BẠCH CƯ DỊ - TỲ BÀ HÀNH

5 840 2
BẠCH CƯ DỊ - TỲ BÀ HÀNH

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Bạch Cư Dị Tiểu sử Bạch Cư Dị (772-846): Tên chữ là Lạc Thiên, hiệu là Hương Sơn cư sĩ, người Hạ Thành (nay là Thiểm Tây). Ông là một trong những nhà thơ hàng đầu của lịch sử thi ca Trung Quốc. Người ta chỉ xếp ông sau Lý Bạch và Đỗ Phủ. Mười lăm tuổi ông đã bắt đầu làm thơ, thuở nhỏ nhà nghèo, ở thôn quê, đã am tường nỗi vất vả của người lao động. Năm Trinh Nguyên, ông thi đậu tiến sĩ được bổ làm quan trong triều, giữ chức Tả thập di. Bởi mâu thuẫn với tể tướng Lý Lâm Phủ, ông chuyển sang làm Hộ Tào Tham Quân ở Kinh Triệu rồi lại được triệu về kinh lo răn dạy Thái Tử. Năm Nguyên Hòa thứ 10 (Đường Hiến Tông ), do hạch tội việc tể tướng Vũ Nguyên Hành bị hành thích và ngự sử Bùi Độ bị hành hung, đám quyền thần cho là ông vượt qua quyền hạn, đày làm Tư Mã Giang Châu. Ông chủ trương đổi mới thơ ca. Cùng với Nguyên Chẩn, Trương Tịch, Vương Kiến, ông chủ trương thơ phải gắn bó với đời sống, phản ánh được hiện thực xã hội, chống lại thứ văn chương hình thức. Ông nói: "Làm văn phải vì thời thế mà làm Làm thơ phải vì thực tại mà viết", mục đích của văn chương là phải xem xét chính trị mà bổ khuyết, diễn đạt cho được tình cảm của nhân dân. Thơ ông mang đậm tính hiện thực, lại hàm ý châm biếm nhẹ nhàng kín đáo. Trường hận ca để nói mối tình đẹp của Đường Minh Hoàng và Dương Quý Phi, nhưng đọc kỹ thì những ý châm biếm, mỉa mai kín đáo đều có. Ông cùng Nguyên Chẩn đề xướng phong trào Tân Nhạc Phủ, nên trong thơ, ông luôn công kích đời sống xa hoa dâm dật của bọn quý tộc, bóc trần sự bóc lột của bọn quan lại, thông cảm với nỗi thống khổ của dân chúng (Tần Trung Ngâm, Tân Nhạc Phủ). Thơ ông thấm nhuần tư tưởng nhân đạo, nhân văn. Ông hòa đồng cùng dân chúng, không coi việc làm quan của mình là gì, mà thấy mình cũng bị cuộc đời làm cho bảy nổi ba chìm chẳng khác gì người đời (Tỳ bà hành). Ông thông cảm với những thân gái chịu bao tập tục hủ bại và cảnh nghèo túng mặc dù sắc đẹp thì chẳng thua ai (Nghị hôn). Bạch Lạc Thiên chủ trương thơ ca phải giản dị để dân chúng đều hiểu được. Không những thế, tình cảm, tư tưởng phải giàu tính nhân dân, nói được nỗi lòng của mọi người trước thế sự. Thơ ông giàu tính trữ tình. Khi ông bị đi đày từ Tràng An đến Tây Giang, ba bốn ngàn dặm, dọc đường thấy trường học, chùa chiền, quán trọ đều có đề thơ của mình, nên càng tự tin ở chủ trương của mình hơn. Riêng hai bài Tỳ Bà Hành và Trường Hận Ca đã đủ tỏ tài thơ của Bạch Cư Dị. Bằng lối kể chuyện miêu tả, với chủ đề khác nhau, hai bài thơ dài của ông, bài thì bay bướm, hình ảnh đẹp, lời bình trầm lắng, ý ngoài lời, ca tụng, mỉa mai đều kín đáo; bài thì hoà đồng vào cảnh ngộ cùng nhân vật, viết lên những tâm trạng gửi gắm của cả hai, người gẩy -người nghe, vào tiếng đàn trên bến Tầm Dương, bài thơ da diết, buồn thấm thía mà nỗi đời thì vời vợi mênh mang. Ngoài ra ông còn làm một số bài thơ về thiên nhiên, nhàn tản. Lối nói u hoài, vương một nỗi buồn riêng kín đáo. Ông thích đàm đạo về thiền, về Lão Trang, cũng như là biểu hiện trốn đời, sau khi đã quá ngán về nhân tình thế thái. Ông để lại hàng ngàn bài thơ. BẠCH CƯ DỊ - TỲ BÀ HÀNH TÌ BÀ HÀNH “BẠCH CƯ DỊ’’ Thinh Quang - Phóng tác Năm Nguyên Hòa thứ 10 đời vua Ðường Hiền Tông (806-820) họ Bạch vì tính cương trực nên bị trích biếm đến quận Cửu Giang giữ chức Tư Mã Giang Châu. Mùa Thu năm sau nhân tiễn đưa khách tại Bồn Khẩu ở lại qua đêm nghe được tiếng Tì Bà cùng giọng hát thật não nùng đâu đó vọng lại. Bạch Cư Dị bèn tìm hiểu và được biết tiếng đàn buồn thảm cùng lời ca bi thiết kia là của nàng ca kỷ đất Trường An. Nàng là môn đệ của hai nhạc sư đại tài vang lừng tên tuổi. Hai nhạc sư này, một họ Mạc và một họ Tào. Nhờ sắc nước hương trời lại có ngón đàn điêu luyện, nàng ca kỷ tài ba đó đã khuynh đão biết bao trang tu mi mê mệt từ khắp các vùng xa xôi tìm đến. Nhưng rồi nàng cũng không tránh khỏi định luật của trời đất, dung nhan cũng tàn tạ theo thời gianï chồng chất. Xe vắng, ngựa không, ong bướm cũng bắt đầu chán chường…từ đó nàng lặng lẽ sống âm thầm với nỗi cô đơn buồn thảm…Hoàn cảnh bắt buộc tìm nơi nương tựa trong tuổi xế chiều, và không còn cách lựa chọn nào hơn, nàng bèn chấp nhận lấy người lái buôn – quanh năm xuôi ngược nơi góc bể chân trời. Mủi lòng trước cảnh ngộ của người ca kỷ đầy tài ba này Bạch Cư Dị bèn bày tiệc cho vời người ca kỷ từng một thời vang bóng đến vừa để hàn huyên và cũng vừa để được thưởng thức ngón đàn tuyệt vời điêu luyện của nàng như những lời đồn đãi tán tụng… Quả như lời tán tụng Bạch Cư Dị sững sờ dõi mắt nhìn mười ngón tay nàng lướt nhẹ trên phím đàn nói lên tất cả tâm tư thầm kín của mình…Tiếng đàn lắm lúc như khóc như than càng lúc càng ai oán khiến cho Bạch Cư Dị không khỏi phải mủi lòng rơi lệ. Bạch Cư Dị khóc bởi thương xót cảnh huống của nàng ca kỷ kia, mà cũng vừa khóc cho thân phận mình, bèn thảo ngay bài Trường Ca để tặng người ca kỷ đất Trưồng An… KHÚC CA TÌ BÀ Một tối Tầm Dương đưa tiễn khách Gió thu sang lất phất chồi bông Thuyền cập bến, ngựa buông cương Ngửa nghiêng chén rượu mà không tiếng đàn. Say chửa khướt vội vàng tương biệt Nước mênh mông dầm nguyệt trong sông Tiếng Tì bỗng vọng theo dòng Chủ dường như đã,khách không muốn dời. Vừa ướm thử ai khơi điệu nhạc? Khiến đàn kia im bặt đường tơ Neo thuyền bên cạnh sững sờ Ðèn khêu rượu rót đón chờ cuộc vui. Gạn hỏi mãi không lời thưa đáp Nửa mặt hoa e ấp bên đàn So dây dạo tiếng tơ đồng Dẫu chưa thành khúc mà lòng đã say! Nghe áo não như ray như rức Phải chăng vì tấm tức niềm tây? Hóa nên buồn bã còn đây Làm cho tiếng trúc,tiếng ti thảm sầu! Tay lướt nhẹ nhàng qua tiếng ngọc Trước Nghê Thường sau khúc Lạc Yêu Ðường Văn như trận mưa dào Chừng như dặm Vũ rạt rào nỗi riêng. Ðiệu cao thấp tay tiên lần gảy Trên ngọc bàn thốt nảy dòng châu Thoảng nghe oanh ríu rít chào Nghe như tiếng suối thấp cao giữa ghềnh… Ghềnh suối lạnh tơ mành dường dứt Bởi dứt nên vắng bặt đường tơ Oâm lòng tủi hận thẫn thờ Tính ra câm lặng hững hờ vẫn hơn. Lênh láng nước Ngân Bình đỗ vỡ Ngựa sắt vang dòn dã tiếng đao Cung đàn vẹn khúc thanh tao Nghe tuồng lụa xé lạc vào bốn dây… Thuyền vẫn đó Ðông Tây vắng ngắt Mảnh gương trong, trong vắt giữa giòng Mày hoa ủ dột nét buồn Chỉnh xiêm y lại nỉ non sự tình! Rằng:”Vốn thiếp kinh thành phận gái Mái nhà xưa ở tại Hà Mô Lảu thông đàn thuở mười ba Tên phường đầu sỏ khúc ca Tì Bà. Tài lẫn sắc mặn màn khó tả Xót Thiện Tài, xấu ả Thu Nương. Rập rình đám trẻ Ngũ Lăng Mang theo lụa gấm lăn xăn trước rèm. Ðem lược ngọc, trâm vàng dạm hỏi Eùp nài duyên kia phải đường ong Tháng, năm cuộc sống huy hoàng Cười trăng,cợt gió khôn màng tuổi xanh. Gẫm thân phận yến anh - nay đã Ðể mày ngài tàn tạ dung nhan Trước thềm ngựa vắng xe không Chút xuân còn lại kết cùng Lão Gia. Chuyện ly cách sá chi phải bận Bán buôn trà lận đận ngàn khơi Dẫu cho ai chẳng đoái hoài Bên thuyền trăng vẫn trải dài với sông. Ðêm khuya nhớ vàng son một thuở Lệ tròn đêm ràn rụa trong mi Tì Bà vẳng vọng đâu đây Nỉ non từng đoạn đắng cay chạnh lòng! Gẫm thân phận cùng chung kiếp số Gặp nhau đây lọ đã quen nhau Rời xa Kinh kể từ lâu Thành Tầm Dương cũng u sầu nhớ thương! Chốn u tịch chán chường - ai bấy Ðàn địch đâu? – Quạnh quẽ quanh năm Sông Bồn nào phải xa xăm Bên hiên khóm trúc chòm lan nẩy mầm. Sớm khuya thoảng âm vang đâu đó Cuốc kêu sầu, vượn hú buồn thay! Hoa xuân nở, trăng thu đầy Nâng bầu rượu uống lấy ai bạn cùng?! Lời ca dậy vang lừng cây cỏ Giọng khó nghe há dễ vào tai Ðêm nay nghe phím đàn ai Tơ đồng thánh thót rối bời ruột gan ! Hượm nán lại! – Ðàn thêm khúc nữa Ta vì nàng gọt dũa lời ca Dường như thấu nỗi lòng ta Thẫn thờ lướt ngón tay ngà nỉ non … Nghe tiếng nhạc mà lòng não nuộc Giữa tiệc hoa từng giọt châu rơi Trong ta mưa gió đầy trời Giang Châu Tư Mã ngậm ngùi áo lam… (THINH QUANG) TỲ BÀ HÀNH Bạch Cư Dị (Trung Quốc - Đời thịnh Đường) Bản dịch : Phan Huy Vịnh Bến Tầm Dương canh khuya đưa khách Quạnh hơi thu, lau lách đìu hiu Người xuống ngựa, khách dừng chèo Chén quỳnh mong cạn, nhớ chiều trúc ty Say những luống ngại khi chia rẽ Nước mênh mông đượm vẻ gương trong Đàn ai nghe vẳng bên sông Chủ khuây khỏa lại, khách dùng dằng xuôi Tìm tiếng sẽ hỏi ai đàn tá ? Dừng dây tơ nấn nà làm thinh Đời thuyền ghé lại thăm tình Chong đèn, thêm rượu, còn dành tiệc vui Mời mọc mãi, thấy người bỡ ngỡ Tay ôm đàn che nửa mặt hoa Vặn đàn mấy tiếng dạo qua Dẫu chưa nên khúc tình đà thoảng hay Nghe não ruột mấy dây buồn bực Dường than niềm tấm tức bấy lâu Mày chau tay gẩy khúc sầu Giải bày hết nỗi trước sau muôn vàn Ngón buông, bắt khoan khoan dìu dặt Trước Nghê Thường, sau thoắt Lục Yêu Dây to nhường đổ mưa rào Nỉ non dây nhỏ khác nào chuyện riêng Tiếng cao thấp lựa chen lần gẩy Mâm ngọc đâu bỗng nẩy hạt châu Trong hoa oanh ríu rít nhau Nước tuôn róc rách chảy mau xuống ghềnh Nước suối lạnh, dây mành ngừng đứt Ngừng đứt nên phút bật tiếng tơ Ôm sầu, mang giận ngẩn ngơ Tiếng tơ lặng ngắt bây giờ càng hay Bình bạc vỡ tuôn đầy dòng nước Ngựa sắt giong, xô xát tiếng đao Cung đàn trọn khúc thanh tao Tiếng buông xé lụa, lựa vào bốn dây Thuyền mấy lá đông tây lặng ngắt Một vầng trăng trong vắt lòng sông Ngậm ngùi đàn bát xếp xong Áo xiêm khép nép hầu mong giãi lời Rằng "xưa vốn là người kẻ chợ Cồn Hà Mô trú ở lân la Học đàn từ thuở mười ba Giáo phường đệ nhất sổ đà chép tên Gã Thiện tài sợ phen dừng khúc Ả Thu nương ghen lúc điểm tô Ngũ Lăng chàng trẻ ganh đua Biết bao the thắm chuốc mua tiếng đàn Vành lược bạc gãy tan nhịp gõ Bức quần hồng hoen ố rượu oi Năm năm lần lữa vui cười Mải trăng hoa chẳng đoái hoài xuân thu Buồn em trảy lại lo dì thác Sầu hôm mai đổi khác hình dung Cửa ngoài xe ngựa vắng không Thân già mới kết duyên cùng khách thương Khách trọng lợi, khinh đường ly cách Mải buôn chè sớm tếch nguồn khơi Thuyền không, đậu bến mặc ai Quanh thuyền trăng giãi, nước trôi lạnh lùng Đêm khua, sực nhớ vòng tuổi trẻ Chợt mơ màng dòng lệ đỏ hoen Nghe đàn ta đã chạnh buồn Lại rầu nghe nỗi nỉ non mấy lời Cùng một lứa bên trời lận đận Gặp gỡ nhau lọ sẵn quen nhau Từ xa Kinh khuyết bấy lâu Tầm dương đất trích gối sầu hôm mai Chốn cùng tịch lấy ai vui thích Tai chẳng nghe đàn địch cả năm Sông Bồn gần chốn cát lầm Lau vàng, trúc võ, âm thầm quanh hiên Tiếng chi đó nghe liền sớm tối Cuốc kêu sầu, vượn hót véo von Hoa xuân nở, nguyệt thu tròn Lần lần tay chuốc chén son ngập ngừng Há chẳng có ca rừng, địch nội ? Giọng líu lo, buồn nỗi khó nghe Tỳ bà nghe dạo canh khuya Dường như tiên nhạc gần kề bên tai Hãy ngồi lại gẩy chơi khúc nữa Sẽ vì nàng soạn sửa bài ca " Đứng lâu dường cảm lời ta Lại ngồi lựa phím đàn đà kíp dây Nghe não ruột khác tay đàn trước Khắp tiệc hoa sướt mướt lệ rơi Lệ ai chan chứa hơn người ? Giang Châu tư mã đượm mùi áo xanh __________________ . để lại hàng ngàn bài thơ. BẠCH CƯ DỊ - TỲ BÀ HÀNH TÌ BÀ HÀNH “BẠCH CƯ DỊ’’ Thinh Quang - Phóng tác Năm Nguyên Hòa thứ 10 đời vua Ðường Hiền Tông (80 6-8 20) họ Bạch vì tính cư ng trực nên bị. của mình hơn. Riêng hai bài Tỳ Bà Hành và Trường Hận Ca đã đủ tỏ tài thơ của Bạch Cư Dị. Bằng lối kể chuyện miêu tả, với chủ đề khác nhau, hai bài thơ dài của ông, bài thì bay bướm, hình ảnh. Bạch Cư Dị Tiểu sử Bạch Cư Dị (77 2-8 46): Tên chữ là Lạc Thiên, hiệu là Hương Sơn cư sĩ, người Hạ Thành (nay là Thiểm Tây). Ông là một trong những

Ngày đăng: 07/07/2014, 20:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan