dau cau va cuoc doi

25 325 0
dau cau va  cuoc doi

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Dấu phẩy 5.1. Dấu phẩy được dùng để chỉ ranh giới bộ phận nòng cốt với thành phần ngoài nòng cốt của câu đơn và câu ghép. Thành phần ngoài nòng cốt có thể là các thành phần than gọi, chuyển tiếp, chú thích, tình huống, khởi ý. Ví dụ: Mẹ ơi, có khách đấy! Cuối cùng, Mỹ đã thua to. Tôi trở về thành phố Hồ Chí Minh, thành phố thân yêu của tôi. Thong thả, anh ấy bước ra. Bài hát ấy, tôi nghe nhiều lần. Đáng chú ý là: - Khi thành phần tình huống đặt ở đầu câu, dấu phẩy có thể được lược bớt, nếu thành phần đó là một danh ngữ có cấu tạo đơn giản dùng để chỉ thời gian, nơi chốn. Ví dụ: Lúc ấy Mai cũng về tới bản Đảy. (Tô Hoài) - Khi thành phần ấy là do động từ hay tính từ đảm nhiệm và đặt ở cuối câu thì rất cần dấu phẩy giữa nó và nòng cốt. Ví dụ: Lời trăn trối mang hồn người sắp chết Vọng qua vách, trang nghiêm và thống nhất. (Nguyễn Dân Trung) 5.2. Dấu phẩy dùng để chỉ ranh giới giữa các yếu tố trong liên hợp, nhất là liên hợp qua lại. Ví dụ: Sự nghiệp cách mạng là một sự nghiệp lâu dài và gian khổ, song nhất định thắng lợi. (Hồ Chí Minh) Đáng chú ý là: - Giữa các yếu tố của một liên hợp song song, khi đã dùng kết từ thì thường lược bớt dấu phẩy. Ví dụ: Đảng viên và đoàn viên thanh niên lao động cần phải xung phong gương mẫu trong sản xuất và công tác. -Giữa các yếu tố của một liên hợp song song có tính chất ổn định hoá, dấu phẩy cũng thường được lược bớt. Ví dụ: Hầm chông hố chông trong ruộng lúa tựa như được nước lụt che, thằng giặc chẳng biết đâu mà mò. (Anh Đức) 5.3. Dấu phẩy dùng để chỉ ranh giới giữa các vế trong câu ghép (song song hay qua lại). Ví dụ: Hễ còn một tên xâm lược trên đất nước ta, thì ta còn phải tiếp tục chiến đấu, quét sạch nó đi. (Hồ Chí Minh) Đáng chú ý là: Khi có dùng kết từ trong câu ghép song song hay qua lại thì có thể lược bớt dấu phẩy giữa các vế. Ví dụ: Chú Hai đã đi làm phu cao su ở Hớn Quản, lại ra làm thợ mỏ ở Đông Dương và chú còn đi những chân trời góc bể đâu khác. (Tô Hoài) Hễ còn một người Việt Nam bị bóc lột, bị nghèo nàn thì Đảng vẫn đau thương, cho đó là vì mình chưa làm tròn nhiệm vụ. (Hồ Chí Minh) 5.4. Dấu phẩy có thể dùng để chỉ ranh giới giữa phần đề và phần thuyết trong những trường hợp sau đây: 5.4.1. Khi phần đề làm thành một đoạn khá dài. Ví dụ: Một trong những công việc cần phải thực hiện cấp tốc lúc này, là nâng cao dân trí. (Hồ Chí Minh) 5.4.2. Khi lược bớt động từ là trong câu luận. Ví dụ: Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữa đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre, anh hùng lao động. Tre, anh hùng chiến đấu. (Thép Mới) 5.4.3. Khi phần thuyết được đặt trước phần đề Ví dụ: Trong lịch sử có hai loại chiến tranh: chiến tranh chính nghĩa và chiến tranh phi nghĩa. Chính nghĩa, những cuộc chiến tranh chống bọn áp bức, bọn xâm lược, giành tự do, độc lập. Phi nghĩa, những cuộc chiến tranh xâm lược hoặc bình định cốt chiếm nước ngoài hoặc cướp tự do, hạnh phúc của một số người. (Trường Chinh) Ngoài những trường hợp vừa kể thì giữa phần đề và phần thuyết của nòng cốt câu đơn, nói chung, không dùng dấu phẩy. 5.5. Dấu phẩy còn dùng vì lẽ nhịp điệu trong câu, nhất là khi nhịp điệu có tác dụng biểu cảm. Ví dụ: Bộ tư lệnh: những lớp tóc hoa râm Những mái đầu trắng xoá Vẫn có Bác, ung dung, trông xuống, dịu dàng. (Tố Hữu) 5.6. Khi đọc, phải ngắt đoạn ở dấu phẩy. Nói chung, quãng ngắt ở dấu phẩy tương đối ngắn, so với những dấu đã nói trên. 6. Dấu chấm phẩy 6.1. Dấu chấm phẩy thường dùng để chỉ ranh giới giữa các vế trong câu ghép song song, nhất là khi giữa các vế có sự đối xứng về nghĩa, về cả hình thức. Ví dụ: Chị Thuận nấu cơm cho anh em ăn, làm người chị nuôi tần tảo; chị chăm sóc anh em ốm và bị thương, làm người hộ lí dịu dàng, ân cần (Nguyễn Trung Thành) Trong câu ghép song song mà vế sau có tác dụng bổ sung cho vế trước, cũng có thể dùng dấu chấm phẩy giữa hai vế. Ví dụ: Sáng tạo là vấn đề rất quan trọng; không sáng tạo không làm cách mạng được (Lê Duẩn) 6.2. Dấu chấm phẩy cũng có thể dùng để chỉ ranh giới giữa các yếu tố trong một liên hợp song song bao gồm những ngữ. Ví dụ: Phải thực hiện bằng được chủ trương hoàn chỉnh các hệ thống thuỷ nông; đẩy mạnh tốc độ cơ giới hoá nông nghiệp; đẩy mạnh cải tạo giống gia súc và cây trồng nhằm thực hiện thâm canh trên toàn bộ diện tích trồng trọt (Báo Nhân dân) 6.3. Khi đọc, phải ngắt đoạn ở dấu chấm phẩy; quãng ngắt dài hơn, so với dấu phẩy, nhưng ngắn hơn, so với dấu chấm. Dấu Chấm Lửng Ngàn Ý Nghĩa Tác giả: Nguyên Đỗ Thư em viết những chấm không là chấm ( . , , ! , ? ) Chấm câu này (.), chấm lửng ( ), hỏi (?), than ơi (!) Tôi ngẩn ngơ, ai đó gởi cho tôi Câu thư ngắn, câu thư dài, bất tận Em cứ nói dạo này em rất bận Họp hành nhiều, ông bà chủ lên lương Quá tân toan nên chưa có người thương Em còn trẻ lo lắng gì kia chứ! Thôi em nhé, đừng gọi anh bằng chú Tuổi chưa già, tóc chưa bạc, răng long Em gọi anh bằng chú tủi trong lòng Đếm năm tháng đi qua buồn chết được! Gọi anh nhé, hay tên không, làm phước Hay gọi gì thân mật mất gì đâu Lời bảo trân trọng qúi mãi ngàn sau Những dấu chấm biết bao nhiêu lưu luyến Ngoài ra, cáo trạng của VKSND Tối cao còn chưa chỉ ra được danh sách 218 cán bộ, quan chức được Mai Văn Huy tổ chức đi tham quan Singapore, Nhật Bản, Malaysia, Trung Quốc, Thái Lan mà tổng số tiền chi cho 14 chuyến đi là gần 2,5 tỷ đồng. Lời khai của Huy chi 14 tỷ đồng khác để ủng hộ các đơn vị, cá nhân trong ngoài tỉnh cũng rơi vào im lặng. Anh vẫn thường hay cốc đầu em và nghêu ngao: “Người khôn nói chuyện giữa chừng. Để cho người dại nửa mừng nửa lo” mỗi khi em nhíu mày trước câu nói lấp lửng của anh, rồi cười… Anh vốn thông minh và hài hước, cách nói chuyện duyên chết người ấy đã cuốn hút không biết bao nhiêu cô gái. Em cũng không ngoại lệ. Và em rất hạnh phúc vì trong những cô gái xinh đẹp, giỏi giang ấy, anh chọn em - một người bình thường. Anh kể cho em nghe những câu chuyện vui buồn trong cuộc sống. Và vẫn cái cách lấp lửng ấy, câu chuyện của anh bao giờ cũng đa tầng, đa nghĩa. Khi là những bài học triết lý, có khi chỉ là một câu chuyện cười vu vơ. Em lắng nghe với tất thảy niềm say mê, dẫu lắm lúc em phải nhíu mày, đợi anh cốc đầu và nghêu ngao: “Người khôn ”. Anh vẫn lấp lửng, ngay cả khi nói về tình cảm của mình. Em buồn, nhưng vẫn cười mỗi khi anh trả lời em bằng một cái cốc đầu, một cái nắm tay hay có khi là một nụ hôn. Em đặt cho anh, cho tình yêu của mình là dấu chấm lửng. Trong danh bạ điện thoại hay trong nick chat của em chỉ hiển hiện dấu “…”. Anh biết, và cười. Rồi anh bảo cái dấu “…” kia đứng một mình trông trơ trọi lắm. Vậy là anh cho thêm cái dấu chấm than sau đấy. Anh bảo em ốm yếu trông như cái dấu “!” vậy. Em lại là một người nhạy cảm, dễ khóc, dễ cười nên hãy để anh đứng bên cạnh chở che. Vậy là dù thế nào, sau “…” cũng sẽ là “!”. Em vui vì mình được đứng cạnh anh, được anh chở che. Ngày tháng êm đềm trôi đi. Em đặt cho cuộc đời mình một dấu cảm thán với niềm hạnh phúc vô bờ. Nhưng Một ngày, anh bước khỏi đời em. Lần đầu tiên anh thôi không lấp lửng nữa. Em vỡ òa, hoang mang. Hàng ngàn câu hỏi cứ xoáy vào tâm can em. Sao anh không nói một lời chia tay mà lặng lẽ ra đi? Em đã làm gì mà anh đối xử với em như vậy? Có thể nào anh chưa bao giờ yêu em? Vậy là anh đã đặt dấu chấm hết cho một cuộc tình. Là dấu chấm hết, không phải là dấu chấm lửng như anh vẫn thường dùng. Mình em - cái dấu chấm than mong manh giờ đây cứ khoắc khoải với những dấu chấm hỏi to tướng. Sau dấu chấm hỏi là những khoảng trống vô hồn. Em không trả lời được cho những câu hỏi của chính mình. Còn anh mãi vẫn ở đâu đó trong cuộc đời, mãi vẫn không hay biết gì về những dấu câu anh đã vô tình đặt ra và để lại. Ở đâu đó trong cuộc đời, vẫn mong một ngày nào đó anh đọc được những dòng này và sẽ trả lời em, trả lời cho cuộc tình của chính mình để em thôi không đặt dấu chấm hỏi nữa, nhé anh - dấu chấm lửng của em! Những dấu chấm câu Có một người chẳng may đánh mất dấu phẩy. Anh ta trở nên sợ những câu phức tạp và chỉ tìm những câu đơn giản. Đằng sau những câu đơn giản là những ý nghĩ đơn giản. Sau đó, không may, anh ta lại làm mất dấu chấm than. Anh bắt đầu nói khe khẽ, đều đều, không ngữ điệu. Anh không cảm thán, không xuýt xoa. Không gì có thể làm anh ta sung sướng, mừng rỡ hay phẫn nộ nữa cả. Đằng sau đó là sụ thờ ơ đối với mọi chuyện. Kế đó, anh ta đánh mất dấu chấm hỏi và chẳng bao giờ hỏi ai điều gì nữa. Mọi sự kiện xảy ra ở đâu, dù trong vũ trụ hay trên mặt đất hay ngay trong nhà mình mà anh ta không biết, anh ta đánh mất khả năng học hỏi. Đằng sau đó là sự thiếu quan tâm với mọi điều. Một vài tháng sau, anh ta đánh mất dấu hai chấm. Từ đó anh ta không liệt kê được, không còn giải thích được hành vi của mình nữa. Anh ta đổ lỗi cho tất cả, trừ chính mình. Cứ mất dần các dấu, cuối cùng anh ta chỉ còn lại dấu ngoặc kép mà thôi. Anh ta không phát biểu được một ý kiến nào của riêng mình nữa, lúc nào cũng chỉ trích dẫn lời của người khác. Thế là anh ta hoàn toàn quên mất cách tư duy. Cứ như vậy, anh ta đi đến dấu chấm hết. Thiếu những dấu chấm câu trong một bài văn, có thể bạn chỉ bị điểm thấp vì bài văn của bạn mất ý nghĩa, nhưng mất những dấu chấm câu trong cuộc đời, tuy không ai chấm điểm nhưng cuộc đời bạn cũng mất ý nghĩa như vậy. Mong bạn hãy giữ gìn những dấu chấm câu của mình, bạn nhé! Anh vẫn thường hay cốc đầu em và nghêu ngao: “Người khôn nói chuyện giữa chừng. Để cho người dại nửa mừng nửa lo” mỗi khi em nhíu mày trước câu nói lấp lửng của anh, rồi cười… Anh vốn thông minh và hài hước, cách nói chuyện duyên chết người ấy đã cuốn hút không biết bao nhiêu cô gái. Em cũng không ngoại lệ. Và em rất hạnh phúc vì trong những cô gái xinh đẹp, giỏi giang ấy, anh chọn em - một người bình thường. Anh kể cho em nghe những câu chuyện vui buồn trong cuộc sống. Và vẫn cái cách lấp lửng ấy, câu chuyện của anh bao giờ cũng đa tầng, đa nghĩa. Khi là những bài học triết lý, có khi chỉ là một câu chuyện cười vu vơ. Em lắng nghe với tất thảy niềm say mê, dẫu lắm lúc em phải nhíu mày, đợi anh cốc đầu và nghêu ngao: “Người khôn ”. Anh vẫn lấp lửng, ngay cả khi nói về tình cảm của mình. Em buồn, nhưng vẫn cười mỗi khi anh trả lời em bằng một cái cốc đầu, một cái nắm tay hay có khi là một nụ hôn. Khu vườn tình yêu Chấm lửng, chấm than và chấm hỏi • Nắng.Mây May 23rd 2009, 8:04 am • Anh vẫn thường hay cốc đầu em và nghêu ngao: “Người khôn nói chuyện giữa chừng. Để cho người dại nửa mừng nửa lo” mỗi khi em nhíu mày trước câu nói lấp lửng của anh, rồi cười… Anh vốn thông minh và hài hước, cách nói chuyện duyên chết người ấy đã cuốn hút không biết bao nhiêu cô gái. Em cũng không ngoại lệ. Và em rất hạnh phúc vì trong những cô gái xinh đẹp, giỏi giang ấy, anh chọn em - một người bình thường. Anh kể cho em nghe những câu chuyện vui buồn trong cuộc sống. Và vẫn cái cách lấp lửng ấy, câu chuyện của anh bao giờ cũng đa tầng, đa nghĩa. Khi là những bài học triết lý, có khi chỉ là một câu chuyện cười vu vơ. Em lắng nghe với tất thảy niềm say mê, dẫu lắm lúc em phải nhíu mày, đợi anh cốc đầu và nghêu ngao: “Người khôn ”. Anh vẫn lấp lửng, ngay cả khi nói về tình cảm của mình. Em buồn, nhưng vẫn cười mỗi khi anh trả lời em bằng một cái cốc đầu, một cái nắm tay hay có khi là một nụ hôn. Em đặt cho anh, cho tình yêu của mình là dấu chấm lửng. Trong danh bạ điện thoại hay trong nick chat của em chỉ hiển hiện dấu “…”. Anh biết, và cười. Rồi anh bảo cái dấu “…” kia đứng một mình trông trơ trọi lắm. Vậy là anh cho thêm cái dấu chấm than sau đấy. Anh bảo em ốm yếu trông như cái dấu “!” vậy. Em lại là một người nhạy cảm, dễ khóc, dễ cười nên hãy để anh đứng bên cạnh chở che. Vậy là dù thế nào, sau “…” cũng sẽ là “!”. Em vui vì mình được đứng cạnh anh, được anh chở che. Ngày tháng êm đềm trôi đi. Em đặt cho cuộc đời mình một dấu cảm thán với niềm hạnh phúc vô bờ. Nhưng Một ngày, anh bước khỏi đời em. Lần đầu tiên anh thôi không lấp lửng nữa. Em vỡ òa, hoang mang. Hàng ngàn câu hỏi cứ xoáy vào tâm can em. Sao anh không nói một lời chia tay mà lặng lẽ ra đi? Em đã làm gì mà anh đối xử với em như vậy? Có thể nào anh chưa bao giờ yêu em? Vậy là anh đã đặt dấu chấm hết cho một cuộc tình. Là dấu chấm hết, không phải là dấu chấm lửng như anh vẫn thường dùng. Mình em - cái dấu chấm than mong manh giờ đây cứ khoắc khoải với những dấu chấm hỏi to tướng. Sau dấu chấm hỏi là những khoảng trống vô hồn. Em không trả lời được cho những câu hỏi của chính mình. Còn anh mãi vẫn ở đâu đó trong cuộc đời, mãi vẫn không hay biết gì về những dấu câu anh đã vô tình đặt ra và để lại. Ở đâu đó trong cuộc đời, vẫn mong một ngày nào đó anh đọc được những dòng này và sẽ trả lời em, trả lời cho cuộc tình của chính mình để em thôi không đặt dấu chấm hỏi nữa, nhé anh - dấu chấm lửng của em! Hoa Ya từ chuyện tình tự kể tuoitre.com.vn • Ðặt Dấu Chấm Than! Đặt dấu chấm than Bắt đầu kỷ niệm Tình yêu chết liệm Hoài vọng cưu mang Đặt dấu chấm than Về ôm dĩ vãng Thơ tình lãng mạn Xé nát từng hàng Đặt dấu chấm than Xuân về cô quạnh Hạ mang khí lạnh Héo hắt Thu sang Đặt dấu chấm than Mùa đông băng giá Tim côi rộn rã Hứng lấy phũ phàng Đặt dấu chấm than Khung trời hoa mộng Mây xanh gió lộng Thoáng mắt vụt tan Đặt dấu chấm than Tình yêu kết thúc Đọa đầy trong ngục Khóc duyên bẽ bàng . st. • 1. Thơ ca thời trung đại dù viết bằng chữ Hán hay chữ Nôm thì đều không có dấu câu. Điều đó khiến cho người đọc phải căn cứ vào ý trong bài mà ngắt sao cho phù hợp. Lâu nay khi đọc bản phiên âm hay bản dịch nghĩa, dịch thơ cổ, chúng ta thấy xuất hiện dấu câu (chủ yếu là dấu chấm và dấu phẩy) thì đó là do người dịch thêm vào để tiện cho người đọc khi theo dõi nội dung văn bản. Nghĩa là: dấu câu không phải là một vấn đề cần đặt ra khi tìm hiểu thơ ca cổ. • Tình hình sẽ thay đổi khi chúng ta tiếp cận thơ ca hiện đại. Ở đây, xét đến cùng thì, về mặt nguyên tắc, những dấu chấm câu tưởng như đơn giản nhưng nó lại cần được hiểu như những chỉnh thể nghệ thuật có nghĩa. Theo đó, nó cần được xem xét một cách nghiêm túc: hoặc là nó có giá trị về mặt hình thức, hoặc là nó có giá trị về mặt nội dung. • Chúng tôi quan tâm tới những dấu câu trong thơ là với ý nghĩa như thế. Tất nhiên không loại trừ nhiều trường hợp những dấu câu chỉ đơn giản có nghĩa về mặt ngữ pháp. • 2. Sau đây chúng tôi bàn về 2 trường hợp mà ở đó dấu chấm câu (.) được sử dụng độc đáo. • 2.1. Trường hợp thứ nhất: • Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa; • (Vội vàng - Xuân Diệu ) (1) • Đây là một dòng thơ hay và độc đáo. Nhiều người khi tiếp cậnđòng thơ này đã thường bỏ qua dấm chấm câu ở giữa dòng thơ. Không phải ngẫu nhiên mà Xuân Diệu đã dùng đến một dấu chấm để ngắt dòng thơ của mình thành 2 câu độc lập như vậy. Đọc kĩ dòng thơ và đặt chúng trong chỉnh thể toàn bài thơ, chúng tôi nhận thấy dấu chấm có ý nghĩa tách hai nội dung tư tưởng chủ đạo của toàn bài. Một thuộc về phía bên trên Tôi sung sướng (từ câu đầu đến câu 11); phần còn lại là Tôi vội vàng (từ câu 13 đến hết bài). Mở đầu bài thơ, Xuân Diệu đã vẽ ra một khung cảnh đẹp đẽ, dậy tình, như một thiên đường trên mặt đất. Đó là nơi mà thi sĩ muốn hưởng thụ, muốn tận hưởng và kêu gọi mọi người cùng tận hưởng hương sắc của thiên nhiên, thế giới, của tình yêu con người… Lời thơ nhanh mạnh, gấp gáp, giọng thơ vội vàng, thúc giục. Đó thực sự là tâm trạng sung sướng của Xuân Diệu vậy! • Nhưng thế giới đẹp dường ấy cuối cùng cũng sẽ phôi pha. Vạn vật không đứng yên và lại càng không đứng chờ tuổi trẻ chỉ có duy nhất một lần của con người. Thế thì, nếu không nhanh chóng chạy đua với thời gian, để tận hưởng nó thì rồi nó cũng qua đi. Quan trọng hơn: tuổi trẻ qua đi là tất cả như vô nghĩa. Từ câu 13 đến hết bài thơ, thi sĩ dùng để biểu diễn nội dung tư tưởng này. Lời thơ vẫn nhanh mạnh và gấp gáp nhưng đã trở nên ngậm ngùi và tiếc nuối, xót xa, pha chút bâng khuâng. Thay cho tâm trạng sung sướng phía trên là tâm trạng vội vàng phía dưới. • Vậy nên mới Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa. Dấu chấm như một khoảng lặng, dù rất ngắn ngủi để thi sĩ chiêm nghiệm về cái lẽ nhân sinh. Nó như là sự khựng lại của cõi lòng thi nhân trong việc thể hiện một niềm vui không trọn vẹn. • Trật tự 2 câu trong dòng thơ không thể đảo ngược: • Tôi vội vàng. Nhưng sung sướng một nửa; (-) • Dòng thơ hóa ngô nghê hết sức. Còn nếu dòng thơ như thế này được chấp nhận thì tổ chức bài thơ phải thay đổi. Từ câu thứ 13 đến hết bài chuyển lên phía trên; từ câu đầu đến câu thứ 11 chuyển thành phần kết thúc. Thử đọc: … Hẳn là không thể được. • Dấu chấm trong dòng thơ với việc sắp xếp trật tự ý thơ như thi sĩ đã có ý nghĩa và hiệu quả nghệ thuật rất lớn. Chúng tôi cho đây là một trường hợp sử dụng dấu chấm câu trong thơ độc đáo. [...]... Tiếng Việt) Thỉnh thoảng ta lại bắt gặp một bài thơ, một vài khổ thơ mà tác giả đã không hề sử dụng đến dấu câu, như khổ thơ vừa dẫn Tác giả " lập dị" ? Hay là vai trò của dấu câu trong thơ không cần thiết ? - Không đâu! Chính vì dấu câu luôn luôn có vai trò nhất định trong kết cấu cú pháp, trong diễn đạt chữ nghĩa mà một số tác giả đã " cố tình" không sử dụng đến nó Đó cũng chính là một cách bày tỏ cảm... khác, phối hợp lại, tạo nên những hiệu quả thẩm mỹ cho lời văn nghệ thuật Bởi vậy, khi sáng tác, khi phân tích các tác phẩm nghệ thuật, bên cạnh những yếu tố nghệ thuật khác, không thể không lưu ý đến vai trò của những dấu câu, với những sắc thái tế nhị mà nó biểu đạt Dấu chấm 1.1 Dấu chấm dùng ở cuối câu tường thuật Ví dụ: Dòng sông lào xào vỗ sóng Gió chạy loạt soạt trong cỏ, trăng đã lên cao, đêm . thơ vừa dẫn. Tác giả " lập dị" ? Hay là vai trò của dấu câu trong thơ không cần thiết ? - Không đâu! Chính vì dấu câu luôn luôn có vai trò nhất định trong kết cấu cú pháp, trong diễn. tích các tác phẩm nghệ thuật, bên cạnh những yếu tố nghệ thuật khác, không thể không lưu ý đến vai trò của những dấu câu, với những sắc thái tế nhị mà nó biểu đạt. . Dấu chấm 1.1. Dấu chấm dùng

Ngày đăng: 08/07/2014, 01:00

Từ khóa liên quan

Mục lục

  •   Khu vườn tình yêu

  • Chấm lửng, chấm than và chấm hỏi

    • Dấu hai chấm

    • 8. Dấu ngang

    • 9. Dấu ngoặc đơn

    • 10. Dấu ngoặc kép

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan