MỘT SỐ CÔNG THỨC GIẢI NHANH BÀI TOÁN HOÁ

5 752 4
MỘT SỐ CÔNG THỨC GIẢI NHANH BÀI TOÁN HOÁ

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

MỘT SỐ CÔNG THỨC GIẢI NHANH BÀI TOÁN HOÁ ( DÙNG ÔN THI TN) Vấn đề 1: Tìm kim loại M có hoá trị n. Dạng 1: cho a(g) kim loại M có hoá trị n tác dụng với axit HCl thu được V(l) khí H 2 (đktc). Kim loại M là. Ta có 2HCl → H 2 2M→nH 2 => M=(a*n)/2(V/22,4) với n=1,2,3. Thí dụ 1: Hoà tan m gam Fe trong dung dịch HCl dư, sau khi phản ứng kết thúc thu được 4,48 lít khí H 2 (ở đktc). Giá trị của m là (Cho Fe = 56, H = 1, Cl = 35,5) A. 2,8. B. 1,4. C. 5,6. D. 11,2. 56=(a*2)/2(4,48/22,4) => a= 11,2 Dạng 2: cho a(g) kim loại M có hoá trị n tác dụng với axit H 2 SO 4 loãng thu được V(l) khí H 2 (đktc). Kim loại M là. Ta có H 2 SO 4 → H 2 2M→nH 2 => M=(a*n)/2(V/22,4) với n=1,2,3. Dạng 3: cho a(g) kim loại M có hoá trị n tác dụng với V(l) dung dịch H 2 SO 4 loãng có nồng độ C M thu được khí H 2 (đktc). Kim loại M là. Ta có H 2 SO 4 → H 2 2M→nH 2 => M=(a*n)/2(C M *V) với n=1,2,3. Dạng 4: cho a(g) kim loại M có hoá trị n tác dụng với axit H 2 SO 4 loãng thu được b(g) muối sunfat. Kim loại M là. M=(a*96*n)/2(b-a) ( SO 4 2- =96) Dạng 5: cho a(g) kim loại M có hoá trị n tác dụng với axit HCl thu được b(g) muối clorua. Kim loại M là. nHCl → MCl n => M=(a*71*n)/2(b-a) hoặc M=(a*35,5*n)/(b-a) ( Cl=35,5) Thí dụ 5: Hòa tan 6,5 gam Zn trong dung dịch axit HCl dư, sau phản ứng cô cạn dung dịch thì số gam muối khan thu được là (Cho H = 1, Zn = 65, Cl = 35,5) A. 20,7 gam. B. 13,6 gam. C. 14,96 gam. D. 27,2 gam. 65=(6,5*71*2)/2(b-6,5) => b= (6,5*71*2)/2(65)+6,5=13,6 hoặc Zn → ZnCl 2 => số mol Zn = số mol ZnCl 2 => b=13,6 Thí dụ 6: Hoà tan hoàn toàn 7,8 gam hỗn hợp gồm Mg, Al trong dung dịch HCl dư thấy tạo ra 8,96 lít khí H 2 (đkc). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam muối khan. Giá trị của m là A. 18,1 gam. B. 36,2 gam . C. 54,3 gam. D. 63,2 gam. khối lượng muối khan= m + 71*V/22,4 = 7,8 + 71*8,96/22,4 = 36,2 gam Dạng 6: cho a(g) kim loại M có hoá trị n tác dụng với axit HNO 3 thu được b(g) muối nitrat. Kim loại M là. (n+n)HNO 3 → M(NO 3 ) n + nNO 2 => M=(a*62*n)/(b-a) (NO 3 - =62) Nếu sản phẩm là khí NO (3n+n)HNO 3 → 3M(NO 3 ) n + nNO (ghi chú 3 là số e nhận, n là số e cho) Nếu sản phẩm là khí N 2 O (8n+2n)HNO 3 → 8M(NO 3 ) n + nN 2 O (ghi chú 8 là số e nhận, n là số e cho) • Chú ý các số trên phải là số nguyên dương tối giản. Dạng 7: cho a (g) kim loại M có hoá trị n tác dụng với axit HNO 3 thu được V lít khí NO 2 (đktc). Tìm kim loại. M=(a*n)/(V/22,4) Dạng 8: cho a (g) kim loại M có hoá trị n tác dụng với axit HNO 3 thu được V lít khí NO (đktc). Tìm kim loại. M=(a*n)/3(V/22,4) (ghi chú 3 là số e nhận, n là số e cho) Dạng 9: cho a (g) kim loại M có hoá trị n tác dụng với axit HNO 3 thu được V lít khí N 2 O (đktc). Tìm kim loại. M=(a*n)/8(V/22,4) (ghi chú 8 là số e nhận, n là số e cho) Từ các dạng công thức trên nếu chúng ta biết được M và hoá trị thì dẽ dàng tính được V. Thí dụ: Cho 4,05 gam Al tan hết trong dung dịch HNO 3 thu V lít N 2 O (đkc) duy nhất. Giá trị V là A. 2,52 lít. B. 3,36 lít. C. 4,48 lít. D. 1,26 lít. V= (4,05*3)/8(27/22,4)=1,26 Dạng 10: cho a (g) kim loại M có hoá trị n tác dụng với axit H 2 SO 4 đặc thu được V lít khí SO 2 (đktc). Tìm kim loại. M=(a*n)/2(V/22,4) (ghi chú 2 là số e nhận, n là số e cho) Thí dụ : Hoà tan 6,4 gam Cu bằng axit H 2 SO 4 đặc, nóng (dư), sinh ra V lít khí SO 2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của V là A. 4,48. B. 6,72. C. 3,36. D . 2,24. 64=(6,4*2)/2(V/22,4) => V=(6,4*2)/ 2(64/22,4) hoặc 2Cu →nSO 2 (ghi chú 2 là số e nhận, n là số e cho) Vấn 2: cho bài toán hh , giải hệ , tính %m hoặc %n. Dạng 1: Cho m (g) hh gồm 2 kim loại X (có hoá trị 2) và Y (có hoá trị 3) tác dụng với axit HCl thu được V (l) khí H 2 (đktc). Tính thành phần trăm theo khối lượng mỗi kim loại trong hh. Ta luôn có hệ: xM x + yM y = m (1) 2/2x + 3/2y = V/22,4 (2) => x,y => %X = (xM x *100)/m %Y = 100% - %X Thí dụ 1: cho 11 g hh gồm Al và Fe tác dụng với dung dịch HCl thu được 8,96 (l) khí H 2 đktc. Tính thành phần trăm theo khối lượng từng chất trong hh. Ta có hệ: 27x + 56y = 11 3/2x + y = 8,96/ 22,4 => x=0,2 , y=0,1 => %Al = (0,1*27*100)/11 Dạng 2: Cho m (g) hh gồm 2 kim loại X (có hoá trị 2) và Y (có hoá trị 2) tác dụng với axit HCl thu được V (l) khí H 2 (đktc). Tính thành phần trăm theo khối lượng mỗi kim loại trong hh. Ta luôn có hệ: xM x + yM y = m (1) 2/2x + 2/2y = V/22,4 (2) => x,y => %X = (xM x *100)/m %Y = 100% - %X Thí dụ 2: Một hỗn hợp gồm 13 gam kẽm và 5,6 gam sắt tác dụng với dung dịch axit sunfuric loãng dư. Thể tích khí hidro (đktc) được giải phóng sau phản ứng là. A. 2,24 lit. B. 4,48 lit. C. 6,72 lit. D. 67,2 lit. V= (13/65 + 5,6/56)*22,4=6,72 (Zn hoá trị 2, Fe tác dụng với HCl hoá trị 2) Thí dụ 3: Hoà tan hoàn toàn 1,5 gam hỗn hợp bột Al và Mg vào dung dịch HCl thu được 1,68 lít H 2 (đkc). Phần % khối lượng của Al trong hỗn hợp là A. 60%. B. 40%. C. 30%. D. 80%. 27x + 24y = 1,5 3/2x +y = 1,68/22,4 => x=1/30, y = 0.025 Thí dụ 4: Cho 10 gam hỗn hợp gồm Fe và Cu tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng (dư). Sau phản ứng thu được 2,24 lít khí hiđro (ở đktc), dung dịch X và m gam chất rắn không tan. Giá trị của m là (Cho H = 1, Fe = 56, Cu = 64) A. 6,4 gam. B. 3,4 gam. C. 5,6 gam. D. 4,4 gam. 56x + 64y = 10 x+0y= 2,24/22,4 => mFe = 56*x= 5,6g Thí dụ 5: Cho m gam hỗn hợp X gồm Al, Cu vào dung dịch HCl (dư), sau khi kết thúc phản ứng sinh ra 3,36 lít khí (ở đktc). Nếu cho m gam hỗn hợp X trên vào một lượng dư axit nitric (đặc, nguội), sau khi kết thúc phản ứng sinh ra 6,72 lít khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của m là A. 15,6. B. 10,5. C. 11,5. D. 12,3. 27x+64y=m 3/2x=3,36/22,4 => x= 0,1 2y= 6,72/22,4 =0,15 => m = 27*0,1 + 64*0,15 =12,3 Thí dụ 6: Hoà tan 6 gam hợp kim Cu, Fe và Al trong axit HCl dư thấy thoát ra 3,024 lít khí (đkc) và 1,86 gam chất rắn không tan. Thành phần phần % của hợp kim là A. 40% Fe, 28% Al 32% Cu. B. 41% Fe, 29% Al, 30% Cu. C. 42% Fe, 27% Al, 31% Cu. D. 43% Fe, 26% Al, 31% Cu. 27x + 56y = 6-1,86 (1) 3/2x + y= 3,024/22,4 (2) => x= 0,06; y=0,045 => %Fe=42%; %Al=27%; %Cu=31% ( Chú ý Cu không tác dụng với dd HCl , H 2 SO 4 loãng (cách nhớ cặp 2H + /H 2 trong dãy điện hoá)) Thí dụ 6:Cho 2,8 gam hỗn hợp bột kim loại bạc và đồng tác dụng với dung dịch HNO 3 đặc, dư thì thu được 0,896 lít khí NO 2 duy nhất (ở đktc). Thành phần phần trăm của bạc và đồng trong hỗn hợp lần lượt là: A. 73% ; 27%. B. 77,14% ; 22,86% C. 50%; 50%. D. 44% ; 56% 108x + 64y = 2,8 1x + 2y = 0,896/ 22,4 giải hệ tìm x,y rồi suy ra %. ( 1 là số e Ag cho, 2 là số e Cu cho, tất cả chia cho 1 là số e HNO 3 nhận ) Vấn đề 3: khi đề cho khối lượng kim loại hoặc khối lượng hh kim loại và khối lượng muối . Tính thể tích khí thoát ra. Dạng 1: cho a g kim loại M có hoá trị n tác dụng với axit HNO 3 thu được b g muối nitrat. Tính thể tích khí: Nếu khí thoát ra là NO 2 thì : b=a + 62*V/22,4 suy ra VNO 2 = (b-a)22,4/62 Nếu khí thoát ra là NO thì : b=a + 62*3V/22,4 ( 3 là số e HNO 3 nhận) suy ra VNO= (b-a)22,4/(3*62) Thí dụ 1: Cho 8,3 gam hỗn hợp Al và Fe tác dụng với dung dịch HNO 3 loãng dư thì thu được 45,5 gam muối nitrat khan. Thể tích khí NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất) thoát ra là: A. 4,48 lít. B. 6,72 lít. C. 2,24 lít. D. 3,36 lít. VNO= (b-a)(3*22,4)/62=(45,5-8,3)22,4/(3*62)=4,48 Dạng 2: cho a g kim loại M có hoá trị n tác dụng với axit HCl thu được b g muối clorua. Tính thể tích khí H 2 (đktc). Ta có b=a + 71*V/22,4 suy ra V = (b-a)*22,4/71 Dạng 3: cho a g kim loại M có hoá trị n tác dụng với axit H 2 SO 4 loãng thu được b g muối sunfat. Tính thể tích khí H 2 (đktc). Ta có b=a + 96*V/22,4 suy ra V = (b-a)*22,4/96 vấn đề 4: cho khí CO 2 tác dụng với dd nước vôi trong. Dạng 1: cho x mol CO 2 vào dung dịch chứa y mol Ca(OH) 2 thu được a g kết tủa. Tính a. a= ( 2*y – x)*100 ( khối lượng mol của CaCO 3 =100) Thí dụ 1: Dẫn 17,6 gam CO 2 vào 500 ml dung dịch Ca(OH) 2 0,6M. Phản ứng kết thúc thu được bao nhiêu gam kết tủa? A. 20 gam. B. 30 gam. C. 40 gam. D. 25 gam. x= 17,6/44 =0,4; y= 0,3 => a=( 2*0,3 – 0,4)*100=20 Thí dụ 2: Cho 10 lít hỗn hợp khí (đktc) gồm CO 2 và 68,64% CO về thể tích đi qua 100 gam dung dịch Ca(OH) 2 7,4% thấy tách ra m gam kết tủa. Trị số của m bằng A. 10 gam. B. 8 gam. C. 6 gam. D. 12 gam. m= ( 2*100*7,4/(74*100) – (10*(100%-68,64%)/22,4)*100 =6 Thí dụ 3: Hấp thụ hoàn toàn 2,688 lít khí CO2 (ở đktc) vào 2,5 lít dung dịch Ba(OH)2 nồng độ d mol/l, thu được 15,76 gam kết tủa. Giá trị của d là (cho C = 12, O = 16, Ba = 137) A. 0,032. B. 0,04. C. 0,048. D. 0,06. x= 2,688/22,4=0,12 ; y=2,5*d ; a=15,76 15,76 = ( 2*2,5d – 0,12)*197 suy ra d= 0,04 ( BaCO 3 = 197) Dạng 2: cho x mol CO 2 vào dung dịch chứa y mol Ca(OH) 2 thu được a g kết tủa. Tính x. Có 2 trường hợp: trường hợp 1: x= a/100 ( với y> a/100) trường hợp 2: x= 2y – a/100 ( kinh nghiệm luôn chọn phương án có 2 số mol) Thí dụ 1: Thổi V lít (đktc) khí CO 2 vào 300 ml dung dịch Ca(OH) 2 0,02M thì thu được 0,2 gam kết tủa. Giá trị của V là: A. 44,8 ml hoặc 89,6 ml B. 224 ml C. 44,8 ml hoặc 224 ml D. 44,8 ml trường hợp 1: V= 0,2/100*22,4 = 44,8 ml trường hợp 2: V= ( 2*0,3*0,02 – 0,2/100)*22,4 =224 ml Dạng 3: Dẫn V lit CO 2 (đktc) vào dung dịch Ca(OH) 2 thu được a gam kết tủa và dung dịch X, đun nóng dung dịch lại thu thêm được b gam kết tủa nữa. Giá trị của V là V= ( a + 2b)* 22,4/100 Thí dụ 2: Dẫn V lit CO 2 (đktc) vào dung dịch Ca(OH) 2 thu được 25 gam kết tủa và dung dịch X, đun nóng dung dịch lại thu thêm được 5 gam kết tủa nữa. Giá trị của V là A. 7,84 lit B. 11,2 lit C. 6,72 lit D. 5,6 lit V= ( 25 + 2 * 5)*22,4/100 = 7,84 lit Vấn đề 5: dd kiềm tác dụng với muối nhôm. Dạng 1: Cho x mol dung dịch AlCl3 tác dụng với y mol NaOH , lượng kết tủa thu được là a gam. Tính a. a= (4x – y)* 78 ( Al(OH) 3 = 78) chú ý: y≥3x Thí dụ 1:Cho 2 mol dung dịch AlCl3 tác dụng với 7 mol NaOH , lượng kết tủa thu được là a gam. Tính a. a= (4x – y)* 78 ( Al(OH) 3 = 78) a= ( 2*4 – 7 )*78 = 78 Dạng 2: Cho dung dịch chứa y NaOH tác dụng với dung dịch chứa x mol Al 2 (SO 4 ) 3 . Sau phản ứng khối lượng kết tủa thu được là a g. a= (8x – y)* 78 Thí dụ 2: Cho dung dịch chứa 2,8 gam NaOH tác dụng với dung dịch chứa 3,42 gam Al 2 (SO 4 ) 3 . Sau phản ứng khối lượng kết tủa thu được là A. 3,12 gam. B. 2,34 gam. C. 1,56 gam. D. 0,78 gam. a= (8x – y)* 78 = (8*3,42/342 – 2,8/40)* 78=0,78 gam Dạng 3: Cho x mol dung dịch AlCl3 tác dụng với y mol NaOH , lượng kết tủa thu được là a gam. Tính y. Trường hợp 1: y= 3a/78 (lượng kết tủa cực đại) Trường hợp 2: y= 4x – a/78 (lượng kết tủa cực tiểu) Thí dụ 3: Cho 200 ml dung dịch AlCl3 1,5M tác dụng với V lít dung dịch NaOH 0,5M, lượng kết tủa thu được là 15,6 gam. Giá trị lớn nhất của V là (cho H = 1, O = 16, Al = 27) A. 1,2. B. 1,8. C. 2,4. D. 2. Trường hợp 1: y= 3a/78 (lượng kết tủa cực đại) y= 3*15,6/78=0,6 V= 0,6/0,5=1,2 (còn tiếp) Trên đây là những kinh nghiệm của bản thân, trong quá trình soạn thảo không thể không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được nhận được góp ý chân thành của quí đồng nghiệp. Chúc các đồng nghiệp thành công ! . MỘT SỐ CÔNG THỨC GIẢI NHANH BÀI TOÁN HOÁ ( DÙNG ÔN THI TN) Vấn đề 1: Tìm kim loại M có hoá trị n. Dạng 1: cho a(g) kim loại M có hoá trị n tác dụng với axit HCl. 2Cu →nSO 2 (ghi chú 2 là số e nhận, n là số e cho) Vấn 2: cho bài toán hh , giải hệ , tính %m hoặc %n. Dạng 1: Cho m (g) hh gồm 2 kim loại X (có hoá trị 2) và Y (có hoá trị 3) tác dụng với axit. nNO (ghi chú 3 là số e nhận, n là số e cho) Nếu sản phẩm là khí N 2 O (8n+2n)HNO 3 → 8M(NO 3 ) n + nN 2 O (ghi chú 8 là số e nhận, n là số e cho) • Chú ý các số trên phải là số nguyên dương

Ngày đăng: 07/07/2014, 13:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan