CÁC BỆNH LÝ BÓNG NƯỚC DO THUỐC (DRUG-INDUCED BULLOUS DISORDERS) (Kỳ 2) pptx

5 282 1
CÁC BỆNH LÝ BÓNG NƯỚC DO THUỐC (DRUG-INDUCED BULLOUS DISORDERS) (Kỳ 2) pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

CÁC BỆNH LÝ BÓNG NƯỚC DO THUỐC (DRUG-INDUCED BULLOUS DISORDERS) (Kỳ 2) oooOOOooo II-LÂM SÀNG: 1-Tiền sử bệnh: 1.1.Các phản ứng thuốc dạng chàm hoặc xốp hóa có thể là hậu quả của sự nhạy cảm do tiếp xúc với thuốc trước đó hoặc có thể xảy ra sau đó. +Các phản ứng dạng chàm tiếp xúc do thuốc thoa tại chỗ vào khoảng 12,1%. Các phản ứng dạng chàm tiếp xúc đường toàn thân là hậu quả từ sự tiếp xúc toàn thân (uống, ngoài đường tiêu hóa [parenteral], đường hậu môn, đường tĩnh mạch, hít…) do nhạy cảm với thuốc trước đó, thường ít gặp hơn. +Các phản ứng thuốc dạng chàm khởi phát với ngứa lan tỏa nhưng cũng có thể gây nhức đầu, khó chịu, sốt, buồn nôn, nôn, tiêu chảy. 1.2.Ngoại ban mụn mủ toàn thân cấp tính (AGEP) [mụn mủ ở da nhiễm độc: toxic pustuloderma) là hậu quả của thuốc dùng đường toàn thân trong 90% trường hợp. +Khởi đầu đột ngột (abrupt), thường 1-5 ngày sau khi bắt đầu dùng thuốc, +Bệnh nhân khai có ngứa lan tỏa hoặc phát ban bỏng rát phối hợp với sốt, khó chịu, đôi khi suy nhược (prostration). 17% bệnh nhân có tiền sử bị vẩy nến. 1.3.Phát ban do thuốc cố định (FDEs) thường thấy ở hầu hết các phát ban do thuốc, và thường thứ phát từ mề đay / phù mạch (angioedema). +Xuất hiện 6-48 giờ sau khi sử dụng thuốc, +Các triệu chứng ngứa và bỏng rát kèm theo sốt thường găp. Các bệnh nhân này nếu có nhiều giai đoạn FDE, thường gặp sự tăng sắc tố tại vị trí của tổn thương có lúc trước. 1.4. Phân loại hồng ban đa dạng (EM) còn tranh luận (controversial) và một chút nào đó còn mơ hồ. Theo cổ điển, EM đã được chia thành 3 nhóm: EM nhẹ (EM minor), EM nặng (EM major) hoặc hội chứng Stevens-Johnson (SJS), ly thượng bì hoại tử nhiễm độc (TEN). Có ý kiến cho rằng có sự trùng lắp (overlap) xảy ra giữa 3 nhóm này, và một số tác giả tin rằng TEN có thể là một dạng khác. Các tác nhân nhiễm trùng, như là herpes simplex hoặc mycoplasma, thường là nguyên nhân của một số trường hợp EM nặng; và thuốc chỉ gây 10% trường hợp EM. +EM minor có thể khởi phát với các triệu chứng tiền báo (prodromal) giống như nhiễm trùng đường hô hấp trên ( sổ mũi, ho, viêm họng), nhưng tong 7- 10 ngày các tổn thương da bắt đầu phát triển và xuất hiện đối xứng ở tay, chân, phần xa của tứ chi. EM minor có thể có bệnh cảnh ở niêm mạc miệng, nhưng bệnh cảnh từ 2 hoặc nhiều hơn ở các bề mặt niêm mạc thì thường thấy ở SJS hoặc TEN. +EM major (SJS) thường thấy ở người lớn là nam giới trẻ. Các triệu chứng tiền báo là sốt cao, suy nhược, đau cơ, tiêu chảy, nôn, đau khớp, và viêm họng tiến triển ≥ 2 vị trí ở niêm mạc trong nhiều ngày. TEN có triệu chứng tương tự nhưng xác định được do da bong lan tỏa giống như bỏng nắng nặng. 1.5.Pemphigus do thuốc có thể phát triển qua nhiều ngày, nhiều tuần, nhiều tháng sau khi sử dụng thuốc. +Bóng nước vỡ ra tạo thành vết lở đau rát, ngứa không là triệu chứng thường gặp. Niêm mạc miệng có thể bị ảnh hưởng; khàn tiếng (hoarseness), khó nuốt (dysphagia), mất vị giác ở miệng. +Thuốc có thể là nguồn nguyên nhân hoặc kích ứng bùng phát pemphigus. Các bệnh lý tự miễn dịch khác như lupus, bóng nước dạng pemphigus, nhược cơ nặng thì thuốc là nguồn gây kích ứng . Tuy nhiên, phát triển pemphigus do thuốc đã được xác định một phần bởi yếu tố di truyền. 1.6. Pemphigoid do thuốc có thể theo sau các thuốc dùng đường uống hoặc thoa. +Ngứa là triệu chứng thường gặp. Bệnh cảnh viêm nắp thanh quản (epiglottis) có thể dẫn đến nghẽn tắc đường thở cấp tính. +Các bệnh nhân bị pemphigoid do thuốc thường trẻ hơn các bệnh nhân pemphigoid tự phát. Pemphigoid có sẹo thì thường gặp ở người trung niên. 1.7.Bệnh da IgA thành đường (LAD) do thuốc là một phần nhỏ trong tất cả trường hợp LAD (linear IgA dermatosis) + Biểu hiện lâm sàng của LAD do thuốc thì không phân biệt được (indiscernible) với LAD do nguyên nhân khác, trừ khi bệnh cảnh niêm mạc có thể không giống LAD do thuốc. +LAD do thuốc thường phát triển 1-2 tuần sau khi dùng thuốc, +Thường có bệnh cảnh nặng, các triệu chứng của bỏng nặng và ngứa thường gặp. 1.8.Porphyria da muộn (PCT: porphyria cutanea tarda) có thể bị thúc đẩy bùng phát hoặc bị làm nặng thêm do estrogens, dẫn chất Fe, các độc tố gan từ môi trường xung quanh, và phần lớn các thuốc, nhưng bệnh nhân Giả porphyria do thuốc thì không có bất thường khi sinh tổng hợp heme. Các triệu chứng như nhạy cảm ánh sáng, dòn da, phồng nước ở bàn tay và cánh tay thì giống nhau ở cả PCT và pseudoporphyria. . CÁC BỆNH LÝ BÓNG NƯỚC DO THUỐC (DRUG-INDUCED BULLOUS DISORDERS) (Kỳ 2) oooOOOooo II-LÂM SÀNG: 1-Tiền sử bệnh: 1.1 .Các phản ứng thuốc dạng chàm hoặc xốp hóa. tính. +Các bệnh nhân bị pemphigoid do thuốc thường trẻ hơn các bệnh nhân pemphigoid tự phát. Pemphigoid có sẹo thì thường gặp ở người trung niên. 1.7 .Bệnh da IgA thành đường (LAD) do thuốc là. hiện lâm sàng của LAD do thuốc thì không phân biệt được (indiscernible) với LAD do nguyên nhân khác, trừ khi bệnh cảnh niêm mạc có thể không giống LAD do thuốc. +LAD do thuốc thường phát triển

Ngày đăng: 07/07/2014, 15:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan