Hướng dẫn tổ chức thi Tốt nghiệp THPT năm 2010

11 351 0
Hướng dẫn tổ chức thi Tốt nghiệp THPT năm 2010

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Hướng dẫn tổ chức thi tốt nghiệp THPT, BT THPT năm học 2009-2010 Kính gửi: - Các trường THPT trực thuộc; THCS Nguyễn Tri Phương; - Các Trung tâm GDTX trực thuộc, Trung tâm Tin học Sở; - Trường Trung cấp Phật học, Trung học Văn hoá Nghệ thuật, Đại học Khoa học, Đại học Ngoại ngữ, Học viện Âm nhạc Huế. Thực hiện phương hướng, nhiệm vụ tổ chức, chỉ đạo kỳ thi tốt nghiệp THPT, Bổ túc THPT năm học 2009-2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo; căn cứ vào các văn bản: - Thông tư số 04/2009/TT-BGDĐT ngày 12/3/2009 về việc ban hành Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; - Thông tư số 05/2010/ TT-BGDĐT ngày 24/02/2010 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông, ban hành kèm theo Thông tư số 04/2009/TT-BGDĐT ngày 12/3/2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (Quy chế thi và Quy chế thi bổ sung, sửa đổi gọi tắt là Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông); - Công văn số 1924/BGDĐT-KTKĐCLGD ngày 13/4/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc h ướng dẫn tổ chức thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2010; - Công văn số 1199/UBND-GD ngày 30/3/2010 của UBND tỉnh về việc tổ chức thi tốt nghiệp và tuyển sinh năm 2010; - Chỉ thị số 11/CT-UBND ngày 12/4/2010 của UBND tỉnh Thừa thiên Huế về việc tổ chức và điều hành kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông, bổ túc trung học phổ thông, xét công nhận tốt nghiệp trung học cơ sở năm học 2009-;2010 và tuyển sinh năm học 2010-2011. - Các văn bản hướng dẫn khác của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở hướng dẫn các đơn vị một số vấn đề về công tác tổ chức thi tốt nghiệp năm 2010 như sau: 1. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ. Những yêu cầu chung: 1.1. Các trường phải dạy đủ, đúng chương trình và kế hoạch dạy học các môn theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Hiệu trưởng (Giám đốc Trung tâm) chịu trách nhiệm chỉ đạo chặt chẽ, đảm bảo chính xác việc đánh giá, xếp loại học sinh theo quy định. Những trường hợp, nâng điểm, sửa điểm để thay đổi xếp loại cần phải được xử lý nghiêm theo quy định hiện hành. 1.2. Tổ chức tập huấn nghiệp vụ thi cho toàn thể cán bộ, giáo viên của trường. Nội dung tập huấn là những văn bản hướng dẫn thi của Bộ, Sở. Đặc biệt lưu ý đến Quy trình coi thi, các quy định đối với thí sinh khi thi trắc nghiệm, xử lý trong khi coi thi trắc nghiệm cho học sinh và cán bộ, giáo viên của trường tham gia công tác thi. Yêu cầu các đơn vị nghiên cứu kỹ Công văn số 1924/BGDĐT-KTKĐCLGD ngày 13/4/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các Phụ lục kèm theo Công văn liên quan đến đăng ký dự thi, coi thi và chấm thi để nắm được những hướng dẫn của Bộ về công tác tổ chức thi tốt nghiệp trung học phổ thông. Các đơn vị có thể tải Công văn này từ Website của Bộ Giáo dục và Đào tạo: www.moet.gov.vn hoặc truy cập vào Website của Sở theo địa chỉ: www.thuathienhue.edu.vn/khaothi, ở phần các văn bản chỉ đạo của Bộ và Sở. 1.3. Hướng dẫn học sinh học tập các quy định, hướng dẫn về thi trắc nghiệm, nội quy phòng thi và một số vấn đề khác liên quan như sau: lịch thi, những đồ dùng học tập được phép mang vào phòng thi, chế độ hưởng điểm khuyến khích, diện ưu tiên theo quy định Đối với các trường nông thôn, trường cần hướng dẫn kỹ cho học sinh về địa điểm đặt hội đồng thi, cử giáo viên hướng dẫn, quản lý; lưu ý các em về y phục, an ninh, giao thông, vệ sinh trong ăn uống, sinh hoạt trong thời gian dự thi tại thành phố Huế. Danh sách dự thi của học sinh (Số báo danh, phòng, hội đồng thi của thí sinh) năm nay sẽ được Sở thông báo trên trang Web của Khảo thí (mạng của ngành), các trường tự in hoặc hướng dẫn cho học sinh xem và điều chỉnh những sai sót về hộ tịch, diện ưu tiên, khuyến khích 1.4. Tiến hành công tác tuyên truyền nhiệm vụ toàn ngành thực hiện Chỉ thị 33/2006/CT-TTg ngày 8/9/2006 về chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục của Thủ tướng Chính phủ và Kế hoạch tổ chức cuộc vận động Hai không với 4 nội dung: “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục, nói không với vi phạm đạo đức nhà giáo và việc cho học sinh không đạt chuẩn lên lớp” của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tăng cường công tác tuyên truyền để cán bộ, giáo viên và người học có nhận thức đầy đủ, đúng đắn về công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp năm học 2009-2010, thực hiện nghiêm túc quy chế thi. 1 Tổ chức họp phụ huynh học sinh lớp 12 để quán triệt các yêu cầu tổ chức thi, mục đích, ý nghĩa của kỳ thi. 1.5. Các trường được lựa chọn đặt Hội đồng thi tổ chức kiểm tra cơ sở vật chất: Tủ, cửa, tường rào, ánh sáng và những điều kiện đảm bảo sự an toàn của các Hội đồng coi thi. 1.6. Phối hợp chặt chẽ với các đơn vị Sở, Ngành, UBND huyện (thị xã, thành phố), UBND phường (xã) liên quan để đảm bảo kỳ thi được tiến hành thuận lợi, an toàn, nghiêm túc. 2. ĐỐI TƯỢNG, ĐIỀU KIỆN VÀ HỒ SƠ THI. 2.1. Đối tượng và điều kiện dự thi, đăng ký dự thi: Đối tượng và điều kiện dự thi: Thực hiện theo Điều 4 của Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông. Đăng ký dự thi: Các trường trung học phổ thông, các trung tâm GDTX hướng dẫn cụ thể việc đăng ký cho các đối tượng đăng ký dự thi. Tất cả các thí sinh nộp cho trường Phiếu đăng ký dự thi (02 bản giống nhau) theo mẫu của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Hồ sơ dự thi của thí sinh còn có các giấy tờ khác quy định tại Điều 11 của Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông. Trường kiểm tra hồ sơ thi, xác nhận điểm cộng thêm; Hiệu trưởng (Giám đốc Trung tâm) ký tên và đóng dấu vào Phiếu đăng ký dự thi. Chú ý thực hiện đúng các nội dung sau: - Người học thuộc đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 4 của Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông đăng ký dự thi tại trường phổ thông, nơi học lớp 12, không được đăng ký dự thi ở cơ sở giáo dục khác; học sinh lớp 12 THPT (giáo dục phổ thông) năm học 2009-2010 không được đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2010 theo chương trình Bổ túc THPT (giáo dục thường xuyên). - Thí sinh tự do (cả THPT và Bổ túc THPT) được đăng ký dự thi tại trường phổ thông/trung tâm trên địa bàn huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh nơi cư trú (theo xác nhận về cư trú của UBND cấp xã) hoặc tại trường phổ thông/trung tâm nơi học lớp 12. - Thí sinh tự do của giáo dục THPT được phép đăng ký dự thi tốt nghiệp giáo dục thường xuyên nhưng không được bảo lưu điểm thi như thí sinh tự do đã dự thi tốt nghiệp giáo dục thường xuyên. - Thí sinh tự do không đủ điều kiện dự thi ở những năm trước do bị xếp loại kém về học lực ở lớp 12, phải đăng ký và dự kỳ kiểm tra cuối năm học tại trường phổ thông nơi học lớp 12 hoặc nơi đăng ký dự thi một số môn học có điểm trung bình dưới 5,0; đảm bảo khi lấy điểm bài kiểm tra thay cho điểm trung bình môn học để tính lại điểm trung bình cả năm thì đủ điều kiện về học lực theo quy định. - Thí sinh tự do không đủ điều kiện dự thi do nghỉ quá 45 buổi học trong năm trước nếu vẫn đủ điều kiện về học lực thì không cần có xác nhận kiểm tra học lực. - Thí sinh tự do không đủ điều kiện dự thi ở những năm trước do bị xếp loại yếu về hạnh kiểm trong năm học lớp 12 thì phải có xác nhận của chính quyền cấp xã về phẩm chất đạo đức và việc chấp hành chính sách pháp luật của Nhà nước, quy định về an ninh trật tự của địa phương, kèm theo Phiếu đăng ký dự thi của thí sinh. - Thí sinh tự do bị mất bản chính học bạ THPT phải trình Giám đốc Sở xem xét từng trường hợp cụ thể. - Những trường hợp chưa được cấp hoặc mất giấy chứng minh nhân dân phải có xác nhận của UBND cấp xã hoặc cơ quan Công an có thẩm quyền; nếu gia đình thí sinh không có sổ hộ khẩu riêng, có thể sử dụng Giấy xác nhận của UBND cấp xã với đầy đủ thông tin như trong sổ hộ khẩu. 2.2. Hồ sơ dự thi: Thực hiện theo Điều 11 của Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông. Các đơn vị cần hướng dẫn cụ thể để thí sinh có đủ các loại giấy chứng nhận được hưởng cộng điểm ưu đãi, khuyến khích và chế độ ưu tiên (nếu có); tuyệt đối không tiếp nhận hồ sơ không hợp lệ. Lưu ý: - Bản chứng thực của các hồ sơ liên quan là bản photocopy được UBND cấp xã xác nhận; - UBND cấp xã nơi cư trú xác nhận thí sinh không ở trong thời gian truy cứu trách nhiệm hình sự; - Cơ quan chuyên môn cấp huyện xác nhận các điều kiện được hưởng tiêu chuẩn ưu tiên theo quy định tại Điều 31, khoản 2 Điều 35 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông. 2 Ngoài những giấy tờ đã nêu trong Quy chế, thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT, Bổ túc THPT phải nộp bốn (04) ảnh cỡ 3x4 (được chụp trong năm học 2009-2010). Trong năm học này Sở sẽ cấp bản chính và 3 bản sao văn bằng tốt nghiệp cho học sinh tốt nghiệp (kể cả học sinh tốt nghiệp hệ Bổ túc). Toàn bộ hồ sơ dự thi phải được đưa vào túi đựng hồ sơ và lưu giữ tại trường hoặc Trung tâm theo đúng quy định. 2.3. Lập danh sách dự thi tốt nghiệp: + Đối với học sinh dự thi THPT, BT THPT lần đầu: Việc lập danh sách dự thi thực hiện theo Công văn số 2350/GD&ĐT- KT ngày 18/12/2009. Sở đề nghị các trường sau khi nhận danh sách dự thi (phần 1) phải tổ chức kiểm tra kỹ. Khi có kết quả học lực, hạnh kiểm cuối năm, các trường ghi kết quả vào và nộp cho phòng Khảo thí - KĐCL theo thời gian quy định. + Đối với học sinh dự thi lại kỳ thi tốt nghiệp THPT, BT THPT: Những học sinh này nếu đủ điều kiện dự thi (theo Điều 4 - Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông) sẽ phải nộp hồ sơ cho trường THPT, Trung tâm GDTX huyện, thị xã, thành phố nơi cư trú hoặc tại trường phổ thông nơi học lớp 12. Những thí sinh ngoại tỉnh đăng ký dự thi thì trường THPT (Trung tâm GDTX) phải lập danh sách riêng kèm theo giấy xác nhận không bị kỷ luật cấm thi (do Sở Giáo dục và Đào tạo sở tại xác nhận), trình Giám đốc Sở xem xét cụ thể từng trường hợp. Do cần nắm số liệu để bố trí Hội đồng coi thi, các trường THPT, Trung tâm GDTX huyện, thành phố tập hợp và nộp danh sách thí sinh đăng ký thi lại và ngoại tỉnh cho Phòng Khảo thí và KĐCL theo các mốc thời gian sau: Ngày 28/4/2010: Hạn cuối nhận hồ sơ thí sinh tự do đăng ký dự thi. Ngày 29/4/2010: Các trường nộp danh sách thí sinh tự do đăng ký dự thi cho Phòng Khảo thí. Thời hạn nộp các danh sách cần được thực hiện đúng thời gian quy định để Sở làm căn cứ cấp kinh phí cho các Hội đồng coi thi. 2.4. Kiểm tra hồ sơ dự thi của thí sinh: Để hạn chế những sai sót trong quá trình lập danh sách thí sinh, các trường phải tổ chức kiểm tra chặt chẽ hồ sơ theo hướng dẫn đã nêu trong Công văn số 2350/GD&ĐT-KT ngày 18/12/2009. Để đảm bảo sự chính xác trong hồ sơ và kiểm tra, đánh giá quá trình thực hiện các Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh Sở sẽ thành lập các đoàn kiểm tra chéo hồ sơ dự thi tốt nghiệp để tiến hành kiểm tra vào các ngày 14 và 15/5/2010. Các Trung tâm GDTX, các trường khác có học sinh hệ bổ túc THPT dự thi tốt nghiệp, Sở sẽ tổ chức kiểm tra tập trung (địa điểm sẽ thông báo sau). Thành phần đoàn kiểm tra: - Trưởng, phó, chuyên viên các phòng ban chuyên môn của Sở. - Hiệu trưởng hay Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn. - Tổ trưởng (giáo viên) nắm vững quy chế chuyên môn (5 GV/trường). Phương thức kiểm tra: a- Kiểm tra các hồ sơ (đủ, thiếu), đối chiếu với các hồ sơ học vụ liên quan: sổ ghi điểm, học bạ, các giấy chứng nhận ưu tiên, khuyến khích b- Giấy chứng nhận vào lớp 10 và Giấy giới thiệu chuyển trường (nếu học sinh chuyển đến). c- Xác nhận sự chính xác, đầy đủ của các hồ sơ vào Phiếu đăng ký dự thi. d- Lập biên bản về tình hình kiểm tra (2 bản), nộp 1 bản về Phòng Khảo thí vào ngày 17/5/2010. Công tác chuẩn bị của các đơn vị: a- Trước ngày 29/4, tất cả các thí sinh nộp cho trường Phiếu đăng ký dự thi (02 bản giống nhau) theo mẫu của Bộ Giáo dục và Đào tạo. b- Kiểm tra hồ sơ tại trường: Hiệu trưởng (Giám đốc Trung tâm) trường phân công người kiểm tra hồ sơ, Hiệu trưởng (Giám đốc Trung tâm) xác nhận, ký tên và đóng dấu vào Phiếu đăng ký dự thi. c- Đoàn kiểm tra hồ sơ phân công người kiểm tra hồ sơ, Trưởng đoàn xác nhận, ký và ghi rõ họ tên vào Phiếu đăng ký dự thi. Phiếu đăng ký dự thi của thí sinh trường (trung tâm) giữ một bản, một bản đưa vào túi hồ sơ dự thi của thí sinh. 3 d- Sau khi kiểm tra, Hiệu trưởng (Giám đốc Trung tâm) có trách nhiệm thông báo cho học sinh kết quả kiểm tra. Những trường hợp thiếu các giấy tờ để hưởng chế độ ưu tiên, khuyến khích phải được bổ sung đầy đủ trước khi thi. Những giấy tờ này nếu nộp sau ngày thi tốt nghiệp sẽ không có giá trị để hưởng chế độ điểm ưu tiên và khuyến khích. e- Khi có danh sách dự thi theo hội đồng, trường nhận thẻ dự thi tại Phòng Khảo thí để hoàn chỉnh và giao cho học sinh. Phòng Khảo thí sẽ in Thẻ dự thi chứa các thông tin cần thiết cho thí sinh dự thi. Sở uỷ quyền Hiệu trưởng, Giám đốc Trung tâm ký xác nhận, đóng dấu và đóng dấu giáp lai lên ảnh của thẻ dự thi. f- Danh sách đề nghị Lãnh đạo và thành viên Tiểu ban kiểm tra (theo mẫu sau) được gởi về Phòng Khảo thí Sở trước ngày 24/4/2010. Đồng thời với việc gửi danh sách, các đơn vị gửi email theo địa chỉ: p.ktsgd@thuathienhue.edu.vn. * Mẫu Danh sách đề nghị lãnh đạo, giáo viên tham gia đoàn kiểm tra hồ sơ (gồm 1 lãnh đạo và 5 tổ trưởng/giáo viên nắm vững quy chế chuyên môn). Trường: DANH SÁCH ĐỀ NGHỊ CÁN BỘ, GIÁO VIÊN THAM GIA ĐOÀN KIỂM TRA HỒ SƠ DỰ THI TỐT NGHIỆP NĂM HỌC 2009-2010 TT Họ và tên Chức vụ Chức vụ đoàn KT 1 Ngày tháng năm 2010 Hiệu trưởng Lưu ý: Để đảm bảo sự chính xác tuyệt đối về kết quả đánh giá xếp loại, điều kiện dự thi của học sinh, Sở yêu cầu Hiệu trưởng, Trưởng đoàn kiểm tra thực hiện nghiêm túc các yêu cầu về công tác kiểm tra, xác nhận điều kiện dự thi Hiệu trưởng trường và Trưởng đoàn kiểm tra chịu trách nhiệm về những sai sót trước Ban Chỉ Đạo thi của tỉnh trong công việc đảm trách. 2.5. Thời gian và môn thi: a) Trung học phổ thông: Thi 6 môn: Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ, Hóa học, Lịch sử, Địa lý; trong đó, các môn: Ngoại ngữ, Hóa học thi theo hình thức trắc nghiệm. Ngày Buổi Môn thi Thời gian làm bài Giờ phát đề thi cho thí sinh Giờ bắt đầu làm bài 02/6/ 2010 SÁNG Ngữ văn 150 phút 7 giờ 25 7 giờ 30 CHIỀU Hoá học 60 phút 14 giờ 15 14 giờ 30 03/6/ 2010 SÁNG Địa lý 90 phút 7 giờ 25 7 giờ 30 CHIỀU Lịch sử 90 phút 14 giờ 25 14 giờ 30 04/6/ 2010 SÁNG Toán 150 phút 7 giờ 25 7 giờ 30 CHIỀU Ngoại ngữ 60 phút 14 giờ 15 14 giờ 30 b) Bổ túc Trung học phổ thông: Thi 6 môn: Ngữ văn, Toán, Vật lý, Hoá học, Lịch sử, Địa lý; trong đó, các môn: Vật lý, Hoá học thi theo hình thức trắc nghiệm. Ngày Buổi Môn thi Thời gian làm bài Giờ phát đề thi cho thí sinh Giờ bắt đầu làm bài 02/6/ 2010 SÁNG Ngữ văn 150 phút 7 giờ 25 7 giờ 30 CHIỀU Hoá học 60 phút 14 giờ 15 14 giờ 30 4 03/6/ SÁNG Địa lý 90 phút 7 giờ 25 7 giờ 30 CHIỀU Lịch sử 90 phút 14 giờ 25 14 giờ 30 04/6/ 2010 SÁNG Toán 150 phút 7 giờ 25 7 giờ 30 CHIỀU Vật lý 60 phút 14 giờ 15 14 giờ 30 3. THÀNH LẬP CÁC HỘI ĐỒNG COI THI. 3.1. Hội đồng coi thi THPT và BTTHPT: Các hội đồng coi thi kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông và bổ túc trung học phổ thông được tổ chức tập trung tại thành phố Huế. 3.2. Đề cử lãnh đạo, thư ký, giáo viên coi thi: Các đơn vị thực hiện nghiêm túc những yêu cầu sau: - Lãnh đạo các trường không đi công tác hoặc nghỉ phép, nghỉ hè trong thời gian tổ chức thi. Những trường hợp đặc biệt phải được sự đồng ý của Giám đốc Sở. - Trường tuyệt đối không bố trí nghỉ hè sớm hoặc tổ chức tham quan, nghỉ tập thể trong thời gian thi. Mỗi đơn vị đề nghị đúng số giáo viên coi, chấm thi theo yêu cầu của Sở. - Chọn cử giáo viên tham gia các hội đồng theo đúng hướng dẫn. Ngoài các yêu cầu chung về nghiệp vụ thi, Sở lưu ý thêm một số điểm: Không đề cử những giáo viên thiếu nghiêm túc trong các kỳ thi trước đây làm công tác thi. Nếu giáo viên có con, em vợ hoặc chồng dự thi thì trong danh sách đề nghị coi thi của trường phải ghi rõ: con (em) hiện đang học lớp 12 ở trường nào (kể cả lãnh đạo trường). Các trường THPT, Trung tâm GDTX đề nghị theo số lượng sau: Stt Đơn vị LĐ TK GV 1 Quốc Học 3 6 115 2 Nguyễn Huệ 3 6 80 3 Gia Hội 4 5 80 4 Hai Bà Trưng 4 5 80 5 Cao Thắng 3 2 60 6 DTNT Tỉnh 3 3 18 7 Tam Giang 4 4 60 8 Phong Điền 4 4 60 9 Ng Đình Chiểu 3 4 55 10 Trần Văn Kỷ 3 2 40 11 Ng. Chí Thanh 3 4 70 12 Hoá Châu 3 4 45 13 Tố Hữu 3 2 40 14 Đặng Huy Trứ 4 4 82 15 Bình Điền 3 3 50 16 Hương Trà 2 1 38 17 Hương Vinh 2 4 62 18 Phan Đăng Lưu 4 4 80 19 Thuận An 2 4 65 5 20 Ng Sinh Cung 3 4 55 21 Vinh Xuân 2 3 55 22 Hà Trung 2 2 35 23 Hương Thuỷ 3 4 60 24 Phú Bài 4 4 65 25 An Lương Đông 4 4 65 26 Phú Lộc 4 4 50 27 Vinh Lộc 4 4 58 28 Thừa Lưu 2 3 50 29 A Lưới 2 4 30 30 Hương Lâm 1 2 20 31 Hồng Vân 2 2 20 32 Nam Đông 2 4 30 33 Hương Giang 2 2 15 34 Nguyễn Trường Tộ 4 2 20 35 Bùi Thị Xuân 3 2 10 36 Đặng Trần Côn 2 3 12 37 Trần Hưng Đạo 1 1 5 38 THCS Ng. Tri Phương 1 2 65 39 GDTX Huế 2 3 25 40 GDTX Phong Điền 2 2 12 41 GDTX Phú Vang 2 2 15 42 GDTX Quảng Điền 2 2 15 43 GDTX Hương Thuỷ 2 3 16 44 GDTX Hương Trà 2 2 10 45 GDTX Phú Lộc 1 3 15 46 GD TX Nam Đông 1 2 10 47 GDTX A Lưới 1 2 10 Khi đề cử ghi cụ thể chức vụ (Thư ký hội đồng giáo dục, tổ trưởng chuyên môn, giáo viên ) 4.TỔ CHỨC COI THI. 4.1. Kiểm tra hồ sơ dự thi và lý lịch học sinh: Để đảm bảo sự chính xác tuyệt đối về phần lý lịch của thí sinh, trong buổi thi đầu tiên, giám thị yêu cầu thí sinh kiểm tra các thông tin trong thẻ dự thi. Nếu có những sai sót, thư ký Hội đồng tổng hợp báo cáo Lãnh đạo Hội đồng để điều chỉnh. Chủ tịch Hội đồng sửa bằng mực đỏ vào bảng ghi tên dự thi và ký xác nhận. Những trường hợp bổ sung các Giấy chứng nhận để hưởng chế độ ưu tiên, khuyến khích phải được Chủ tịch Hội đồng coi thi kiểm tra, ghi vào biên bản và chuyển hồ sơ cho Hội đồng chấm khi nộp bài thi các môn. 4.2. Tập huấn tài liệu hướng dẫn về thi: Hiệu trưởng trường THPT, Giám đốc Trung tâm GDTX nghiên cứu và tổ chức tập huấn Quy chế thi, tài liệu Phụ lục 3 về coi thi (kèm theo Công văn số 1924/BGDĐT-KTKĐCLGD ngày 13/4/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo), hướng dẫn làm bài thi trắc nghiệm và nội quy phòng thi cho giáo viên và học sinh. 4.3. Quy trình coi thi: 6 Lãnh đạo hội đồng thi phải niêm yết rõ lịch thi và thực hiện chính xác thời gian đã quy định cho các công việc: phân công giám thị, mở đề thi tại phòng hội đồng, giao đề thi cho thí sinh Trong quá trình thi, cần lưu ý các điểm sau: - Cửa vào phòng thi phải niêm yết: a) Bảng danh sách thí sinh trong phòng thi; b) Quy định về vật dụng được mang vào phòng thi. - Công an, bảo vệ và nhân viên phục vụ kỳ thi không được vào khu vực phòng thi, kể cả hành lang phòng thi khi thí sinh đang làm bài, trừ trường hợp được Chủ tịch Hội đồng coi thi cho phép. - Tất cả mọi người tham gia tổ chức thi đều phải được học tập, nắm vững quy chế thi; tuyệt đối không được mang theo và sử dụng phương tiện thu, phát thông tin cá nhân trong khu vực thi khi các buổi thi đang diễn ra. - Giám thị trong phòng thi thực hiện các nhiệm vụ được quy định tại Quy chế thi. - Giám thị ngoài phòng thi theo dõi, giám sát thí sinh và giám thị trong phòng thi thực hiện Quy chế thi tại khu vực được Chủ tịch Hội đồng phân công; thực hiện các công việc phục vụ nhiệm vụ coi thi do Chủ tịch Hội đồng coi thi phân công. - Trước mỗi buổi thi, Chủ tịch Hội đồng coi thi thu các phương tiện thu, phát thông tin cá nhân của tất cả những người làm nhiệm vụ tại Hội đồng và lưu giữ tại phòng trực của Hội đồng. Khi cần thông tin khẩn cấp, cán bộ làm nhiệm vụ thi phải báo cáo Chủ tịch Hội đồng coi thi để xử lý. - Chủ tịch Hội đồng coi thi quyết định giờ phát túi đề thi còn nguyên niêm phong cho giám thị: đối với các môn tự luận, chậm nhất là 20 phút trước giờ bắt đầu làm bài; đối với các môn trắc nghiệm, chậm nhất là 45 phút trước giờ bắt đầu làm bài. - Trường hợp thí sinh đến tại phòng thi muộn, nhưng chưa đến thời điểm tính giờ làm bài thì giám thị lập biên bản và cho thí sinh dự thi; tất cả các trường hợp đến muộn sau thời điểm tính giờ làm bài đều không được dự thi. - Giám thị ký tên vào giấy thi (hoặc phiếu trả lời trắc nghiệm) của thí sinh. - Giám thị cho thí sinh ký tên vào Danh sách dự thi. - Mỗi phòng thi phải được trang bị 1 chiếc kéo dành cho giám thị cắt túi đề thi. Trước khi cắt túi đề thi và phát đề thi vào đúng thời điểm ghi trong lịch thi, giám thị phải cho toàn thể thí sinh trong phòng thi chứng kiến tình trạng niêm phong của túi đề thi và lập biên bản xác nhận có chữ ký của 2 thí sinh trong phòng thi. - Ngay sau khi phát đề cho thí sinh, giám thị yêu cầu thí sinh kiểm tra tình trạng đề thi: nếu thấy đề thi bị thiếu trang hoặc rách, nhòe, mờ phải lập tức báo cho giám thị để kịp thời xử lý. Nếu không phát hiện hoặc để gần cuối buổi thi mới báo cáo thì thí sinh phải tự chịu trách nhiệm. Tất cả những trường hợp phát sinh về đề thi giám thị phải báo cáo cho Chủ tịch Hội đồng coi thi ngay sau khi phát hiện thông qua giám thị ngoài phòng thi. - Chậm nhất 30 phút sau thời điểm tính giờ làm bài, thư ký hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng coi thi phải hoàn thành việc đến các phòng thi, nhận số đề thi thừa (nếu có) từ 2 giám thị trong phòng thi, lập biên bản giao nhận và niêm phong tại chỗ túi đựng đề thi thừa; sau đó bàn giao cho Chủ tịch Hội đồng coi thi bảo quản. - Thí sinh không được rời khỏi phòng thi trong suốt thời gian làm bài thi trắc nghiệm. Đối với môn thi tự luận, thí sinh chỉ được ra khỏi phòng thi khi thi hết 2/3 thời gian làm bài của môn thi và phải nộp bài thi kèm theo đề thi, giấy nháp. Đối với một số trường hợp đặc biệt, nếu phải cho thí sinh ra ngoài, giám thị trong phòng thi giao thí sinh cho giám thị ngoài phòng thi hoặc cán bộ của Hội đồng coi thi trực tiếp giám sát thí sinh cho đến khi thí sinh trở lại phòng thi. Giám thị thu lại đề thi và phiếu trả lời trắc nghiệm (hoặc giấy làm bài thi) trước khi cho thí sinh ra ngoài. Đối với các trường hợp thí sinh ốm đau đột xuất, phải đề nghị giám thị bên ngoài phòng thi báo cáo Chủ tịch Hội đồng coi thi để giải quyết. - Các giám thị trong phòng thi phải đặc biệt lưu ý khâu thu bài và cho thí sinh ký vào danh sách dự thi, đảm bảo không xảy ra nhầm lẫn, thiếu sót. - Những trường hợp đặc biệt, bất thường… Chủ tịch Hội đồng phải báo cáo khẩn cho Ban chỉ đạo thi của tỉnh để được hướng dẫn thực hiện. 4.4. Phân công coi thi: Chủ tịch Hội đồng coi thi thực hiện việc phân công giám thị 1, 2 của các phòng thi theo đúng quy chế. Việc phân công giám thị phòng thi đảm bảo khách quan, chặt chẽ, thực hiện nguyên tắc: hai giám thị trong một phòng thi phải là giáo viên dạy khác trường; giám thị không coi thi lại phòng thi đã coi; hai giám thị không cùng coi thi quá một lần. Yêu cầu các giám thị phải tuân thủ các quy định về cách đánh số báo danh, phát đề, thu bài thi trong quá trình coi thi. Trước khi mở túi bài thi, giám thị gọi 2 học sinh chứng kiến đề thi còn nguyên niêm phong và ký vào biên bản. 7 4.5. Dụng cụ học tập được phép mang vào phòng thi: 1. Thí sinh được phép mang vào phòng thi các vật dụng liên quan đến việc làm bài thi: a) Bút viết, thước kẻ, bút chì đen, tẩy chì, compa, êke, thước vẽ đồ thị, dụng cụ vẽ hình; các vật dụng này không được gắn linh kiện điện, điện tử; b) Máy tính cầm tay không có chức năng soạn thảo văn bản và không có thẻ nhớ; c) Atlat Địa lý Việt Nam đối với môn thi Địa lý, do Nhà xuất bản Giáo dục ấn hành; không được đánh dấu hoặc viết thêm bất cứ nội dung gì trong tài liệu. 2. Thí sinh mang theo tài liệu, vật dụng liên quan đến việc làm bài thi hoặc các phương tiện thu phát thông tin không được nêu ở trên vào phòng thi, dù sử dụng hay chưa sử dụng đều bị đình chỉ thi. 4.6. Phát đề và thu bài thi: 4.6.1. Phát đề thi: Trong các buổi thi, Giám thị 2 đánh số báo danh theo quy định của Chủ tịch Hội đồng. Giám thị 2 bao quát phòng thi, Giám thị 1 phát đề thi theo đúng thời gian quy định. 4.6.2. Quy định đối với thí sinh và xử lý trong khi coi thi trắc nghiệm: Yêu cầu Thủ trưởng các đơn vị và Chủ tịch Hội đồng coi thi nghiên cứu và phổ biến kỹ các nội dung: - Quy định đối với thi sinh thi trắc nghiệm; - Xử lý trong khi coi thi trắc nghiệm, để cán bộ giáo viên làm công tác thi quán triệt thực hiện. 4.6.3. Sử dụng phiếu thu bài khi thu bài thi: Các hội đồng coi thi sử dụng bản danh sách thí sinh theo phòng thi (đã được in thêm dòng cho môn thi và để trống hai cột) để nhân thêm làm Phiếu thu bài cho mỗi môn thi. Đối với mỗi môn thi tự luận hay trắc nghiệm, mỗi phòng thi có 2 Phiếu thu bài thi. Đối với môn thi Tự luận: Cách ghi như sau: + Ở phần môn thi: ghi tên môn thi. + Ở cột trống thứ nhất: ghi số tờ làm bài. + Ở cột trống thứ hai: chữ ký của thí sinh. Bài thi tự luận của mỗi phòng thi được xếp thành một tập, theo số báo danh từ nhỏ đến lớn; trong một bài thi, các tờ giấy thi được lồng vào nhau. Ngoài việc ký và ghi họ tên vào ô quy định, giám thị không ghi số thứ tự và bất kỳ một dấu hiệu gì vào tờ làm bài của thí sinh. Hai giám thị sẽ tổng hợp số tờ, số bài và ký xác nhận. Giám thị trong phòng thi thu bài, nộp bài thi cho Chủ tịch Hội đồng coi thi hoặc người được ủy quyền; sau khi thu nhận và kiểm tra số lượng bài thi của phòng thi, người nhận bài thi trực tiếp niêm phong túi số 1 trước hai giám thị nộp bài thi, rồi cả ba người ký vào mép giấy niêm phong bên ngoài túi. Bài thi của mỗi phòng thi và 1 Phiếu thu bài thi đựng trong túi số 1 (túi bài thi). Đối với môn thi Trắc nghiệm: Các Hội đồng coi thi sử dụng Phiếu thu bài như đối với các môn thi tự luận. + Ở phần môn thi: ghi tên môn thi (theo hướng dẫn trên biểu mẫu). + Ở cột trống thứ nhất: ghi Mã đề thi. Sau khi giám thị 1 phát đề thi xong, hướng dẫn thí sinh dùng bút mực hoặc bút bi ghi ngay 3 chữ số của mã đề thi vào 3 ô vuông nhỏ ở đầu các cột của khung mã đề thi (mục số 10 trên phiếu trả lời trắc nghiệm); sau đó dùng bút chì lần lượt theo từng cột tô kín ô có chữ số tương ứng với chữ số ở đầu mỗi cột. Tiếp đến, giám thị 1 bao quát phòng thi, giám thị 2 lần lượt đến từng thí sinh để cho thí sinh ghi mã đề thi của mình vào 2 phiếu thu bài thi bằng bút mực hoặc bút bi. Giám thị có trách nhiệm quan sát thật kỹ để đảm bảo thí sinh đã ghi đúng mã đề thi của mình vào phiếu thu bài thi. + Ở cột trống thứ hai: chữ ký của thí sinh (tuyệt đối không được yêu cầu thí sinh ký vào phiếu thu bài thi trước khi nộp bài). 8 + Giám thị xếp phiếu trả lời trắc nghiệm theo số báo danh từ nhỏ đến lớn (nhỏ ở trên, lớn ở dưới), không xếp theo mã đề thi, bảo đảm đủ số phiếu theo số thí sinh dự thi. Toàn bộ phiếu trả lời trắc nghiệm và một phiếu thu bài thi (đã ghi mã đề thi và chữ ký thí sinh) bỏ vào túi số 1 để nộp cho lãnh đạo (hoặc Thư ký Hội đồng coi thi được phân công), người nhận bài thi trực tiếp niêm phong túi số 1 trước hai giám thị nộp bài thi, rồi cả ba người cùng ký vào mép giấy niêm phong bên ngoài túi. 4.6.4. Thu bài thi: Việc thu bài thi của thí sinh phải được thực hiện theo đúng quy định trong Hướng dẫn thi tốt nghiệp. Đối với môn thi tự luận (hoặc trắc nghiệm), giám thị 1 bao quát phòng thi, gọi số báo danh và họ tên thí sinh; giám thị 2 thu bài thi. Khi nộp bài thi tự luận hay Phiếu trả lời trắc nghiệm, thí sinh phải ký tên vào 2 phiếu thu bài thi. Cả hai giám thị phải kiểm tra chặt chẽ: + Số tờ bài làm đối với bài thi tự luận; kiểm tra việc tô và ghi mã đề thi trên Phiếu TLTN (so sánh mã đề thi đã ghi trên phiếu TLTN và mã đề thi ghi trên phiếu thu bài thi với mã đề ghi trên tờ đề thi của thí sinh) đối với bài thi trắc nghiệm, + Số bài thi, + Họ tên và chữ ký của giám thị, + Chữ ký thí sinh trên Phiếu thu bài thi, + Kiểm đủ bài thi, sau đó mới cho học sinh rời phòng thi. Biên bản tổng hợp của Hội đồng thi cần ghi thật chính xác số báo danh, họ và tên của tất cả học sinh vắng thi; tổng số bài, số tờ của mỗi môn thi (đối với bài thi tự luận), tổng số bài thi của mỗi môn thi (đối với bài thi trắc nghiệm). 4.6.5. Bảo quản đề thi, bài thi; niêm phong và gởi bài thi: Chủ tịch Hội đồng coi thi chịu trách nhiệm tổ chức việc bảo quản đề thi, bài thi và các hồ sơ thi liên quan thực hiện theo khoản 4, khoản 5, Điều 22 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông. Một phiếu thu bài thi còn lại để bên ngoài túi số 1 được bàn giao cho Hội đồng coi thi. Các phiếu thu bài thi được đóng tập theo từng môn để nộp cho Hội đồng chấm. Việc niêm phong các túi bài thi, hồ sơ thi (túi số 1, túi số 2, túi số 3) và gởi bài thi thực hiện theo khoản 7, Điều 22 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông. 4.7. Giao đề thi: Sở sẽ chuyển giao đề vào đầu mỗi buổi thi (Sáng từ 5g45 đến 6g30; chiều từ 13g đến 13g45) và tiếp nhận bài thi từ 16g30 mỗi ngày tại hội đồng coi thi. Ngoài các túi đựng đề thi chính thức gởi đến các hội đồng thi, Sở gửi thêm một túi đựng đề dự phòng đối với mỗi môn thi. Chủ tịch hội đồng thi chỉ mở túi đề dự phòng trong trường hợp thiếu đề và phải lập biên bản với sự chứng kiến của các thành viên trong lãnh đạo hội đồng. Những túi đề dự phòng không sử dụng sẽ chuyển lại cho Hội đồng chấm khi nộp bài thi. Trường hợp túi đề dự phòng đã sử dụng cũng nộp lại kèm theo biên bản. 4.8. Tiếp nhận bài thi: Hồ sơ chuyển nộp cho hội đồng chấm: + Các túi số 2 chứa các túi số 1 theo môn thi (thu theo từng ngày thi). Đối với môn thi trắc nghiệm, túi số 2 được đóng hộp carton, không dùng dây cột thành bó (để tránh làm cong, hoặc rách các phiếu TLTN) bên ngoài có dán nhãn theo mẫu quy định. + Túi số 3 đựng hồ sơ thi gồm: - Bảng ghi tên dự thi đóng thành tập; - Phiếu thu bài thi theo phòng thi mỗi buổi thi: đóng thành tập; - Các loại biên bản lập tại phòng thi; - Biên bản của Hội đồng coi thi (làm thành 2 bản: 1 bản lưu tại Sở, 1 bản gửi cho Sở chấm bài tự luận). 9 Ngoài các túi trên (có niêm phong), các Hội đồng coi thi phải chuyển nộp cho Hội đồng chấm các loại hồ sơ, giấy tờ khác như: - Túi đề thi dự phòng đối với môn thi trắc nghiệm (nộp kèm theo biên bản nếu đã sử dụng). Các túi đựng đề thi thừa (có niêm phong). Túi đựng phiếu TLTN thừa (có niêm phong); - Các loại biên bản, hồ sơ khác. 4.9. Báo cáo tình hình thi: Sở yêu cầu các đơn vị phân công một Lãnh đạo Hội đồng chịu trách nhiệm báo cáo nhanh tình hình mỗi buổi thi: tình hình chung, thí sinh vắng, vi phạm quy chế Giáo viên, nhân viên vi phạm quy chế theo thời gian sau: Các Hội đồng thi báo cáo bằng điện thoại cho Ban chỉ đạo thi trong thời gian từ 8g30 đến 9g và 14g30 đến 15g mỗi ngày. 5. CHẤM THI. 5.1. Thành lập hội đồng chấm thi: Sở sẽ thành lập một Hội đồng chấm thi tốt nghiệp THPT, Bổ túc THPT cho toàn tỉnh tại thành phố Huế. Địa điểm đặt Hội đồng chấm thi được nêu trong Quyết định thành lập Hội đồng chấm thi tốt nghiệp trung học phổ thông của Sở Giáo dục và Đào tạo. Trường đặt địa điểm chấm thi chuẩn bị cơ sở vật chất để Hội đồng chấm thi làm việc và hợp đồng công an bảo vệ bài thi từ 15g ngày 2/6/2010 cho đến khi Hội đồng chấm thi hoàn tất công việc. 5.2. Đề cử lãnh đạo, thư ký, giáo viên chấm thi: Do số lượng các bài thi tự luận của tỉnh bạn có thể có số lượng lớn hơn số lượng các bài thi của thí sinh trong tỉnh, vì vậy các trường THPT, Trung tâm GDTX đề cử giáo viên chấm thi theo số lượng tối đa có thể. Danh sách cán bộ, giáo viên tham gia Hội đồng chấm thi lập thành danh sách: - Phó Chủ tịch: 01; - Thư ký: 01; - Giám khảo các môn thi Văn, Toán, Sử, Địa theo từng môn xếp thứ tự ưu tiên từ trên xuống. Việc đề nghị các giáo viên tham gia hội đồng chấm thi, thanh tra thi cần được các đơn vị lưu ý thực hiện theo Điều 23 của Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông: - Chọn các giáo viên có năng lực, có uy tín và tinh thần trách nhiệm cao, là giáo viên trong biên chế, giáo viên cơ hữu các trường trung học phổ thông của tỉnh đã hoặc đang dạy các môn thi lớp cuối cấp, công khai danh sách này trước Hội đồng sư phạm nhà trường. - Không vi phạm quy chế thi các năm trước. Do thực hiện chấm chéo bài thi tự luận nên các đơn vị có thể vận dụng Quy chế để điều động giáo viên tham gia Hội đồng chấm thi như sau: + Có thể điều động làm giám khảo những giáo viên có vợ, chồng, cha, mẹ, con, anh, chị, em ruột; cha, mẹ, anh, chị, em vợ hoặc chồng; người giám hộ hoặc đỡ đầu; người được giám hộ hoặc được đỡ đầu dự kỳ thi nếu đáp ứng các tiêu chuẩn và điều kiện quy định tại Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông; + Riêng đối với môn Địa lí và Lịch sử, có thể điều động làm giám khảo những giáo viên trong biên chế, giáo viên cơ hữu các trường phổ thông (trung tâm) của tỉnh đã dạy các môn thi này ở cấp THPT ít nhất 02 năm. Tất cả các danh sách Lãnh đạo, giáo viên đề nghị tham gia các hội đồng coi, chấm thi được lập theo dạng bảng và sắp xếp theo môn: Văn, Toán, Hoá, Sử, Địa, Anh, Pháp, Lý, Sinh, Kỹ thuật, Thể dục (mẫu danh sách thực hiện như những năm trước) trong đó ghi rõ chức vụ của người được đề cử (Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng, thư ký hội đồng giáo dục, tổ trưởng chuyên môn, giáo viên…). Danh sách được chuyển đến Phòng Khảo thí trước 24/4/2010 theo một trong hai phương thức sau: + Danh sách giáo viên in trên khổ giấy A4 và file danh sách. + Gửi danh sách giáo viên theo địa chỉ email của Phòng Khảo thí. Chú ý: Lập riêng 2 loại danh sách coi thi và chấm thi. 5.3. Khiếu nại và phúc khảo thi. + Việc phúc khảo bài thi được thực hiện theo Điều 26 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông. 10 [...]... về thi (ngoài điểm bài thi và hồ sơ thi) : Thí sinh làm đơn gởi Thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo Thừa Thi n Huế 6 KINH PHÍ TỔ CHỨC COI THI, CHẤM THI Thực hiện theo Quyết định 1413/QĐ-UBND ngày 20/6/2007 của UBND tỉnh về việc “Quy định tạm thời mức chi cho công tác tổ chức các kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông, bổ túc trung học phổ thông, thi tuyển vào các lớp đầu cấp phổ thông, bổ túc văn hoá, thi. .. phẩm và giấy thi do Phòng Khảo thí chuyển đến các đơn vị theo lịch thi 8 KỲ THI TỐT NGHIỆP theo chương trình tiếng Pháp tăng cường Sở sẽ có thông báo chi tiết gởi đến các trường có học sinh học theo chương trình này 9 TRỰC THI VÀ THÔNG TIN TRONG KỲ THI 9.1 Trực thi Trong quá trình thi, các Hội đồng thi phải cử người trực điện thoại Đối với những tình huống không được đề cập trong hướng dẫn, quy chế... công tác chỉ đạo, tổ chức, và điều hành các kỳ thi Để tìm hiểu các thông tin và những văn bản liên quan đến việc tổ chức thi, các đơn vị có thể tham khảo trên website của ngành trên internet theo địa chỉ: www.thuathienhue.edu.vn/khaothi hoặc trao đổi qua địa chỉ email của Phòng Khảo thí và KĐCL: p.ktsgd@thuathienhue.edu.vn Điện thoại trực giải quyết các công việc liên quan các kỳ thi tốt nghiệp và tuyển... và tập huấn học sinh giỏi để dự thi quốc gia” 7 GIẤY THI VÀ CÁC LOẠI HỒ SƠ, BIÊN BẢN PHỤC VỤ KỲ THI Giấy thi, giấy nháp, túi đựng hồ sơ dự thi, phiếu đăng ký dự thi, các biểu mẫu, các loại túi đựng tài liệu thi trắc nghiệm, phiếu trả lời trắc nghiệm và biên bản liên quan đến kỳ thi tốt nghiệp sẽ do Sở Giáo dục và Đào tạo phát hành thống nhất Các trường đặt địa điểm thi cử người tiếp nhận phiếu trả... hiệu lộ đề thi, mất đề thi, an ninh hội đồng thi không đảm bảo lãnh đạo hội đồng phải báo cáo khẩn cho Ban chỉ đạo thi của tỉnh để có ý kiến chỉ đạo, giải quyết 9.2 Các thông tin về thi Các thành viên của Hội đồng coi và chấm thi thực hiện nghiêm túc những công việc được phân công, tuyệt đối không được phổ biến và cung cấp các thông tin về nội dung công việc đang làm Thường trực Ban chỉ đạo thi chịu... trong thời gian thi: Phòng Khảo thí và KĐCL - 3846063 Bà Nguyễn Thị Thu Hà, Giám đốc, ĐT: 3845939 - ĐTDĐ 0913.417809 Ô Phạm Văn Hùng, Phó Giám đốc, ĐT: 3823253 - ĐTDĐ: 0913.453854 Ô Nguyễn Ngọc Sơn, Phó Giám đốc, ĐT: 3821795 - ĐTDĐ: 0903.574420 Ô Tôn Thất Viễn Tương, TP Khảo thí và KĐCL, ĐTDĐ: 0903.572705 Sở yêu cầu các đơn vị nghiên cứu kỹ những hướng dẫn trong công văn này và tổ chức triển khai công... Sở yêu cầu các đơn vị nghiên cứu kỹ những hướng dẫn trong công văn này và tổ chức triển khai công việc theo thời gian đã quy định Những vấn đề còn chưa rõ hoặc những ý kiến cần thi t phải trao đổi liên quan đến việc tổ chức thi, đề nghị các đơn vị phản ánh về cho Phòng Khảo thí và KĐCL Sở Giáo dục và Đào tạo để xem xét, giải quyết./ KT GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC Nguyễn Ngọc Sơn 11 . tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp năm học 2009 -2010, thực hiện nghiêm túc quy chế thi. 1 Tổ chức họp phụ huynh học sinh lớp 12 để quán triệt các yêu cầu tổ chức thi, mục đích, ý nghĩa của kỳ thi. 1.5 2009- ;2010 và tuyển sinh năm học 2010- 2011. - Các văn bản hướng dẫn khác của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở hướng dẫn các đơn vị một số vấn đề về công tác tổ chức thi tốt nghiệp năm 2010 như sau: 1. CÔNG. việc h ướng dẫn tổ chức thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2010; - Công văn số 1199/UBND-GD ngày 30/3 /2010 của UBND tỉnh về việc tổ chức thi tốt nghiệp và tuyển sinh năm 2010; - Chỉ thị số 11/CT-UBND

Ngày đăng: 07/07/2014, 15:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan