Đề thi thử đại học môn hóa học 12 - Đề 3

7 408 2
Đề thi thử đại học môn hóa học 12 - Đề 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

TỔNG HỢP HÓA HỮU CƠ Câu 1: Chọn cách sắp xếp theo chiều giảm nhiệt độ sôi của các chất sau: (1)C 4 H 9 OH ; (2)C 3 H 7 OH ; (3)CH 3 COOC 2 H 5 ; (4)CH 3 COOCH 3 A. (3)>(4)>(2)>(1) B. (4)>(3)>(2)>(1) C. (1)>(2)>(3)>(4) D. (3)>(4)>(1)>(2) Câu 2: Hai chất hữu cơ X và Y có cùng công thức phân tử là C 3 H 6 O 2 . Cả X và Y đều không tham gia phản ứng tráng bạc. Công thức cấu tạo của X và Y là: A. HCOOC 2 H 5 và C 2 H 5 COOH B. CH 3 COOCH 3 và HOCH 2 CH 2 CHO C. CH 3 COOCH 3 và C 2 H 5 COOOH D. CH 3 COOCH 3 và HCOOC 2 H 5 Câu 3: Metyl acrylat không phản ứng được với chất hoặc dung dịch nào sau đây? A. Br 2 trong CCl 4 B. dung dịch HCl C. dung dịch NaOH D. Na kim loại Câu 4. Số đồng phân có cấu tạo đơn chức ứng với CTPT C 3 H 6 O 2 là: A. 1 B. 2 C.3 D. 4 Câu 5. Có bao nhiêu chất có CTPT là C 2 H 4 O 2 có thể cho phản ứng tráng bạc. A. 1 B. 2 C.3 D. 4 . Câu 6: Chọn thuốc thử có thể phân biệt được ba chất lỏng sau: axit axetic, phenol, etyl acrylat. A. Qùy tím B. CaCO 3 C. Dung dịch NaOH D. Dung dịch Br 2 Câu 7: Nếu đun nóng glixerol với hỗn hợp hai axit RCOOH và R’COOH thì thu được tối đa bao nhiêu triglixerit ? A. 2 B. 3 C. 6 D. 9 Câu 8. Chọn cách sắp xếp theo chiều giảm dần độ ngọt của các chất: A. Glucozơ, fructozơ, Saccarozơ B. Saccarozơ, Glucozơ, fructozơ C. Saccarozơ, fructozơ, Glucozơ D. Fructozơ, Saccarozơ, Glucozơ Câu 9: Có bốn lọ dựng mất nhãn dựng riêng biệt bốn chất sau : butanal, butan –ol, glucôzơ, glixerol. Thuốc thử nào sau đây có thể nhận biết được bốn chất trên ? A. [ Ag(NH 3 )](OH) 2 B. Na kim loại C. Br 2 / CCl 4 D.Cu(OH) 2 / NaOH Câu 10. Hợp chất nào sau đây có phản ứng màu với iot? A. Glucozơ B. Saccarozơ C. Xenlulozơ D. Tinh bột Câu 11. Các chất đều cho phản ứng tráng bạc là: A. Glucozơ, Mantozơ, Fructozơ B. Glucozơ, Mantozơ, Saccarozơ C. Glucozơ, Fructozơ, Xenlulozơ D. Fructozơ, Mantozơ, Saccarozơ Câu 12. Để phân biệt Glucozơ và Glixerol ta dùng cách nào sau đây? A. Cho phản ứng với Cu(OH) 2 ở nhiệt độ phòng B. Đem thực hiện phản ứng tráng bạc C. Cho tác dụng với natri kim loại D. Đem đun nóng với hiđro có niken làm xúc tác. Câu 13. Để phân biệt anilin, benzen, striren và phenol người ta lần lượt sử dụng các thuốc thử nào sau đây? A. Quì tím, dung dịch Brom B. Dung dịch Na 2 CO 3 , dung dịch Brom C. Dung dịch Brom, quì tím D. Dung dịch NaOH, dung dịch Brom. Câu 14. Thuốc thử nào sau đây có thể phân biệt được axit propanoic, butyl amin, glyxin đựng trong ba lọ mất nhãn ? A. Dung dịch Br 2 B. Dung dịch HCl C. Dung dịch NaOH D. Quỳ tím Câu 15. Cho amino axit A tác dụng với CH 3 OH có khí HCl làm xúc tác được chất hữu cơ B có tỉ khối hơi so với hiđro là 44,5. Đốt cháy hoàn toàn 8,9 gam B, thu được 13,2 gam CO 2 , 6,3 gam H 2 O và 1,12 lít N 2 (đktc). CTPT của A là: A. C 2 H 5 NO 2 B. C 3 H 7 NO 2 C. C 4 H 9 NO 2 D. C 5 H 11 NO 2 Câu 16: Cho các chất sau : butan, propen, benzen, o-xilen, striren và alanin. Số chất cho được phản ứng trùng hợp là : A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 17: Cho các chất sau : xenlulozơ, isopren, glyxin, axit glutamic, axit ađipic và phenol. Số chất cho được phản ứng trùng ngưng là: A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 18: Cho các chất sau : poli( vinyl clorua), capron, polietilen, nilon-6,6; polistiren và poli (metyl metacrylat). Có bao nhiêu chất là tơ ? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 19: Có các loại tơ sau : (1) nilon-6,6 ; (2) tơ visco ; (3) tơ lapsan; (4) tơ nitron; (5) tơ capron. Tơ thuộc loại poliamit là: A. (3),(4),(5) B.(1),(5) C . (2),(3),(4) D . (2),(4) Câu20: Cho tất cả các đồng phân đơn chức, mạch hở, có cùng công thức phân tử C 2 H 4 O 2 lần lượt tác dụng với: Na, NaOH, NaHCO 3 . Số phản ứng xảy ra là A. 2. B. 5. C. 4. D. 3. . Câu 21: Hai chất hữu cơ X 1 và X 2 đều có khối lượng phân tử bằng 60 đvC. X 1 có khả năng phản ứng với: Na, NaOH, Na 2 CO 3 . X 2 phản ứng với NaOH (đun nóng) nhưng không phản ứng Na. Công thức cấu tạo của X 1 , X 2 lần lượt là: A. CH 3 COOH, CH 3 - COO-CH 3 . B. (CH 3 ) 2 CH-OH, H-COO-CH 3 . C. H-COO-CH 3 , CH 3 - COOH. D. CH 3 - COOH, H-COO-CH 3 . Câu 22: Cho sơ đồ chuyển hóa sau (mỗi mũi tên là một phương trình phản ứng): Tinh bột → X → Y → Z → metyl axetat. Các chất Y, Z trong sơ đồ trên lần lượt là: A. C 2 H 5 OH, CH 3 COOH. B. CH 3 COOH, CH 3 OH. C. CH 3 COOH, C 2 H 5 OH. D. C 2 H 4 , CH 3 COOH. Câu 23: Cho các chất: etyl axetat, anilin, ancol etylic, axit acrylic, phenol, phenylamoni clorua, ancol benzylic, p-crezol. Trong các chất này, số chất tác dụng được với dung dịch NaOH là A. 4. B. 6. C. 5. D. 3. Câu 24: Cho dãy các chất: HCHO, CH 3 COOH, CH 3 COOC 2 H 5 , HCOOH, C 2 H 5 OH, HCOOCH 3 . Số chất trong dãy tham gia phản ứng tráng gương là A. 3. B. 6. C. 4. D. 5. Câu25: Trong phân tử của cacbohyđrat luôn có A. nhóm chức axit. B. nhóm chức xeton. C. nhóm chức ancol. D. nhóm chức anđehit. Câu 26: Cho sơ đồ chuyển hoá: Glucozơ → X → Y → CH 3 COOH. Hai chất X, Y lần lượt là A. CH 3 CHO và CH 3 CH 2 OH. B. CH 3 CH 2 OH và CH 3 CHO. C. CH 3 CH(OH)COOH và CH 3 CHO. D. CH 3 CH 2 OH và CH 2 =CH 2 . Câu 27: Dãy gồm các dung dịch đều tác dụng với Cu(OH)2 là A. glucozơ, glixerol, ancol etylic. B. glucozơ, andehit fomic, natri axetat. C. glucozơ, glixerol, axit axetic. D. glucozơ, glixerol, natri axetat. Câu 28: Tinh bột, xenlulozơ, saccarozơ, mantozơ đều có khả năng tham gia phản ứng A. hoà tan Cu(OH)2. B. trùng ngưng. C. tráng gương. D. thủy phân. Câu 29: Một chất khi thủy phân trong môi trường axit, đun nóng không tạo ra glucozơ. Chất đó là A. protit. B. saccarozơ. C. tinh bột. D. xenlulozơ. Câu 29: Cho các chất: ancol etylic, glixerol, glucozơ, đimetyl ete và axit fomic. Số chất tác dụng được với Cu(OH)2 là A. 3. B. 1. C. 4. D. 2. Câu 30: Trong các chất sau: axit axetic, glixerol, glucozơ, ancol etylic, xenlulozơ. Số chất hòa tan được Cu(OH) 2 ở nhiệt độ thường là A. 3 B. 5 C. 1 D. 4 Câu 31: Dãy các chất nào sau đây đều có phản ứng thuỷ phân trong môi trường axit? A. Tinh bột, xenlulozơ, glucozơ. B. Tinh bột, xenlulozơ, fructozơ. C. Tinh bột, xenlulozơ, saccarozơ. D. Tinh bột, saccarozơ, fructozơ Câu 32: Dãy gồm các chất đều làm giấy quỳ tím ẩm chuyển sang màu xanh là: A. anilin, metyl amin, amoniac. B. amoni clorua, metyl amin, natri hiđroxit. C. anilin, amoniac, natri hiđroxit. D. metyl amin, amoniac, natri axetat. Câu 33: Có 3 chất lỏng benzen, anilin, stiren, đựng riêng biệt trong 3 lọ mất nhãn. Thuốc thử để phân biệt 3 chất lỏng trên là A. dung dịch phenolphtalein. B. nước brom. C. dung dịch NaOH. D. giấy quì tím. Câu 34: Anilin (C 6 H 5 NH 2 ) và phenol (C 6 H 5 OH) đều có phản ứng với A. dung dịch NaCl. B. dung dịch HCl. C. nước Br 2 . D. dung dịch NaOH. Câu 35: Chất có tính bazơ là A. CH 3 NH 2 . B. CH 3 COOH. C. CH 3 CHO. D. C 6 H 5 OH. Câu 36: Ba chất lỏng: C 2 H 5 OH, CH 3 COOH, CH 3 NH 2 đựng trong ba lọ riêng biệt. Thuốc thử dùng để phân biệt ba chất trên là A. quỳ tím. B. kim loại Na. C. dung dịch Br 2 . D. dung dịch NaOH. Câu 37. Dãy gồm các chất được xếp theo chiều tính bazơ giảm dần từ trái sang phải là A. CH 3 NH 2 , NH 3 , C 6 H 5 NH 2 . B. CH 3 NH 2 , C 6 H 5 NH 2 , NH 3 . C. C 6 H 5 NH 2 , NH 3 , CH 3 NH 2 . D. NH 3 , CH 3 NH 2 , C 6 H 5 NH 2 . Câu 38: Cho dãy các chất: phenol, anilin, phenylamoni clorua, natri phenolat, etanol. Số chất trong dãy phản ứng được với NaOH (trong dung dịch) là A. 3. B. 2. C. 1. D. 4. Câu 39: Chất X vừa tác dụng được với axit, vừa tác dụng được với bazơ. Chất X là A. CH 3 COOH. B. H 2 NCH 2 COOH. C. CH 3 CHO. D. CH 3 NH 2 . Câu 40: Chất nào sau đây vừa tác dụng được với H 2 NCH 2 COOH, vừa tác dụng được với CH 3 NH 2 ? A. NaCl. B. HCl. C. CH 3 OH. D. NaOH. Câu 41: Chất tham gia phản ứng trùng ngưng là A. C 2 H 5 OH. B. CH 2 = CHCOOH. C. H 2 NCH 2 COOH. D. CH 3 COOH. Câu 42: Cho dãy các chất: C 6 H 5 NH 2 (anilin), H 2 NCH 2 COOH, CH 3 CH 2 COOH, CH 3 CH 2 CH 2 NH 2 , C 6 H 5 OH (phenol). Số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch HCl là A. 4. B. 2. C. 3. D. 5. Câu 43: Chất phản ứng được với các dung dịch: NaOH, HCl là A. C 2 H 6 . B. H 2 N-CH 2 -COOH. C. CH 3 COOH. D. C 2 H 5 OH. Câu 44: Để phân biệt 3 dung dịch H 2 NCH 2 COOH, CH 3 COOH và C 2 H 5 NH 2 chỉ cần dùng một thuốc thử là A. dung dịch NaOH. B. dung dịch HCl. C. natri kim loại. D. quỳ tím. Câu 45: Sản phẩm cuối cùng của quá trình thủy phân các protein đơn giản nhờ chất xúc tác thích hợp là A. α-aminoaxit. B. β-aminoaxit. C. axit cacboxylic. D. este. Câu 46: Chất không có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp là A. stiren. B. isopren. C. propen. D. toluen. Câu47: Chất có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp là A. propan. B. propen. C. etan. D. toluen. Câu 48: Monome được dùng để điều chế polietilen là A. CH 2 =CH-CH 3 . B. CH 2 =CH 2 . C. CH≡CH. D. CH 2 =CH-CH=CH 2 . Câu 49: Cho sơ đồ chuyển hoá: Glucozơ → X → Y → Cao su Buna. Hai chất X, Y lần lượt là A. CH 3 CH 2 OH và CH 3 CHO. B. CH 3 CH 2 OH và CH 2 =CH 2 . C. CH 2 CH 2 OH và CH 3 -CH=CH-CH 3 . D. CH 3 CH 2 OH và CH 2 =CH-CH=CH 2 . Câu 50: Chọn câu đúng nhất trong các câu sau: A. Hợp chất hữu cơ đa chức là hợp chất trong phân tử có chứa nhiều nhóm chức B. Hợp chất hữu cơ tạp chức là hợp chất trong phân tử có chứa hai nhóm chức khác nhau C. Hợp chất hữu cơ đa chức là hợp chất trong phân tử phải có chứa từ ba nhóm chức trở lên D. Hợp chất hữu cơ tạp chức là hợp chất trong phân tử có chứa nhiều nhóm chức khác nhau Câu 51: Cho m gam tinh bột lên men thành ancol etylic với hiệu suất 81%. Toàn bộ lượng khí sinh ra được hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ca(OH) 2 lấy dư, thu được 75 gam kết tủa. Giá trị m là A. 75. B. 65. C. 8. D. 55. Câu 52: Nếu dùng 1 tấn khoai chứa 20% tinh bột để sản xuất glucozơ thì khối lượng glucozơ sẽ thu được là (biết hiệu suất của cả quá trình là 70%). A. 160,5 kg. B. 150,64 kg. C. 155,55 kg. D. 165,6 kg. Câu 53: Thuỷ phân hoàn toàn 62,5 g dung dịch saccarozơ 17,1% trong môi trường axit (vừa đủ) ta thu được dung dịch X. Cho AgNO 3 trong dung dịch NH 3 vào dung dịch X và đun nhẹ thì khối lượng bạc thu được là A. 16,0 g. B. 7,65 g. C. 13,5 g. D. 6,75 g. Câu 54: Dung dịch X gồm HCl và H 2 SO 4 có pH = 2. Để trung hoà hoàn toàn 0,59 g hỗn hợp hai amin no, đơn chức, bậc một (có số nguyên tử cacbon nhỏ hơn hoặc bằng 4) phải dùng 1 lít dung dịch X. Công thức của hai amin có thể là A. CH 3 NH 2 và C 4 H 9 NH 2 . B. C 3 H 7 NH 2 và C 4 H 9 NH 2 . C. C 2 H 5 NH 2 và C 4 H 9 NH 2 . D. A và C. Câu 55: Để nhận biết dung dịch các chất: glixin, hồ tinh bột, lòng trắng trứng (anbumin), ta có thể tiến hành theo trình tự nào sau đây ? A. Dùng quỳ tím, dùng dung dịch iot B. Dùng dung dịch iot, dùng dung dịch HNO 3 C. Dùng quỳ tím, dùng dung dịch HNO 3 D. Dùng Cu(OH) 2 , dùng dung dịch HNO 3 Câu 56: Thuốc thử nào dưới đây dùng để phân biệt các dung dịch glucozơ, glixerol, etanol và lòng trắng trứng ? A. NaOH; B. AgNO 3 /NH 3 ; C. Cu(OH) 2 ; D. HNO 3 . Câu57: Phát biểu nào sau đây không đúng ? A. Ở nhiệt độ thường glucozơ, fructozơ, saccarozơ đều hòa tan Cu(OH) 2 tạo dung dịch xanh lam. B. Glucozơ và fructozơ đều tác dụng với H 2 (Ni, t o ) cho poliancol. C. Mỗi mắt xích của xenlulozơ luôn có ba nhóm OH. D. Glucozơ, fructozơ và saccarozơ bị oxi hóa bởi Cu(OH) 2 cho kết tủa đỏ gạch khi đun nóng. Câu 58: Chất không tan được trong nước lạnh là A. glucozơ. B. tinh bột C. saccarozơ. D. fructozơ. Câu 59: Dãy gồm các dung dịch đều tác dụng với Cu(OH) 2 là A. glucozơ, glixerol, andehit fomic, natri axetat. B. glucozơ, glixerol, saccarozơ, ancol etylic. C. glucozơ, glixerol, saccarozơ, axit axetic. D. glucozơ, glixerol, saccarozơ, natri axetat. Câu 60: Chất không tham gia phản ứng thuỷ phân là A. saccarozơ. B. xenlulozơ. C. fructozơ. D. tinh bột. . lần lượt là: A. CH 3 COOH, CH 3 - COO-CH 3 . B. (CH 3 ) 2 CH-OH, H-COO-CH 3 . C. H-COO-CH 3 , CH 3 - COOH. D. CH 3 - COOH, H-COO-CH 3 . Câu 22: Cho sơ đồ chuyển hóa sau (mỗi mũi tên là. CH 3 COOH. Hai chất X, Y lần lượt là A. CH 3 CHO và CH 3 CH 2 OH. B. CH 3 CH 2 OH và CH 3 CHO. C. CH 3 CH(OH)COOH và CH 3 CHO. D. CH 3 CH 2 OH và CH 2 =CH 2 . Câu 27: Dãy gồm các dung dịch đều. TỔNG HỢP HÓA HỮU CƠ Câu 1: Chọn cách sắp xếp theo chiều giảm nhiệt độ sôi của các chất sau: (1)C 4 H 9 OH ; (2)C 3 H 7 OH ; (3) CH 3 COOC 2 H 5 ; (4)CH 3 COOCH 3 A. (3) >(4)>(2)>(1)

Ngày đăng: 07/07/2014, 11:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan