Nâng cao hiệu quả chi Ngân sách Nhà nước cho Chương trình mục tiêu Quốc gia Giáo dục & Đào tạo (2).DOC

103 1.2K 8
Nâng cao hiệu quả chi Ngân sách Nhà nước cho Chương trình mục tiêu Quốc gia Giáo dục & Đào tạo (2).DOC

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Nâng cao hiệu quả chi Ngân sách Nhà nước cho Chương trình mục tiêu Quốc gia Giáo dục & Đào tạo (2)

Trang 1

Chương I- Những vấn đề chung về chi NSNN cho CTMTQG GD&ĐT

1.1 Sự cần thiết phải phát triển GD&ĐT 3

1.2 Chương trình mục tiêu Quốc gia về Giáo dục và Đào tạo 5

1.2.1 Sự cần thiết của chương trình 5

1.2.2 Nội dung của chương trình 6

1.3 Nguồn tài chính thực hiện CTMTQG GD&ĐT 7

1.3.1 Nguồn ngân sách nhà nước: 8

1.3.2 Các nguồn tài chính ngoài NSNN 9

Chương II- Thực trạng chi NSNN cho CTMTQG GD&ĐT 2.1 Khái quát về GD&ĐT của nước ta trong thời gian qua 11

2.2 Thực trạng kinh phí đầu tư cho CTMTQG GD&ĐT (2001-2005) 13

2.2.1 Tổng mức kinh phí từ NSTW đã chi cho các dự án thuộc CTMTQG GD&ĐT Giai đoạn I (2001 – 2005) 13

2.2.2 Tình hình huy động các nguồn tài chính khác để thực hiện CTMTQG GD&ĐT Giai đoạn I (2001-2005) 19

2.2.3 Thực trạng chi NSNN cho các dự án thuộc CTMTQG GD&ĐT 21

2.2.4 Tình hình thực hiện hai năm đầu của giai đoạn 2006 - 2010 35

2.3 Thực trạng quản lý chi NSNN cho CTMTQG GD&ĐT 42

2.3.1 Phân cấp quản lý chi NSNN cho CTMTQG GD&ĐT 42

2.3.2 Quản lý chi NSNN cho CT MTQG về GD&ĐT 48

2.3.2.1 Quản lý công tác lập kế hoạch chi NSNN cho CTMTQG GD&ĐT 48

Trang 2

2.3.2.2 Quản lý công tác chấp hành dự toán chi NSNN cho CTMTQG

GD&ĐT 50

2.3.2.3 Quản lý Công tác quyết toán chi NSNN cho CTMTQG GD&ĐT 56

2.3.3 Kiểm tra, giám sát và chế độ báo cáo 58

2.3.3.1 Kiểm tra, giám sát và kiểm toán: 58

2.3.3.2 Chế độ báo cáo định kỳ: 59

2.4 Đánh giá chung về quản lý và sử dụng NSNN cho các dự án 60

Chương III- Giải pháp tăng cường hiệu quả chi NSNN cho CTMTQG GD&ĐT 3.1 Kế hoạch chi NSNN cho CT MTQG về GD&ĐT giai đoạn 2006- 2010 64

3.1.1 Sự cần thiết phải thực hiện CCMTQG GD&ĐT giai đoạn 2006- 2010 64

3.1.2 Mục tiêu của chương trình: 65

3.2 Giải pháp thực hiện cho từng dự án thuộc CCTMQG GD&ĐT giai đoạn II (2006- 2010) 70

3.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả chi NSNN cho CTMTQG GD&ĐT 80

3.3.1 Tăng chi NSNN cho các dự án 80

3.3.2 Đa dạng hóa nguồn tài chính đầu tư cho các dự án 81

3.3.3 Đổi mới cơ chế quản lý tài chính 86

3.3.4 Thực hiện tốt công tác quản lý ngân sách cho các dự án ở tất cả các khâu của chu trình ngân sách 87

3.3.5 Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tài chính 91

3.3.6 Nâng cao trình độ quản lý tài chính của đội ngũ cán bộ 92

Kết luận

Danh mục tài liệu tham khảo

Trang 3

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CĐ : Cao đẳng

CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóaCNTT : Công nghệ thông tin

CSVC : Cơ sở vật chất

CTMTQG GD&ĐT : Chương trình mục tiêu Quốc gia Giáo dục và Đào tạoCTMTQG : Chương trình mục tiêu Quốc gia

ĐH : Đại học

GD&ĐT : Giáo dục và Đào tạoGDTX : Giáo dục thường xuyên KH&ĐT : Kế hoạch và Đầu tư

Trang 4

Giai đoạn I (2001 - 2005)

Bảng số 01: NSTW thực cấp giai đoạn 2001- 2005 14

Bảng số 02: Dự toán đề nghị và dự toán thực phân bổ NSTW cho CTMTQG GD&ĐT giai đoạn 2001 – 2005 17

Bảng số 03: Kinh phí CTMTQG GD&ĐT huy động bổ sung tại địa phương 20

Bảng số 04: Kinh phí CTMT thực cấp cho các nội dung của Dự án 2 24

Bảng số 05: Kinh phí thực hiện cho từng nội dung hoạt động của dự án 7 33

Giai đoạn II (2006 - 2010) Bảng số 06: Tổng mức vốn đầu tư cho CTMTQG GD&ĐT năm 2006 35

Bảng số 07: Phân bổ kinh phí CTMTQG GD&ĐT năm 2007 37

Bảng số 08: So sánh kinh phí thực hiện với dự toán năm 2007 ở địa phương 38

Bảng số 09: Tổng hợp dự toán kinh phí CTMTQG GD&ĐT 2006- 2010 68

Bảng số 10: Phân bổ kinh phí dự án 1 70

Bảng số 11: Phân bổ kinh phí dự án 2 .71

Bảng số 12: Kế hoạch thực hiện các hoạt động của dự án 3 73

Bảng số 13: Kế hoạch thực hiện các hoạt động của dự án 4 75

Bảng số 14: Kinh phí phân bổ mua sắm trang thiết bị .76

Bảng số 15: Kế hoạch thực hiện các hoạt động của dự án 6 theo từng năm .77

Trang 5

Bảng số 16: Kế hoạch vốn của dự án 7 chia theo nội dung thực hiện 78

Bảng số 17: Kế hoạch vốn của dự án 7 chia theo năm thực hiện 79

Danh mục biểu đồ Biểu đồ 01: phí thực hiện CTMTQG GD&ĐT giai đoạn 2001 - 2005 13

Biểu đồ 02: Cơ cấu chi NSTW cho từng dự án giai đoạn 2001 – 2005 15

Biểu đồ 03: Chi NSTW cho các dự án theo từng năm thực hiện 15

Biểu đồ 04: Tỷ lệ dự toán đề nghị và dự toán thực phân bổ NSTW cho CTMTQG GD&ĐT giai đoạn 2001 – 2005 18

Biểu đồ 05: Tương quan giữa NSTW và nguồn BS của ĐP theo từng dự án 21

Biểu đồ 06: Dự toán kinh phí từng năm của giai đoạn II 69

Biểu số 07: Cơ cấu dự toán kinh phí CTMTQG GD&ĐT giai đoạn II 69

Danh mục sơ đồSơ đồ 01: Cơ chế tài chính đối với CTMTQG 43

Sơ đồ 02: Quy trình chi trả, thanh toán theo dự toán 52

Sơ đồ 02: Quy trình chi trả, thanh toán theo lệnh chi tiền 53

Trang 6

LỜI NÓI ĐẦU

Đại hội IX của Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định mục tiêu tổng quát của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010 của nước ta là: Đưa đất nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại hoá Con đường công nghiệp hoá - hiện đại hoá của nước ta cần và có thể rút ngắn thời gian so với các nước đi trước, vừa có những bước tuần tự, vừa có những bước nhảy vọt " Để đạt được các mục tiêu nêu trên, giáo dục và khoa học công nghệ có vai trò quyết định, nhu cầu phát triển giáo dục là rất bức thiết.

Với quan điểm đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, từ trước đến nay kể cả trong những giai đoạn đất nước còn nhiều khó khăn, Đảng và Nhà nước đã quan tâm chú trọng đầu tư cho phát triển giáo dục & đào tạo, mức đầu tư cho giáo dục hàng năm đều tăng lên.

Đầu tư cho phát triển GD&ĐT vừa thực hiện yêu cầu đầu tư toàn diện trên tất cả các lĩnh vực nói chung, nhưng vừa có sự đầu tư nhằm mục tiêu giải quyết những vẫn đề có tính chất bức xúc, trọng tâm, trọng điểm trong từng giai đoạn nhất định; việc đầu tư theo những mục tiêu có tính chất trọng tâm trọng điểm trong từng giai đoạn đó chính là việc thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia GD&ĐT.

Trong những năm qua CTMTQG GD&ĐT đã thực hiện ở từng giai đoạn và từ năm 2001 đến nay đã thực hiện giai đoạn 2001- 2005, hiện nay đang tiếp tục thực hiện giai đoạn II đến năm 2010 Việc thực hiện đầu tư này rất quan trọng nhằm tạo bước chuyển biến cơ bản về chất lượng giáo dục, thoát khỏi tình trạng tụt hậu so với các nước trong khu vực, tiếp cận trình độ tiên tiến của thế giới; đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp, chương trình giáo dục; phát triển đội ngũ nhà giáo; nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực.

Trang 7

Với ý nghĩa quan trọng như vậy nên yêu cầu của công tác quản lý và sử dụng nguồn ngân sách CTMTQG GD&ĐT sao cho có hiệu quả đạt được mục tiêu đề ra, luôn là vấn đề đặt ra đối với các cấp các ngành và các cơ quan quản lý, người làm công tác giáo dục cũng như người làm công tác quản lý tài chính, nhằm mục tiêu làm thế nào để việc đầu tư của Nhà nước và các nguồn tài chính khác trong xã hội nói chung cho sự nghiệp GD&ĐT được sử dụng đạt được hiệu quả mong muốn như mục tiêu đề ra

Với suy nghĩ đó, trên cơ sở kiến thức trong thời gian học tập tại trường

và thời gian đi thực tập, em đã tìm hiểu và chọn đề tài: “Nâng cao hiệu quảchi Ngân sách Nhà nước cho Chương trình mục tiêu Quốc gia Giáo dục& Đào tạo”

Nội dung chính của đề tài gồm 3 chương:

Chương I: Những vấn đề chung về Giáo dục & Đào tạo và chi Ngân

sách Nhà nước cho Chương trình mục tiêu Quốc gia Giáo dục & Đào tạo

Chương II: Thực trạng chi Ngân sách Nhà nước cho Chương trình

mục tiêu Quốc gia Giáo dục & Đào tạo

Chương III: Giải pháp nâng cao hiệu quả chi Ngân sách Nhà nước

cho Chương trình mục tiêu Quốc gia Giáo dục & Đào tạo

Qua bài viết này, em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của cô giáo PGS.TS.Nguyễn Thị Bất, Chú Nguyễn Việt Hồng- Vụ trưởng Vụ Tài chính Hành chính sự nghiệp - Bộ Tài chính và sự quan tâm giúp đỡ, chỉ bảo của các anh, chị ở Phòng Sự nghiệp văn xã, Phòng Hành chính- Vụ Tài chính Hành chính sự nghiệp - Bộ Tài chính đã tạo điều kiện thuận lợi để em hoàn thành nội dung nghiên cứu này.

Hà nội, ngày 6 tháng 6 năm 2008

Sinh viên

Nguyễn Trọng Chung

Trang 8

NỘI DUNG

Chương I Những vấn đề chung về chi Ngân sách Nhà nước choChương trình mục tiêu Quốc gia Giáo dục & Đào tạo

1.1 Sự cần thiết phải phát triển GD&ĐT

Con người với vai trò vị trí vừa là động lực quan trọng nhất của sự phát triển xã hội, vừa là mục tiêu, là sản phẩm của xã hội và cũng đồng thời là yếu tố quan trọng nhất của lực lượng sản xuất; mà sản phẩm trực tiếp đó chính là kết quả của nền giáo dục đào tạo

Mỗi thời đại và từng quốc gia có chính sách quản lý, phát triển giáo dục riêng của mình, nhưng nét xuyên suốt lịch sử giáo dục thế giới thì Nhà nước luôn giữ vai trò chủ thể hàng đầu và trực tiếp của nền giáo dục quốc gia Sở dĩ Nhà nước phải đảm bảo vai trò chủ thể phát triển giáo dục như vậy là do giáo dục có chức năng quan trọng:

Một là chức năng giải phóng con người Thông qua giáo dục, mỗi người đều có cơ hội thăng tiến xã hội, thực hiện bình đẳng xã hội

Hai là chức năng xây dựng con người mới, được hiểu theo nghĩa rộng gồm công dân mới, những người cộng hòa mới, thế hệ mới, nhân dân mới.

Ba là chức năng góp phần tạo lập liên kết chính trị, thông qua việc giáo dục ý thức chính trị mới cho các thế hệ công dân và đào tạo đội ngũ viên chức nhà nước thống nhất

Bốn là chức năng góp phần củng cố mối liên kết quốc gia nhờ vào việc giáo dục một hệ thống chuẩn giá trị cho mọi thành viên xã hội

Năm là chức năng tham gia kiểm soát xã hội Giáo dục là một loại quyền lực mềm, rất hữu hiệu đối với quá trình quản lý xã hội trong đó có kiểm soát xã hội hiểu theo nghĩa rộng nhất của hoạt động này.

Các chức năng rất công cộng nêu trên càng khẳng định vị trí của giáo dục như một dịch vụ công mà mọi Nhà nước hiện đại, không phân biệt thể

Trang 9

chế chính trị, nhất thiết phải coi việc quản lý, phát triển giáo dục là trách nhiệm tự nhiên và quyền hạn tự thân của mình.

Lịch sử đất nước ta trải qua hàng ngàn năm dưới ách đô hộ của ngoại bang xâm lược khi đặt ách đô hộ lên đất nước ta đều tìm mọi cách hủy hoại nền văn hóa của ta, dìm nhân dân ta trong vòng dốt nát, tăm tối hòng dễ bề cai trị, diệt tận gốc tinh thần yêu nước, khiến dân ta sống trong lầm than, không được học hành, làm nô lệ suốt đời cho chúng

Ngay sau khi cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công, đối mặt với muôn vàn khó khăn, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra ba nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược đó là: diệt giặc đói, diệt giặc dốt và diệt giặc ngoại xâm Người nói:” Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”, “Giáo dục nhằm đào tạo những người kế tục sự nghiệp to lớn của Đảng và nhân dân, do đó các ngành, các cấp Đảng và Chính quyền địa phương phải thực sự quan tâm hơn nữa đến sự nghiệp này Phải chăm sóc nhà trường về mọi mặt, đẩy mạnh phát triển giáo dục của ta lên một bước phát triển mới…”, “ Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”, “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội phải có con người xã hội chủ nghĩa” Tư tưởng ấy của Người đã được Đảng và Nhà nước ta phát triển thành đường lối, chủ trương, chiến lược, chính sách cụ thể qua từng thời kỳ.

GD&ĐT tạo ra những con người phát triển toàn diện, có năng lực nghề nghiệp, có tinh thần ham hiểu biết, có tư duy sáng tạo, làm chủ khoa học kỹ thuật hiện đại, có ý thức và năng lực hợp tác, có tinh thần trách nhiệm với cộng đồng xã hội, có nếp sống lành mạnh và sức khỏe tốt… đúng với mục tiêu của nước ta trên chặng đường xây dựng xã hội mới - Xã hội chủ nghĩa: “Con người phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức”

Trang 10

Cùng với sự phát triển nhanh của khoa học kỹ thuật, đòi hỏi phải có những con người có trình độ hiểu biết, thực sự dám nghĩ, dám làm, đó là kết quả của một nền giáo dục toàn diện Nhận thức được vai trò quan trọng của GD&ĐT là nền tảng đưa nước ta thực hiện thành công sự nghiệp CNH, HĐH, là chìa khóa mở cửa tiến vào tương lai, Nghị quyết Trung ương IV khóa VII của BCH Trung ương Đảng đã đề ra: “Cùng với khoa học công nghệ, GD&ĐT là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài Coi trọng cả ba mặt: Mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng và phát huy hiệu quả Phương hướng chung của lĩnh vực GD&ĐT trong 5 năm tới là phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH tạo điều kiện cho nhân dân đặc biệt là thanh niên có việc làm, khắc phục những tiêu cực và yếu kém trong GD&ĐT”; Nghị quyết Đại hội VIII của Đảng đã khẳng định: “GD&ĐT cùng với khoa học công nghệ phải thực sự trở thành quốc sách hàng đầu Phải coi đầu tư giáo dục là một trong những hướng chính của đầu tư phát triển, tạo điều kiện cho giáo dục đi trước phục vụ đắc lực cho sự nghiệp phát triển kinh tế- xã hội”.

Đầu tư cho sự nghiệp GD&ĐT là đầu tư để phát triển kinh tế - xã hội

1.2 Chương trình mục tiêu Quốc gia Giáo dục & Đào tạo1.2.1 Sự cần thiết của chương trình

Sau gần 15 năm đổi mới, giáo dục Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng, nhưng còn những yếu kém, bất cập Ngày 28 tháng 12 năm 2001 Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 201/2001/QĐ-TTg phê duyệt “Chiến lược phát triển Giáo dục 2001- 2010” Chiến lược xác định rõ mục tiêu, giải pháp và các bước đi theo phương châm đa dạng hóa, chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, xây dựng một nền giáo dục có tính thực tiễn và hiệu quả, tạo bước chuyển mạnh mẽ về chất lượng, đưa nền giáo dục nước ta sớm tiến kịp các nước phát triển trong khu vực, nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi

Trang 11

dưỡng nhân tài, góp phần đắc lực thực hiện các mục tiêu của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010

Xuất phát từ nhận thức và thức tiễn nêu trên mà việc đề ra CTMTQG GD&ĐT là hết sức cần thiết Nó sẽ giải quyết những vấn đề khó khăn, bất cập về CSVC trong trường học, bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với yêu cầu mới, nâng cao chất lượng trong việc học cả lý thuyết cũng như thực hành, hỗ trợ giáo dục ở các vùng khó khăn nhằm giảm sự chênh lệch về chất lượng giáo dục giữa các vùng miền; đầu tư tập trung xây dựng một số trường Đại học, Cao đẳng, TCCN trở thành trọng điểm đó là những mục tiêu chủ yếu của CTMTQG GD&ĐT trong giai đoạn từ 2001 đến 2010.

Chương trình mục tiêu quốc gia là một tập hợp các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp đồng bộ về kinh tế, xã hội, khoa học, công nghệ, môi trường, cơ chế, chính sách, tổ chức để thực hiện một hoặc một số mục tiêu đã được xác định trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội chung của đất nước trong một thời gian nhất định.

Một chương trình mục tiêu quốc gia gồm nhiều dự án khác nhau để thực hiện các mục tiêu của chương trình Đối tượng quản lý và kế hoạch hóa được xác định theo chương trình, việc đầu tư được thực hiện theo dự án.

Dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia là một tập hợp các hoạt động để tiến hành một công việc nhất định nhằm đạt được một hay nhiều mục tiêu cụ thể đã được định rõ trong chương trình với nguồn lực và thời hạn thực hiện được xác định.

1.2.2 Nội dung của chương trình

Thực hiện Quyết định số 71/2001/QĐ-TTg ngày 04/5/2001 và Quyết định số 26/2003/QĐ-TTg ngày 17/02/2003 của Thủ tướng Chính phủ, Bộ

Trang 12

GD&ĐT thực hiện CTMTQG GD&ĐT giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2005, thông qua 7 Dự án sau đây:

Dự án 1: “Củng cố và phát huy kết quả Phổ cập giáo dục tiểu học và xóa

mù chữ, thực hiện phổ cập giáo dục Trung học cơ sở”

Dự án 2: “Đổi mới chương trình, nội dung sách giáo khoa”

Dự án 3: “Đào tạo cán bộ tin học và đưa tin học vào nhà trường, đẩy

mạnh dạy ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân”

Dự án 4: “Đào tạo và bồi dưỡng giáo viên, tăng cường CSVC các

trường sư phạm”

Dự án 5: “Hỗ trợ giáo dục miền núi, vùng dân tộc ít người và vùng còn

nhiều khó khăn”

Dự án 6: “Tăng cường CSVC các trường học, các Trung tâm kỹ thuật

tổng hợp - Hướng nghiệp; xây dựng một số trường Đại học, THCN trọng điểm”

Dự án 7: “Tăng cường năng lực đào tạo nghề” Về Cơ chế quản lý dự án :

- Bộ GD&ĐT quản lý, điều hành, tổng hợp chung tình hình thực hiện CTMTQG GD&ĐT; chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan và các địa phương tổ chức thực hiện các dự án số : 1, 2, 3, 4, 5, 6;

- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan và các địa phương tổ chức thực hiện dự án số 7.

1.3 Nguồn tài chính thực hiện CTMTQG GD&ĐT

Từ sau Đại hội VI (12/1986) Đảng Cộng sản Việt Nam, đánh dấu sự chuyển đổi toàn diện từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế hàng hóa theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của nhà nước (hiện nay gọi là nền kinh tế thị trường định hướng XHCN) Sự nghiệp GD&ĐT cũng được phát triển từ một hệ thống giáo dục hầu như được

Trang 13

Nhà nước bao cấp gần như toàn bộ, đi học không phải đóng học phí sang

quan điểm giáo dục là sự nghiệp của toàn dân, do dân và vì dân, phát triển

giáo dục là trách nhiệm và nghĩa vụ của toàn dân, thực hiện phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, khai thác tiềm năng của nhân dân và các tổ chức kinh tế để hỗ trợ cùng NSNN tăng cường đầu tư cho giáo dục, từ đó ngành giáo dục có điều kiện phát triển nhanh hơn Những năm qua chúng ta đã huy động được nhiều nguồn vốn khác nhau bao gồm:

1.3.1 Nguồn Ngân sách Nhà nước:

- Ngân sách Nhà nước và chi Ngân sách Nhà nước: NSNN là hệ thống các mối quan hệ kinh tế giữa Nhà nước với các tổ chức kinh tế xã hội và dân cư phát sinh trong quá trình nhà nước động viên, phân phối của cải xã hội dưới hình thức giá trị nhằm hình thành quĩ tiền tệ tập trung của nhà nước, trên cơ sở thỏa mãn nhu cầu chi gắn với chức năng quản lý và điều hành nền kinh tế, xã hội của Nhà nước

Chi NSNN là quá trình sử dụng quỹ NSNN theo nguyên tắc không hoàn trả trực tiếp, nhằm thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - chính trị - xã hội của Nhà nước.

Chi NSNN thực chất là việc thực hiện quan hệ tiền tệ, được hình thành trong quá trình phân phối, đồng thời sử dụng NSNN vào việc cấp phát kinh phí cho bộ máy quản lý Nhà nước và thực hiện các chức năng kinh tế xã hội mà Nhà nước giao cho, theo những nguyên tắc nhất định Bên cạnh đó, chi NSNN còn là sự phối hợp giữa quá trình phân phối và quá trình sử dụng NSNN vào các mục tiêu:

* Quá trình phân phối NSNN là quá trình thực hiện cấp phát kinh phí từ NSNN, nhằm tạo ra sự hoạt động của các quỹ, trong sự vận hành và phát triển của nền kinh tế.

Trang 14

* Quá trình sử dụng NSNN là quá trình trực tiếp sử dụng khoản kinh phí, được cấp phát từ nguồn NSNN, phục vụ cho các mục tiêu phát triển của đất nước

Đầu tư cho GD&ĐT luôn được ưu tiên hàng đầu Dù ở cơ chế kế hoạch hóa tập trung hay ở cơ chế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa thì trong tất cả các nguồn tài chính đầu tư cho sự nghiệp GD&ĐT nói chung, CTMTQG GD&ĐT nói riêng, NSNN vẫn giữ vai trò chủ đạo có tính chất quyết định đối với việc hình thành, mở rộng, phát triển hệ thống GD&ĐT và chiếm một tỷ trọng lớn, vì:

- Đây là nguồn tài chính cơ bản, to lớn để duy trì và phát triển hệ thống giáo dục đào tạo theo định hướng, mục tiêu của Nhà nước.

- Giải quyết những vấn đề thuộc chính sách xã hội, công bằng trong giáo dục đào tạo như vấn đề về quyền lợi được hưởng giáo dục ở khu vực vùng sâu, xa và người bị thiệt thòi, con em của những gia đình chính sách hoặc gia đình gặp khó khăn về đời sống kinh tế.

- Giải quyết những vấn đề phát triển của hệ thống giáo dục ở tầm quốc gia và ở những khu vực mà các thành phần kinh tế xã hội khác chưa quan tâm hoặc chưa đủ năng lực để thực hiện.

Để đạt được mục tiêu của CTMTQG GD&ĐT thì nguồn vốn từ NSNN phải tăng theo nhịp độ tăng trưởng kinh tế và được cân đối trong dự toán chi ngân sách Trung ương.

1.3.2 Các nguồn tài chính ngoài NSNN

Nguồn NSNN (NSTW) chi cho CTMTQG GD&ĐT là khoản chi mang tính chất thường xuyên Trong những năm qua, khoản chi này có xu hướng tăng, song vẫn chưa đủ đáp ứng nhu cầu chi ngày càng đa dạng và yêu cầu nguồn kinh phí lớn của các dự án của CTMTQG GD&ĐT Do đó đòi hỏi

Trang 15

ngoài nguồn đầu tư từ NSNN cần phải huy động thêm các nguồn tài chính khác, bao gồm:

+ Nguồn bổ sung từ ngân sách địa phương và của các Bộ, ngành.

+ Nguồn vốn do nhân dân đóng góp: khoản đóng góp của nhân dân bằng tiền, hiện vật, ngày công lao động để xây dựng CSVC trường học + Nguồn tài trợ: Gồm tài trợ của các tổ chức từ thiện trong và ngoài nước, ủng hộ của các cơ quan, doanh nghiệp, ủng hộ các các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài.

+ Nguồn vốn vay tín dụng từ các tổ chức tín dụng, vay nước ngoài + Nguồn vốn khác: Các khoản được biếu tặng cho các trường bằng hiện vật như: sách giáo khoa, máy vi tính, đồ dùng thí nghiệm…

Những nguồn này tuy chưa nhiều nhưng cũng góp phần đáng kể vào phát triển sự nghiệp GD&ĐT

Trang 16

Chương II

Thực trạng chi Ngân sách Nhà nước

cho chương trình mục tiêu Quốc gia Giáo dục & Đào tạo 2.1 Khái quát về GD&ĐT của nước ta trong thời gian qua

Trong những năm qua GD&ĐT đã đạt được một số kết quả:

Về thực hiện phổ cập giáo dục: Dự án củng cố và phát huy kết quả phổ cập giáo dục tiểu học và xóa mù chữ đã thực hiện có chất lượng phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục THCS, thực hiện giáo dục cho mọi người, xây dựng xã hội học tập, đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân và thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục (Chính vì vậy mà mặc dù Việt Nam là nước có thu nhập thấp nhưng tỷ lệ người lớn biết chữ đã đạt tới 90%

- Nguồn báo cáo phát triển thế giới 2007 của World Bank- Tạp chí nhà quản

lý trang 17, số 44 tháng 2/2007)

Theo số liệu báo cáo của Bộ Giáo dục & Đào tạo, đến tháng 7 năm 2007 có 39/64 tỉnh, thành phố (đạt tỷ lệ 61%) đạt chuẩn Quốc gia phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi và 35/64 tỉnh, thành phố (đạt tỷ lệ 55%) được công nhận đạt chuẩn Quốc gia phổ cập giáo dục THCS, 2 tỉnh đang hoàn thiện thủ tục để chuẩn bị được kiểm tra là Tiền Giang và Tây Ninh

Nhiệm vụ đổi mới chương trình, nội dung giáo dục phổ thông theo tinh thần Nghị quyết số 40/2000/QH10 đã được hoàn thành cơ bản: Hoàn chỉnh nội dung, chương trình, sách giáo khoa từ lớp 1 đến lớp 5 ở bậc tiểu học, từ lớp 6 đến lớp 9 ở bậc trung học cơ sở và đưa vào thực hiện từ năm học 2001-2002 Năm học 2006 - 2007 đã tiếp tục tập trung thực hiện tốt đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục, phân ban kết hợp với tự chọn ở lớp 10 THPT Bên cạnh đó 8 chương trình, SGK dạy tiếng dân tộc (KhMer, HMông, Jrai, Chăm) đã được ban hành theo yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông.

Trang 17

Năm học 2006 - 2007, hầu hết các địa phương, các Bộ Ngành liên quan đều chủ động hoàn chỉnh quy hoạch mạng lưới trường, lớp học, xoá "xã trắng" về giáo dục mầm non, đồng thời xây dựng thêm trường học mầm non, phổ thông ở các địa bàn tập trung dân cư

Về CSVC: Năm học 2006-2007, cả nước có 557.027 phòng học mầm non và phổ thông, trong đó có gần 28.801 phòng học bộ môn và phòng thí nghiệm; 22.844 thư viện trường học (chiếm tỷ lệ 74% tổng số trường phổ thông), trong đó có 24% thư viện đạt tiêu chuẩn; hơn 1.806 phòng tập thể dục thể thao Số phòng học cấp 4 và phòng học kiên cố là 467.727, chiếm tỷ lệ 89,6% Riêng khối phổ thông xây mới được tổng số 32.580 phòng học, trong đó có 15.831 phòng học tiểu học, 11.513 phòng học cho THCS và 5.236 phòng học cho THPT.

Tuy nhiên theo báo cáo từ các địa phương đến 30/6/2007, số phòng học của Tiểu học có 242.939 phòng (mới đáp ứng 90,7% so với nhu cầu), THCS có 147.290 phòng (mới đáp ứng 88,6% so với nhu cầu) và THPT có 57.528 phòng (mới đáp ứng 79,5% so với nhu cầu) Chưa đến 50% trường có kho, phòng chứa thiết bị đáp ứng so với nhu cầu, cụ thể: Tiểu học có 7.828 kho, phòng (đáp ứng 42,6% so với nhu cầu), THCS có 6.882 kho, phòng (đáp ứng 48,7% so với nhu cầu), THPT có có 1.634 kho, phòng (đáp ứng 50,4% so với nhu cầu) Phòng thí nghiệm và phòng học bộ môn còn thiếu nhiều , toàn quốc trường THCS chỉ có 113.910 phòng trên tổng số 163.800 lớp, trường THPT chỉ có 5.104 phòng trên tổng số 24.298 lớp Có thể nói đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng trực tiếp đến việc đạt mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục theo yêu cầu của nội dung chương trình sách giáo khoa mới

Trang 18

2.2 Thực trạng kinh phí đầu tư cho CTMTQG GD&ĐT

Kinh phí đầu tư cho CTMTQG GD&ĐT gồm nguồn kinh phí từ NSTW và nguồn kinh phí huy động từ các nguồn khác như: vốn địa phương bổ sung, vốn huy động cộng đồng, vốn vay tín dụng, vốn nước ngoài, vốn lồng ghép.

Trong giai đoạn 2001-2005 các nguồn kinh phí huy động như sau:

2.2.1 Tổng mức kinh phí từ Ngân sách Trung ương đã chi cho các dự ánthuộc CTMTQG GD&ĐT Giai đoạn I (2001 – 2005)

Nguồn kinh phí này được trích trực tiếp từ NSTW để thực hiện chương trình Đây là khoản chi rất lớn, mang tính chất thường xuyên nên khoản chi này được chi theo dự toán, các khoản chi này nằm trong dự toán đã được xây dựng trước Hàng năm ngành GD&ĐT cơ quan quản lý chương trình xây dựng dự toán cho khoản chi này, dự toán này sẽ là căn cứ chính thức để phân bổ khoản chi và giao nhiệm vụ cho từng cấp từ Trung ương xuống địa phương Đồng thời Bộ GD&ĐT đã dự toán kinh phí chi CTMTQG GD&ĐT để thực hiện ở cấp Trung ương và cấp địa phương

Tổng số kinh phí đã chi để thực hiện CTMTQG GD&ĐT là 7.770,1 tỷ đồng, trong đó: NSTW là 5.527,7 tỷ đồng (vốn sự nghiệp) chiếm 71,14%; Nguồn NSĐP và nguồn huy động từ cộng đồng là 1.585,4 tỷ đồng chiếm 20,4%; Nguồn vay nợ và viện trợ nước ngoài là 657 tỷ đồng, chiếm 8,46%.

Biểu đồ 01: Kinh phí thực hiện CTMTQG GD&ĐT giai đoạn 2001 - 2005

Trang 19

Bảng số 01: Ngân sách Trung ương thực cấp qua các năm của giai đoạn I

Đào tạo cán bộ tin học, đưa tinhọc vào nhà trường, đẩy mạnhdạy ngoại ngữ trong hệ thống

Tăng cường CSVC các trườnghọc, Trung tâm kỹ thuật tổng

Nguồn: Phòng SNVX- Vụ Tài chính HCSN- Bộ Tài chính

Biểu đồ 02:Cơ cấu chi NSTW cho từng dự án giai đoạn 2001 - 2005

Trang 20

Biểu đồ 03: Chi NSTW cho các dự án theo từng năm thực hiện

Trang 21

Căn cứ vào nội dung hoạt động và phạm vi triển khai của các dự án, Bộ GD&ĐT đã xây dựng dự toán chi tiết cho từng dự án, có phân chia theo từng năm Việc xây dựng dự toán ban đầu chưa tính đến nguồn kinh phí bổ sung của các dự án hợp tác quốc tế và đóng góp của Ngân sách địa phương và cộng đồng, mà chỉ tính phần Ngân sách Trung ương hỗ trợ.

Nhu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng GD&ĐT toàn diện ngày càng đòi hỏi các dự án đề ra phải có chất lượng tốt, đạt hiệu quả do đó NSTW chi cho các Dự án của chương trình đã tăng theo từng năm Trong năm 2005 với khoản chi lớn nhất là 1.770 tỷ đồng Chiếm 32,02 % tổng chi giai đoạn I Năm 2001 với mức chi thấp nhất là 600 tỷ đồng chiếm 10,85% Trong 7 dự án thì

Trang 22

khoản chi cho dự án Đổi mới chương trình nội dung sách giáo khoa là khoản chi lớn nhất trong từng năm và cả 5 năm 2001- 2005 Trong giai đoạn này, khoản chi này là 1.946,7 tỷ đồng chiếm 35,2%, khoản cho dự án này lớn nhất là vì nội dung chi đổi mới chương trình sách giáo khoa rất đa dạng với nhiều nội dung.

Dự án đào tạo cán bộ tin học, đưa tin học vào nhà trường, đẩy mạnh dạy ngoại ngữ trong hệ thống Giáo dục quốc dân chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong từng năm Khoản chi này chiếm tỷ trọng nhỏ nhất là vì dự án mới được triển khai từ năm 2002 và nội dung chi cho dự án là không nhiều chủ yếu là ở các thành phố lớn, các đô thị, còn ở các khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu vùng xa thì chưa có điều kiện để thực hiện dự án này

Bảng số 02: Dự toán đề nghị và dự toán thực phân bổ Ngân sách Trung ương

cho CTMTQG GD&ĐT giai đoạn 2001 – 2005

Đào tạo cán bộ tin học và đưa tin họcvào nhà trường, đẩy mạnh dạy ngoạingữ trong hệ thống GDQD

Trang 23

Đào tạo và bồi dưỡng giáo viên, tăng

Hỗ trợ GD miền núi, vùng dân tộc ít

Tăng cường CSVC các trường học, cáctrung tâm kỹ thuật tổng hợp- HN, các trường ĐH, THCN trọng điểm

Nguồn: Phòng SNVX - Vụ Tài chính HCSN - Bộ Tài chính

Biểu đồ 04: Tỷ lệ dự toán đề nghị và dự toán thực phân bổ NSTW

cho CTMTQG GD&ĐT giai đoạn 2001 – 2005

Trang 24

Chi NSNN cho GD&ĐT hàng năm theo nhịp độ tăng trưởng kinh tế, nên kinh phí cho CTMTQG GD&ĐT cũng được bố trí tăng năm sau cao hơn năm trước, mặc dù vậy chi cho CTMTQG GD&ĐT bình quân chung chỉ chiếm chỉ từ 5% - 6% chi thường xuyên

Trong đó Dự án đổi mới chương trình nội dung SGK là một trọng tâm thực hiện trong giai đoạn 2001- 2005 nhằm thực hiện Nghị quyết 40 của Quốc hội nên đã được ưu tiên bố trí kinh phí, chiếm 35,2% tổng kinh phí CTMTQG Các dự án còn lại đầu được bố trí kinh phí tăng hàng năm theo những mức độ khác nhau Mặc dù vậy, kinh phí CTMTQG hàng năm được giao mới chỉ đáp ứng được từ 60% đến 70 % nhu cầu của ngành GD&ĐT.

2.2.2 Tình hình huy động các nguồn tài chính khác để thực hiệnCTMTQG GD&ĐT giai đoạn 2001-2005

Trang 25

Do tính chất và nhu cầu chi cho mục tiêu của chương trình nên các nguồn tài chính huy động để chi cho chương trình đều tăng qua từng năm Cho đến năm 2005 nguồn kinh phí huy động được từ các nguồn tài chính khác thì nguồn từ NSTW hỗ trợ chiếm tỷ trọng lớn nhất trong từng năm Trong giai đoạn I, tổng vốn NSTW hỗ trợ là 5.527,7 tỷ đồng (vốn sự nghiệp) chiếm 71,14% tổng vốn đầu tư Điều đó cho thấy vốn huy động để thực hiện chương trình thì vốn từ NSTW hỗ trợ vẫn là chủ yếu Việc cấp kinh phí hỗ trợ của Trung ương để thực hiện CTMTQG GD&ĐT đã có tác động tích cực, khuyến khích các địa phương huy động thêm các nguồn tài chính khác để thực hiện chương trình Trong khi NSTW hỗ trợ 71,14 % thì các tỉnh, thành phố phải huy động thêm 28,86% bằng các nguồn tài chính khác Nguồn vốn NSĐP và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác đã góp phần quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu của CTMTQG GD&ĐT Điều này cũng chứng tỏ việc xác định mục tiêu, các đối tượng thụ hưởng của dự án đã phù hợp với yêu cầu, nguyện vọng của địa phương.

Nguồn vốn huy động của địa phương:

Theo báo cáo thực hiện của các tỉnh, thành phố, bình quân hàng năm kinh phí từ ngân sách địa phương và huy động từ cộng đồng… bổ sung thực hiện CTMTQG GD&ĐT đạt từ 15% đến 25% tổng kinh phí CTMTQG thực hiện tại địa phương Cụ thể như sau:

Bảng số 03: Kinh phí CTMTQG GD&ĐT huy động bổ sung tại địa phương

Đơn vị: Tỷ đồng

Trang 26

Đào tạo cán bộ tin học vàđưa tin học vào nhà trường,đẩy mạnh dạy ngoại ngữtrong hệ thống GDQD

8,010,011,6 29,6

Đào tạo và bồi dưỡng giáoviên, tăng cường CSVC các

Trang 27

2.2.3 Thực trạng sử dụng NSNN cho các dự án thuộc CTMTQGGD&ĐT giai đoạn 2001 -2005

Dự án 1: “Dự án củng cố và phát huy kết quả PCGD tiểu học và Xóa

mù chữ, thực hiện PCGD THCS ”

Nội dung chính bao gồm:

Hoàn thành xóa mù chữ và PCGD tiểu học cho 235 xã và 18 huyện chưa

Trang 28

- Đã kiểm tra và công nhận 36 tỉnh và thành phố đạt chuẩn Quốc gia phổ cập tiểu học đúng độ tuổi.

- Đã kiểm tra và công nhận 30 tỉnh và thành phố đạt chuẩn Quốc gia phổ cập giáo dục THCS Số huyện đã đạt chuẩn 289 huyện; số xã đã công nhận đạt chuẩn là: 5.106 xã, phường.

- Một số tỉnh thành phố như: TP Hồ Chí Minh, TP Hà Nội, TP Hải Phòng, TP Đà Nẵng… đã và đang triển khai thực hiện phổ cập bậc Trung học phổ thông.

- Dự án triển khai đảm bảo đúng tiến độ Chất lượng phổ cập của các đơn vị đã đạt chuẩn khá vững chắc Hầu hết các đơn vị đạt chuẩn PCGD THCS đều đã đạt chuẩn PCGD tiểu học đúng độ tuổi.

- Với chủ trương xã hội hóa giáo dục được triển khai sâu rộng tại các địa phương, các Sở, Ban, Ngành, các tổ chức chính trị xã hội đã tích cực tham gia với nhiều hình thức phong phú có hiệu quả, hỗ trợ cho sự nghiệp giáo dục - Kinh phí NSTW phân bổ còn ít, nhiều tỉnh đã phải cắt giảm kinh phí chi thường xuyên để bổ sung thực hiện dự án, điều này đã trở thành gánh nặng đối với những tỉnh Miền núi, có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.

Dự án 2: “Dự án đổi mới chương trình nội dung sách giáo khoa”

Thực hiện Nghị quyết số 40/2000/QH10 của Quốc hội về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành chỉ thị số 14/2001/CT-TTg quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Nghị quyết của Quốc hội Bộ GD&ĐT đã xây dựng các kế hoạch và khẩn trương tổ chức thực hiện trong toàn ngành

Nội dung chính bao gồm:

Đổi mới chương trình, nội dung sách giáo khoa mầm non, phổ thông; Biên soạn các loại sách dạy tiếng Việt và tiếng dân tộc cho trẻ em dân tộc Tiếp tục triển khai dự án về dạy tiếng Việt, tiếng dân tộc;

Trang 29

Đổi mới mục tiêu, chương trình giáo dục đào tạo và cải tiến tuyển sinh Đại học, Cao đẳng, THCN đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực phục vụ CNH, HĐH đất nước.

Kết quả đạt được, tại cấp Trung ương:

- Về chương trình: Đã xây dựng, hoàn thiện được các bộ chương trình mới sau đây: Chương trình GD Mẫu giáo, Mầm non (2004); Chương trình GD Tiểu học (2001); chương trình GD THCS (2002); Chương trình GD THPT (2002); Chương trình GD THPT kỹ thuật (2004); Chương trình GD THCN; Chương trình GD không chính quy (Bổ túc văn hóa- 2003);

- Về tài liệu giảng dạy và sách giáo khoa: Đã biên soạn được các bộ tài liệu và sách giáo khoa mới sau đây: Bộ tài liệu dùng cho nhà trẻ và mẫu giáo; Bộ sách GD tiểu học (9 môn); Bộ sách giáo khoa THCS (13 môn học); Bộ sách giáo khoa THPT (13 môn học); Bộ tài liệu kỹ thuật- nghề THPT kỹ thuật; Bộ giáo trình THCN mới; Bộ sách giáo khoa bổ túc văn hóa (từ lớp 6 đến lớp 9); 05 bộ sách giáo khoa dạy chữ dân tộc (H’mông, Khmer, Bana, Jrai, Chăm); Xây dựng chương trình và sách giáo khoa, sách giáo viên tiếng Pali và ngữ văn Khmer cho trường bổ túc văn hóa Pali trung cấp Nam Bộ.

- Về sách lý luận và sách hướng dẫn phương pháp giảng dạy: Đã hoàn thành: 03 bộ tài liệu Đổi mới phương pháp dạy học các môn học ở Tiểu học, THCS và THPT 03 bộ tài liệu đổi mới đánh giá kết quả học tập của học sinh Tiểu học, THCS, THPT 04 bộ tài liệu bồi dưỡng, tập huấn giáo viên dạy theo chương trình và sách giáo khoa mới Đã xây dựng một số băng hình và phần mềm dạy học phục vụ bồi dưỡng giáo viên (sử dụng tại các lớp huấn luyện hè và phát trên VTV2).

- Bồi dưỡng giáo viên: Tổ chức đầy đủ các lớp bồi dưỡng giáo viên cốt cán theo đúng tiến độ thay sách, tập trung tại Trung ương với thời lượng bình quân từ 7-10 ngày Kết thúc tập huấn, số giáo viên cốt cán tổ chức bồi dưỡng

Trang 30

cho giáo viên dạy đại trà tại các địa phương theo chương trình và sách giáo khoa mới.

- Tổ chức nghiên cứu, ban hành danh mục thiết bị, đồ dùng dạy học Trang cấp thiết bị cho các trường tham gia giảng dạy thí điểm theo chương trình và sách giáo khoa mới.

Tại cấp địa phương:

Tất cả địa phương đều thực hiện đủ số kinh phí được giao Trong quá trình xây dựng dự toán, Bộ GD&ĐT đã tính nhu cầu với định mức tối thiểu, nhưng kinh phí Trung ương chỉ đáp ứng từ 32% đến gần 50 %, cụ thể là:

Bảng số 04: Kinh phí CTMT thực cấp cho các nội dung của Dự án

Nguồn: Phòng SNVX - Vụ Tài chính HCSN- Bộ Tài chính

Do ngân sách Trung ương không đáp ứng đủ nhu cầu, nên việc phân bổ được tính toán hỗ trợ cho các tỉnh với các mức khác nhau, tùy theo điều kiện kinh tế xã hội của địa phương.

Trang 31

Kết quả đạt được:

- Kinh phí của dự án đã được sử dụng đúng mục đích, đạt được mục tiêu và tiến độ đề ra về mua sắm SGK; bồi dưỡng nghiệp vụ cho giáo viên và mua sắm đồ dùng dạy học theo yêu cầu của chương trình và SGK mới (Năm 2002- 2003: thay lớp 1, lớp 6; Năm 2003- 2004: thay sách lớp 2, lớp 7; năm 2004- 2005: thay sách lớp 3, lớp 8 và tổ chức dạy thí điểm bậc THPT; năm học 2005-2006 thay sách lớp 4, lớp 9 và tiếp tục thí điểm bậc THPT).

- Bước đầu tạo được sự chuyển biến mới về đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học, tạo nề nếp sử dụng thiết bị dạy học trong trường phổ thông.

- Nhiều địa phương, nhất là các tỉnh Miền núi, vùng khó khăn chưa đủ kinh phí mua sắm thiết bị đồng bộ theo danh mục, thiếu phòng làm kho, giá , tủ để bảo quản thiết bị, phòng thí nghiệm, phòng học bộ môn, để sử dụng nên ảnh hưởng nhiều đến chất lượng và hiệu quả sử dụng thiết bị

- Hầu hết các tỉnh khó khăn (hưởng trợ cấp của ngân sách Trung ương) chỉ thực hiện dự án bằng nguồn hỗ trợ của ngân sách Trung ương, không có điều kiện bổ sung thêm bằng ngân sách địa phương nên chưa trang bị đủ thiết bị, đồ dùng dạy học đồng bộ theo danh mục quy định.

- Cán bộ làm công tác thiết bị còn thiếu nhiều, hầu hết chưa qua đào tạo có hệ thống, vì vậy chủ yếu làm nhiệm vụ coi kho, đây là một trong những nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng thiết bị chưa cao

Dự án 3:“Dự án Đào tạo cán bộ tin học, đưa tin học vào nhà trường,

đẩy mạnh dạy ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục Quốc dân”

Nội dung chính bao gồm:

Đào tạo nhân lực CNTT; đẩy mạnh dạy tin học và ứng dụng CNTT ở các trường Đại học, Cao đẳng, THCN và dạy nghề;

Trang 32

Triển khai dạy tin học và từng bước ứng dụng CNTT trong dạy và học ở nhà trường phổ thông;

Đẩy mạnh dạy ngoại ngữ trong các trường phổ thông, các trường đào tạo nghề và trong các trường Đại học, Cao đẳng.

Kinh phí CTMT cấp cho dự án này từ năm 2002 đến năm 2005 là: 200 tỷ đồng đạt tỷ lệ thấp (25%) so với dự toán, trong đó:

- Chi cho các trường ĐH, CĐ trực thuộc Bộ GD&ĐT: 52 tỷ đồng - Cấp cho các địa phương: 148 tỷ đồng

Kết quả đạt được :

- Dự án triển khai đúng mục đích, bước đầu đã đạt được những kết quả nhất định.

- Theo báo cáo của các địa phương, tính đến hết năm học 2003-2004, hầu hết các trường THPT (gần 2.140 trường) đã có ít nhất 01 máy vi tính được kết nối Internet Đến hết năm 2005 đã có 50% số trường THCS có ít nhất 01 máy vi tính được nối mạng

- Các Trung tâm GDTX, các Phòng Giáo dục đều đã có ít nhất 01 máy được nối mạng Internet Một số tỉnh có điều kiện đã kết nối mạng giữa Sở GD&ĐT với các trường và các đơn vị trực thuộc.

- Kinh phí ngân sách Trung ương cấp hàng năm còn thấp, chưa đáp ứng được mục tiêu thực hiện dự án, theo yêu cầu của Quyết định số 331/QĐ-TTg ngày 06/4/2004 của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình phát triển nguồn nhân lực CNTT đến năm 2010.

- Nhiều trường THPT ở một số tỉnh Miền núi chưa từng được trang bị máy vi tính, do đó thiếu phương tiện thực hành nên chất lượng giảng dạy tin học không cao, thậm chí nhiều trường THCS còn chưa được học môn tin học và ngoại ngữ.

Trang 33

Để thực hiện được đầy đủ mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực CNTT, đẩy mạnh giảng dạy, ứng dụng CNTT ở tất cả các ngành học, bậc học… thì đòi hỏi phải tiếp tục tăng nguồn kinh phí, tập trung đầu tư thực hiện dự án này trong giai đoạn tới.

Dự án 4: “Dự án đào tạo và bồi dưỡng giáo viên, tăng cường cơ sở vật

chất các trường sư phạm”

Nội dung chính bao gồm:

Đổi mới hệ thống đào tạo sư phạm và xây dựng đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, có phẩm chất đạo đức và năng lực chuyên môn đáp ứng yêu cầu đổi mới về mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục ở các bậc học, cấp học;

Tăng cường CSVC và trang thiết bị học tập cho các trường sư phạm đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên;

Từ năm 2001 đến năm 2005, kinh phí CTMT cấp cho dự án này là 580 tỷ đồng, đạt 64,4% nhu cầu kinh phí, trong đó:

- Chi cho các trường ĐH, CĐ sư phạm trực thuộc Bộ: 154,9 tỷ đồng; - Chi cho các trường sư phạm địa phương: 425,1 tỷ đồng.

Bộ GD&ĐT đã chỉ đạo các địa phương tiến hành quy hoạch, sắp xếp mạng lưới trường sư phạm, từ chỗ toàn ngành có 267 trường xuống còn 86 trường sư phạm

Kết quả đạt được :

* Đối với các trường sư phạm địa phương:

- Những năm qua CSVC trường sư phạm đã được cải thiện đáng kể Cùng với các nguồn vốn bổ sung từ ngân sách địa phương, các tỉnh, thành phố đã tích cực củng cố, nâng cấp các trường trung học sư phạm thành trường Cao đẳng sư phạm đào tạo đa cấp; phát triển trường cao đẳng sư phạm thành trường đa ngành.

Trang 34

- Hầu hết các trường sư phạm đều được thụ hưởng kinh phí CTMT để chi cải tạo, chống xuống cấp nhà học, ký túc xá, nhà ăn, thư viện;

- Mua sắm bổ sung trang thiết bị, đồ dùng dạy học theo chương trình và SGK mới; Mua sắm sách, tài liệu tham khảo bổ sung cho thư viện; Hỗ trợ cho biên soạn tài liệu giáo trình… tạo điều kiện cho các trường tăng cường CSVC đáp ứng được quy mô đào tạo và yêu cầu đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo.

- Bình quân khoảng 10% kinh phí CTMT hàng năm được dùng cho việc bồi dưỡng giáo viên phổ thông, giáo viên mầm non với các hình thức khác nhau để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nhận thức chính trị tư tưởng, theo các chương trình: BDTX, BDCH, đào tạo nâng chuẩn Tính đến hết năm 2005, tỷ lệ giáo viên được đào tạo chuẩn và trên chuẩn ở nhà trẻ 42%; mẫu giáo 75%; ở tiểu học: 92% (Trên chuẩn 20%); ở THCS: 93%; ở THPT: 97%; dạy nghề: 71%; THCN: 86,3%; Đại học, Cao đẳng: 45% đạt trình độ thạc sỹ trở lên.

* Đối với các trường ĐH, CĐ sư phạm trực thuộc Bộ:

- Kinh phí CTMT có ý nghĩa lớn đối với các trường sư phạm trong việc tăng cường CSVC, BDCH giáo viên các bậc học, BDTX và bồi dưỡng theo chu kỳ cho giáo viên trường sư phạm.

- Trong những năm qua, kinh phí CTMT đã ưu tiên cho các trường sư phạm mới thành lập mỗi năm bình quân cấp 2.500 triệu đồng đến 3.000 triệu đồng/trường Kinh phí CTMT được đầu tư chủ yếu cho xây dựng nhà học, các công trình phụ trợ như nhà thí nghiệm, các nhà học đa chức năng và cải tạo các ký túc xá, giúp các trường cải thiện nơi ở của sinh viên sư phạm.

- Các trường sư phạm trực thuộc khác được cấp bình quân 500 triệu đến 1.000 triệu đồng/năm, chủ yếu chi chống xuống cấp CSVC, mua sắm bổ sung trang thiết bị, bồi dưỡng giáo viên…

Trang 35

- Kinh phí mua sắm máy móc thiết bị, dụng cụ thí nghiệm, đồ dùng dạy học phục vụ giảng dạy học tập và nghiên cứu khoa học của học sinh và giáo viên trường sư phạm còn nhiều hạn chế, trong khi các trường sư phạm không có nguồn thu học phí và luôn chịu áp lực về tăng quy mô và nâng cao chất lượng đào tạo.

Dự án 5: “Dự án hỗ trợ giáo dục miền núi, vùng dân tộc ít người và

vùng có nhiều khó khăn”

Những nội dung chính của dự án là :

- Củng cố và xây dựng hoàn thiện cơ sở vất chất cho hệ thống trường PTDTnội trú, trường dự bị Đại học;

- Xây dựng, củng cố hệ thống trường bán trú cụm xã, xã và các lớp ghép ở bản, làng, phum, sóc để thực hiện vững chắc PCGD tiểu học và xóa mù chữ;

- Tăng cường công tác giáo dục hướng nghiệp - dạy nghề, đặc biệt cho học sinh các trường PTDT nội trú nhằm tạo nguồn cán bộ cho các địa phương thuộc miền núi và vùng các dân tộc thiểu số;

- Hỗ trợ những học phẩm tối thiểu cho các học sinh nghèo, học sinh có hoàn cảnh khó khăn và học sinh các địa phương thuộc miền núi, vùng dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Từ năm 2001 đến hết năm 2005, kinh phí của Dự án được cấp là 641 tỷ đồng, đạt 80,1% tổng nhu cầu kinh phí.

Năm năm qua (2001-2005) cùng với các nguồn vốn huy động khác của

địa phương, Dự án đã đạt được kết quả như sau:

- Xây dựng mới các trường PTDTNT Số trường được xây dựng mới tăng lên rõ rệt (từ 2001 đến nay tăng 1 trường PTDTNT TW, 5 trường PTDTNT tỉnh, 76 trường PTDTNT huyện) Đặc biệt các trường nội trú dân nuôi phát triển mạnh: Bậc THCS có 296 trường với trên 20.000 học sinh nội

Trang 36

trú; Bậc học Tiểu học có 639 trường với gần 40.000 học sinh nội trú; Số lớp ghép: 7.900 lớp với gần 16.200 học sinh

- Các trường PTDTNT tỉnh cơ bản đã có đủ phòng học, nhà ở, nhà ăn… với những quy mô khác nhau.

- Việc hỗ trợ SGK, học phẩm cho học sinh được tiến hành thường xuyên (đặc biệt là học sinh thuộc diện thực hiện Quyết định 168, Quyết định 186 của Thủ tướng Chính phủ) Nhiều học sinh dân tộc thiểu số, học sinh có hoàn cảnh khó khăn đã được hỗ trợ học bổng và trợ cấp từ các nguồn khác nhau.

Các mục tiêu đặt ra của dự án đã đạt được những kết quả khả quan, trong đó mục tiêu củng cố hệ thống trường lớp vùng dân tộc thiểu số và hỗ trợ học phẩm tối thiểu cho học sinh nghèo, học sinh có hoàn cảnh khó khăn thực hiện đạt kết quả tốt Tuy nhiên còn một số tồn tại sau đây:

- Công tác hướng nghiệp dạy nghề cho học sinh các trường PTDTNT triển khai còn chậm.

- Học bổng cho học sinh ở mức quá thấp so với mức sống hiện nay - Chế độ cho giáo viên theo Nghị định 35/CP chưa hợp lý

- Quy mô học sinh trường PTDTN tỉnh và Huyện tăng mạnh, nhiều trường rơi vào tình trạng quá tải, không đủ chỗ ăn, ở cho học sinh.

- Học sinh các trường nội trú dân nuôi chưa có chính sách hỗ trợ của Nhà nước Các địa phương và gia đình phải tự lo, trong khi điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn.

Dự án 6: “Dự án tăng cường CSVC các trường học, Trung tâm kỹ

thuật tổng hợp, hướng nghiệp; Xây dựng một số trường ĐH, THCN trọngđiểm”

Trang 37

Nội dung chủ yếu của Dự án này là cùng với Chương trình kiên cố hoá

trường học và một số dự án có liên quan nhằm cải thiện dần từng bước về CSVC kỹ thuật hệ thống trường học; xây dựng một số mô hình trường chuẩn về CSVC, một số cơ sở mạnh về đào tạo nguồn nhân lực của hệ thống giáo dục quốc dân để thu hút và khai thác có hiệu quả các nguồn lực đầu tư, xây dựng CSVC kỹ thuật cho các nhà trường.

Kinh phí của dự án được cấp từ năm 2001 đến 2005 là 1.185 tỷ đồng, đạt 91,2% so với dự toán, trong đó: kinh phí phân bổ cho GD&ĐT địa phương là 525 tỷ đồng, chi tăng cường CSVC các trường ĐH, CĐ, THCN là 660 tỷ đồng.

Kết quả đạt được là:

* Đối với các tỉnh, thành phố:

- Kinh phí dự án cùng với nguồn vốn xây dựng cơ bản tập trung và các nguồn huy động khác của các tỉnh, thành phố đã đầu tư tăng cường CSVC các trường học Tính đến năm học 2004- 2005, cả nước có 409.633 phòng học phổ thông (trong đó hơn 27.000 phòng học bộ môn; hơn 8000 phòng thí nghiệm; 16.000 phòng thư viện; gần 1.000 phòng tập thể dục thể thao), tăng 67.208 phòng so với năm học 2001-2002, trong đó tiểu học tăng 23.108 phòng, THCS tăng 27.354 phòng và THPT tăng 16.746 phòng.

- Kinh phí dự án cùng với nguồn vốn phát hành công trái giáo dục, trong 3 năm 2003-2005 đã xây dựng hoàn thành và đưa vào sử dụng 48.099 phòng học kiên cố Đến cuối năm 2005 số phòng học kiên cố được xây dựng là 61.531 phòng.

- Kinh phí của dự án hỗ trợ cho các địa phương hàng năm còn rất thấp so với nhu cầu, do vậy việc hỗ trợ tăng cường CSVC cho các trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm kỹ thuật tổng hợp, hướng nghiệp còn rất hạn chế.

Trang 38

- Mặc dù đạt được nhiều kết quả như trên nhưng tình hình CSVC nói chung và nhu cầu về cải tạo xây dựng trường học nói riêng còn đang có nhiều bất cập, đặc biệt là ở các tỉnh miền núi và các vùng kinh tế còn nhiều khó khăn, khả năng huy động ngân sách địa phương và đóng góp của nhân dân rất hạn chế.

* Đối với các trường ĐH, CĐ, TCCN:

- Với mức kinh phí không lớn như Dự án đã góp phần đáng kể trong việc nâng cấp, duy trì hoạt động của các công trình hiện có phục vụ giảng dạy và học tập của nhà trường.

- Kinh phí CTMT đã hỗ trợ tăng cường CSVC cho gần 100 trường ĐH, CĐ, TCCN để đầu tư cải tạo và nâng cấp các phòng học, giảng đường, phòng thí nghiệm, thư viện và ký túc xá học sinh- sinh viên.

- Một phần kinh phí CTMT đã được tập trung đầu tư cho các dự án trang thiết bị các phòng thí nghiệm cơ bản và cơ sở; Trang bị các phương tiện hiện đại để giảng dạy và học ngoại ngữ, đưa tin học và Công nghê thông tin vào các nhà trường.

Dự án 7: “Dự án tăng cường năng lực đào tạo nghề”

Nội dung chủ yếu của Dự án

Tập trung vào việc tăng cường đầu tư CSVC, thiết bị; đổi mới chương trình giáo trình; đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên ở các trường dạy nghề và các trung tâm dạy nghề được lựa chọn nhằm từng bước hình thành các trường và trung tâm dạy nghề trọng điểm có chất lượng đào tạo tương đương trường dạy nghề của các nước trong khu vực.

Kinh phí NSNN được cấp từ năm 2001 đến 2005 là 1.073 tỷ đồng, đạt 83% so với dự toán ban đầu của Bộ, chi tiết thực hiện kinh phí cho từng nội dung hoạt động của dự án như sau:

Bảng số 05: Kinh phí thực hiện cho từng nội dung hoạt động của dự án

Trang 39

động nông thôn, thanhniên dân tộc, người tàntật

Nguồn: Phòng SNVX- Vụ Tài chính HCSN- Bộ Tài chính

Trong 5 năm qua, việc triển khai dự án đã đạt được hiệu quả thiết thực, góp phần quan trọng cải thiện CSVC và thiết bị thực hành, đổi mới nội dung chương trình dạy nghề và nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên của các cơ sở dạy nghề Cụ thể là:

- Xây dựng mới 14 chương trình khung 14 nhóm nghề (trong đó có 4 chương trình khung được xây dựng theo phương pháp mới); xây dựng mới 39 bộ chương trình đào tạo cho 39 nghề (trong đó 1 nghề được xây dựng theo phương pháp mới); Biên soạn và chỉnh sửa 320 giáo trình; Bổ sung, sửa đổi 500 chương trình môn học; Xây dựng chương trình và tài liệu giảng dạy cho 5 nghề đào tạo ngắn hạn, dùng để dạy nghề cho lao động nông thôn.

- Các điạ phương có điều kiện để phát triển mạng lưới cơ sở dạy nghề: đến nay đã có 233 trường dạy nghề, 404 trung tâm dạy nghề (trong đó có 165 TTDN cấp huyện); cơ bản xóa được tình trạng trắng trường ở các địa phương

Trang 40

vùng núi phía Bắc, Tây Nguyên, Duyên Hải Miền Trung, Đồng bằng sông Cửu Long; phát triển trường dạy nghề tại các doanh nghiệp, các khu công nghiệp, các ngành kinh tế mũi nhọn; hình thành mạng lưới trường dạy nghề của Quân đội…

- Quy mô đào tạo đã được mở rộng, nhiều cơ sở dạy nghề đã thu hút học sinh học nghề ngày càng tăng (quy mô tuyển mới của cả nước tăng từ 887.300 người năm 2001 lên 1.185.000 người năm 2005, trong đó học nghề tăng gần 2 lần).

- Các đối tượng là lao động nông thôn, thanh niên dân tộc thiểu số, người tàn tật đã được thụ hưởng các dịch vụ dạy nghề, qua đó nhiều người đã có thể tự tạo việc làm hoặc tìm việc làm; góp phần phát triển kinh tế nông thôn, miền núi và thực hiện công bằng xã hội.

- Chất lượng dạy nghề đã được nâng lên một bước: Trong các cơ sở dạy nghề và đặc biệt là trong các cơ sở dạy nghề được đầu tư tập trung, học sinh tốt nghiệp đạt 96% (trong đó khá giỏi trên 32%), khoảng 80% học sinh sau tốt nghiệp tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm; ở một số nghề, tại một số cơ sở dạy nghề thuộc doanh nghiệp tỷ lệ này đạt trên 90%; bước đầu đáp ứng được nhu cầu đa dạng về trình độ của thị trường lao động, một bộ phận đã đủ sức thay thế lao động nước ngoài trong một số dây truyền sản xuất áp dụng công nghệ tiên tiến Trong các cuộc thi tay nghề trẻ các nước ASEAN, học sinh học nghề Việt Nam đạt được thứ hạng cao (Năm 2004 đứng thứ 1 trong số 8 nước tham dự);

2.2.4 Tình hình thực hiện hai năm đầu của giai đoạn 2006 - 2010 Trong năm 2006

Tổng mức vốn đầu tư cho CTMTQG GD&ĐT năm 2006 là 2.970 tỷ đồng (vốn NSSN), trong đó phân bổ cho các cơ quan Trung ương là 453,3 tỷ

Ngày đăng: 07/09/2012, 14:54

Hình ảnh liên quan

Bảng số 01: Ngân sách Trung ương thực cấp qua các năm của giai đoạ nI - Nâng cao hiệu quả chi Ngân sách Nhà nước cho Chương trình mục tiêu Quốc gia Giáo dục & Đào tạo (2).DOC

Bảng s.

ố 01: Ngân sách Trung ương thực cấp qua các năm của giai đoạ nI Xem tại trang 21 của tài liệu.
Bảng số 02: Dự toán đề nghị và dự toán thực phân bổ Ngân sách Trung ương cho CTMTQG GD&ĐT giai đoạn 2001 – 2005 - Nâng cao hiệu quả chi Ngân sách Nhà nước cho Chương trình mục tiêu Quốc gia Giáo dục & Đào tạo (2).DOC

Bảng s.

ố 02: Dự toán đề nghị và dự toán thực phân bổ Ngân sách Trung ương cho CTMTQG GD&ĐT giai đoạn 2001 – 2005 Xem tại trang 24 của tài liệu.
2.2.2. Tình hình huy động các nguồn tài chính khác để thực hiện CTMTQG GD&ĐT giai đoạn 2001-2005 - Nâng cao hiệu quả chi Ngân sách Nhà nước cho Chương trình mục tiêu Quốc gia Giáo dục & Đào tạo (2).DOC

2.2.2..

Tình hình huy động các nguồn tài chính khác để thực hiện CTMTQG GD&ĐT giai đoạn 2001-2005 Xem tại trang 26 của tài liệu.
Bảng số 04: Kinh phí CTMT thực cấp cho các nội dung của Dự án - Nâng cao hiệu quả chi Ngân sách Nhà nước cho Chương trình mục tiêu Quốc gia Giáo dục & Đào tạo (2).DOC

Bảng s.

ố 04: Kinh phí CTMT thực cấp cho các nội dung của Dự án Xem tại trang 32 của tài liệu.
Bảng số 06: Tổng mức vốn đầu tư cho CTMTQG GD&ĐT năm 2006 - Nâng cao hiệu quả chi Ngân sách Nhà nước cho Chương trình mục tiêu Quốc gia Giáo dục & Đào tạo (2).DOC

Bảng s.

ố 06: Tổng mức vốn đầu tư cho CTMTQG GD&ĐT năm 2006 Xem tại trang 43 của tài liệu.
Bảng số 08: So sánh kinh phí thực hiện với dự toán năm 2007 ở địa phương - Nâng cao hiệu quả chi Ngân sách Nhà nước cho Chương trình mục tiêu Quốc gia Giáo dục & Đào tạo (2).DOC

Bảng s.

ố 08: So sánh kinh phí thực hiện với dự toán năm 2007 ở địa phương Xem tại trang 45 của tài liệu.
Theo hình thức này, căn cứ dự toán chi NSNN năm được giao và yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chi theo đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức, cơ quan  tài chính và Kho bạc Nhà nước thực hiện chi trả, thanh toán các khoản chi  NSNN  theo nguyên  tắc trực tiếp từ Kho - Nâng cao hiệu quả chi Ngân sách Nhà nước cho Chương trình mục tiêu Quốc gia Giáo dục & Đào tạo (2).DOC

heo.

hình thức này, căn cứ dự toán chi NSNN năm được giao và yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chi theo đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức, cơ quan tài chính và Kho bạc Nhà nước thực hiện chi trả, thanh toán các khoản chi NSNN theo nguyên tắc trực tiếp từ Kho Xem tại trang 60 của tài liệu.
* Chi trả, thanh toán theo hình thức lệnh chi tiền - Nâng cao hiệu quả chi Ngân sách Nhà nước cho Chương trình mục tiêu Quốc gia Giáo dục & Đào tạo (2).DOC

hi.

trả, thanh toán theo hình thức lệnh chi tiền Xem tại trang 61 của tài liệu.
2 Đổi mới chương trình GD, sách giáo khoa và tài liệu giảng dạy - Nâng cao hiệu quả chi Ngân sách Nhà nước cho Chương trình mục tiêu Quốc gia Giáo dục & Đào tạo (2).DOC

2.

Đổi mới chương trình GD, sách giáo khoa và tài liệu giảng dạy Xem tại trang 76 của tài liệu.
Bảng số 09: Tổng hợp dự toán kinh phí CTMTQG GD&ĐT 2006-2010 - Nâng cao hiệu quả chi Ngân sách Nhà nước cho Chương trình mục tiêu Quốc gia Giáo dục & Đào tạo (2).DOC

Bảng s.

ố 09: Tổng hợp dự toán kinh phí CTMTQG GD&ĐT 2006-2010 Xem tại trang 76 của tài liệu.
Bảng số 10: Phân bổ kinh phí thực hiện dự án 1 trong giai đoạn II - Nâng cao hiệu quả chi Ngân sách Nhà nước cho Chương trình mục tiêu Quốc gia Giáo dục & Đào tạo (2).DOC

Bảng s.

ố 10: Phân bổ kinh phí thực hiện dự án 1 trong giai đoạn II Xem tại trang 78 của tài liệu.
Bảng số 11: Phân bổ kinh phí dự án 2 trong giai đoạn II - Nâng cao hiệu quả chi Ngân sách Nhà nước cho Chương trình mục tiêu Quốc gia Giáo dục & Đào tạo (2).DOC

Bảng s.

ố 11: Phân bổ kinh phí dự án 2 trong giai đoạn II Xem tại trang 79 của tài liệu.
Cơ chế phân bổ kinh phí: Cần nắm tình hình đầu tư về CNTT của các dự án ODA ở mọi cấp học để tránh đầu tư trùng lắp, đầu tư quá nhiều vào một  chỗ. - Nâng cao hiệu quả chi Ngân sách Nhà nước cho Chương trình mục tiêu Quốc gia Giáo dục & Đào tạo (2).DOC

ch.

ế phân bổ kinh phí: Cần nắm tình hình đầu tư về CNTT của các dự án ODA ở mọi cấp học để tránh đầu tư trùng lắp, đầu tư quá nhiều vào một chỗ Xem tại trang 81 của tài liệu.
Mô hình tổ chức quản lý và cơ chế hoạt động: - Nâng cao hiệu quả chi Ngân sách Nhà nước cho Chương trình mục tiêu Quốc gia Giáo dục & Đào tạo (2).DOC

h.

ình tổ chức quản lý và cơ chế hoạt động: Xem tại trang 82 của tài liệu.
Bảng số 13: Kế hoạch thực hiện các hoạt động của dự án 4 chia từng năm - Nâng cao hiệu quả chi Ngân sách Nhà nước cho Chương trình mục tiêu Quốc gia Giáo dục & Đào tạo (2).DOC

Bảng s.

ố 13: Kế hoạch thực hiện các hoạt động của dự án 4 chia từng năm Xem tại trang 83 của tài liệu.
Bảng số 15: Kế hoạch thực hiện các hoạt động của dự án 6 theo từng năm - Nâng cao hiệu quả chi Ngân sách Nhà nước cho Chương trình mục tiêu Quốc gia Giáo dục & Đào tạo (2).DOC

Bảng s.

ố 15: Kế hoạch thực hiện các hoạt động của dự án 6 theo từng năm Xem tại trang 85 của tài liệu.
Bảng số 16: Kế hoạch vốn của dự án tăng cường năng lực đào tạo nghề - Nâng cao hiệu quả chi Ngân sách Nhà nước cho Chương trình mục tiêu Quốc gia Giáo dục & Đào tạo (2).DOC

Bảng s.

ố 16: Kế hoạch vốn của dự án tăng cường năng lực đào tạo nghề Xem tại trang 86 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan