Rút ngắn khoảng cách tiếp nhận tác phẩm văn chương cho học sinh THPT miền núi khi dạy và học truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu

111 1.1K 4
Rút ngắn khoảng cách tiếp nhận tác phẩm văn chương cho học sinh THPT miền núi khi dạy và học truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM ––––––––– NGUYỄN THỊ NGUYỆT MINH RÚT NGẮN KHOẢNG CÁCH TIẾP NHẬN TÁC PHẨM VĂN CHƢƠNG CHO HỌC SINH THPT MIỀN NÚI KHI DẠY VÀ HỌC TRUYỆN NGẮN "CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA" CỦA NGUYỄN MINH CHÂU Chuyên ngành: Lí luận và PPDH Văn-Tiếng Việt Mã số: 60.14.01.11 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học : PGS.TS.Trần Thế Phiệt Thái Nguyên - 2013 Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/ i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu thực sự của cá nhân, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Trần Thế Phiệt. Các số liệu và kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các thông tin, số liệu trích dẫn trong luận văn đều đã được trích rõ nguồn gốc. Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình. Thái nguyên, tháng 8 năm 2013 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Nguyệt Minh XÁC NHẬN CỦA KHOA CHUYÊN MÔN TS. Cao Thị Hảo XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƢỚNG DẪN PGS.TS Trần Thế Phiệt Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/ ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Trần Thế Phiệt, người đã tận tâm, tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu. Xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng quản lý sau đại học, các thầy cô giáo khoa Ngữ Văn - Trường ĐHSP Thái Nguyên, cùng toàn thể thầy cô trong hội đồng bảo vệ luận văn đã nhiệt tình, giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và bảo vệ tốt luận văn của mình. Cuối cùng xin cảm ơn Ban giám hiệu và các thầy cô giáo của các trường THPT trên địa bàn Huyện Bắc Quang - Tỉnh Hà Giang đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình khảo sát và làm thực nghiệm. Thái nguyên, tháng 8 năm 2013 Tác giả Nguyễn Thị Nguyệt Minh Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/ iii MỤC LỤC Trang Lời cam đoan……………………………………………………………………i Lời cảm ơn…………………………………………………………………… ii Mục lục……………………………………………………………………… iii Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt……………………………………………vii MỞ ĐẦU……………………………………………………………………….1 1. Lý do chọn đề tài………………………………………………………… 1 2. Lịch sử vấn đề…………………………………………………………… 3 3. Mục đích nghiên cứu ……………………………………………………… 8 4. Đối tượng nghiên cứu……………………………………………………… 8 5. Phạm vi nghiên cứu……………………………………………………… 8 6. Nhiệm vụ nghiên cứu……………………………………………………… 8 7. Phương pháp nghiên cứu………………………………………………… 9 8. Cấu trúc của luận văn ………………………………………………….…….9 NỘI DUNG………………………………………………………………… 10 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC RÚT NGẮN KHOẢNG CÁCH TIẾP NHẬN TÁC PHẨM VĂN CHƢƠNG CHO HỌC SINH MIỀN NÚI…………………………………………………………….10 1.1. Cơ sở lý luận………………………………………………………… … 10 1.1.1. Lý thuyết tiếp nhận………………………………………………….… 10 1.1.2. Khoảng cách tiếp nhận tác phẩm văn chương……………………… 14 1.1.3. Quan điểm lý luận dạy học văn hiện đại…………………………… 16 1.1.4. Truyện ngắn "Chiếc thuyền ngoài xa" ………………………………….17 1.2. Cơ sở thực tiễn.……………………………………………………………26 1.2.1. Khảo sát thực trạng tiếp nhận tác phẩm văn chương ở học sinh THPT Miền núi khi học "Chiếc thuyền ngoài xa" của Nguyễn Minh Châu …… 26 1.2.2. Kết quả khảo sát……………………………………………………… 28 Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/ iv 1.2.3. Đánh giá về khoảng cách tiếp nhận của học sinh THPT miền núi tại Bắc Quang khi học truyện ngắn "Chiếc thuyền ngoài xa".……………………… 32 1.2.4. Nguyên nhân ảnh hưởng đến việc tiếp nhận tác phẩm“Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu……………………………………………34 Chƣơng 2: NHỮNG BIỆN PHÁP RÚT NGẮN KHOẢNG CÁCH TIẾP NHẬN CHO HỌC SINH THPT MIỀN NÚI KHI HỌC TRUYỆN NGẮN “CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA” CỦA NGUYỄN MINH CHÂU ……….39 2.1. Những đổi mới của truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975……… 39 2.1.1. Xu thế đổi mới chung của truyện ngắn Việt Nam sau 1975……………39 2.1.2. Đổi mới của truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975…………… 48 2.2. Một số biện pháp rút ngắn khoảng cách tiếp nhận tác phẩm văn chương cho học sinh THPT miền núi Bắc Quang - Hà Giang khi dạy và học truyện ngắn "Chiếc thuyền ngoài xa" của Nguyễn Minh Châu………………………53 2.2.1. Biện pháp 1: Thăm dò khả năng tiếp nhận, hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài ở nhà……………………………………………………………………….53 2.2.2. Biện pháp 2: Tạo tâm thế văn học ở học sinh trong giờ học tác phẩm văn chương……………………………………………………………………… 54 2.2.3. Biện pháp 3: Giúp học sinh vượt qua hàng rào ngôn ngữ của văn học 59 2.2.4. Biện pháp 4: Đặt tác phẩm trong mối qua hệ đa chiều xã hội - lịch sử - văn hoá… .………………………………………………………………… 64 2.2.5. Biện pháp 5: Giúp học sinh thâm nhập vào thế giới nghệ thuật trong tác phẩm……………………………………………………………………… 67 2.2.6. Biện pháp 6: Phối hợp giảng dạy chính khoá với tổ chức hoạt động ngoại khoá văn học………………………………………………………………… 69 Chƣơng 3: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM………………………………… 72 3.1. Định hướng thực nghiệm…………………………………………………72 3.1.1. Mục đích thực nghiệm………………………………………………….72 Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/ v 3.1.2. Đối tượng, địa bàn, thời gian thực nghiệm………………………… 72 3.1.3. Quy trình thực nghiệm………………………………………………….72 3.2. Thiết kế bài dạy thực nghiệm………………………………………… 73 3.3. Giải thích thiết kế……………………………………………………… 93 3.4. Đánh giá kết quả thực nghiệm…… ………………………………… 94 3.4.1. Những nội dung thực nghiệm……………………………………… 94 3.4.2. Kết quả thực nghiệm………………………………………………… 94 KẾT LUẬN………………………………………………………………… 99 TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………… 101 PHỤ LỤC…………………………………………………………………… Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/ vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT PGS : Phó giáo sư TS : Tiến sĩ GS : Giáo sư PP : Phương pháp DH : Dạy học GD : Giáo dục TPVC : Tác phẩm văn chương THPT : Trung học phổ thông GV : Giáo viên HS : Học sinh TP : Tác phẩm SGK : Sách giáo khoa SGV : Sách giáo viên NXB : Nhà xuất bản ĐHSP : Đại học sư phạm SP : Sư phạm KHXH : Khoa học xã hội Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/ 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Cuộc sống xã hội diễn biến phức tạp, khiến khoảng cách tiếp nhận tác phẩm văn chương ngày càng mở rộng trong dòng chảy lịch sử ấy. Những biến động và biến đổi càng gay gắt dữ dội bao nhiêu, càng bộc lộ khoảng cách giữa văn hóa ngoài xã hội với văn hóa trong nhà trường, giữa nội dung giảng dạy và tâm lý học sinh. Khoảng cách tiếp nhận (Rezeptionsdistanz) là một hiện tượng phổ biến trong đời sống văn học; thường xảy ra giữa người đọc với tác phẩm, giữa bạn đọc với bạn đọc, giữa các nhà nghiên cứu phê bình với nhau và ở chính bản thân mỗi bạn đọc. Do các yếu tố thời đại, tâm lý tiếp nhận, điều kiện kinh tế, xã hội và không gian sống, mỗi người tiếp nhận tác phẩm qua lăng kính chủ quan của mình. Tựu trung chỉ vì sức cảm, hiểu của người đọc đối với tác phẩm văn chương còn bất cập, lúc thì ở phía tác phẩm, khi thì lại ở phía người đọc nên sự xuất hiện khoảng cách tiếp nhận là một tất yếu, luôn tồn tại trong tiếp nhận văn chương. Như một quy luật tất yếu vĩnh hằng, các tác phẩm luôn tồn tại trong nó những khuynh hướng tiếp nhận khác nhau làm nên khoảng cách thẩm mỹ. Trong nhà trường, sức mạnh của tác phẩm văn chương luôn được nhân lên hoặc cộng thêm bởi tài ba của người giáo viên “Tiếng nói của các nhà văn, nhà thơ được các nhà giáo tiếp sức đã ngân vang sâu xa trong tâm hồn trẻ” [31,tr.5]. Người giáo viên phải biết làm thức dậy được nguồn cảm xúc sâu lắng đang tiềm ẩn dưới các dòng chữ, trên các trang sách, tiếp sức khơi nguồn sáng tạo, làm phong phú cho tâm hồn và nhu cầu tinh thần của các em. Việc xác định được khoảng cách tiếp nhận và biết cách thu hẹp dần khoảng cách ấy là việc làm cần thiết để từ đó nâng cao chất lượng giảng dạy. 1.2. Vốn gắn bó chặt chẽ với đời sống và vận mệnh dân tộc nên từ sau 1975, nền văn học cũng dần chuyển sang một thời kỳ mới với những đặc điểm và quy luật vận động khác trước; đó là sự vận động ở chiều sâu với những tìm Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/ 2 tòi thầm lặng mà quyết liệt ở một số nhà văn có mẫn cảm với những đòi hỏi của cuộc sống và có ý thức, trách nhiệm cao với ngòi bút của mình. Người “mở đường tinh anh và tài năng” [38,tr.11] đã đi được xa nhất ở chặng đầu này là Nguyễn Minh Châu. Trên hành trình tư tưởng của mình, Nguyễn Minh Châu đau đáu tìm cội nguồn đích thực của một nền văn học mang tính nhân bản và nhân loại, khám phá những vấn đề thuộc số phận con người; đồng thời tạo cho mình một nghệ thuật trần thuật xây dựng nhân vật rất độc đáo đầy tính sáng tạo và nhân văn sâu sắc. Nguyễn Minh Châu đã trở thành một nhà văn đặt nền móng toàn diện và sâu sắc cho sự nghiệp đổi mới cả về quan niệm nghệ thuật lẫn phương thức biểu đạt. Ông được đánh giá là nhà văn lớn, có nhiều đóng góp hữu ích cho đời sống văn học nước nhà giai đoạn kháng chiến chống Mỹ và thời kỳ sau 1975. Để lại một gia tài văn học khá đồ sộ với một loạt các bài phê bình, tiểu luận cùng những tiểu thuyết, truyện ngắn, không chỉ phản ánh sinh động cho bước chuyển âm thầm mà quyết liệt trong quan niệm nghệ thuật mà còn tạo cho Nguyễn Minh Châu môt vị trí không thể thay thế trong giai đoạn quá độ của văn học Việt Nam hiện đại. Ông là người kế tục xuất sắc những bậc thầy của nền văn xuôi Việt Nam và cũng là người mở đường rực rỡ cho những cây bút trẻ tài năng sau này”[38,tr.508]. Đặc biệt những truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu sáng tác sau 1975 đã trở thành hiện tượng văn học được giới sáng tác, phê bình và dư luận xã hội đặc biệt quan tâm và đã được đưa vào chương trình SGK phổ thông ở cả hai cấp THCS và THPT từ sau 1985; đó là một trong những mảng sáng “làm cho văn học nhà trường hạn chế bớt những khoảng cách giữa xã hội, thế hệ trẻ và văn chương nhà trường”[33,tr.19]. 1.3. Tuy nhiên nhận thức đúng và dạy đúng tác phẩm của Nguyễn Minh Châu trong nhà trường phổ thông nói chung và ở các huyện miền núi có học sinh là con em đồng bào dân tộc nói riêng không phải là công việc thuận lợi, Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/ 3 vẫn đang là một thử thách đối với giáo viên dạy văn; nhất là với giáo viên tâm huyết thì đó là thách thức đầy hấp dẫn muốn được thử sức để thấy quý hơn “hạt ngọc” nghệ thuật của nhà văn. Bắc Quang nơi người thực hiện đề tài này sinh sống và công tác là một huyện của tỉnh miền núi Hà Giang, nơi biên cương địa đầu của tổ quốc; có đặc trưng vùng miền, nhiều dân tộc anh em cùng chung sống. Qua thực tế giảng dạy và các đợt cùng đoàn công tác của huyện, của tỉnh tại các trường trên địa bàn, tác giả luận văn nhận thấy khả năng nhận thức và sự khác biệt ngôn ngữ là rào cản lớn nhất tạo nên khoảng cách trong tiếp nhận. Những chi tiết tưởng như đơn giản nhưng các em lại không thể hình dung ra bởi điều kiện kinh tế, xã hội và ít được tiếp xúc với tác phẩm văn chương; nhất là với những tác phẩm giàu suy tư, triết lý, chú trọng thế giới bên trong với nhiều diễn biến phức tạp, đa dạng, nhân văn, nhân bản và mới được đưa vào chương trình SGK Ngữ văn lớp 12 như “Chiếc thuyền ngoài xa”. Hơn nữa ở tác phẩm này còn là sự khác biệt về không gian sống, không gian miền biển vùng phá nước vốn xa lạ với học sinh miền núi, sự tiếp nhận của học sinh còn mơ hồ, giáo viên còn nhiều cách lí giải và soạn giảng khác nhau. 1.4. Với tâm thế là người con huyện miền núi Bắc Quang của tỉnh Hà Giang, cùng sự trân trọng văn tài và cảm quan nghệ thuật độc đáo của Nguyễn Minh Châu, thôi thúc người viết chọn đề tài “Rút ngắn khoảng cách tiếp nhận truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu cho học sinh THPT miền núi” để góp thêm một cách nhìn về tài năng sáng tạo của Nguyễn Minh Châu và góp phần thiết thực cho việc đổi mới phương pháp dạy học thực thi chương trình mới. 2. Lịch sử vấn đề 2.1. Những công trình nghiên cứu “Người ta hay nói đến việc dạy học không có địa chỉ” để phê phán lối dạy học thoát li đối tượng, những điều sách viết ra và những điều giáo viên suy [...]... luận và thực tiễn của việc rút ngắn khoảng cách tiếp nhận tác phẩm văn chương cho học sinh THPT miền núi Chương 2: Một số biện pháp rút ngắn khoảng cách tiếp nhận tác phẩm văn chương cho học sinh THPT miền núi khi học truyện ngắn "Chiếc thuyền ngoài xa" của Nguyễn Minh Châu Chương 3: Thực nghiệm sư phạm NỘI DUNG Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc rút ngắn khoảng cách tiếp nhận tác phẩm văn. .. thể tiếp nhận bằng các biện pháp đặc thù của giảng dạy văn học Kế tiếp thành tựu của các công trình khoa học đi trước, luận văn tập trung nghiên cứu việc rút ngắn khoảng cách tiếp nhận tác phẩm văn chương cho học sinh THPT miền núi, khi dạy và học tác phẩm "Chiếc thuyền ngoài xa" của Nguyễn Minh Châu 3 Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở khảo sát phát hiện những khoảng cách tiếp nhận ở học sinh THPT miền núi. .. nội dung và nghệ thuật của "Chiếc thuyền ngoài xa" - Điều tra khoảng cách tiếp nhận ở học sinh lớp 12, THPT miền núi tại huyện Bắc Quang khi học "Chiếc thuyền ngoài xa" - Nguyễn Minh Châu - Đề xuất một số biện pháp rút ngắn khoảng cách tiếp nhận cho học sinh THPT miền núi trong quá trình tiếp nhận truyện ngắn "Chiếc thuyền ngoài xa" của Nguyễn Minh Châu 8 Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/... Bắc Quang khi học truyện ngắn "Chiếc thuyền ngoài xa" của Nguyễn Minh Châu: - Đề xuất một số biện pháp để rút ngắn khoảng cách tiếp nhận cho học sinh THPT miền núi - Từ đó xây dựng những kỹ năng về nhận thức khoảng cách tiếp nhận, những hiểu biết cần thiết về đối tượng học sinh của mình, để có một phương thức rút ngắn khoảng cách tiếp nhận cho học sinh không chỉ tác phẩm của Nguyễn Minh Châu mà còn... bài học Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu, phù hợp với tâm lý tiếp nhận của học sinh THPT miền núi và tổ chức dạy thực nghiệm tại huyện miền núi Bắc Quang thuộc tỉnh Hà Giang 7 Đóng góp của luận văn - Trên cơ sở phân tích cơ sở lí thuyết và thực tiễn, luận văn đề xuất những biện pháp cụ thể để rút ngắn khoảng cách tiếp nhận TPVC cho học sinh THPT miền núi khi dạy và học truyện ngắn Chiếc thuyền. .. sáng tạo và 14 Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/ người tiếp nhận văn học Cụ thể vấn đề đề cập ở đây là khoảng trống hiểu biết giữa học sinh THPT miền núi với truyện ngắn "Chiếc thuyền ngoài xa" của nhà văn Nguyễn Minh Châu, là những khó khăn học sinh gặp phải khi tiếp nhận truyện ngắn "Chiếc thuyền ngoài xa" Khoảng cách tiếp nhận có nhiều tên gọi khác nhau Theo PGS.TS Nguyễn Thị... Bắc Quang khi học truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa" của Nguyễn Minh Châu 1.2.1.1 Mục đích khảo sát Tìm hiểu tình hình dạy và học truyện ngắn "Chiếc thuyền ngoài xa" của Nguyễn Minh Châu ở các trường THPT trên địa bàn miền núi Bắc Quang, để phát hiện những khó khăn trở ngại mà học sinh gặp phải trong việc tiếp nhận để tìm ra nguyên nhân và đề xuất biện pháp rút ngắn khoảng cách tiếp nhận 1.2.1.2 Đối... thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu góp phần thực hiện nhiệm vụ của môn học - Luận văn là tài liệu tham khảo bổ ích cho giáo viên và học sinh khi dạy và học để có thể rút ngắn khoảng cách tiếp nhận cho học sinh THPT miền núi 8 Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tham khảo và phụ lục, luận 9 Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/ văn gồm có 03 chương Chương... dẫn dắt học sinh miền núi khám phá hình tượng tác phẩm văn chương: + Giải toả tâm lí mặc cảm khép kín ở học sinh miền núi + Giúp học sinh miền núi vượt qua hàng rào ngôn ngữ + Giúp học sinh miền núi rút ngắn khoảng cách lịch sử- văn hoá + Tăng cường rèn luyện tư duy văn học cho học sinh miền núi 7 Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/ + Tăng cường khả năng tác động của văn chương. .. đáp cho những băn khoăn đó, trước hết chúng tôi đi tìm hiểu những khó khăn vướng mắc từ thực tế tiếp nhận truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của học sinh miền núi tại Bắc Quang, từ đó đề xuất một số biện pháp nhằm hạn chế khoảng cách tiếp nhận ở các em nói riêng và học sinh THPT miền núi nói chung 1.2.1 Khảo sát thực trạng tiếp nhận tác phẩm văn chương ở học sinh THPT miền núi tại huyện Bắc Quang khi . trung nghiên cứu việc rút ngắn khoảng cách tiếp nhận tác phẩm văn chương cho học sinh THPT miền núi, khi dạy và học tác phẩm " ;Chiếc thuyền ngoài xa& quot; của Nguyễn Minh Châu. 3. Mục đích. phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu …………………………………………34 Chƣơng 2: NHỮNG BIỆN PHÁP RÚT NGẮN KHOẢNG CÁCH TIẾP NHẬN CHO HỌC SINH THPT MIỀN NÚI KHI HỌC TRUYỆN NGẮN “CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA CỦA. truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975…………… 48 2.2. Một số biện pháp rút ngắn khoảng cách tiếp nhận tác phẩm văn chương cho học sinh THPT miền núi Bắc Quang - Hà Giang khi dạy và học truyện ngắn

Ngày đăng: 07/07/2014, 19:32

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan