hoàn thiện sản phẩm hiện có nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng và nâng cao khả năng cạnh tranh của ngân hàng trên thị trường Và khi giữa các ngân hàng không có sự phân biệt về đa dạng hoá các loại hình dịch vụ thì chất lượng dịch vụ là yếu tố chủ yếu quyết định đến sự thành công của ngân hàng.

+ Phát triển dịch vụ thanh toán theo chiều rộng: Là đa dạng hoá các dịch vụ thanh toán bằng L/C Hiện nay các ngân hàng thương mại chủ yếu mới sử dụng các dịch vụ thanh toán bằng L/c trả chậm, không huỷ ngang Vì vậy để phát triển dịch vụ thanh toán bằng L/c thì các ngân hàng nên mở rộng dịch vụ thanh toán bằng các loại L/c khác nhằm đa dạng hoá các hình thức cung cấp dịch vụ, đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Tuy nhiên trong xây dựng và thực thi chiến lược phát triển dịch vụ thanh toán bằng L/c thì ngân hàng phải đa dạng hoá dịch vụ mặt khác phải đảm bảo được chất lượng và không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng cung cấp cho khách hàng.

1.3.2 Mục đích phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế bằng L/C

Thông qua vai trò trung gian thanh toán cho khách hàng, ngân hàng tạo được nguồn thu đáng kể từ việc thu phí dịch vụ, giúp ngân hàng mở rộng

Trang 18

thị phần, đa dạng hóa dịch vụ, tăng doanh thu.

1.3.3 Chỉ tiêu đánh giá sự phát triển

Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế bằng L/

* Cơ cấu doanh thu:

Doanh thu từ hoạt động cung cấp dịch vụ thanh toán quốc tế bằng L/c là một trong những chỉ tiêu phản ánh sự phát triển của dịch vụ thanh toán quốc tế bằng L/c Một ngân hàng có dịch vụ thanh toán bằng L/c phát triển thì doanh thu của hoạt động này phải tăng trưởng đều qua các năm.

Doanh thu tăng thể hiện khi so sánh các chỉ tiêu tuỵêt đối, chỉ tiêu tương đối qua các năm Khi so sánh tỷ trọng của doanh thu phí dịch vụ thanh toán bằng L/c trong tổng doanh thu của ngân hàng qua các năm Tỷ trọng doanh thu phí dịch vụ thanh toán bằng L/c trên doanh thu ngoài dịch vụ.

Sự phát triển còn thể hiện khi ta đem so sánh doanh thu từ phí dịch vụ thanh toán bằng L/c của ngân hàng này so với doanh thu từ phí dịch vụ thanh toán bằng L/c của ngân hàng khác.

* Số lượng khách hàng :

Số khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán quốc tế bằng L/C của ngân hàng tăng thì dịch vụ thanh toán quốc tế bằng L/C ngày càng phát triển vì dịch vụ thanh toán bằng L/c chỉ được sử dụng khi có sự yêu cầu của khách hàng Chính vì vậy thông qua số lượng khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ thanh toán quốc tế bằng L/c của ngân hàng tăng thì có thể cho ta biết được hoạt động cung cấp dịch vụ thanh toán quốc tế bằng L/c của ngân hàng

Trang 19

đó tăng.

* Số loại hình thanh toán:

Ngân hàng đã áp dụng những loại hình thanh toán quốc tế bằng loại L/C nào? Số loại hình thanh toán tăng thì nó thể hiện được dịch vụ thanh toán hàng ngày được phát triển, mở rộng.

Thông qua các loại hình thanh toán bằng L/c mà ngân hàng sử dụng ta có thể thấy được sự phát triển của dịch vụ thanh toán quốc tế bằng L/c của ngân hàng đó Loại hình thanh toán quốc tế bằng L/c càng được mở rộng thì càng đáp ứng được nhu cầu đa dạng của khách hàng

Loại hình thanh toán quốc tế bằng L/c của một ngân hàng được coi là phát triển thông qua việc so sánh các loại hình dịch vụ thanh toán quốc tế bằng L/c đã sử dụng qua các năm so với các loại hình dịch vụ thanh toán quốc tế bằng L/c mà ngân hàng đã áp dụng.

Ngoài ra số thương vụ của dịch vụ thanh toán quốc tế bằng L/c đã thực hiện cũng phản ánh được sự phát triển của dịch vụ thanh toán quốc tế bằng L/c đã thực hiện so với số lượng các dịch vụ khác mà ngân hàng đã thực hiện cho khách hàng qua các năm ta cũng có thể thấy được hoạt động cung cấp dịch vụ thanh toán quốc tế bằng L/c ở ngân hàng đó có phát triển hay không.

1.3.4 Sự cần thiết phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế bằng L/C

Ngân hàng, ngành cung ứng đặc biệt đối với dân cư và nền kinh tế Sự tồn tại của ngân hàng gắn với sự tồn tại của dịch vụ do ngân hàng cung ứng.

Dịch vụ ngân hàng nói chung và thanh toán quốc tế bằng L/C nói riêng phát triển làm doanh thu của ngân hàng ngày càng tăng, giúp củng cố ngân hàng lớn mạnh, nâng cao vị thế, khẳng định lòng tin trong tiến trình hội nhập.

Sự phát triển kinh tế từ dịch vụ thanh toán quốc tế bằng L/C xuất phát

Trang 20

từ các yếu tố: Nhu cầu của thị trường và từ yêu cầu của ngân hàng thương mại

* Xuất phát từ nhu cầu của thị trường:

Trong điều kiện kinh tế mở, tự do hóa thương mại và tự do hóa tài chính ngày càng sâu làm cho nhu cầu tài chính phát triển mạnh mẽ và vượt khả năng đáp ứng của các định chế trung gian tài chính hiện có của quốc gia Do đó, nhu cầu về dịch vụ ngân hàng trong đó có dịch vụ thanh toán quốc tế bằng L/C ngày càng tăng, vì vậy cần phải phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế bằng L/C.

* Xuất phát từ yêu cầu của ngân hàng thương mại:

+ Nhằm tăng nguồn thu, nâng cao được hiệu quả kinh doanh.

Thông qua việc cung cấp dịch vụ thanh toán quốc tế bằng L/c ngân hàng sẽ được hưởng một khoản phí dịch vụ Khi dịch vụ này ngày càng tăng sẽ làm cho doanh thu của ngân hàng ngày càng tăng, làm cho nguồn vốn của ngân hàng tăng, giúp tạo uy tín đối với khách hàng không chỉ trong mà còn ở ngoài nước.

+ Mở rộng quy mô khi dịch vụ thanh toán quốc tế bằng L/C phát triển giúp ngân hàng sẽ tạo được uy tín, xây dựng được một hình ảnh tốt đẹp và có thể mở rộng được mạng lưới hoạt động của mình không chỉ trong nước mà còn trên thế giới và tăng khả năng cạnh tranh của ngân hàng.

+ Trong quá trình hội nhập như ngày nay sẽ tạo điều kiện cho các ngân hàng nước ngoài gia nhập thị trường trong nước, làm tăng thêm đối thủ cạnh tranh có ưu thế hơn hẳn về năng lực tài chính, khả năng cạnh tranh, trình độ công nghệ và quản trị kinh doanh… do đó để có thể cạnh tranh được với những ngân hàng khác cần phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế bằng L/ c cả chiều sâu lẫn chiều rộng nhằm tăng vị thế, uy tín của ngân hàng trên thị trường để thu hút thêm khách hàng mới và giữ chân khách hàng cũ.

Trang 21

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CUNG CẤP DỊCH VỤ THANH TOÁNQUỐC TẾ CỦA NHNo&PTNT, CHI NHÁNH NAM HÀ NỘI2.1 Giới thiệu chung về NHNo&PTNT chi nhánh Nam Hà Nội

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn được thành lập ngày 26/03/1988 theo nghị quyết số NQ53/HĐBT của hội đồng bộ trưởng (nay là chính phủ) về việc thành lập các ngân hàng chuyên doanh, trong đó ngân hàng nông nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn với tên gọi ban đầu là ngân hàng phát triển nông nghiệp Việt Nam.

Ngân hàng phát triển nông nghiệp được hình thành trên cơ sở của ngân hàng Nhà nước: Gồm các chi nhánh cấp huyện, phòng tín dụng nông nghiệp, quỹ tiết kiệm tại các chi nhánh ngân hàng nhà nước cấp tỉnh, thành phố…

Ngày 15/11/1996, được sự uỷ quyền của Thủ tướng chính phủ, thống đốc ngân hàng Nhà nước Việt Nam ký quyết định số 280/QĐ-NHNH đổi tên ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thành ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, trụ sở chính đặt tại số 2 Láng Hạ, Ba Đình, Hà Nội.

Đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư ngày càng tăng do công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn, ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam đã không ngừng mở rộng màng lưới và quy mô hoạt động, khai thác có hiệu quả tiềm năng và các nguồn lực xã hội, đặc biệt là

Trang 22

trong khu vực và thành thị Sau khi nghiên cứu các điều kiện kinh tế xã hội và các điều kiện phát triển của các quận huyện phía nam thành phố Hà Nội, thực trạng hoạt động của các ngân hàng thương mại trên địa bàn quận Thanh

Xuân, Đống Đa, Hai Bà Trưng nói riêng và toàn thành phố Hà Nội nói

chung thì nhận thấy quận Thanh Xuân là một trong những quận nội thành lớn của thủ đô Hà Nội có tiềm năng kinh tế và nhu cầu vốn rất lớn để phục vụ kinh tế trên địa bàn

Để phát huy hơn nữa vai trò chủ đạo của một ngân hàng thương mại quốc doanh trên địa bàn, ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam nhận thấy phải mở rộng thêm một số chi nhánh cấp 1 trực thuộc NHNo&PTNT trên địa bàn quận Thanh Xuân, Hà Nội có đủ điều kiện mạnh của một ngân hàng hiện đại có khả năng đáp ứng nhu cầu vốn và dịch vụ ngân hàng phục vụ phát triển kinh tế của địa phương.

Đến ngày 12/03/2001chi nhánh Nam Hà Nội được thành lập với:

Tên gọi: Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, chinhánh Nam Hà Nội

Tên giao dịch: Viet Nam bank for Agriculture of and ruraldevelopment, Nam HaNoi branch

Địa chỉ: Toà nhà C3, Phương Liệt, Thanh Xuân, Hà Nội198 Giải Phóng, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Chi nhánh chính thức khai trương vào ngày 08/05/2001 trong điều kiện nền kinh tế đất nước đang trên đà đi lên, mọi doanh nghiệp, mọi tổ chức cá nhân đang hướng vào thiên niên kỷ mới, một thiên niên kỷ với bao kỳ vọng về sự phát triển vượt bậc về mọi mặt trong nền kinh tế nước nhà, trong bối cảnh nền kinh tế đất nước đang phát triển tạo điều kiện cho chi nhánh Nam Hà Nội của NHNo&PTNT có đủ điều kiện mở rộng kinh doanh.

Chi nhánh Nam Hà Nội ra đời đã có đầy đủ các mặt hoạt động mà

Trang 23

nhiều ngân hàng thương mại khác chưa có được và nơi đóng hội sở là một vị trí đẹp, tiện đường đi lại và không quá gần các ngân hàng thương mại khác.

Tuy nhiên khi mới ra đời chi nhánh còn gặp nhiều khó khăn: Về nguồn nhân lực chủ yếu là các nhân viên được điều động từ các ngân hàng tỉnh, huyện nên gặp nhiều bỡ ngỡ về môi trường kinh doanh, hoặc tuyển dụng từ các trường đại học, cao đẳng chưa va chạm thương trường, chưa qua thực tế về nghiệp vụ kinh doanh cụ thể…, trên địa bàn thành phố có nhiều ngân hàng thương mại đã hoạt động lâu dài và cạnh tranh gay gắt làm cho hoạt động của chi nhánh ban đầu gặp nhiều khó khăn

Mặc dù có những khó khăn ấy nhưng chi nhánh vượt qua và không ngừng phát triển Cho đến nay chi nhánh đã phát triển được màng lưới hoạt động của mình, hiện nay chi nhánh bao gồm: 1 hội sở, 7 phòng nghiệp vụ, 3 chi nhánh cấp 2, 4 phòng giao dịch trực thuộc chi nhánh cấp 2 và các đơn vị đều hoạt động tốt, tự trang trải được chi phí và có lãi.

2.1.2 Sơ đồ bộ máy quản trị

Trang 24

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ bộ máy quản trị của NHNo&PTNT, chi nhánh Nam HàNội

Trang 25

2.1.3.Chức năng hoạt động chủ yếu

* Chức năng của NHNo&PTNT, chi nhánh Nam Hà Nội

+ Là một ngân hàng thương mại nên thực hiện cả 3 nghiệp vụ chính: Nhận gửi, cho vay và cung ứng các dịch vụ thanh toán

+ Tiếp nhận và triển khai các dự án nước ngoài, đặc biệt là các dự án của WB, ADB…

+ Đóng góp to lớn vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá kinh tế đất nước.

+ Đầu tư phát triển đối với khu vực nông thôn thông qua việc mở rộng đầu tư vốn trung hạn, dài hạn để xây dựng cở sở vật chất kỹ thuật cho sản xuất nông lâm nghiệp, thuỷ hải sản, góp phần thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn.

+ Xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch hoạt động đầu tư, kinh doanh nhằm thực hiện các chức năng của mình, giải quyết các vướng mắc trong kinh doanh để các hoạt động của công ty có hiệu quả nhất.

+ Quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn vốn, cân đối giữa tổng vốn và nợ, đầu tư vốn một cách có hiệu quả nhằm đảm bảo kinh doanh có lãi, tránh thất thoát nguồn vốn và nâng cao vị thế của ngân hàng trên thị trường trong nước cũng như quốc tế.

* Chức năng của phòng thanh toán quốc tế

+ Thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ (mua bán, chuyển đổi), thanh toán quốc tế trực tiếp theo quy định.

+ Thực hiện các công tác thanh toán quốc tế thông qua mạng SWIFT ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn.

+ Thực hiện các nghiệp vụ tín dụng, bảo lãnh ngoại tệ có liên quan đến thanh toán quốc tế.

+ Thực hiện các dịch vụ kiều hối, chuyển tiền, mở tài khoản khách

Trang 26

hàng nước ngoài.

+ Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo và kiểm tra theo quy định + Thực hiện nghiệp vụ khác do giám đốc chi nhánh giao.

2.1.4 Tình hình hoạt động của NHNo& PTNT chi nhánh Nam Hà Nội

Theo bảng số liệu ta thấy cơ cấu nguồn vốn của Nam Hà Nội đã thay gổi theo hướng ổn định hơn, tỷ trọng vốn trung và dài hạn đã tăng lên.

* Công tác tín dụng

Trang 27

Bảng2.2: Công tác tín dụng theo thời hạn

( Nguồn báo cáo kết quả kinh doanh của chi nhánh Nam Hà Nội)

Qua bảng số liệu ta thấy cơ cấu dư nợ theo thời hạn cho vay đã thay đổi đáng kể, tỷ lệ cho vay trung hạn và dài hạn tăng nhanh gần đạt mức chỉ đạo của Hội đồng quản trị.

* Công tác kinh doanh ngoại hối

Bảng2.3: Tình hình kinh doanh ngoại hối và thanh toán quốc tế

Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy tình hình thanh toán quốc tế của NHNo & PTNT, chi nhánh Nam Hà Nội luôn tăng đều qua các năm Có được thành tích đáng kể ấy là do chi nhánh Nam Hà Nội luôn trú trọng công tác phát triển kinh doanh ngoại hối, thu hút khách hàng nhỏ và vừa làm công tác xuất nhập khẩu, luôn đáp ứng mọi nhu cầu ngoại tệ hợp lý cho khách hàng hoạt động, giải quyết kịp thời các vướng mắc trong quan hệ thanh toán

Trang 28

quốc tế

* Công tác phát triển sản phẩm dịch vụ mới

Nhận rõ vai trò quan trọng của sản phẩm dịch vụ trong ngân hàng hiện đại và tăng cường tính cạnh tranh, chi nhánh Nam Hà Nội đã có nhiều cố gắng trong việc thực hiện tốt các sản phẩm dịch vụ hiện có, ngoài ra còn duy trì thêm một số sản phẩm mới:

+ Duy trì hoàn thiện dịch vụ cho trung tâm chuyển tiền bưu điện + Là ngân hàng đầu mối thực hiện các dự án có vốn đầu tư nước ngoài + Duy trì thu tiền mặt tại chỗ của sinh viên, trả lương qua thẻ ATM.

* Các lĩnh vực công tác khác.

+ Công tác thẩm định, kiểm tra, kiểm toán luôn được duy trì và ngày càng đi sâu vào chất lượng.

+ Công tác tổ chức: Thực hiện đúng, đủ các quy định về bổ nhiệm nâng lương, khen thưởng, kỷ luật, tuyển dụng…

+ Công tác phát triển màng lưới: Năm 2007 thành lập thêm 2 phòng giao dịch trực thuộc chi nhánh cấp II, chuyển trụ sở mới cho chi nhánh cấp II, chi nhánh Nam Hà Nội gồm 1 hội sở, 7 phòng nghiệp vụ, 3 chi nhánh cấp II, 4 phòng giao dịch trực thuộc chi nhánh cấp I và 8 phòng giao dịch trực thuộc chi nhánh cấp II.

2.2 Thực trạng hoạt động cung cấp dịch vụ thanh toán quốc tế bằng L/ccủa NHNo&PTNT, chi nhánh Nam Hà Nội từ 2005-2007

2.2.1 Giới thiệu về dịch vụ thanh toán quốc tế bằng L/c củaNHNo&PTNT, chi nhánh Nam Hà Nội

NHNo&PTNT chi nhánh Nam Hà Nội chính thức khai trương ngày 08/05/2001 và từ đó dịch vụ thanh toán quốc tế cũng chính thức đi vào hoạt động từ ngày đó Qua 8 năm hoạt động thì chi nhánh đã nhận rõ được vai trò quan trọng của các sản phẩm dịch vụ nói chung và dịch vụ thanh toán bằng

Trang 29

L/c nói riêng trong các ngân hàng thương mại Vì vậy chi nhánh Nam Hà Nội đã luôn chú trọng vào phát triển sản phẩm dịch vụ đã có: Bảo lãnh, thanh toán L/c, ngân hàng đầu mối, ngân hàng phục vụ dự án…Do vậy tỷ lệ thu phí dịch vụ luôn luôn tăng trưởng qua các năm trong đó tỷ lệ thu phí dịch vụ thanh toán quốc tế bằng L/c chiếm tỷ trọng lớn.

Dịch vụ thanh toán quốc tế bằng L/c đã chiếm một vi trí quan trọng trong chi nhánh Thông qua việc cung cấp các dịch vụ đó ngân hàng đã thu được một khoản phí Tuy nhiên chi nhánh Nam Hà Nội mới chỉ cung cấp các dịch vụ thanh toán bằng L/c trả chậm, trả ngay, không huỷ ngang là chính và mức phí mà chi nhánh áp dụng cho mỗi dịch vụ là:

Bảng 2.4:Bảng phí dịch vụ thanh toán bằng L/c của NHNo&PTNT chi nhánh Nam Hà

+Thông báo sửa đổi tăng tiền +Thông báo sửa

Trang 30

Như vậy mức phí cho mỗi loại dịch vụ đã được quy định rõ ràng và khi khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán quốc tế bằng L/c của ngân hàng sẽ được các thanh toán viên thông báo về mức phí dịch vụ và được tư vấn miễn phí cho khách hàng trong điều kiện L/c an toàn nhất và có thể tham khảo ý kiến tư vấn của ngân hàng ngay tong giai đoạn đàm phán hợp đồng Với mạng lưới rộng khắp sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế bằng L/c nhanh chóng, chính xác, an toàn nhất.

2.2.2 Kết quả hoạt động cung cấp dịch vụ thanh toán quốc tế bằng L/c

Qua 8 năm hoạt động, dịch vụ thanh toán quốc tế bằng L/c đã đem lại những kết quả to lớn đóng góp vào sự phát triển của toàn chi nhánh nói chung và phòng thanh toán quốc tế nói riêng Nó đã làm tăng doanh thu,

Trang 31

tăng nguồn vốn của ngân hàng làm cho chi nhánh ngày càng trở lên vững mạnh, làm tăng khả năng cạnh tranh của ngân hàng không chỉ trong nước mà còn có thể vươn ra nước ngoài Kết quả hoạt động cung cấp dịch vụ thanh toán quốc tế bằng L/c được cụ thể như sau:

2 Phân tích theo doanh số thanh toán L/c

Bảng 2.5: Doanh số thanh toán L/c của NHNo&PTNT chi nhánh Nam

(Báo cáo kết quả kinh doanh của phòng thanh toán quốc tế

NHNo&PTNT, chi nhánh Nam Hà Nội)

Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy:

Về số món thanh toán cả L/c nhập và xuất đều tăng qua các năm Năm 2005 số L/c nhập có 471 món, đến năm 2006 số L/c nhập đã tăng lên 2 món (tương đương với tăng 0,42 %) so với 2005 và đến năm 2007 số L/c nhập đã tăng lên 521 món (tăng so với năm 2006 là 10,2 %) Tuy nhiên nếu tính theo

Trang 32

số tiền thì lại không có sự tăng trưởng đều qua 3 năm 2005, 2006 và 2007 của L/c nhập Măc dù năm 2005 số tiền thanh toán của L/c nhập đạt 56,485,056 USD nhưng đến năm 2006 số tiền L/C nhập lại giảm xuống chỉ còn 54,618,393 USD (giảm 1,866,663USD so với 2006) Tuy nhiên đến năm 2007 lại có sự tăng trưởng vượt bậc so với hai năm trước, số tiền mà chi nhánh thực hiện trong dịch vụ thanh toán L/c nhập đã lên tới 104,311,496 USD tăng 49,693,103 USD so với năm 2006 ( tăng 90,98%)

Về L/c xuất: Nhìn bảng số liệu ta thấy sự tăng trưởng của L/c xuất là

luôn tăng đều qua các năm cả về số món vế số tiền Nếu số món năm 2005

chỉ thực hiện được 3 món thì đến năm 2006 số món đã thực hiện là 13 món và đến năm 2007 số món thực hiện là 19 món Về số tiền mà chi nhánh thực hiện dịch vụ thanh toán L/c xuất năm 2005 mới chỉ đạt 322,148 USD thì đến năm 2006 số tiền thực hiện lên tới một con số kỷ lục là 2,751,184 USD và đến năm 2007 thì tăng 90,3% so với năm 2006

Mặc dù tình hình thanh toán bằng L/c xuất khẩu tăng đều qua các năm nhưng nếu so về doanh số thanh toán bằng L/c xuất vẫn còn chiếm một tỷ lệ khá nhỏ, doanh số thanh toán bằng L/c xuất còn khá nhỏ so với L/c nhập, điều đó được thể hiện khá rõ qua biểu đồ doanh số thanh toán bằng L/c nhập và xuất qua các năm 2005-2007

Ngày đăng: 07/09/2012, 14:55

Hình ảnh liên quan

2.1.4. Tình hình hoạt động của NHNo& PTNT chi nhánhNam Hà Nội - Phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế bằng LC tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, chi nhánh Nam Hà Nội (2).DOC

2.1.4..

Tình hình hoạt động của NHNo& PTNT chi nhánhNam Hà Nội Xem tại trang 26 của tài liệu.
Bảng2.2: Công tác tín dụng theo thời hạn - Phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế bằng LC tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, chi nhánh Nam Hà Nội (2).DOC

Bảng 2.2.

Công tác tín dụng theo thời hạn Xem tại trang 27 của tài liệu.
Bảng 2.4:Bảng phí dịch vụ thanh toán bằng L/c của NHNo&PTNT chi nhánh Nam Hà Nội - Phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế bằng LC tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, chi nhánh Nam Hà Nội (2).DOC

Bảng 2.4.

Bảng phí dịch vụ thanh toán bằng L/c của NHNo&PTNT chi nhánh Nam Hà Nội Xem tại trang 29 của tài liệu.
Bảng 2.5: Doanh số thanh toán L/c của NHNo&PTNT chi nhánhNam Hà Nội - Phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế bằng LC tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, chi nhánh Nam Hà Nội (2).DOC

Bảng 2.5.

Doanh số thanh toán L/c của NHNo&PTNT chi nhánhNam Hà Nội Xem tại trang 31 của tài liệu.
Bảng2.6: Tỷ trọng thanh toán các loại L/c qua các năm 2005-2007 - Phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế bằng LC tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, chi nhánh Nam Hà Nội (2).DOC

Bảng 2.6.

Tỷ trọng thanh toán các loại L/c qua các năm 2005-2007 Xem tại trang 33 của tài liệu.
Qua bảng số liệu trên ta thấy rằng: Dịch vụ thanh toán L/c nhập luôn luôn chiếm vị trí quan trọng trong tổng số các dịch vụ thanh toán quốc tế  - Phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế bằng LC tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, chi nhánh Nam Hà Nội (2).DOC

ua.

bảng số liệu trên ta thấy rằng: Dịch vụ thanh toán L/c nhập luôn luôn chiếm vị trí quan trọng trong tổng số các dịch vụ thanh toán quốc tế Xem tại trang 33 của tài liệu.
Ngược lại với tình hình dịch vụ thanh toán bằng L/c nhập thì tỷ trọng dịch vụ thanh toán quốc tế bằng L/c xuất đã liên tục tăng qua các năm  2005-2007 cụ thể: Năm 2005 tỷ trọng dịch vụ thanh toán bằng L/c xuất mới chỉ  đạt 0,6% thì đến năm 2007 tỷ trọng n - Phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế bằng LC tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, chi nhánh Nam Hà Nội (2).DOC

g.

ược lại với tình hình dịch vụ thanh toán bằng L/c nhập thì tỷ trọng dịch vụ thanh toán quốc tế bằng L/c xuất đã liên tục tăng qua các năm 2005-2007 cụ thể: Năm 2005 tỷ trọng dịch vụ thanh toán bằng L/c xuất mới chỉ đạt 0,6% thì đến năm 2007 tỷ trọng n Xem tại trang 34 của tài liệu.
Bảng2.8: Tình hình cung cấp dịch vụ L/c xuất của NHNo&PTNT chi nhánh  Nam Hà Nội - Phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế bằng LC tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, chi nhánh Nam Hà Nội (2).DOC

Bảng 2.8.

Tình hình cung cấp dịch vụ L/c xuất của NHNo&PTNT chi nhánh Nam Hà Nội Xem tại trang 38 của tài liệu.
Nhìn vào bảng số liệu và biểu đồ ta thấy dịch vụ thanh toán quốc tế bằng L/c xuất qua các năm đều tăng cả về số món và số tiền: - Phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế bằng LC tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, chi nhánh Nam Hà Nội (2).DOC

h.

ìn vào bảng số liệu và biểu đồ ta thấy dịch vụ thanh toán quốc tế bằng L/c xuất qua các năm đều tăng cả về số món và số tiền: Xem tại trang 39 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan