Tài liệu hướng dẫn và đề cương ôn tập Lịch sử 8 học kì 2

5 10.9K 197
Tài liệu hướng dẫn và đề cương ôn tập Lịch sử 8 học kì 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP LỊCH SỬ LỚP 8 BÀI 24: Cuộc kháng chiến từ năm 1858 đến năm 1873 1. Vì sao Pháp xâm lược Việt Nam? Vì giữa thế kỷ XIX thực dân phương Tây đẩy mạnh xâm lược các nước phương Đông, Pháp cxàn nguyên liệu thị trường Việt Nam có vị trí chiến lược quan trọng, giàu tài nguyên, triều đsình phoing kiến Việt nam bạc nhược hèn yếu, Pháp lấy cớ bảo vệ Đạo gia tô. 2. Chiến sự ở Đà Nẵng. Ngày 1-9-1858, Pháp tấn công Đà Nẵng, bắt đầu quá trình xâm lược nứoc ta. Quân và dân ta dưới sự lãnh đạo của Nguyễn Tri Phương đã anh dũng chống trả không cho Pháp tiến sâu vào nội địa, làm thất bại âm mưu đánh nhanh thắng nhanh ở Đà Nẵng. Sau 5 tháng xâm lược chúng chỉ chiếm được bán đảo Sơn Trà. 3. Vì sao Pháp chọn Đà Nẵng làm nơi tấn công đàu tiên? Đà Nẵng nằm trên địa phận tỉnh Quảng Nam rộng lớn, trù phú đông dân, lại có cửa biển sâu tàu chiến Pháp dễ dàng hoạt động. Sau khi chiếm Đà Nẵng, Pháp dùng nơi đây làm bàn đạp làm nơi tấn công ra Huế buộc nhà Nguyễn đầu hàng. 4. Chiến sự ở Gia Định. Thất bại trong âm mưu đánh nhanh thắng nhanh ở Đà Nẵng, tháng 2-1859 Pháp kéo quân vào Gia Định. 17-2-1859 Pháp tấn công thành Gia Định. Quân triều đình chống cự yếu ớt rồi tan rã. Nhân dân địa phương tự nổi lên đánh giặc. Đêm 23 rạng sáng 24-2-1861 Pháp mở cuộc tấn công quy mô vào đại đồn Chí Hoà. Quân ta đúng dậy kháng cự nhưng không thắng nổi hoả lực của địch. Đại đồn Chí Hoà thất thủ. Thừa thắng, Pháp lần lượt chiếm các tỉnh Định Tường, Biên Hoà, Vĩnh Long. 5-6-1862 triều đình ký Hiệp ước Nhâm Tuất. 5. Nội dung Hiệp ước Nhâm Tuất (5-6-1862) Triều đình thừa nhận quyến cai quản của Pháp ở 3 tỉnh miền đông Nam kỳ (Gia Định, Định Tường, Biên Hoà) và đảo Côn Lôn; mở 3 cửa biển (Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên) cho Pháp vào buôn bán; cho phép người Pháp và Tây Ban Nha tựi do truyền đạo Gia Tô, bãi bỏ lệnh cấm đạo trước đây; bồi thường cho Pháp một khoảng chi phí chiến tranh tương đương 288 lạng bạc; Pháp sẽ trả lại thành Vĩnh Long cho triều đình chừng nào triều đình buộc được nhân dân ngừng kháng chiến. 6. Vì sao Pháp tấn công Gia Định? Thất bại trong âm mưu đánh nhanh thắng nhanh, Pháp tiến quân vào Gia Định hòng cắt đường tiếp tế lương thực của triều đình Huế và thực hiện kế hoạch đánh chiếm Cao Miên. 7. Pháp gặp những khó khăn gì trong chiếna trường Gia Định? Nhân đân địa phương tự nổi lên đánh giặc khiến chúng khốn đốn. Trong khi đó Pháp không nhận được viện trợ thêm viện binh từ Pháp sang mà còn phải rút bớt quân sang các chiến trường châu Âu và Trung Quốc. Vì vậy số quân còn lại ở Gia Định chưa đến 1000 tên giàn mỏng trên một phòng tuyến dài 10km. 8. Vì sao nhà Nguyễn ký hiệp ước Nhâm Tuất? Nhân nhượng với Pháp để bảo vệ quyền lợi của giai cấp dòng họ để rảnh tay ở phía Nam đối phó với phong trào nông dân khởi nghĩa ở Trung kỳ và Bắc kỳ. 9. Kháng chiến ở Đà Nẵng và 3 tỉnh miền Đông nam kỳ. Tại Đà Nẵng nhiều toán nghĩa binh nổi lên phối hợp chặt chẽ với quân triều đình chống giặc. Năm 1859 khi Pháp đánh vào Gia Định phong trào kháng chiến của nhân dân ta ngày càng sôi nổi. Nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đốt cháy tàu Et-pê-răng của địch trên sông Vàm Cỏ Đông (1-12-1861). Nghĩa quân do Trương Định làm địch thất điên bát đảo. * 20-8-1864 do bị thương nặng Trương Định rút gươm tự sát để bảo vệ khí tiết. 10. Thái độ của triều đình Huế sau khi ký Hiệp ước Nhâm Tuất. Triều đình Huế ảo tưởng vào lòng tốt của Pháp, vì vầy sau khi ký Hiệp ước Nhâm Tuất đã tập trung đàn áp các cuộc khởi nghĩa của nông dân ở Trung kỳ và Bắc kỳ, ngăn cản phong trào kháng chiến của nhân dân ta ở Nam kỳ, cử phái bộ sang Pháp thương thuyết chuộc lại những tỉnh đã mất. 11. Kháng chiến ở 3 tỉnh miền Tây Nam Kỳ. Lợi dụng sự bạc nhược của t/đình Huế từ 20 đến 24-6-1867 P chiếm nốt các tỉnh miền tây Nam Kỳ không tốn một viên đạn. Nhân dân 6 tỉnh miền Đông Nam kì nêu cao tinh thần yêu nước quyết tâm chống Pháp. Họ nổi lên ở khắp nơi. Nhiều trung tâm kháng chiến được lập ra (Tây Ninh, Sa Đéc, Trà Vinh, Rạch Giá, Bến tre…). Nhiều lãnh tụ vĩ đại như: Trương Quyền, Phan Tôn, Phan Liêm, Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Hữu Huân…) * Câu nói Nguyễn Trung Trực “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây” Từ năm 1867 đến 1875 hàng loạt cuộc kháng chiến chống Pháp tiếp tục nổ ra ở Nam Kì. BÀI 25: Kháng chiến rộng ra toàn quốc (1873-1884) Học phần II 1. Tình hình nước ta sau điều ước 1874 Pháp tiếp tục ý đồ đánh chiếm toàn bộ nước ta. Hiệp ước giáp tuất 1874 đã gây nên làn sóng phản đối mạnh mẽ trong quần chúng cả nước. Kinh tế ngày càng kiệt quệ. Nhân dân đói khổ. Giặc cướp nổi lên khắp nơi có lúc triều đình Huế phải cầu cứu quân Pháp và quân Thanh đánh dẹp. Các đề nghị đều bị khước từ. Tình hình Bắc Kỳ rối loạn đến cực độ. 2. Pháp đánh Bắc kỳ lần 2: Lấy cớ triều đình Huế vi phạm điều ước 1874 vẫn giao thiệp với Trung Quốc mà không hỏi ý kiến Pháp, ngăn cản người Pháp đi lại buôn bán trên sông Hông 3-4-1882 quân Pháp do Đại tá Ri-vi-e chỉ huy đỗ bộ lên Hà Nội. 25-4-1882, Ri-vi-e gửi tối hậu thư cho Tồng đốc thành Hà Nội Hoàng Diệu đòi nộp vũ khí đầu hàng không điều kiện. Không đợi trả lời Pháp nổ súng tấn công, quân ta anh dũng chống trả nhưng chỉ cầm cự được gần một buổi sáng đến trưa Thành mất, Hoàng Diệu thắc cổ tự tử. Trước tình hình đó triều đinh Huế vội vàng cầu cứu nhà Thanh và cử người ra Hà Nội thương thuyết với Pháp đồng thời lệnh cho quân ta rút lên mạn ngược . Thừa dịp quân Thanh kéo sang nước ta đóng ở nhiều nơi. Pháp nhanh chóng toả đi chiếm các tỉnh Hòn Gai, Nam Định và các tỉnh thuộc đồng bằng Bắc Kỳ. 3. Quân dân Bắc Kỳ đã phối hợp với quân triều đình chống giặc như thế nào? Khi Pháp đánh chiếm Bắc Kỳ lần 2, nhân dân ta đã tích cực phối hợp với quan quân triều đình kháng chiến. Nhân dân Hà Nội tự ta đốt nhà tạo thành bức tường lửa chặn giặc Pháp. Hàng nghìn người dân tụ tập thành đội ngũ gươm giáo chỉnh tề tại đình Quảng Văn (Cửa Nam) chuẩn bị kéo vào thành đánh giặc, nhưng chưa kịp đi thì Thành đã mất. Cuộc chiến đấu trong lòng địch diễn ra sau đó vô cùng quả cảm. Nhân dân Hà Nội, không bán lương thực cho Pháp phối hợi với đồng bào các vùng xung quanh đào hào, đắp luỹ, lập ra các đội dân dũng bất chấp lệnh giải tán của triều đình tại các địa phương, nhân dân tích cực đắp đập, cắm kè trên sông làm hầm châm, cạm bẫy …chống Pháp. 4. Tại sao triều đình Huế không nhượng bộ sau khi Ri-vi-e bị giết ở trận Cầu Giấy. Chiến thắng Cầu Giây lần 2 càng làm cho giặc Pháp hoang man lo sợ nhưng triều Huế lại có chủ trương thương lượng với Pháp, hy vọng địch sẽ rút lui. Nhân cơ hội vua Tự Đức chết, triều đình Huế lục đục, chủ nghĩa tư bản Pháp đang pháp triển, Pháp quyết định đem quân tấn công thẳng vào Thuận An cửa ngõ k/ thành Huế. 5. Nội dung Hiệp ước Hác-Măng: (25-03-1883) Triều đình Huế chính thức thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ, cắt tỉnh Bình Thụân ra khỏi Trung Kỳ để nhập vào đất Nam Kỳ thuộc Pháp. Ba tỉnh Thanh-Nghệ-Tỉnh được sáp nhập vào Bắc Kỳ. Triều đình chỉ được cai quản vùng đất Trung Kỳ nhưng mọi việc đều phải thông qua viên khâm sứ Pháp ở Huế. Công sứ Pháp ở các tỉnh Bắc kỳ thường Xuyên kiểm soát những công việc của quan lại triều đình, nắm các quyền trị an và nội vụ. Mọi việc giao tiếp với nước ngoài kể cả với Trung Quốc đều do Pháp nắm, triều đình Huế phải rút quân đội ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ. 6.Nội dung Hiệp ước Pa-tơ-nốt (6-6-1884) Có nội dung cơ bản giống Hiệp ước Hác-Măng, chỉ sửa đổi đôi chút về ranh giới khu vực Trung Kỳ nhằm xoá đi dư luận và lấy lòng quan phong kiến bù nhìn. BÀI 26: Phong trào kháng chiến chống Pháp trong những năm cuối thế kỷ 21. 1. Diễn biến cuộc phản công của phái chủ chiến tại Kinh thành Huế. Đêm mùng 4 rạng sáng ngày 5 tháng 7 năm 1885, Tôn Thất Thiết hạ lệnh tấn công quân Pháp ở Toà khâm sứ và đồn Mang Cá. Quân Pháp nhất thời rối loạn sau khi cũng cố tinh thần, chúng đã mở cuộc phản công chiếm hoàn thành. Trên đường đi, chúng sả súng tàn sát cướp bóc hết sức dã man, hàng trăm người dân vô tội đã bị giết hại. 2. Sau Hiệp ước Pa-tơ-nốt (1884), nội bộ triều đình Huế đã phân hoá như thế nào? Nhìn chung, sau Hiệp ước 1884, triều đình Huế đã đầu hàng thực dân Pháp nhưng triều đình vẫn có một số người chủ trương chống Pháp, khôi phục lại nền độc lập dân tộc, ráo riết chuẩn bị lực lượng để đánh Pháp khi có thời cơ. Đó là phe chủ chiến do Tôn Thất Thuyết cầm đầu. 3. Vì sao phe chủ chiến chiếm số ít mà vẫn chống lại giặc Pháp? Phái chủ chiến đứng đầu là Tôn Thất Thuyết (Thượng thư Bộ binh, thành viên Hội đồng Phụ chính) nắm quân đội trong tay, lại có chỗ dựa là phong trào chống Pháp xâm lược của nhân dân ta cùng với các quan lại phía chủ chiến ở các địa phương vẫn tiếp tục diễn ra sau Hiệp ước 1884. Đây là nguồn cổ vũ, động viên của phái chủ chiến quyết tâm chống lại thực dân Pháp. 4. Tôn Thất Thuyết và những người cùng chí hướng đã chuẩn bị những gì chống Pháp. Tôn Thất Thuyết ra sức xây dựng lực lượng, xây dựng căn cứ tân sở, tích trữ lương thảo, khí giới, thành lập các quân đội…Ông còn trừng trị những kẻ có xu hướng thân Pháp và đưa Ưng Lịch lên làm vua (tức vua Hàm Nghi). 5. Nguyên nhân cuộc phản công của Kinh thàh Huế. Phe chủ chiến do Tôn Thất Thuyết cầm đầu quyết tâm giành lại độc lập. Pháp quyết tâm tiêu diệt phe chủ chiến. Lấy cớ triều đình đưa Hàm Nghi làm vua mà không hỏi ý kiến Pháp. 6. Tại sao cuộc phản công diễn ra chủ động quyết liệt nhưng cuối cùng vẫn thất bại? Mặc dù chủ động tấn công nhưng ta chưa chuẩn bị kỹ, chưa sẵn sàng chiến đấu. Pháp có vũ khí hiện đại, quân Pháp mạnh đông chiếm ưu thế hơn hẳn quân ta. 7. Phong trào Cần Vương bùng nổ và phát triển như thế nào? Khi tấn công thất bại, Tôn Thất Thuyết đua vua Hàm Nghi chạy ra căn cứ Tân Sở. Tại đây, 13-7-1885 ông nhân danh vua Hàm Nghi ra Chiếu Cần vương kêu gọi văn thân và nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước. Từ đó một phong trào yêu nước chống xâm lược dâng lên mạnh mẽ kéo dài gọi là “ Phong trào Cần Vương”. Về diễn biến có thể chia làm hai giai đoạn: GĐ1 1885-1888, phong trào bùng nổ khắp cả nước sôi nổi nhất là các tỉnh Trung kỳ, Bắc kỳ. GĐ2 1889-1896, quy tụ thành những cuộc khởi nghĩa lớn có quy mô hơn (Ba Đình, Bãi Sậy, Hương Khê). Nhân dân các địa phương và dân tộc thiểu số ở vừng biên giới Việt-Lào đã ủng hộ và giúp đỡ mọi mặt cho phong trào. 8. Diễn biến cuộc khởi nghĩa Ba Đình (1886-1887) Chỉ huy cuộc chiến đấu là Phạm Bành và Đinh Công Tráng và một số tù treưởng miền núi. Cuộc chiến đấu xảy ra ác liệt từ tháng 12-1886 đến tháng 1-1887. Khi Pháp mở cuộc tấn công quy mô vào căn cứ, nghĩa quân đã anh dũng chiến đấu và cầm suốt 34 ngày đêm, đẩy lùi nhiều đợt tấn công của giặc. Cuối cùng để chấm dứt cuộc vây hãm quân giặc liều chết xông vào chúng phun dầu thiêu trụi các luỹ tre, triệt hạ và xoá tfên 3 làng trên bản đồ hành chính. Nghĩa quân phải mở đường rút chạy lên Mã Cao thuộc miền tây Thanh Hoá tiếp tục chiến đấu thêm một thời gian nữa rồi tan rã. 9. Ai là lãnh đạo khởi nghĩa Bãi Sậy (1883-1892)? Lãnh đạo khởi nghĩa Bãi Sậy là Nguyễn Thiện Thuật, ông từng là Tán tương Quân vụ, khi triều đình Huế ký Hiệp ước 1883 ông trở về quê (Mĩ Hào-Thanh Hoá) mộ quân lập căn cứ kháng chiến. Dưới quyền ông còn có các tướng lĩnh khác hoạt động trên nhiều địa bàn khác nhau. 10. Diễn biến khởi nghĩa Bãi Sậy (1883-1892) Lãnh đạo khởi nghĩa là: 1883-1885 Đinh Gia Quế; 1886-1892 Nguyễn Thiện Thuật. Ngay từ 1883 ở Bãi Sậy diễn ra các hoạt động của nghĩa quân dưới sự lãnh đạo của Đinh Gia Quế. 1885 hưởng ứng Chiếu Cần Vương phong trào bùng lên mạnh mẽ đứng đầu là Nguyễn Thiện Thuật. 1885-1889 chiến đấu ác liệt áp dụng cách đánh du kích, sau những trận càn liên tiếp lực lượng của nghĩa quân bị suy giảm và rơi vào thế cô lập. Đến cuối năm 1889 Nguyễn Thiện Thuật sang Trung Quốc phong trào tiếp tục một thời gian rồi tan rã. 11. Diễn biến Khởi nghĩa Hương Khê (1885-1895) Lãnh đạo phong trào khởi nghĩa là Phan Đình Phùng. 1885 hưởng ưngs Chiếu Cần Vương ông đứng ra mộ quân và trở thành thủ lĩnh có uy tín của phong trào Cần Vương, bên cạnh Phan Đình Phùng còn có Cao Thắng…1885-1888 chuẩn bị và xây dựng lực lượng. 1888-1893 Pháp tấn công căn cứ Ngàn Trươi, nghĩa quân phải chiến đấu trong điều kiện ngày càng gian khổ hơn lực lượng yếu dần sau khi Phan Đình Phùng hy sinh (28-12-1895) cuộc khởi nghĩa được duy trì thêm một thời gian rồi tan rã. 12. Tại sao khởi nghĩa Hương Khê là kn tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương? Là cuộc khởi nghĩa có quy mô lớn, địa bàn rộng, lãnh đạo tài tình đungd đắn; tồn tại trong 10 năm; chiến đấu căm go chống Pháp và triều đình phong kiến; tổ chức chặt chẽ thống nhất; tự chế được vũ khí (dựa vào mẫu súng của Pháp) BÀI 29: Chính sách khai thác thuộc địa của Thực dân Pháp và những chuyển biến về kinh tế xã hội ở Việt Nam (Học phần I) 1. Tổ chức bộ máy nhà nước ở Việt Nam. Pháp thành lập liên bang Đông Dương gồm 5 xứ, đứng đầu là viên toàn quyền Đông Dương người Pháp. VN có 3 xứ: Bắc Kỳ là xứ nửa bảo hộ, Trung Kỳ theo chế độ bảo hộ, Nam Kỳ theo chế độ thuộc địa, đứng đầu xứ + tỉnh là các viên quan người Pháp, dưới là phủ huyện tiếp đến là xã làng do các chức dịch địa phương nắm giữ. 2. Mục đích của việc tổ chức bộ máy nhà nước. Chia rẽ dân tộc; áp bbức, bóc lột; làm giàu cho Pháp; biến các nước Đông Dương thành một tỉnh của Pháp. 3. Chính sách kinh tế. Nông nghiệp: Cướp đoạt ruộng đất – bót lột theo kiểu phát canh thu tô. Công nghiệp: Tập trung khai thác than kim loại - sản xuất xi măng, gạch ngói, điện nước, chế biến gỗ… Thương nghiệp: Độc chiếm thị trường VN – Đánh thuế nặng ở các loại thuế muối, thuế rượu, thuế thuốc phiện. Giao thông vận tải: Xây dựng hệ thống GTVT, xây dưnghj các tuyến đường sắt, bộ, thuỷ * Nền kinh tế VN vẫn là một nền sản xuất cũ còn lệ thuộc vào Pháp. 4. Chính sách Văn hoá – Giáo dục. Tiếp tục duy trì nền giáo dục thời phong kiến về sau có tên môn tiếng Pháp. Mở một số trường học và các cơ sở y tế, văn hoá. Hệ thống giáo dục gồm 3 bậc:Ấu học ở xã thôn: dạy chữ Hán và chữ quốc ngữ; Tiểu học ở phủ huyện: dạy chữ Hán và chữ quốc ngữ, chữ Pháp là môn tự nguyện; Trung học ở tỉnh: dạy chữ Hán, quốc ngữ và chữ Pháp là môn bắt buộc. 5. Mục đích của chính sách Văn hoá – Giáo dục. Đưa nền văn hoá phương Tây vào VN, tạo ra một tầng lớp tay sai chỉ biết phục tùng và kìm hãm nhân dân ta trong vòng ngu dốt, lạc hậu. BÀI 30: Phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu TK XX đến năm 1918. 1. Phong trào Đông Du (1905-1909) Những nhà yêu nước đón nhận ý tưởng dân chủ tư sản muốn noi gương Nhật Bản. Để thực hiện ý định trên các nhà yêu nước lập ra Hội Duy Tân (1904) do Phan Bội Châu đứng đầu, mục đích của hội là lập ra một nước VN độc lập. Đầu năm 1905 Phan Bội Châu nhờ Nhật giúp đỡ khí giới tiền bạc để đánh Pháp nhưng Nhật chỉ đào tạo cán bộ cho cuộc bạo động vũ trang, lúc đầu phong trào có nhiều thuận lợi nhưng 1908 Pháp câu kết với Nhật trục xuất những người yêu nước VN ra khỏi Nhật Bản. 3-1909 Phan Bội Châu buộc phải rời Nhật, phong trào Đông Du tan rã, Hội Duy Tân ngừng hoạt động. 2. Hoạt động của Đông Kinh Nghĩa Thục (1907) 3-1907 Lương Văn Can, Nguyễn Quàên, Lê Đại, Vũ Hoành… mở một trường đại học lấy tên là Đông Kinh Nghĩa Thục. Hoạt động: học chương trình phổ thông: địa, sử, khoa học thường thức; bình văn; ra sách báo; tuyên truyền nội dung học tập nếp sống mới * 11-1907 Pháp ra lệnh giải tán Đông Kinh Nghĩa Thục, tịch thu sách vở, tài liệu, đồ dùng của nhà trường, Lương Văn Can, Hoàng Tăng Bí bị bắt. Tuy chỉ hoạt động trong thời gian ngắn nhưng Đông Kinh Nghĩa Thục đã đạt được kết quả lớn. 3. Ý nghĩa của phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục. Thức tỉnh lòng yêu nước, tấn công hệ tư tưởng phong kiến và mở đường cho hệ tư tưởng tư sản VN, cổ động cách mạng, phát triển văn hoá ngôn ngữ dân tộc. 4. Cuộc vận động Duy Tân. Lãnh đạo Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng hoạt động: mở trường học, dãn thuyết về các đề tài sinh hoạt xã hội, tình hình thế giới, tuyên truyền đả phá các thủ tục phong kiến lạc hậu: cắt tóc ngắn, mặc áo ngắn, đả kích quan lại xấu; cổ động việc mở mang công – thương nghiệp… 5. Phong trào chống thuế ở Trung Kỳ 1908. Phong trào diễn ra rầm rộ ở Quảng Nam, Quảng Ngãi sau đó là các tỉnh Trung Kỳ. Lãnh đạo phong trào là Phan Châu Trinh, Trần Quý Cáp. 6. Chính sách của thức dân Pháp ở Đông Dương trong thời chiến. *Kinh tế: vơ vét sức người sức của, tăng cường trồng cây công nghiệp thu hẹp diện tích trồng lúa. Khai thác mỏ, bắt nhân dân ta mua công traí để chi phí cho chiến tranh. * Xã hội:Vơ vét sức người sức của, bắt lính cung cấp cho chiến tranh * Chính trị văn hoá: lừa bịp nhân dân  Mau thuẩn gia cấp mâu thuẩn dân tộc ngày càng sâu sắc 7. Tính tiêu cực và tích cực của chính sách của Pháp trong thời chiến: - Tiêu cực: Kinh tế Việt Nam khởi sắc , tư bản dân tộc có điều kiện vươn lên, gia cấp công nhân tăng về số lượng. - Tiêu cực: Lợi nhuận để cho Pháp dốc cho chiến tranh, nhân dân còn bần cùng hơn, việc bắt nông dân đi lính và thu hẹp diện tích trồng lúa làm cho sản xuất ở nông thôn giảm sút đời sống nhân dân càng khổ hơn, giai cấp công nhân bị bóc lột nặng nề do Pháp tập trung vào việc phát triển 1 số ngành công nghiệp phụ vụ cho chiến tranh như khai thác mỏ và các đồn điền trồng cây công nghiệp như dầu thầu, cao su. 8. Vụ mưu kn ở Huế (1916). Kn của khởi nghĩa binh lính và tù chính trị ở Thái Nguyên (1917) Cuộc khởi nghĩa Vụ mưu kn binh lính ở Huế Vụ mưu kn binh lính ở Thái Nguyên Nguyên nhân Do chính sách bắt lính ở thực dân Pháp Binh lính được giáp ngộ phối hợp với tù chính trị khởi nghĩa Lãnh đạo Thái Phiên, Trần Cao Vân, vua Duy Tân Lương Ngọc Quyến Diễn biến Dự kiến nổ ra vào đêm 3 rạng sáng 4-5-1916 tại Huế nhưng bị lộ khởi nghĩa không thành giết tên giám binh, phá nhà lao, thả tù chính trị, chiếm công sở, làm chủ tỉnh lị nhưng không chiếm được trại lính nên bị pháp phản công lại Kết quả Thái Phiên, Trần Cao Vân, vua Duy Tân bị đày sang Châu Phi Kéo dài 5 tháng nhưng thất bại Lương Ngọc Quyết hi sinh Trịnh Văn Cấn tự sát 9. Hoạt động của Nguyễn Tất Thành sau khi ra đi tìm đường cứu nước: Giữa năm 1911 Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước. Cuộc hành trình kéo dài 6 năm qua nhiều nước ở châu Phi, châu Mĩ. Năm 1917 người trở lại Pháp, Người đã làm rất nhiều việc học tập rèn luyện trong quần chúng lao động và giai cấp công nhân Pháp, người còn tham gia phong trào yêu nước, phong trào công nhân, tham gia hoạt động trong hội “Những người VN yêu nước” Người viết báo, truyền đơn tranh thủ các diễn đàn các buổi mít tinh để tố cáo thực dân và tuyên truyền cho CM tháng 10 Nga tư tưởng của Người dần có những chuyển biến. 10. Vì sao Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước? Nguyễn Tất Thành sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh nước nhà rơi vào tay giặc Pháp.Nhiều cuộc khởi nghĩa và phong trào đấu tranh nổ ra liên tiếp nhưng đều thất bại. Đau xót trước cảnh nước mất nhà tan; sự thất bại của các phong yêu nước đầu thế k; sự đàn áp bóc lột của TDP thôi thúc Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước mới cho dân tộc. 11. Hướng đi của Người có gì khác so với những người yêu nước trước đó: - Xuất phát từ lòng yêu nước trên cơ sở rút kinh nghiệm thất bại của các bậc tiền bối. -Khác với thế hệ thanh niên đầu thế kỷ XX hướng về Nhật Bản, Nguyễn Tất Thành quyết định sang phương Tây đến nước Pháp để tìm hiểu trên “Nước Pháp và các nước Pháp làm thế nào rồi sẽ về giúp đồng bào mình”. - Người đi qua nhiều nước Á, Âu, Phi, Mỹ làm nhiều nghề để kiếm sống và học tập. 12. Ý nghiã các hoạt động trên của Nguyễn Tất Thành là gì? Những hoạt động của Nguyễn Tất Thành tuy mới chỉ là bước đầu nhưng có ý nghĩa vô cùng quan trọng vì đã biết gắn liền phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động Việt Nam với phong trào cộng sản và công nhân Pháp cũng như phong trào cách mạng thế giới . Dưới quyền ông còn có các tướng lĩnh khác hoạt động trên nhiều địa bàn khác nhau. 10. Diễn biến khởi nghĩa Bãi Sậy ( 188 3- 189 2) Lãnh đạo khởi nghĩa là: 188 3- 188 5 Đinh Gia Quế; 188 6- 189 2 Nguyễn. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP LỊCH SỬ LỚP 8 BÀI 24 : Cuộc kháng chiến từ năm 185 8 đến năm 187 3 1. Vì sao Pháp xâm lược Việt Nam? Vì giữa thế kỷ XIX thực dân phương Tây đẩy mạnh xâm lược các nước phương Đông,. thiệp với Trung Quốc mà không hỏi ý kiến Pháp, ngăn cản người Pháp đi lại buôn bán trên sông Hông 3-4- 188 2 quân Pháp do Đại tá Ri-vi-e chỉ huy đỗ bộ lên Hà Nội. 25 -4- 188 2, Ri-vi-e gửi tối hậu thư

Ngày đăng: 07/07/2014, 16:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan