Làm sao ngừa được biến chứng bệnh đái tháo đường? doc

7 244 1
Làm sao ngừa được biến chứng bệnh đái tháo đường? doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Làm sao ngừa được biến chứng bệnh đái tháo đường? Chân dung một người bệnh đái tháo đường kiên cường tại Việt nam. 1) Bệnh ĐTĐ là gì? Đái tháo đường (ĐTĐ) là bệnh rối loạn chuyển hoá do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên, đặc trưng của bệnh là tăng đường máu mạn tính cùng với rối loạn chuyển hoá chất đường, chất béo, chất đạm. Nguyên nhân do thiếu insuline có kèm hoặc không kèm kháng insuline với các mức độ khác nhau. Hệ quả của tăng đường máu mạn tính là tổn thương nhiều cơ quan như: mắt, thận, thần kinh, tim mạch… Chẩn đoán ĐTĐ bằng định lượng đường máu huyết tương: - ĐTĐ: đường máu lúc đói bằng hoặc lớn hơn126mg/dl (7 mmol/l) thử ít nhất 2 lần liên tiếp. - Hoặc/và đường máu sau ăn hoặc bất kỳ bằng hoặc lớn hơn 200mg/dl (11,1mmol/l). Trong trường hợp cần thiết các bác sỹ có thể cho bệnh nhân uống đường glucose để chẩn đoán sớm một người có mắc ĐTĐ hay không? Đó là những người có thân nhân bị mắc ĐTĐ, người béo phì, ít vận động, phụ nữ có tiền sử đẻ con to. Thông thường chẩn đoán bệnh muộn 7 năm. Vì bệnh ĐTĐ không có biểu hiện gì đặc biệt ở giai đoạn đầu nên việc lồng ghép xét nghiệm đường máu khi đi khám sức khỏe định kỳ là cần thiết, vả lại xét nghiệm đường máu không tốn nhiều tiền và có thể làm ở mọi cơ sở khám bệnh. 2) Ở mức độ bệnh như thế nào thì ĐTĐ gây biến chứng? Bệnh ĐTĐ ngay cả khi điêù trị có vẻ tốt nhưng vẫn có biến chứng sảy ra. Theo các công trình nghiên cứu gần đây thấy rằng quản lý đường máu tốt sẽ làm giảm biến chứng mạch máu nhỏ khoảng 25% ở người ĐTĐ týp 2 và 54% ở người ĐTĐ týp 1. Đường máu được coi là tốt khi thử lúc đói 4-7mmol/l; đường máu thử sau ăn 2giờ 7-10mmol/l. Ngoài ra cần phải thử nồng độ HbA1c - cho phép ước lượng đường máu trung bình 2-3 tháng vừa qua- nếu HbA1c <7% được coi là đường máu ổn định tốt. 3) Những biến chứng thường gặp do bệnh ĐTĐ gây nên là gì? Xin bác sỹ nói rõ quá trình biến chứng đó và những hậu quả để lại. Có hai loại biến chứng: biến chứng cấp tính hôn mê tăng đường máu và biến chứng mạn tính. Biến chứng cấp tính như hôn mê nhiễm toan ceton và hôn mê tăng áp lực thẩm thấu gặp khi bệnh nhân không được điều trị tốt, đường máu tăng lên quá cao có thể đe doạ trực tiếp đến tính mạng của bệnh nhân. Nhiều khi bệnh nhân được chẩn đoán bệnh ĐTĐ trong tình trạng đường máu tăng cấp tính này chứng tỏ hiểu biết của cộng đồng về bệnh ĐTĐ còn rất hạn chế, các triệu chứng của bệnh đã khá rõ ràng trước đó khá lâu nhưng không được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Biến chứng mạn đặc trưng của bệnh ĐTĐ bao gồm 1) bệnh lý võng mạc do ĐTĐ; 2) bệnh cầu thận do ĐTĐ; 3) bệnh thần kinh do ĐTĐ là những bệnh lý liên quan đến tổn thương mạch máu nhỏ. Quá trình gây nên biến chứng bệnh có thể hình dung như sau: đường máu cao mạn tính làm gia tăng sự gắn kết đường với các protein (chất đạm) trong các màng tế bào trong đó có các mạch máu. Sự gắn kết này khiến cho chức năng của các cơ quan rối loạn. Đối với mắt là quá trình tắc mạch máu nuôi dưỡng đáy mắt, hình thành các mạch máu mới rất yếu và dễ vỡ gây chảy máu đáy mắt và tình trạng mù lòa. Bệnh võng mạc do ĐTĐ là nguyên nhân gây mù hàng đầu ở người lớn từ 20-74 tuổi ở Mỹ. Tại thời điểm mới được chẩn đoán đã có từ 10-20% số người mắc ĐTĐ týp 2 có bệnh lý võng mạc do ĐTĐ. Sau 20 năm mắc bệnh, hầu hết bệnh nhân ĐTĐ type 1 và khoảng 60% bệnh nhân ĐTĐ týp 2 có bệnh lý võng mạc do ĐTĐ. Đối với thận quá trình trên làm dày màng đáy cầu thận và dẫn đến giảm dần chức năng thận và suy thận phải lọc máu chu kỳ. Khoảng 20-30% bệnh nhân ĐTĐ mắc bệnh thận, bệnh thận do ĐTĐ là nguyên nhân suy thận giai đoạn cuối hàng đầu ở các nước công nghiệp phát triển ở Mỹ và châu Âu. Tổn thương thần kinh do ĐTĐ rất phức tạp không thể nói hết trong bài viết ngắn này, tuy nhiên có thể điểm qua một số tổn thương điển hình như biến chứng bàn chân đau, tê, mất cảm giác nguy cơ cao bị loét và cắt cụt chi; biến chứng thần kinh tự động gây liệt dạ dày, liệt dương…. Ngoài ra phải kể đến các bệnh khác tuy không phải là biến chứng trực tiếp của bệnh ĐTĐ song thực sự bệnh ĐTĐ làm gia tăng 3-4 lần các bệnh tim mạchnhư tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, đột quị, tắc mạch chi…. 4) Người bệnh cần làm gì để phát hiện sớm biến chứng? Việc phát hiện sớm biến chứng đó giúp ích gì cho quá trình điều trị không? Trước hết người bệnh cần được khám chữa định kỳ tại các cơ sở chăm sóc chuyên khoa về bệnh ĐTĐ-nơi có đủ trang thiết bị cần thiết và nhất là có đội ngũ bác sỹ chuyên khoa đủ năng lực và kinh nghiệm lên kế hoạch phát hiện các biến chứng này. Ngoài ra tự thân bệnh nhân và gia đình cần phải tìm hiểu thông tin liên quan đến bệnh của mình qua sách báo, tạp chí thậm chí qua mạng internet. Nếu bệnh nhân biết về các biểu hiện (triệu chứng) của các biến chứng có thể cảnh báo bác sỹ khi đi khám bệnh. Từ 1 đến 2 năm nên vào viện 1 lần để các bác sỹ có đủ thời gian làm các khám nghiệm cần thiết nhằm phát hiện sớm biến chứng. Việc phát hiện sớm biến chứng rất có ý nghĩa cho quá trình điều trị. Soi, chụp đáy mắt hàng năm phát hiện tổn thương sớm, khi cần thiết chỉ định điều trị laser đáy mắt sẽ ngăn ngừa được mù lòa cho nhiều người ĐTĐ. Phát hiện microalbumin niệu-một chỉ điểm sớm bệnh thận do ĐTĐ- qua đó lên kế hoạch điêu trị tích cực đường máu, huyết áp, dùng thuốc đặc hiệu… sẽ làm giảm được số bệnh nhân cần phải lọc máu chu kỳ. Một nửa số số cắt cụt bàn chân sẽ tránh được nếu bệnh nhân biết cách làm giảm thiểu nguy cơ viêm loét bàn chân có khi rất đơn giản như là việc chọn cho mình một đôi giày thích hợp. 5) Xin bác sỹ cho lời khuyên về việc phòng những biến chứng do bệnh ĐTĐ gây ra. Trước hết, như trên đã đề cập ở trên, quản lý đường máu tốt làm giảm được 25-54 % biến chứng mạch máu nhỏ của bệnh. Quản lý đường máu tốt đòi hỏi người bệnh cũng như hệ thống y tế cần phải thường xuyên nỗ lực, bệnh ĐTĐ hiện nay vẫn chưa thể chữa khỏi song nếu điêù trị đúng cách bệnh nhân có thể sống rất lâu và không có biến chứng. Do đó khám bệnh định kỳ bởi bác sỹ chuyên khoa có tầm quan trọng số một, các bác sỹ , theo từng giai đoạn của bệnh sẽ có những chỉ dẫn thích hợp cho từng người bệnh cụ thể. Bên cạch mục tiêu quản lý đường máu tốt còn phải quan tâm đến các chỉ tiêu khác như huyết áp (<130/80mmHg), mỡ máu, cân nặng, lối sống lành mạnh như tập thể dục thường xuyên, không hút thuốc lá… Sau nữa, dù bệnh ĐTĐ còn có nhiều vấn đề nan giải song người bệnh cũng như gia đình cần giữ vững tinh thần lạc quan vì y học đang có nhiều tiến bộ vượt bậc, chất lượng cuộc sống bệnh nhân ĐTĐ ngày càng được cải thiện rõ rệt, bệnh nhân sống trên 30 năm với bệnh ĐTĐ không còn là hiếm ngay cả ở Việt nam. Bà Nguyễn Thị Vấn, sinh năm 1934 (73tuổi). Hiện đang sống tại Hà Nội (ảnh chụp ngày 17/6/2007). Mắc bệnh đái tháo đường từ năm 1970 (37 năm); Tăng huyết áp từ 1977 (30năm); Suy thận (chạy thận nhân tạo từ năm 2004). Đây có phải là người sống lâu nhất với bệnh đái tháo đường ở Việt Nam? Theo Bs Nguyễn Huy Cường. Bv Nội tiết trung ương. daithaoduong.vn . Làm sao ngừa được biến chứng bệnh đái tháo đường? Chân dung một người bệnh đái tháo đường kiên cường tại Việt nam. 1) Bệnh ĐTĐ là gì? Đái tháo đường (ĐTĐ) là bệnh rối loạn. <7% được coi là đường máu ổn định tốt. 3) Những biến chứng thường gặp do bệnh ĐTĐ gây nên là gì? Xin bác sỹ nói rõ quá trình biến chứng đó và những hậu quả để lại. Có hai loại biến chứng: biến. những biến chứng do bệnh ĐTĐ gây ra. Trước hết, như trên đã đề cập ở trên, quản lý đường máu tốt làm giảm được 25-54 % biến chứng mạch máu nhỏ của bệnh. Quản lý đường máu tốt đòi hỏi người bệnh

Ngày đăng: 07/07/2014, 23:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan