ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN SỬ 11- HK2

7 6.1K 176
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN SỬ 11- HK2

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HỌC KỲ II, NĂM HỌC 2009-2010 MÔN LỊCH SỬ Bài 17 CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI (1939 – 1945) I. Khái quát chung: -Những nguyên nhân dẫn đến chiến tranh thế giới thứ hai. -Những nét lớn về diễn biến chiên tranh, các giai đoạn, các mặt trận chính, những bước ngoặt quan trọng trong tiến trình chiến tranh. -Kết cục của chiên tranh và tác động của nó đối với tình hình thế giới sau chiến tranh. I. Kiến thức cơ bản cần nắm: 1- Chiến tranh thế giới thứ II bùng nổ và lan rộng ở châu Âu (9/1939-9/1940): a-Phát xít Đức tấn công Ba Lan và xâm chiếm châu Âu (Từ tháng 9-1939 đến tháng 9-1940) - Ngày 1-9-1939, Đức tấn công Ba Lan. Ngày 3-9-1939, Anh, Pháp tuyên chiến với Đức. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ. - Từ tháng 9-1939 đến tháng 4-1940, Đức chiếm hầu hết các nước châu Âu trong đó có Pháp. - Đức không thực hiện được kế hoạch tấn công Anh. b- Phe phát xít bành trướng ở Đông và Nam Âu (Từ tháng 9-1940 đến tháng 6-1941) - Khối liên minh phát xít được củng cố và đẩy mạnh xâm lược. - Từ tháng 10-1940, quân Đức thôn tính các nước Đông và Nam Âu. -Đức đã chuẩn bị song những điều kiện cần thiết để tấn công LX. 2- Chiến tranh lan rộng khắp thế giới (từ tháng 6-1941 đến tháng 11-1942) a.Phát xít Đức tấn công Liên Xô. Chiến sự ở Bắc Phi . +Mặt trận Xô- Đức. -Ngày 22-06-1941, phát xít Đức tấn công Liên Xô. - Quân và dân Liên Xô kiên quyết chiến đấu. -Tháng 12-1941 Hồng quân phản công quyết liệt làm thất bại chiến lược “ chiến tranh chớp nhống” của Hit-le. -Cuối năm 1942 Đức chuyển mũi nhọn tấn công xuống phía Nam nhằm chuẩn bị đánh chiếm Xta- lin-grat. + Mặt trận Bắc Phi: -9/ 1940 quân Ý tấn công Aicập -10/1942 quân Anh- Mĩ thắng lợi trong trận En A-la-men, chuyển sang phản công. b.Chiến tranh Thái Bình Dương bùng nổ - Ngày 7-12-1941, quân Nhật tấn công Trân Châu cảng. Mĩ tuyên chiến với Nhật. Chiến tranh Thái Bình Dương bùng nổ. - Từ tháng 12/1941- 5/1942 Nhật tấn công và chiếm vùng Đông Á, ĐNÁ và TBD. c.Khối đồng minh chống phát xít thành lập. +Nguyên nhân: -Sự lớn mạnh của khối phát xít trên tòan thế giới đã thúc đẩy các quốc gia khác đoàn kết với LX chống phát xít. +Thành lập: - Ngày 1-1-1942, mặt trận đồng minh chống PX được thành lập. (26 nước đi đầu là LX, Anh, Mỹ) +Ý nghĩa : LX tham chiến làm cho tính chất cuộc chiến tranh thay đổi, trở thành cuộc chiến tranh chống phát xít bảo vệ hòa bình. 3. Quân đồng minh chuyển sang phản công. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc (từ tháng 11- 1942 đến tháng 8-1945) a.Quân đồng minh phản công (từ tháng 11-1942 đến tháng 6-1944) 1 - Mặt trận Xô- Đức +Từ tháng 11-1942 đến tháng 2-1943: Hồng quân Liên Xô phản công tại Xta-lin-grat và tiêu diệt toàn bộ quân Đức. +8/1943 chiến thắng lớn ở vòng cung Cuốccơ, đánh tan 15 vạn quân Đức. + Tháng 6-1944 phần lớn lãnh thổ Liên Xô được giải phóng. -Mặt trân Bắc Phi: - Anh- Mĩ phản công quét sạch quân Đức – I-ta-li-a tại Bắc Phi. - Ở I-ta-li-a: tháng7-1943, phát xít I-ta-li-a sụp đổ. - Mặt trận Thái Bình Dương: Mĩ phản công và đánh chiếm các đảo ở Thái Bình Dương . b.Phát xít Đức bị tiêu diệt. Nhật Bản đầu hàng. Chiến tranh kết thúc + Ởû châu Âu: - Đầu năm 1944, Hồng quân Liên Xô tổng phản công quân Đức giải phóng toàn bộ Liên Xô và các nước Đông Âu. - Hè 1944, Anh- Mĩ, mở mặt trận thứ 2 và giải phóng các nước Tây Âu. -Từ 16/4-30/4 /1945 hồng quân LX tấn công Beclin. -Ngày 30-4 cờ Liên Xô cắm trên nhà Quốc Hội Đức. - Ngày 9 tháng 5 năm 1945 Đức đầu hàng không điều kiện  chiến tranh chấm dứt ở châu Âu. + Mặt Trận Thái Bình Dương - Đầu năm 1944, Mỹ –Anh tấn công Nhật ở Đông Nam Á. - Tháng 8 năm 1945, Liên Xô tuyên chiến với Nhật. -Ngày 6 và 9 tháng 8 năm 1945, Mĩ ném 2 quả bom nguyên tử xuống 2 thành phố của Nhật Bản ( Hi-rô-si-ma,Na-ga-za-ki) -Ngày 15 tháng 8 năm 1945 Nhật dầu hàng không điều kiệnChiến tranh thế giới thứ hai kết thúc. 4 . Kết cục của chiến tranh thế giới thứ hai . -Kết quả: chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc với sự sụp đỗ hoàn toàn của Chủ Nghĩa phát xít. -Ý Nghĩa: 3 cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh là trụ cột giữ vai trò quyết định. -Hậu quả: Chiến tranh thế giới thứ hai là cuộc chiến tranh tàn khóc nhất gay ra hậu quả nặng nề nhất cho toàn nhân loại.(60 triệu người chết, 90 tr người bị thương, thiệt hại 4000 tỉ đô la. -Chiến tranh kết thúc đã dẫn tới những thay đổi căn bản trong tình hình thế giới Bài 19 NHÂN DÂN VIỆT NAM KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP XÂM LƯỢC (Từ năm 1858 đến trước năm 1873) I. Khái quát chung: -Tình hình Việt Nam trước khi thực dân Pháp xâm lược -Quá trình xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp -Cuợc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta. II. Kiến thức cơ bản cần nắm: 1.Liên quân Pháp-Tây Ban Nha xâm lược Việt Nam.Chiến sự ở Đà Nẵng 1858 a.Tình hình Việt Nam giữa thế kỉ XIX trước khi thực dân Pháp xâm luợc: Đến giữa thế kỷ XIX VN là một quốc gia độc lập, nhưng chế độ phong kiến bước vào thời kỳ khủng hoảng, suy yếu trầm trọng: +Kinh tế: -Nông nghiệp:Sa sút -Thủ công nghiệp:Bị đình đốn⇒Do chính sách bế quan toả cảng +Quân sự lạc hậu, đối ngoại sai lầm (cấm đạo, đuổi giáo sĩ ) +Chính trị –xã hội: Nội bộ mâu thuẫn,khối đồn kết dân tộc sa sútNhiều cuộc đấu tranh nổ ra khắp nơi. b.Thực dân Pháp ráo riết chuẩn bị xâm lược Việt Nam. 2 - Thế kỉ XVI-XVIII các nước Tư bản phương Tây đã nhòm ngó các nước Phương Đông, bằng con đường buôn bán và truyền đạo. -TDP lợi dụng việc truyền bá Đạo thiên chúa để xâm nhập vào VN - Năm 1787 Pháp được Bá Đa Lộc giúp đã can thiệp vào VN từ hiệp ước Vecsai. -1857 Pháp lập Hội đồng Nam Kỳ, chuẩn bị đánh chiếm VN. c.Chiến sự ở Đà Nẵng -Chiều 31/8/1858 liên quân Pháp –Tây Ban Nha đánh vào cửa biển Đà Nẵng. -Ngày 1/9/1858 Pháp gửi tối hậu thư Nã đại bác lên bờđể đổ bộ bán đảo Sơn Trà -Quân dân ta do Nguyễn Tri Phương chỉ huy chống trả quyết liệt suốt 5 tháng trên bán đảo Sơn Trà. =>Pháp bị giam chân ở Đà Nẵng làm phá sản kế hoạch đánh nhanh , thắng nhanh của chúng. 2-Cuộc kháng chiến chống Pháp ở Gia Định và các tỉnh miền Đông Nam kì (1859-1862 ): a.Kháng chiến ở Gia Định: - Ngày 9/2/1859 Pháp đánh vào Vũng Tàu,Cần Giờ(Sài Gòn),thành Gia Định - Quân dân ta chống cự quyết liệt đến 17/2 chúng nổ súng tấn công thành đánh chiếm thành. -Triều đình cử Nuyễn Tri Phương vào Gia Định để chặn giặc. -Kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của Pháp bị phá sản, buộc chúng phải đánh chiếm từng gói nhỏ. - Năm 1860 Pháp gặp nhiều khó khăn, ngưng các cuộc tấn công, lực lượng mỏng Pháp lâm vào tình thế tiến thối lưỡng nan. b.Cuộc kháng chiến lan rộng các tỉnh miền Đông Nam kì - Hiệp ước 5/6/1862 : - Sau Điều ước Bắc Kinh (10/1960 ở TQ) Pháp kéo quân về tiếp tục đánh chiếm nước ta. -2/1961 Pháp tấn công vào chiếm đại đồn Chí HồSau đó chiếm:Định Tường(4/1861),Biên Hoa (12/1861)ø,Vĩnh Long(3/1862) -Phong trào kháng chiến của nhân dân ta phát triển mạnh ,tiêu biểu chiến thắng Vàm Cỏ của NguyễnTrung Trực (10/12/1861) -Ngày 5/6/1862 Nhà Nguyễn kí hiệp ước nhượng 3 tỉnh miền Đông Nam kì 3-Cuộc kháng chiến của nhân dân Nam Kì sau hiệp ước 1862: a. Nhân dân 3 tỉnh miền Đông tiếp tục kháng chiến sau hiệp ước 1862: -Nhà Nguyễn thực hiện cam kết ,đã ra liệng giải tán nghĩa binh chống Pháp ở Gia Định , Định Tường và Biên Hồ nhưng pt chống Pháp vẫn pt. -Phong trào “Tị địa”diễn ra sôi nổi tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của Trương Định gây cho địch nhiều tổn thất, nhưng cuối cùng cũng thất bại b.Thực dân Pháp chiếm 3 tỉnh miền Tây Nam kì Từ ngày 20=>24/1867 Pháp đánh 3 tỉnh miền Tây Nam Kì (Vĩnh Long , An Giang , Hà Tiên) c.Nhân dân 3 tỉnh miền Tây chống Pháp - Phong trào kháng chiến của nhân dân ta dâng cao, nhiều tầng lớp tham gia,tiêu biểu là khởi nghĩa củaTrương Định và Trương Quyền đưa nghĩa binh lên Tây Ninh lập căn cứ mới,có sự phối hợp với phong trào kháng chiến của Pu-Côm-Bô(CPC),2 anh em Phan Tôn và Phan Liêm (con Phan Thanh Giảng) , Nguyễn Trung Trực ở Hòn Chông (Rạch Giá), Nguyễn Hữu Huân ở Tân An ,Mỹ Tho - Gây cho địch nhiều tổn thất , nhưng tương quan lực lượng quá chênh lệch, vũ khí thô sơ nên cuối cùng thất bại. Bài 20 CHIẾN SỰ LAN RỘNG RA TOÀN QUỐC. CUỘC KHÁNG CHIẾN CỦA NHÂN DÂN TA TỪ NĂM 1873 ĐẾN NĂM 1884 . NHÀ NGUYỄN ĐẦU HÀNG I. Khái quát chung: - Âm mưu thôn tính tòan bộ Việt Nam của Pháp,tình hình chiến sự ở Việt Nam từ 1873 đến 1884. - Cuộc chiến đấu anh dũng chống Pháp của nhân dân Bắc kì vàTrung kì trong những năm 1873 – 1874 và 1882 -1884. -Nguyên nhân và trách nhiệm của triều đình nhà Nguyễn trong việc để nước ta rơi vào tay Pháp. 3 II. Kiến thức cơ bản cần nắm: 1. THỰC DÂN PHÁP TIẾN ĐÁNH BẮC KÌ LẦN THỨ NHẤT ( 1873), KHÁNG CHIẾN LAN RỘNG RA BẮC KÌ a.Tình hình Việt Nam trước khi Pháp đánh Bắc kì lần thứ nhất: -Nhà Nguyễn tiếp tục thực hiện chính “bế quan toả cảng” -Kinh tế: ngày càng bị kiệt quệ (Do chiến tranh, loạn lạc, Triều đình tăng cường bóc lột ) -Xã hội ngày càng gay gắt => Nhân dân đứng lên chống triều đình ngày càng nhiều. b. Thực dân Pháp chiếm Bắc Kì lần thứ nhất (1873): - Sau khi thiết lập bộ máy chính quyền tay sai ở Nam kỳ; Pháp tiến hành XL Bắc kỳ. -Chớp lấy cơ hội triều đình Nguyễn nhờ giải quyết “vụ Đuy quy” gây rối ở Hà Nội, Pháp đưa quân đánh chiếm Bắc Kì. -Ngày 5/11/1873, tàu chiến Gác –ni –ê đến Hà Nội (Căn cứ tình hình, lập chế độ bảo hộ hay thuộc địa). - Từ 16 => 19/11/1873 Gac-ni-e khiêu khích và yêu cầu Nguyễn Tri Phương giải tán quân đội. -Ngày 20/11/1873, Quân pháp đánh chiếm thành Hà Nội rối chiếm các tỉnh (Hưng Yên, Phủ Lý, Hải Dương, Ninh Bình, Nam Định…) c.Phong trào kháng chiến ở Bắc Kì trong những năm 1873 -1874 - Nhân dân Hà Nội vô cùng căm phẫn hành động của Pháp - Ngày 21/12/1873, quân ta giành thắng lợi ở trận Cầu Giấy ->Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ nhất khiến cho nhân dân ta vô cùng phấn khởi, làm cho Pháp lo sơ,buộc Pháp kí hòa ước GiápTuất (năm 1874), rút quân khỏi Bắc Kì. 2. THỰC DÂN PHÁP TIẾN ĐÁNH BẮC KÌ LẦN THỨ HAI.CUỘC KHÁNG CHIẾN Ở BẮC KÌ VÀ TRUNG KỲ TRONG NHỮNG NĂM 1882-1884 a.Quân Pháp đánh chiếm Hà Nội và các tỉnh Bắc Kì lần thứ hai (1882 -1884) *.Nguyên Nhân -Vào cuối thế kỉ XIX, nước Pháp chuyển sang chủ nghĩa đế quốc. +Rất cần thị trường, nguyên liệu và nguồn nhân công. +Pháp dựa vào các điều khoản của Hiệp ước 1874 (Hiệp ước Gíap Tuất) *.Diễn biến -Ngày 3/4/1882, quân Pháp bất ngờ đổ bộ lên Hà Nội. -Ngày 25/4/1882,quân Pháp đánh chiếm Hà Nội. -Sau đó đánh chiếm Hòn Gai, Quảng Yên, Nam Định. b.Nhân dân Hà Nội và các tỉnh Bắc Kì kháng chiến. - Quân Pháp đã vấp phải tinh thần quyết chiến của quân và dân ta. - Ngày 19/5/1883,quân ta tiêu diệt quân Pháp ở trận Cầu Giấy lần hai. ->Chiến thằng Cầu Gíây lần hai đã thể hiện rõ quyết tâm tiêu diệt giặc Pháp của nhân dân ta. 3. PHÁP TẤN CÔNG CỬA BIỂN THUẬN AN. HIỆP ƯỚC 1883 VÀ HIỆP ƯỚC 1884 a.Quân Pháp tân công cửa biển Thuận An. -Ngày 18/8/1883,quân Pháp tiến vào Thuận An và đánh chiếm Kinh thành Huế vào ngày 20/8/1883. b.Hai bản hiệp ước 1883 và 1884.Nhà nước phong kiến Nguyễn đầu hàng. -Khi Pháp mở cuộc tấn công vào Kinh thành Huế. +Ngày 25/8/1883,triều đình Huế kí với Pháp hiệp ước Hácmăng +Ngày 6/6/1884,triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Patơnốp, gồm 19 điều khoản. Bài 21 PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CHỐNG PHÁP CỦA NHÂN DÂN VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM CUỐI THẾ KỶ XIX I. Khái quát chung: - Giúp HS hiểu rõ hồn cảnh nổ ra phong trào đấu tranh vũ trang chống Pháp cuối thế kỉ XIX , trong đó có các cuộc khởi nghĩa Cần Vương và khởi nghĩa tự vệ (tự phát ). 4 -Nắm được các khái niệm lịch sử . -Nội dung , diễn biến cơ bản của một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu :Ba Đình , Bãi Sậy , Hương Khê , Yên Thế . II. Kiến thức cơ bản cần nắm: 1. PHONG TRÀO CẦN VƯƠNG BÙNG NỔ . a. Cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến tại kinh thành Huế và sự bùng phát phong trào Cần vương . + Nguyên nhân : - Sau Hiệp ước Hácmăng và Patơnốt ,Pháp tiến hành thiết lập chế độ bảo hộ ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ. -Phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân ta vẫn tiếp tục phát triển. -Âm mưu của Pháp tiêu diệt phe chủ chiến triều đình do Tôn Thất Thuyết đứng đầu . -Dựa vào pt kháng chiến của nd, phe chủ chiến chuẩn bị cho cuộc nổi dậy chống Pháp giành lại chủ quyền. + Diễn biến cuộc phản công : -Đêm mùng 4 rạng ngày 5-7-1885, hai cánh quân đánh vào đồn Mang Cá và tồ Khâm sứ , cuộc chiến đấu diễn ra ác liệt . - Sáng 6-7, quân Pháp phản công , cướp bóc , tàn sát nd. -Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi , tam cung rời khỏi kinh thành , lên Tân Sở(QT) -13/7/1885 Tôn Thất Thuyết mượn danh nghĩa nhà vua , hạ chiếu Cần vương kêu gọi nhân dân giúp vua cứu nước. -Chiếu Cần vương đã thổi bùng ngọn lữa yêu nước đang âm ỉ cháy trong nhân dân ta , tạo thành phong trào Cần vương sôi nổi kéo dài đến cuối thế kỉ XIX . b.Các giai đoạn phát triển của phong trào Cần vương - Giai đoạn 1 (1885-1888) +Lãnh đạo: Hàm Nghi , Tôn Thất Thuyếtø các Văn thân và sĩ phu yêu nước. +Lực lượng tham gia chủ yếu là nông dân , có cả đồng bào dân tộc thiểu số ( Thái , Mường , Rục , Vân Kiều …) +Địa bàn rộng lớn từ bắc vào Nam, sôi nổi nhất là Trung Kỳ và Bắc Kỳ. +Các cuộc khởi nghĩa vũ trang bùng nổ tiêu biểu là khởi nghĩa Ba Đình, Hương Khê, Bãi Sậy +Kết quả: cuối năm 1888Vua Hàm Nghi bị Pháp bắtvà bịlưu đầy sang Angiêri. - Giai đoạn 2 (1888-1895) + Hàm Nghi rơi vào tay giặc Pháp , nhưng phong trào tiếp tục được duy trì . + Lãnh đạo : các Sĩ phu , Văn thân yêu nước lãnh đạo. + Địa bàn : Đã bị thu hẹp , một số trung tâm khởi nghĩa chuyển dần lên vùng trung du và miền núi , lợi dụng địa hình địa vật để tiếp tục hoạt động ,tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa : Hùng Lĩnh , Hương Khê . + Đến năm 1896 pt thất bại. +Tính chất: là pt yêu nước chống Pháp theo khuynh hướng hệ tư tưởng phong kiến , thể hiện tính dân tộc sâu sắc. 2. MỘT SỐ CUỘC KHỞI NGHĨA TIÊU BIỂU TRONG PHONG TRÀO CẦN VƯƠNG VÀ PHONG TRÀO CẦN VƯƠNG VÀ PHONG TRÀO ĐẤU TRANH TỰ VỆ CUỐI THẾ KỈ XIX. a. Khởi nghĩa Bãi Sậy (1883 – 1892). -Lãnh đạo : Nguyễn Thiện Thuật - Địa bàn hoạt động rộng khắp các tỉnh : Hưng yên , Hải Dương , Bắc Ninh , Thái Bình , Nam Định , Quảng Yên . -Nghĩa quân đào hào , đắp luỹ , đặt chông .Nghĩa quân toả ra hoạt động ở vùng đồng bằng , khống chế các tuyến giao thông đường bộ , đường sông Thái Bình , sông Hồng , sông Đuống … +Giai đoạn 1885 đến 1887 : -Xây dựng că cứ ở bãi Sậy, Nghĩa quân chia thành nhóm (từ 10 đến 15 người),Trà trộn vào dân . Vũ khí tự tạo .bẻ gãy nhiều trận càn của địch . 5 +Từ năm 1888 giai đoạn chiến đấu quyết liệt . Nhiều trận chiến ác liệt , đặc biệt trận ở vùng đồng bằng. -Năm 1889 , quân Pháp và tay sai bao vây khu căn cứ chính , những trận quyết liệt , nghĩa quân bị tổn thất nhưng vẫn giành những thắng lợi lớn , tiêu hao sinh lực địch , vận động nhiều lính nguỵ trở về với nhân dân . +Kết quả , ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa : -Tồn tại 7 năm (1885 – 1892 ), gây cho địch và tay sai nhiều thiệt hại . -Năm 1892 những người còn lại gia nhập nghĩa quân Yên Thế. - Kế tục truyền thống yêu nước bất khuất của ông cha ta , cổ vũ nhân dân đứng lên tiếp tục đấu tranh . -Để lại nhiều bài học kinh nghiệm tác chiến . b. Khởi nghĩa Ba Đình (1886-1887) -Lãnh đạo: là Phạm Bành và Đinh Công Tráng. - Đ ịa bàn :Ba Đình được xây dựng ở 3 làng Thượng Thọ , Mậu Thịnh , Mĩ Khê (Nga Sơn, TH) - Căn cứ bao bọc bằng các luỹ tre , tiếp đó vòng hào rộng 4 mét , sâu 3 mét , cắm chông , cuối cùng là vòng cọc tre vót nhọn cắm quanh chân thành .ngồi ra còn căn cứ ngoại vi như Mã Cao do Hà Văn Mao , xây dựng lực lương tâp trung khoảng 300 người - Hoạt động : Nghĩa quân chặn đánh các đồn xe vận tải địch , tập kích các tốn lính địch qua căn cứ . -Kết quả : +Pháp tổ chức nhiều cuộc tấn công căn cứ Ba Đình nhưng thất bại. +15/1/1887 quân Pháp mở cuộc tấn công lớn vào căn cứ . +Đêm 20/1/1887 nghĩa quân phải mở đường máu rút lên Mã Cao , 21/1 địch chiếm được căn cứ , các thủ lĩnh bị bắt , cuộc khởi nghĩa thất bại. - Bài học kinh nghiệm : + Lợi dụng địa hình , địa vật , + Tránh thủ hiểm một nơi , hoạt động chiến tranh du kích . + Liên hệ với các cuộc khởi nghĩa khác, mở rộng thành cuộc kháng chiến tồn dân . c. Khởi nghĩa Hương Khê (1885-1895) : -Lãnh đạo : Phan Đình Phùng &Cao Thắng -Địa bàn họat động : gồm bốn tỉnh (Thanh Hố, Nghệ An , Hà Tĩnh , Quảng Bình ). -Căn cứ chính : Vùng rừng núi hiểm trở hai huyện Hương Khê và Hương Sơn , có sông Ngàn Sâu , Ngàn Phố chảy qua ; có thể sang Lào , ra Thanh Hố hoặc vào Quảng Bình . Đại bản doanh đóng ở Ngàn Trươi . -Lực lượng : Đông đảo nhân dân các dân tộc ở bốn tỉnh (Thanh Hố , Nghê An , Hà Tĩnh , Quảng Bình ) . Nghĩa quân được phiên chế thành 15 quân thứ , lấy tên địa phương đặt phiên hiệu ( Khê Thứ , Bình Thứ , Quảng Thứ , Thanh Thứ , … do các tướng lĩnh có uy tín chỉ huy). +Giai đoạn 1885-1888 : Thời kì xây dựng , lực lượng của nghĩa quân Hương Khê , Cao Thắng đảm nhiệm việc rèn đúc vũ khí . chế tạo thành công loại súng trường “giống hệt” kiểu Pháp (500 khẩu) để trang bị cho nghĩa quân . + Từ cuối năm 1888 đến năm 1896: là thời kì chiến đấu quyết liệt . Nghĩa quân vừa nay lùi nhiều trận càn quét vừa chủ động tấn công địch , có nhiều trận đánh nổi tiếng ( tấn công đồn Trường Lưu , tập kích thị xã Hà Tĩnh , tỉnh lị Nghệ An). +Kết quả: - Cuối năm 1893 , lực lượng nghĩa quân bị hao mòn , bị bao vây , cô lập . Các vị thủ lĩnh nghĩa quân muốn đẩy mạnh hoạt động ở cả 4 tỉnh để xoay chuyển tình thế . Cao Thắng đã anh dũng hi sinh trong trận Đồn Nu (Thanh Chương 10/1893). - Phan Đình Phùng mất đi cánh tay đắc lực ,tình thế ngày càng khó khăn hơn . Nghĩa quân vẫn còn gây tiếp một số thắng lợi vang dội , đặc biệt là trận Vụ Quang (17-10-1894). Chủ tướng Phan Đình Phùng hi sinh ngày 28-12-1895 , thọ 49 tuổi. - Khởi nghĩa Hương Khê Thất bại đã đánh dấu sự kết thúc của phong trào đấu tranh chống Pháp dưới danh nghĩa Cần vương . d. Phong trào nông dân yên Thế (1884 –1913) : -Lãnh đạo : Hồng Hoa Thám -Địa bàn : Yên Thế ,Bắc Giang +Giai đoạn 1884-1892: 6 - Tại vùng Yên thế Bắc Giang thời kì này , dưới sự chỉ huy của Đề Nắm , các tốn nghĩa quân hoạt động riên lẻ , nhưng đẩy lui nhiều cuộc hành quân làm chủ một vùng rộng lớn . - 3-1892 , Pháp tấn công quy mô lớn căn cứ . Nghĩa quân bị tổn thất năng .Đề Nắm bị sát hại. + Giai đoạn từ năm 1892 đến năm 1897 : - Lãnh tụ là Đề Thám . Lúc này phong trào cả nước bị đàn áp , nhiều cuộc khởi nghĩa nghĩa bị tổn thất.Đề Thám giảng hồ với Pháp . Quân Pháp rút khỏi Yên Thế . Đề Thám được cai quản 4 tổng (Yên Lễ , Mục Sơn, Nhã Nam ,Hữu Thượng ). - Nhưng Pháp bội ước , tấn công , nghĩa quân chia nhỏ lực lượng , trà trộn trong nhân dân họat động + Giai đoạn từ năm 1898-1908 - Thời gian 10 năm giảng hồ, nghĩa quân vừa sản xuất , vừa tích cực luyện tập quân sự . Đội quân 200 người , nhưng tinh nhuệ , thiện chiến . - Căn cứ Yên Thế thành nơi tụ hội những sĩ phu yêu nước từ Hà Tĩnh , Nghệ An , Thanh Hóa, Hưng Yên , Hải Dương … - 1909 , Pháp tấn công trở lại , lực lượng nghĩa quân hao mòn , năm 1913 chấm dứt . –Đây là pt đấu tranh lớn nhất của nông dân, nói lên ý chí và sức mạnh, bền bỉ , dẻo dai của dân tộc. HẾT 7 . ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HỌC KỲ II, NĂM HỌC 2009-2010 MÔN LỊCH SỬ Bài 17 CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI (1939 – 1945) I. Khái quát chung:. sang phản công. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc (từ tháng 11- 1942 đến tháng 8-1945) a.Quân đồng minh phản công (từ tháng 11-1 942 đến tháng 6-1944) 1 - Mặt trận Xô- Đức +Từ tháng 11-1 942. quân đào hào , đắp luỹ , đặt chông .Nghĩa quân toả ra hoạt động ở vùng đồng bằng , khống chế các tuyến giao thông đường bộ , đường sông Thái Bình , sông Hồng , sông Đuống … +Giai đoạn 1885

Ngày đăng: 07/07/2014, 19:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan