Ngiên cứu về ảnh hưởng của chính sách kích câu tới nguy cơ lạm phát của việt nam hiện nay ppsx

50 417 0
Ngiên cứu về ảnh hưởng của chính sách kích câu tới nguy cơ lạm phát của việt nam hiện nay ppsx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Ngiên cứu về ảnh hưởng của chính sách kích câu tới nguy cơ lạm phát của việt nam hiện nay Chương I: Tổng quan nghiên cứu đề tài 1.Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài Thời gian qua tình hình kinh tế thế giới biến động mạnh theo chiều hướng suy thoái từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã gây xáo trộn lớn về kinh tế-xã hội của nhiều quốc gia nhất là các quốc gia đang phát triển và kém phát triển trong đó có Việt Nam. Nền kinh tế Việt Nam chịu tác động mạnh mẽ và cũng có dấu hiệu suy thoái mạnh. Để chặn đà suy giảm kinh tế, giúp nền kinh tế phục hồi sau khủng hoảng, chính phủ các quốc gia trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đã đưa ra rất nhiều giải pháp nhằm thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng trở lại; trong đó hệ thống các chính sách kích cầu là một trong những giải pháp vô cùng quan trọng. Thực tế trong thời gian qua, việc thực hiện chính sách kích cầu ở Việt Nam đã đem lại những kết quả tích cực cho nền kinh tế, đưa nền kinh tế nước ta thoát khỏi khủng hoảng và bắt đầu có những khởi sắc về phát triển sản xuất, thị trường và thương mại. Tuy nhiên, bên cạnh đó khi nền kinh tế đang có xu hướng tăng trưởng trở lại thì một vấn đề đặt ra là nguy cơ lạm phát đang tiềm ẩn và có thế gây ảnh hưởng không tốt cho nền kinh tế vừa mới phục hồi. Điều này đặt ra những thách thức mới cho chính phủ Việt Nam cũng như các nhà quản lý kinh tế vĩ mô. 2. Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài Xuất phát từ những vấn đề mang tính cấp thiết trên nên nội dung chính của đề tài là “Ảnh hưởng của chính sách kích cầu đến nguy cơ lạm phát của Việt Nam hiện nay”. Qua trình phân tích những ảnh hưởng này sẽ là cơ sở để có thể giữ ổn định được nền kinh tế hiện nay 3. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của đề tà được thể hiên trên các khía cạnh: Thứ nhất: chỉ ra đươc những tích cực của kích cầu để phát triển nền kinh tế trong năm 2009 Thứ hai: qua phân tích ta thấy nền kinh tế đang phát triển trở lại giá cả bắt đầu tăng lên có thể làm cho lạm phát tăng trở lại. Thứ ba: nghiên cứu nguy cơ lạm phát hiện nay đồng thời đề xuất các giải pháp, kiến nghi với nhà nước về các chính sách điều tiết vĩ mô nhằm ổn định kinh tế 4. Phạm vi nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu đề tài tâp trung vào phân ticgs các chính sách kích cầu mà Việt Nam đã sử dung trong giai đoạn qua và nguy cơ lạm phát do kích cầu gây ra Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các cộng cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế của chính phủ nhằm mục đích giữ ổn định nền kinh tế 5 kết cấu báo cáo nghiên cứu Ngoài phần mở đầu, phần giới thiệu các tài liệ tham khảo và các phụ lục. Đề tài gồm 4 chương ChươngI : Tổng quan về đề tài nghiên cứu Chương II: Một số lý luận về chủ đề nghiên cứu Chương III: Phương pháp nghiên cứu và các kết quả phân tích thực trạng Chương IV: Các kết luận, thảo luận và đề xuất với vấn đề nghiên cứu Chương II : Một số lý luận về chủ đề nghiên cứu 1. Một số định nghĩa khái niệm cơ bản. Chính sách kinh tế vĩ mô là công cụ điều tiết vĩ mô trong nền kinh tế. Chính sách kinh tế vĩ mô bao gồm chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa , chính sách thu nhập, chính sách kinh tế đối ngoại. Nhưng quan trọng hơn cả là chinh sách tiền tệ và chính sách tài khóa. 1.1.1. Chính sách tiền tệ *Chính sách tiền tệ là quá trình quản lý hỗ trợ đồng tiền của chính phủ hay ngân hàng trung ương để đạt được những mục đích đặc biệt- như kiềm chế lạm phat duy trì ổn định tỷ giá hối đoái, đạt được toàn dụng lao động hay tăng trưởng kinh tế. Chính sách lưu thông tiền tệ bao gồm việc thay đổi các loại lãi suất nhất định, có thể trực tiếp hay gián tiếp thông qua các nghiệp vụ thị trường mở; qui định mức dự trữ bắt buộc; hoặc trao đổi trên thị trường ngoại hối. Chính sách tiền tệ nhắm vào hai mục tiêu là lãi suất và lượng cung tiền. Thông thường, không thể thực hiện đồng thời hai mục tiêu này. Chỉ để điều tiết chu kỳ kinh tế ở tình trạng bình thường, thì mục tiêu lãi suất được lựa chọn. Còn khi kinh tế quá nóng hay kinh tế quá lạnh, chính sách tiền tệ sẽ nhằm vào mục tiêu trực tiếp hơn, đó là lượng cung tiền. * Công cụ của chính sách tiền tệ Công cụ thường dùng của chính sách tiền tệ là lượng cung về tiền và lãi suất - Lượng cung tiền Khái niệm :là việc NHTW quy định tổng mức dư nợ của các NHTM không được vượt quá một lượng nào đó trong một thời gian nhất định(một năm) để thực hiện vai trò kiểm soát mức cung tiền của mình.Việc định ra hạn mức tín dụng cho toàn nền kinh tế dựa trên cơ sở là các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô(tốc độ tăng trưởng ,lạm phátiêu thụ )sau đó NHTW sẽ phân bổ cho các NHTM và NHTM không thể cho vay vượt quá hạn mức do NHTW quy định . Cơ chế tác động:Đây là một cộng cụ điều chỉnh một cách trực tiếp đối với lượng tiền cung ứng,việc quy định pháp lý khối lượng hạn mức tín dụng cho nền kinh tế có quan hệ thuận chiều với qui mô lượng tiền cung ứng theo mục tiêu của NHTM. Đặc điểm:Giúp NHTW điều chỉnh ,kiểm soát được lượng tiền cung ứng khi các công cụ gián tiếp kém hiệu quả ,đặc biệt tác dụng nhất thời của nó rất cao trong những giai đoạn phát triển quá nóng,tỷ lệ lạm phát quá cao của nền kinh tế .Song nhược điểm của nó rất lớn : triệt tiêu động lực cạnh tranh giữa các NHTM,làm giảm hiệu quả phân bổ vốn trong nến kinh tế ,dễ phát sinh nhiều hình thức tín dụng ngoàI sự kiểm soát của NHTW và nó sẽ trở nên quá kìm hãm khi nhu cầu tín dụng cho việc phát triển kinh tế tăng lên - Lãi suất Khái niệm :NHTW đưa ra một khung lãi suất hay ấn dịnh một trần lãi suất cho vay để hướng các NHTM điều chỉnh lãi suất theo giới hạn đó,từ đó ảnh hưởng tới qui mô tín dụng của nền kinh tế và NHTW có thể đạt được quản lý mức cung tiền của mình. Cơ chế tác động:Việc điều chỉnh lãi suất theo xu hướng tăng hay giảm sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới qui mô huy động và cho vay của các NHTM làm cho lượng tiền cung ứng thay đổi theo. Đặc điểm:Giúp cho NHTW thực hiện quản lý lượng tiền cung ứng theo mục tiêu của từng thời kỳ,đIều này phù hợp với các quốc gia khi chưa có điều kiện để phát huy tác dụng của các công cụ gián tiếp.Song, nó dễ làm mất đi tính khách quan của lãi suất trong nền kinh tế vì thực chất lãI suất là “giá cả” của vốn do vậy nó phải được hình thành từ chính quan hệ cung cầu về vốn trong nến kinh tế .Mặt khác việc thay đổi quy định đIều chỉnh lãI suất dễ làm cho các NHTM bị động,tốn kém trong hoạt động kinh doanh của mình. 1.1.2: Chính sách tài khoá * Chính sách tài khóa là các chính sách của chính phủ nhằm tác động lên định hướng phải triển của nền kinh tế thông qua những thay đổi trong chi tiêu chính phủ và thuế khóa. Chính sách tài khóa đối lập với những chính sách kinh tế cơ bản khác như chính sách tiền tệ, đó là chính sách nhằm ổn định nền kinh tế bằng cách kiểm soát tỉ lệ lãi suất và nguồn cung tiền. Hai công cụ chính của chính sách tài khóa là chi tiêu của chính phủ và hệ thống thuế. * Công cụ của chính sách tài khóa Hai công cụ chính của chính sách tài khóa là chi tiêu của chính phủ và hệ thống thuế. -Chi tiêu của chính phủ Chi tiêu của chính phủ được các nhà kinh tế học phân ra làm 3 loại chính: (1) Các khoản mua hàng hóa và dịch vụ để tiêu dùng hiện tại được gọi là Tiêu dùng của chính phủ (Government consumption); (2) Các khoản chính phủ để mua các hàng hóa và dịch vụ nhằm tạo ra lợi ích trong tương lai, như đầu tư vào cơ sở hạ tầng và nghiên cứu, được gọi là Đầu tư của chính phủ Government investment. (3) Các khoản không phải để mua hàng hóa dịch vụ, mà chỉ là hành động di chuyển tiền, như trả cho phúc lợi xã hội, được gọi là Transfer payments. Các khoản chi tiêu của chính phủ có thể được tài trợ bởi lãi do phát hành tiền, thuế và vay mượn. Hai loại chi tiêu trên của chính phủ hợp thành những bộ phận chính của Tổng sản phẩm quốc nội. - Thuế Thuế là khoản đóng góp bắt buộc của con người (thông qua thể nhân, pháp nhân) cho Chính phủ được nhà nước quy định thông qua hệ thống pháp luật, được thực hiện mà không đề cập đến một lợi ích cụ thể đối với người đóng thuế. Thuế thường được đóng bằng tiền và thể hiện việc chịu từ bỏ sức mua một cách trực tiếp nhưng cũng có thể đóng thuế thông qua sức lao động, ngày công lao động, hiện vật như gạo muối, dầu mỏ, trà nhằm mục đích chuyển quyền kiểm soát các nguồn lực kinh tế từ ngồn lực kinh tế từ người nộp thuế sang người nhà nước để nhà nước sử dụng hay chuyển giao cho những người khác. Thuế có hai chức năng chính là phân phối lại và chức năng điều tiết các hoạt động kinh tế-xã hội. Sự ra đời của thuế gắn liền với sự phân chia xã hội thành các giai cấp đối kháng và sự xuất hiện của nhà nước. Thuế quốc gia và thuế địa phương: Do chính quyền gồm chính quyền trung ương và chính quyền địa phương. Các cấp chính quyền đều có ngân sách riêng, và được phân quyền các nhiệm vụ chi (cung ứng hàng hoá công cộng) riêng, nên có thuế quốc gia (nộp vào ngân sách trung ương), và thuế địa phương (nộp vào ngân sách chính quyền địa phương). Thuế thông thường và thuế đặc biệt: Thuế thông thường: là thuế nhằm các mục đích chính là thu ngân sách và điều tiết thu nhập, chứ không nhằm mục đích đặc biệt nào khác. Thuế đặc biệt: là thuế nhằm mục đích đặc biệt, ví dụ thuế tiêu thụ đặc biệt đánh vào bia rượu, thuốc lá nhằm hạn chế cá nhân tiêu thụ các hàng hoá này, hay phí thuỷ lợi nhằm huy động tài chính cho phát triển, duy tu hệ thống thuỷ lợi địa phương. Thuế phụ thu: Bên cạnh thuế chính thức còn có thuế phụ thu. Thuế này không nhằm điều tiết trực tiếp đối tượng thu mà chỉ lợi dụng đối tượng thu để huy động một nguồn tài chính phục vụ mục đích nào đó không nhất thiết liên quan đến đối tượng thu. Ví dụ chính phủ Pháp đánh thuế phụ thu đối với người đi máy bay ở Pháp ( thu thuế này khi họ mua vé máy bay) để có nguồn tài chính tài trợ cho hoạt động phòng chống dịch bệnh, nhất là HIV/AIDS, ở nước nghèo. 2, Lạm phát và giảm lạm phát 2.1 ) Khái niệm lạm phát và giảm lạm phát a) Khái niệm lạm phát Lạm phát được định nghĩa là quá trình tăng gia liên tục tức là mức giá chung tăng lên hoặc là quá trình đòng tiên liên tục bị giảm giá. - Trong thực tế , dù có bất kì sự gia tăng của một vài hàng hoá riêng lẻ nào đó thì chưa thể gọi là lạm phát , khi gia tăng của một vài hàng hoá khác lại giảm mà mức giá chung không tăng chỉ có thể kết luận là lạm phát khi mức giá chung tăng lên lạm phát xảy ra khi mức giá chung thay đổi. -Lạm phát được đặc trưng bởi chỉ số giá cả và loại chỉ số biểu hiện lạm phát gọi là chỉ số lạm phát hay chỉ số giá cả chung của toàn bộ hàng hoá cấu thành tổng sản phẩm quốc dân.Nó chính là GNP danh nghĩa /GNP thực tế +)Tỷ lệ lạm phát : tỷ lệ lạm phát là thứơc đo chủ yếu cảu lạm phát trong một thời kỳ ,quy mô và sụ biến đọng của nó phản ánh quy mô và xu hướng lạm phát. Tỷ lệ lạm phát được tính như sau : 1001 1 ×         −= −p p p I I g Trong đó : g p : tỷ lệ lạm phát I p : chỉ số giá cả của thời kỳ nghiên cứu I p-1 : chỉ số giá cả của thời kỳ trước đó b) Khái niệm giảm phát Giảm phát xảy ra khi mức giá chung thay đổi ,giảm phát là sụ xuống liên tục cảu mức giá chung bình theo thời gian. Trong thực tế ,dù có bất kỳ sự giảm giá nào của một vài hàng hoá riêng lẻ nào thì đó chưa thể gọi là lạm phát khi giá của j vài hàng hoá khác lại tăng và mức giá chung không giảm chỉ có thể kết luận giảm phát khi mức giá chung giảm 2.2) Phân loại lạm phát a) Căn cứ theo loại lạm phát : theo nguyên nhân lạm phát + ) Lạm phát cầu kéo + ) Lạm phát chi phí đẩy +) Lạm phát dự kiến +) Lạm phát do tiền -Lạm phát cầu kéo : lạm phát cầu kéo thực chất là do sự mất cân đối giữa tổng cung và tổng cầu hàng hoá và dịch vụ.Khi tổng cầu hàng hoá và dịch vụ có khả nằng thanh toán lớn hơn tổng hàng hoá va dịch vụ đã đẩy giá tăng lên để thiết lập một sự cân bằng mới trên thị trường , trong đó tổng cung bằng tổng cầu. Lạm phát do tổng cầu tăng lên trong trrường hợp nguồng ngoại tệ để nhập khẩu bị hạn chế , các năng lực sản xuất đã huy động hết làm cho tổng cung không thể nào tăng lên để cân bằng được với tổng cầu ở mức giá cố định , buộc giá phải tăng lên để tạo cân bằng mới cao hơn, tức là lạm phát đã xuất hiện.Như vậy bản chất của lạm phát cầu kéo là chỉ tiêu quá nhiều và để mua một lượng cung hạn chế về hàng hoá có thể sản xuất được, trong thị trường lao động đã đạt cân bằng . - Mô hình : khi sản lượng vượt tiềm năng , đương AS có độ dóc lớn nên khi cầu tằng mạnh đưòng AD dịch chuyển lên trên ( AD1 ) giá cả tăng nhanh từ P0 → P1. Y* ASRL ASRL ASRL0 AD P0 P1 P Y Y1 Y0 ASRL ASRL AD1 AD0 Y* Y P chi tieu qua kha nang cung ung chi phi phat trien day gia len cao Lạm phát chi phí đẩy : Lạm phát chi phí đẩy xảy ra khi có tác động cảu các yếu tố bên ngoài tác động vào không gắn với tình hình tổng cung va tổng cầu nền kinh tế .Đây là tình trạng khi chi phí sản xuất tăng quá mức trung bình mà nền kinh tế có thể chịu đựng được đẩy giá tăng lên . Lạm phát chi phí đẩy bao gồm cả lạm phát do tiền lương tăng lên (lạm phát tiền lương đẩy ). Các cơn sốc giá cả của thị trường đầu vào - đặc biệt là các vật tư cơ bản là nguyên nhân chủ yếu đẩy chi phí lên cao duy tổng cầu không thay đổi nhưng giá cả đã tăng lên và sản lượng lại giảm xuống. Lạm phát dự kiến : Trong nền kinh tế tiền tệ ,trừ siêu lạm phát và lạm phát phi mã , lạm phát vừa phải có xu hướng tiếp tục giữ mức lịch sử của nó. Giá cả trong trường hợp này tăng đều đều vơí 1 tỷ lệ tương đối ổn định. tỷ lệ lạm phát này người ta gọi là gọi là tỷ lệ lạm phát dự kiến vì người ta có thể dự tính trước mức độ của nó nên còn gọi là lạm phát dự kiến , giá cả tăng theo gần như một tỷ lệ nhất định người ta có thể dự kiến được tốc độ giá cả theo thời gian. Lạm phát do tiền tệ : Ngưyên nhân của lạm phát trong trường hợp này : là do cung tiền quá nhiều , quá mức cầu của nền kinh tế. Lịch sử lạm phát đã chỉ ra rằng ,không ó tiền lạm phát cao nào mà không có sự tăng trưởng mạnh mẽ về ngoại tệ , lượng tiền tăng càng nhanh thì lạm phát càng cao ,và bất kỳ một chính sách vi mô nào giảm được tốc độ tăng tiền cung dần đến giảm đựơc tỷ lệ lạm phát và phù hợp với thời kỳ ngắn hạn. b ) Căn cứ theo quy mô : Người ta chia ra làm 3 loại lạm phát đó là : + ) Lạm phát vừa phải +) Lạm phát phi mã + ) Siêu lạm phát Lạm phát vừa phải ( lạm phát chấp nhận đựơc ) : Là lạm phát ở mức dưới một con số ( không quá 10% ) , lạm phát ở mức độ này không gây ra những tác động đáng kể với nền kinh tế Lạm phát phi mã : Xảy ra khi giá cả tăng tương đối mạnh với tỷ lệ 2 hoặc 3 con số trong một năm. Lạm phát này khi đã trở nên vững chắc sẽ gây ra những biến dạng kinh tế nghiêm trọng đây là mức lạm phát phá vỡ hoàn toàn mọi cân đối với hệ thống tài chính - tiền tệ rối loạn , kinh tế - xã hội có nhiều biến động xấu. Siêu lạm phát : Xảy ra khi lạm phát đột biến tăng lên với tốc độ cao vượt xa lạm phát phi mã . Lạm phát ở Đức năm 1992 -193 là hình ảnh siêu lạm phát điển hình trong lịch sử lạm phát thế giới , giá cả tăng từ 1→ 10 lần. Siêu lạm phát thường gây ra những thiệt hại rất nghiêm trọng và sâu sắc tuy nhiên siêu lạm phát ít xảy ra . c ) Theo quy mô và độ dài thời gian . Căn cứ theo quy mô và độ dài thời gian người ta chia lạm phát thành 3 loại sau : Lạm phát kinh niên : thường kéo dài trên 3 năm với tỷ lệ lạm phát đến 50% / năm. Lạm phát nghiêm trọng : thường kéo dài trên 3 năm với tỷ lệ lạm phát trên 50% / năm. Siêu lạm phát : kéo dài trên 1 năm với tỷ lệ lạm phát trên 200%/năm. 2.3 ) Các thước đo lạm phát - Người ta có thể dùng chỉ số gái để đo lường lạm phát tuy nhiên trên thực tế việc sủ dụng chỉ số giá để đo lượng lạm phát không chính xác bởi nó luôn luôn có xu hướng phóng đại lạm phát thực . Co s 2 lý do để khẳng định chỉ số giá bán lẻ phóng đại lạm phát : + ) Một là : nó không phản ánh đầy đủ sự cải thiện chất lượng sản phẩm. + ) Hai là : nó không phản ánh sự cải thiện kỹ thuấtản xuất sự lệch lạc giữa lạm phát và chỉ số giá không phải không có hại ,bởi khi công bố chỉ số giá cao ( dự kiến ) sẽ khuyến khích dân chúng mua sắm ngay lúc công bố chỉ số giá chứ không đợi đến khi lên giá mới mua giá hạ thì NTD sẽ ít mua hơn bởi lợi tức cổ phần sẽ trội hơn lợi tức hàng hoá mang lại. Mặc dù tính tỷ lệ lạm páht còn nhiều vấn đề phải bàn nhưng có thể tính theo công thức sau : 1 1 − − − = t tt t P PP L Trong đó : L t : tỷ lệ lạm phát giai đoạn t t : là giai đoạn tính lạm phát P t : là tổng giá cả giai đoạn t P t-1 : là tổng giá cả giai đoạn t-1 Chỉ số giá tiêu dùng là một chỉ số quan trọng mà 1 số nước thường lấy để đo tỷ lệ lạm phát và được xem là để đo lường chi phí liên quan đến số hàng hoá và dịch vụ cụ thể được người mua tiêu dùng. Chỉ số giá tiêu dùng CIP được tính theo công thức sau : 0 1 0 0 1 i n i i i n i it QP QP CPI × × = ∑ ∑ − − Trong đó : P it : là giá hàng hoá sản phẩm i trong giai đoạn t P i0 :là p hàng hoá sản phẩm i trong giai đoạn cơ sở Q i0 : tổng lượng hàng hoá sản phẩm i ( i = 1 → n ) trong giai đoạn cơ sở. Chỉ số giảm GDP được coi là chỉ số giá phản ánh bình phân giá của tất cả các hàng hoá và dịch vụ đựơc sản xuất trong nước do vậy chỉ số này có thể nói là toàn diện hơn chỉ số giá tiêu dùng CPI vì bao quát hết các loại hàng hoá và dịch vụ .Chỉ số này được dùng để tính giảm phát GDP danh nghĩa và GDP thực .có thể tính chỉ số lạm phát GDP theo công thức sau : thuc danhnghia GDP GDP GDP L = [...]... độ lạm phát đó là chỉ số biên độ lạm phát Tuy nhiên trong thực tế các nước lấy chỉ số CPI là cơ sở để xem xét mức giá tăng lên trong nền kinh tế ,các chỉ số khác cũng quan trọng nhưng áp dụng có trừng mực Lạm phát thường được chia làm 3 loại : Lạm phát chấp nhận được ( lạm phát vừa phải ) ; lạm phát phi mã và siêu lạm phát 2.Một số lý thuyết của vấn đề nhgiên cứu a Cơ chế tác động của các chính sách. .. đến cơ cấu kinh tế thay đổi Những tác động đến tính hiệu quả kinh tế Lạm phát làm biến dạng cơ cấu đầu tư Lạm phát làm suy yếu thị trường Lạm phát làm sai lệch tín hiệu của giá Lạm phát làm phát sinh chi phí điều chỉnh giá Lạm phát làm lãng phí thời gian cho việc đối phó với tình trạng mất giá của tiền tệ Lạm phát làm giảm mức cạnh tranh với nước ngoài Lạm phát kích thich người nước ngoài rút vốn về. .. chung của việc sử dụng phối hợp 2 chính sách là: Lãi suất không đổi Sản lượng giảm nhanh b .Nguy n nhân của lạm phát đến nền kinh tế Lạm phát là một hiện tượng kinh tế vĩ mô phổ biến và có ảnh hưởng rộng lớn đến các mặt của đời sống kinh tế hiện đại Trong những thập kỉ qua hầu hết các nước công nhgiệp phát triển đều phải đương đầu với tình trạng lạm phát cao kéo dài trong một số nămvà một số nước kém phát. .. chế của gói kích thích kinh tế quả thật là những vấn đề rất đáng được nghiên cứu và đánh giá để đưa ra những chính sách phù hợp trong thời gian tới. ” Và tại báo Tuổi Trẻ số ra ngày 17/05/2009 cũng nghiên cứu về chính sách kích cầu của trung tâm nghiên cứu kinh tế và chính sách thuộc đại học kinh tế đại học Quốc Gia Hà Nội Các nhà nghiên cứu đã đưa ra những câu hỏi cần được quan tâm lúc bấy giờ: chính. .. chính sách kích cầu của chính phủ liệu có hiệu quả không? Và kích cầu vào đâu là hiệu quả?” Những câu trả lời đã được đưa ra bởi các chuyên gia kinh tế để giả quyết những thắc mắc đó “báo cáo của CAF-DEPOCEN(trung tâm nghiên cứu chính sách phát triển theo yêu cầu của ủy ban kinh tế quốc hội) khẳng định chính sách kích cầu là đúng đắn và kịp thời Báo cáo của CAF-DEPOCEN cho rằng dư địa để chính sách. .. lạm phát rất có thể tái xuất hiện vào năm 2010 khi chính phủ thực hiện gói kích cầu lần thứ hai nhưng cũng có chuyên gia cho rằng tái lạm phát vào năm 2010 là không cao Ông Lê Đức Thúy chủ tịch ủy ban giám sát tài chính ngân hang cho rằng: nguy cơ lạm phát thì đã được cảnh báo ngay từ khi hoạch định các gói kích cầu, tuy nhiên qua tình hình kinh tế vĩ mô cho đến bây giờ và thời gian tới thì nguy cơ. .. như Việt Nam - NHNN điều chỉnh chính sách tiền tệ, tập trung giải quyết vấn đề lạm phát: Sau gần 1 năm duy trì lãi suất cơ bản VNĐ ở mức thấp nhằm hỗ trợ phát triển sản xuất, kinh doanh NHNN đã tăng mức lãi suất này từ 7% lên 8% Càng về cuối năm, các chính sách về tỷ giá, lãi suất của NHNN càng tỏ rõ quan điểm kiềm chế lạm phát Quyết định nâng lãi suất này cho thấy NHNN rất quan ngại về triển vọng lạm. .. cho rằng gói kích cầu nếu không được giám sát chặt chẽ và quản lý hiệu quả thì hoặc sẽ gia tăng gánh nặng nợ nần và hiện tượng đầu cơ nóng với các dự án vay chất lượng thấp hoặc triển khai kém dải ngân không đúng mục đích nó cũng làm ảnh hưởng Theo ông Hiển nguy cơ tái lạm phát sẽ biểu hiện trong những năm tới nếu gói kích cầu kếm hiệu quả” Tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa... và kiểm soát có thể sẽ đưa nền kinh tế vào vòng xoáy: lạm phát- suy thoái -kích cầu -lạm phát Một trong những nguy n nhân gây ra lạm phát đó là lượng cung tiền quá lớn Tại Việt Nam 2009 chính phủ đã sử dụng hai gói kích cầu và áp dụng chính sách tài khóa nới lỏng và chính sách tiền tệ nới lỏng làm cho tổng cầu trong nền kinh tế tăng Theo thống kê về chỉ số giá tiêu dùng cho thấy: tháng 10/2009 CPI tăng... quá 7% Đánh giá về khả năng tăng trưởng nền kinh tế cũng như tốc độ lạm phát của của Việt Nam, Ngân hàng Hồng Kông - Thượng Hải (HSBC) cho rằng, áp lực lạm phát sẽ trở thành vấn đề ngày một lớn khi giá dầu và thực phẩm tăng cao HSBC dự báo tăng trưởng GDP cả năm 2010 sẽ đạt 6,8%; lạm phát 8% và lãi suất cơ bản sẽ là 12% Còn theo Ngân hàng Standard Chartered, tỉ lệ lạm phát của Việt Nam sẽ ở mức một . GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Ngiên cứu về ảnh hưởng của chính sách kích câu tới nguy cơ lạm phát của việt nam hiện nay Chương I: Tổng quan nghiên cứu đề tài 1.Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài Thời. Xuất phát từ những vấn đề mang tính cấp thiết trên nên nội dung chính của đề tài là Ảnh hưởng của chính sách kích cầu đến nguy cơ lạm phát của Việt Nam hiện nay . Qua trình phân tích những ảnh. loại lạm phát đó là : + ) Lạm phát vừa phải +) Lạm phát phi mã + ) Siêu lạm phát Lạm phát vừa phải ( lạm phát chấp nhận đựơc ) : Là lạm phát ở mức dưới một con số ( không quá 10% ) , lạm phát

Ngày đăng: 07/07/2014, 11:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan