Hoàn thiện tổ chức và quản lý lao động ở Công ty TNHH Du lịch và thương mại Bảo Trung ODC.DOC

59 697 3
Hoàn thiện tổ chức và quản lý lao động ở Công ty TNHH Du lịch và thương mại Bảo Trung ODC.DOC

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Hoàn thiện tổ chức và quản lý lao động ở Công ty TNHH Du lịch và thương mại Bảo Trung ODC

Trang 1

Phần mở đầu

Với môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt nhưng cũng có nhiều cơ hội, muốn tồn tại vững,phát triển và củng cố uy tín của mình, mỗi doanh nghiệp phải vận động tích cực, phát huy tìm tòi mọi biện pháp giảm chi phí và không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh.Một trong những biện pháp hiệu quả hiện nay đã và đang được thực hiện tại nhiều doanh nghiệp đó là phải quản lý tối ưu nguồn lao động (nhân lực) Việc quản lý nguồn lao động tốt nó sẽ góp phần đem lại hiệu quả kinh tế cao và đồng thời tạo điều kiện cho người lao động được thoả mãn nhu cầu về vật chất và tinh thần.

Trong bối cảnh như vậy, Công ty TNHH Du lịch và thương mại Bảo Trung ODC luôn quan tâm đến việc làm sao phải không ngừng đứng vững, tồn tại và phát triển liên tục tương xứng với vị thế và tiềm năng của mình là công ty hoạt động kinh doanh trên nhiều lĩnh vực, với mục tiêu đó công ty đã xác định cho mình những vấn đề cơ bản, quyết định sự tồn tại, phát triển chính là việc nghiên cứu hoạt động tổ chức quản lý lao động để từ đó có giải pháp nhằm sử dụng hợp lý nguồn lao động là một biện pháp hữu hiệu Những biện pháp này được coi là “ xương sống” của toàn bộ hệ thống giải pháp trong sản xuất kinh

doanh của công ty Vì vậy đề tài “Hoàn thiện tổ chức và quản lý lao động ởCông ty TNHH Du lịch và thương mại Bảo Trung ODC”được lựa chọn cho

đề tài tốt nghiệp của tôi.Với mong muốn thông qua việc nghiên cứu hoạt động tổ chức quản lý lao động ở công ty để từ đó đề xuất những giải pháp,và những ý kiến của mình thích hợp nhằm sử dụng hợp lý và có hiệu quả nguồn lao động góp phần đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian tới.

* Kết cấu của chuyên đề: Ngoài Phần mở đầu và Phần kết luận, chuyên đề

được chia thành 3 Chương.

Chương I: Những vấn đề chung về quản lý lao động ở các Doanh nghiệp

Thương mại,Dịch vụ.

Chương II: Thực trạng tổ chức quản lý lao động hiện nay ở Công ty TNHH

Du lịch và thương mại Bảo Trung ODC.

Chương III: Hoàn thiện tổ chức quản lý lao động ở Công ty TNHH Du

lịch và thương mại Bảo Trung ODC.

Trang 2

Những vấn đề chung về quản lý lao động ở các doanh nghiệp thươngmại, dịch vụ

I lao động và đặc điểm lao động trong các doanh nghiệp thương mại, dịchvụ.

1 Một số các khái niệm về lao động và đặc điểm lao động trong các DNTM1.1.Khái niệm về lao động trong DNTM

Lao động là hoạt động quan trọng nhất của con người gồm hoạt động có ý thức,có mục đích nhằm tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần phù hợp với nhu cầu của bản thân và xã hội Lao động chính là sự vận động tiêu hao sức lao động của con người trong quá trình tạo ra của cải vật chất,là sự kết hợp giữa sức lao động với tư liệu sản xuất Lao động gồm lao động sống (lao động hiện tại) và lao động vật hoá (lao động quá khứ) Lao động vật hoá là lao động được kết tinh trong sản phẩm của các quá trình lao động trước Lao động có năng suất,chất lượng và hiệu quả cao chính là nhân tố quyết định sự phát triển chung của toàn xã hội.

Vì vậy,không những trong lĩnh vực sản xuất vật chất đòi hỏi phải hao phí sức lao động mà ngay cả trong lưu thông hàng hoá cũng đòi hỏi phải hao phí sức lao động để thực hiện lưu thông hàng hoá từ lĩnh vực sản xuất đến lĩnh vực tiêu dùng Các-Mác nói: “Hàng hoá không thể tự mình đi tới thị trường được,cũng không thể tự mình trao đổi với nhau được” Lưu thông hàng hoá chính là một khâu của quá trình tái sản xuất của xã hội, nó đòi hỏi phải có thời gian và chi phí.Theo đà phát triển tiến bộ của lực lượng sản xuất xã hội, lưu thông hàng hoá ngày càng mở rộng, bảo đảm kịp thời, đầy đủ, đồng bộ và văn minh hàng hoá cho người tiêu dùng, vì vậy đòi hỏi bộ phận lao động trong lĩnh vực thương mại-dich vụ ngày càng gia tăng Đây chính là một bộ phận lao động cần thiết của toàn bộ lao động xã hội.

1.2.Đặc điểm lao động trong các DNTM

Trang 3

Như trên đã trình bày,bộ phận lao động này thực hiện chức năng lưu chuyển hàng hoá từ lĩnh vực sản xuất đến lĩnh vực tiêu dùng.Tỷ trọng của bộ phận lao động này tăng phụ thuộc rất nhiều vào sự phát triển của lực lượng sản xuất trong xã hội, năng suất lao động cũng như cơ chế quản lý nền kinh tế.

* Xuất phát từ chức năng của thương mại: Có 4 chức năng

Thứ nhất: Tổ chức quá trình lưu thông hàng hóa, dịch vụ trong nước và với

nước ngoài Đây là chức năng xã hội của thương mại, với chức năng này, các doanh nghiệp thương mại phải nghiên cứu và nắm vững nhu cầu thị trường hàng hóa, dịch vụ; huy động và sử dụng hợp lý các nguồn hàng nhằm thoả mãn tốt mọi nhu cầu của xã hội; thiết lập hợp lý các mối quan hệ kinh tế trong nền KTQD và thực hiện có hiệu quả các hoạt động dịch vụ trong quá trình kinh doanh Để thực hiện chức năng này, các doanh nghiệp thưoeng mại nói chung cần có đội ngũ lao động chuyên nghiệp, có một hệ thống quản lý kinh doanh, tài sản cố định và tài sản lưu động riêng.

Thứ hai: Thông qua quá trình lưu thông hàng hóa, thương mại thực hiện chức

năng tiếp tục quá trình sản xuất trong khâu lưu thông Thực hiện chức năng này, các doanh nghiệp thương mại phảI tổ chức công tác vận chuyển hàng hóa, tiếp nhận, bảo quản, phân loại và lắp ghép đồng bộ hàng hóa…

Thứ ba: Thông qua hoạt động trao đổi, mua bán hàng hóa trong và ngoài nuớc

cũng như thực hiện các dịch vụ, thương mại còn làm chức năng gắn sản xuất với thị trường và gắn nền kinh tế nước ta với nền kinh tế thế giới, thực hiện chính sách mở cửa nền kinh tế.

Thứ tư: Chức năng thực hiện giá trị hàng hóa, dịch vụ qua đó thương mại đáp

ứng tốt mọi nhu cầu của sản xuất và đời sống, nâng cao mức hưởng thụ của người lao động đồng thời chuyển hóa hình thái giá trị của hàng hóa là chức năng quan trọng của thương mại Thực hiện chức năng này, thương mại tích cực phục

Trang 4

vụ và thúc đẩy sản xuất phát triển, bảo đảm lưu thông thông suốt là thực hiện mục tiêu của quá trình kinh doanh thương mại, dịch vụ.

* Xuất phát từ lĩnh vực thương mại: Hoạt động thương mại là quá trình mà ở

đó quá trình sản xuất kinh doanh không tạo ra giá trị mới đối với sản phẩm hàng hóa, dịch vụ mà nó chỉ làm tăng thêm và duy trì giá trị sử dụng của những hàng hóa đó mà thôi.

* Lao động trong thương mại được phân chia, tổ chức sắp xếp theo từng lĩnh

vực lưu thông sản phẩm hàng hóa, dịch vụ, bao gồm: + Lao động trong lĩnh vực lưu thông bổ xung

+ Lao động trong lĩnh vực lưu thông thuần tuý

* Lực lượng lao động trong ngành thương mại hoạt động trực tiếp gắn với

nhiều loại hàng hóa và dịch vụ khác nhau, từ đó cũng đặt ra yêu cầu đối với quá trình kinh doanh.

* Thị trường hoạt động của thương mại là tương đối rộng, cả trong và ngoài

nước

2 Phân loại lao động ở các DNTM, Dịch vụ

Trong hoạt động kinh doanh thương mại,lao động được phân loại theo những tiêu thức chính sau.

2.1.Theo tính chất sản xuất của lao động

Lao động trong kinh doanh thương mại được chia làm hai bộ phận:

* Bộ phận lao động trực tiếp: Là bộ phận lao động tiếp tục quá trình sản xuất

trong khâu lưu thông như: vận chuyển, bốc dỡ, bảo quản, bao gói, gia công chế biến, lắp đặt Đây là bộ phận lao động sản xuất nhằm tiếp tục hoàn chỉnh sản phẩm.Hao phí của lao động bộ phận này là việc tạo ra giá trị mới và một phần giá trị sử dụng.

Trang 5

* Bộ phận lao động gián tiếp: Là bộ phận lao động phục vụ cho quá trình thay

đổi giá trị của hàng hoá từ tiền sang hàng và ngược lại như: mua, bán, hạch toán, thống kê

2.2.Theo nghiệp vụ kinh doanh thương mại

Lao động được chia thành ba bộ phận:

* Bộ phận lao động kinh doanh cơ bản: Là bộ phận lao động thực hiện các

nghiệp vụ mua bán, bảo quản, vận chuyển, giao nhận, bốc dỡ

* Bộ phận lao động ngoài kinh doanh: Là bộ phận lao động làm các công việc

khác trong các doanh nghiệp thương mại như: y tế,xây dựng cơ bản

2.3.Theo giác độ quản lý lao động

Xu thế hiện nay trong các doanh nghiệp nhà nước nói chung và doanh nghiệp thương mại nói riêng có hai bộ phận lao động:

* Bộ phận lao động trong danh sách (biên chế ): Đây là bộ phận lao động làm

việc lâu dài trong doanh nghiệp theo cơ chế quản lý lao động trước đây.

* Bộ phận lao động hợp đồng: Là bộ phận làm việc theo hợp đồng ngắn hạn và

dài hạn trong các doanh nghiệp thương mại.

2.4 Theo mức độ tham gia quản trị doanh nghiệp

Lao động có thể chia thành nhiều bộ phận:

* Cán bộ quản trị cao cấp: Là bộ phận lãnh đạo doanh nghiệp như : Tổng giám

đốc,Giám đốc

* Cán bộ quản trị cấp trung gian: Đây là bộ phận cán bộ quản trị nằm ở giữa bộ

phận quản tị cấp cao và bộ phận quản trị cấp thấp.

* Cán bộ quản trị cấp thấp: Là những lao động được giao trách nhiệm quản trị

một tổ, đội, ca, bộ phận không có cấp dưới Họ vừa quản trị vừa trực tiếp tham gia thực hiện công việc như những người lao động khác.

* Công nhân: Là bộ phận lao động trực tiếp thực hiện những công viêc hàng

Trang 6

Tất cả những bộ phận nêu trên thường gọi chung là nhân sự trong các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp thương mại nói riêng.

Ngoài ra người ta còn phân loại lao động theo nhiều tiêu thức khác nhau như: Theo lứa tuổi, trình độ văn hoá, khoa học kỹ thuật; Theo giới tính , theo dân tộc , theo đoàn thể

II Nội dung tổ chức và quản lý lao động ở các doanh nghiệp thương mại,dịch vụ

1.Việc làm , định mức lao động , nội quy lao động và tổ chức lao động

Mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập , không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm.Trong các doanh nghiệp thương mại , dịch vụ việc xác định khối lượng công việc hay việc làm là cơ sở để xác định số lượng lao động

* Định mức lao động: Là khối lượng công việc mà một lao động có thể hoàn

thành trong một đơn vị thời gian (ca, ngày) trong điều kiện trang bị kỹ thuật và tổ chức lao động của doanh nghiệp kỳ kế hoạch.Việc xây dựng các định mức lao động đúng đắn, khoa học, tiên tiến sẽ giúp cho việc tổ chức lao động một cách khoa học.

Nội quy lao động có những nội dung chủ yếu sau:  Thời gian làm việc và thời gian nghỉ nghơi  Trật tự trong doanh nghiệp

 An toàn lao động và vệ sinh lao động trong khu vực làm việc

 Tuyệt đối bảo vệ tài sản và bí mật công nghệ kinh doanh của doanh nghiệp  Các hành vi vi phạm kỷ luật lao động, các hình thức xử lý kỷ luật lao động

và trách nhiệm vật chất.

Nội quy lao động phải được thông báo đến từng người lao động và những điểm chính phải được niêm yết ở những nơi cần thiết trong doanh nghiệp.

Trang 7

* Về tổ chức lao động trong doanh nghiệp : Điều quan trọng nhất là phải có

phân công lao động rõ ràng, cụ thể và phải có sự hợp tác trong dây chuyền lao động.

Phải bố trí khoa học nơi làm việc, vừa phù hợp giữa công cụ dụng cụ và người lao động,bảo đảm phục vụ tốt nơi làm việc như : ánh sáng, điện, thông gió, đường ra, vào

2 Hoạch định tài nguyên nhân sự

Với mỗi doanh nghiệp thương mại cụ thể, tài nguyên nhân sự chỉ có hạn.Những hạn chế cụ thể là trình độ quản lý kinh tế, trình độ kỹ thuật, nghiệp vụ kinh doanh, về ngoại ngữ, tuổi tác và giới tính Cùng với yêu cầu về chất lượng hàng hoá,về mở rộng quy mô, về chất lượng dịch vụ đòi hỏi việc hoạch định tài nguyên nhân sự phải có tầm chiến lược trong việc sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng và thay thế cả trước mắt và lâu dài, từ đó có thể sử dụng,khai thác tối đa thế mạnh của nguồn tài nguyên này đồng thời khắc phục những yếu kém.

3 Tuyển dụng và sắp xếp lao động

* Về tuyển dụng lao động: Nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển lâu dài của

doanh nghiệp là con người, tức là toàn bộ lao động trong doanh nghiệp.Vì vậy, việc tuyển dụng lao động cần phải đặc biệt chú ý cả về chính sách tuyển dụng, trình tự tuyển dụng và các nguồn tuyển dụng trong đó nổi lên vấn đề là tiêu chuẩn những người được tuyển dụng có thoả mãn nhu cầu kinh doanh của doanh nghiệp hay không và có đảm bảo thực hiện được chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp không

Chính sách tuyển dụng nhân sự của doanh nghiệp được thực hiện xuất phát từ đường lối, chính sách của nhà nước,yêu cầu của chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp: về tính chất, đặc điểm của ngành hàng kinh doanh và môi trường kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp thương mại nói riêng.

Trang 8

Kinh nghiệm của thế giới cho thấy các doanh nghiệp có chính sách tuyển dụng nhân sự rất khác nhau.VD: Trong tuyển dụng nhân viên, các công ty lớn thường đòi hỏi những người tốt nghiệp những trường đại học nổi tiếng Trong khi đó lại có một số công ty họ quan niệm hoàn toàn khác, họ không bao giờ đòi hỏi người đi xin việc tốt nghiệp trường nào, học bạ ra sao, mà họ tiến hành đánh giá qua việc trắc nghiệm phỏng vấn Có những công ty coi trọng những người có lòng nhiệt tình với công việc, có cá tính.

Trình tự tuyển dụng lao động được thực hiện thông qua những bước sau:

Bước1: Dựa vào đơn xin việc để phân tích dữ liệu về phẩm chất, năng lực của

người dự tuyển.

Bước 2: Trực tiếp phỏng vấn người xin việc, qua đó có thể đánh giá được kiến

thức,sự thông minh, cá tính cũng như hình dáng bên ngoài của họ.

Bước 3: Kiểm tra và đánh giá các dữ liệu đã có.Để làm được việc này có thể

hỏi người người giới thiệu đương sự, nơi làm việc cũ của họ hoặc qua tờ đơn xin việc.

Bước 4: Trắc nghiệm người xin việc bằng các hình thức, phương pháp và kỹ

thuật phù hợp để đánh giá khả năng của họ

Bước 5: Kiểm tra sức khoẻ của người xin việc.

Như trình tự tuyển dụng trên, mỗi bước tuyển dụng lại có các kỹ thuật riêng.VD: Để phỏng vấn người dự tuyển, người phỏng vấn phải nắm vững yêu cầu đối với chức danh nhân sự sẽ tuyển, phải nghiên cứu kỹ bản khai lý lịch của người được tuyển và phải dự kiến nội dung cần phỏng vấn.v.v

Hiện nay trên thị trường lao động có rất nhiều nguồn có thể tuyển dụng, tuỳ theo yêu cầu của chức danh nhân sự trong doanh nghiệp mà lựa chọn.Có thể có các nguồn như:

 Những người tự đến doanh nghiệp xin việc  Các trường đào tạo cung cấp

Trang 9

 Các cơ quan, đơn vị phụ trách lao động của ngành, địa phương giới thiệu  Các trung tâm tư vấn và giới thiệu việc làm

 Quảng cáo tuyển người trên báo chí và các phương tiện thông tin đại chúng

 Thông qua người trong doanh nghiệp giới thiệu

* Sắp xếp lao động: Đây là một vấn đề rất nhạy cảm và tế nhị Sắp xếp lao

động trong doanh nghiệp phải bảo đảm sự đoàn kết, nhất trí trong công việc của doanh nghiệp Bởi vì sao, trong doanh nghiệp, mối quan hệ dọc đòi hỏi những vị trí trưởng (giám đốc, trưởng phòng, ban ) phải là những người thực sự có đức, có tài, được cấp dưới của mình nể phục

Đưa những kẻ bất tài, cơ hội, vô đạo đức lên sẽ làm cho sự nhất trí, trên dưới một lòng bị phá vỡ, hiệu lực của bộ máy kém và đặc biệt là không thu hút được tài năng, trí tuệ của tập thể, của từng bộ phận và của cả doanh nghiệp.

4 Huấn luyện ( Đào tạo ) và phát triển lao động

* Huấn luyện lao động: Người mới được tuyển vào doanh nghiệp thường phải

qua quá trình huấn luyện một thời gian ( gọi là thời gian thử việc ) sau đó mới được giao công việc chính thức Có hai cách huấn luyện lao động:

- Huấn luyện nội bộ bằng hình thức kèm cặp hay học việc qua một lớp đào tạo ngắn ngày do những nhân viên cũ đã thành thạo công việc truyền đạt lại.Đây là cách làm rất phổ biến trong các doanh nghiệp: nếu do tính chất của quá trình sản xuất kinh doanh mà đòi hỏi phải bổ xung nhiều người thì cần phải tổ chức huấn luyện lao động thành các lớp,tổ nếu chỉ cần tuyển dụng một hay hai người thì tổ chức kèm cặp tại nơi làm việc.

- Huấn luyện chính quy từ bên ngoài: Đây là hình thức tổ chức cử số lao động được tuyển dụng đi học tập trung theo các chương trình huấn luyện của các cơ sở đào tạo chuyên nghiệp Nó là một hình thức rất có tác dụng khi người lao động

Trang 10

* Phát triển lao động: Có thể tiến hành phát triển lao động theo trình tự từ những

công nhân giỏi nghề tiến lên quản lý cấp thấp, từ quản lý cấp thấp lên cấp trung gian và từ cấp trung gian lên quản lý cấp cao hơn.

Trong việc phát triển đó, mỗi lần thăng tiến đều có thể phải qua một khoá huấn luyện đào tạo chính quy hoặc tại chức để có bằng cấp tương ứng Phát triển lao động cũng có thể bằng quy hoạch, yêu cầu từng chức danh và thi tuyển từ các nguồn khác nhau, người nào đạt yêu cầu thì vào chức danh đã thi tuyển Những lao động khác không đạt yêu cầu thì ở những vị trí cũ hoặc tương đương hoặc cũng có thể rơì bỏ doanh nghiệp khi đã hết tuổi.

5 Đãi ngộ lao động ( Sự quan tâm đến người lao động )

Trong suốt quá trình điều hành và phát triển doanh nghiệp, nhiều công ty cũng nhận thấy rằng, nhiệm vụ kinh doanh sẽ không hoàn thành nếu như không có những con người hết lòng vì doanh nghiệp Họ đặt niềm tin vào giá trị cá nhân của người lao động và cho rằng con người là tài sản quan trọng nhất của doanh nghiệp Nhiệm vụ hàng đầu của lãnh đạo doanh nghiệp là quan tâm, chăm sóc đến mọi người lao động, không phân biệt họ là người có chức vụ hay người lao động bình thường, phải huấn luyện và động viên họ trở thành những người có đạo đức và có ích cho doanh nghiệp.

Nguyên tắc quan trọng nhất, tốt đẹp nhất phải đề cao là nhân tính Sự quan tâm đến người lao động phải thể hiện bằng việc làm cụ thể, từ chủ trương, triết lý của doanh nghiệp đến cung cách đối sử của các cấp quản lý đối với người lao động sao cho tạo ra bầu không khí có văn hoá, thân mật,gắn bó trong đơn vị, cùng lao động và cùng hưởng thụ theo sự cống hiến của từng người.

Sự thăm hỏi, động viên, tặng quà nhân dịp lễ, tết, sinh nhật,ốm đau, hiếu hỉ,tai nạn (của bản thân hoặc gia đình người lao động) của người lãnh đạo công ty, doanh nghiệp đối với người lao động dù chỉ một lần cũng sẽ để lại ấn tượng khó

Trang 11

quên và có ý nghiã động viên, cổ vũ rất lớn đối với người lao động trong doanh nghiệp.

Việc làm đó cũng chính là giáo dục con người bằng hành động cụ thể để họ luôn gắn bó với doanh nghiệp, đem hết nhiệt tình lao động, kiến thức vì mục tiêu và lòng tự trọng của đơn vị.

III Các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức và quản lý lao động ở các DNTM,Dịch vụ.

Trong các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp thương mại nói riêng,việc phân loại lao động theo mức độ tham gia tổ chức quản lý doanh nghiệp có ý nghĩa rất lớn đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Mỗi loại cán bộ có vị trí và nhiệm vụ khác nhau, thực hiện chức năng và nhiệm vụ doanh nghiệp ở mưc độ khác nhau Cán bộ tổ chức quản lý cấp cao có vai trò quyết định đối với sự thành công hay thất bại của cả doanh nghiệp.

Đội ngũ cán bộ tổ chức quản lý lao động trong việc thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là một nhân tố cơ bản quyết định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp trên thương trường.Vì vậy, mỗi loại cán bộ tổ chức quản lý lao động trong doanh nghiệp muốn bảo đảm quá trình sản xuất kinh doanh có hiệu quả cao thì cần phải đáp ứng được những yêu cầu nhất định về bản lĩnh chính trị, năng lực tổ chức thực hiện và phảm chất đạo đức.

1 Quy mô kinh doanh của doanh nghiệp thương mại

Về quy mô kinh doanh của doanh nghiệp thương mại, ở đây chỉ xét dưới góc độ của mức lưu chuyển hàng hóa Nó là chỉ tiêu đánh giá về mặt quy mô hoạt động của doanh nghiệp thương mại Chỉ tiêu này thể hiện ở trị giá hàng hóa, dịch vụ mà các doanh nghiệp thương mại cung ứng cho người tiêu dùng.

Nếu như đối với doanh nghiệp công nghiệp, bộ phận chủ yếu của kế hoạch -sản xuất – kỹ thuật – tài chính (kế hoạch kinh doanh tổng hợp) là kế hoạch -sản

Trang 12

xuất (nó là trung tâm, là cơ sở để hoạch định các kế hoạch khác) thì đối với doanh nghiệp thương mại, phần chủ yếu của kế hoạch kinh doanh lại là lưu chuyển hàng hóa

Lưu chuyển hàng hóa có thể chia thành lưu chuyển hàng hóa bán buôn và lưu chuyển hàng hóa bán lẻ Lưu chuyển hàng hóa chính là khâu quan trọng nhất của lưu thông hàng hóa, biểu hiện ở việc hàng hóa vận động từ nơi sản xuất đến nơI tiêu dùng Mặt khác như trên đã nói, mức lưu chuyển hàng hóa nhiều hay ít, lớn hay nhỏ tuỳ thuộc vào cơ cấu tài chính của từng doanh nghiệp.

2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thương mại

Trong nền kinh tế, các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh theo nhiều hình thức khác nhau, mức độ khác nhau Có những doanh nghiệp kinh doanh chuyên môn hoá tức là chỉ kinh doanh một hoặc một số nhóm hàng hóa có cùng công dụng, trạng thái hoặc tính chất nhất định như: kinh doanh xăng dầu, xi măng, lương thực…Có những doanh nghiệp lại kinh doanh tổng hợp tức là doanh nghiệp kinh doanh nhiều loại hàng hóa có công dụng, trạng thái, tính chất khác nhau, kinh doanh không lệ thuộc vào loại hàng hóa hay thị trường truyền thống mà bất cứ loại hàng hóa nào có lợi thế là kinh doanh Đây là loại hình kinh doanh của những cá thể nhỏ, những cửa hàng bách hoá, siêu thị…

Đặc biệt cũng có những doanh nghiệp kinh doanh theo loại hình đa dạng hóa tức là kinh doanh nhiều mặt hàng khác nhau, nhưng bao giờ cũng có nhóm mặt hàng kinh doanh chủ yếu có cùng công dụng, trạng thái, tính chất Đây chính là loại hình kinh doanh mà đã được nhiều doanh nghiệp ứng dụng, nó cho phép phát huy ưu điểm và hạn chế những nhược điểm của hai loại hình kinh doanh trên.

Ngoài ra, còn có doanh nghiệp kinh doanh những ngành nghề khác như: kinh doanh hàng công nghiệp tiêu dùng, hàng nông sản, tư liệu sản xuất công nghiệp, nông nghiệp…

Trang 13

3 Mạng lưới kinh doanh của DNTM

Như đã nói ở 2 phần trên, mạng lưới kinh doanh của DNTM cũng chia theo những tiêu thức, phạm vi khác nhau.

- Theo phạm vi hoạt động, có mạng lưới thương mại nội địa (nội thương), thương mại quốc tế (ngoại thương), thương mại khu vực, thương mại thành phố, thương mại nội bộ ngành…

- Theo đặc điểm và tính chất của sản phẩm trong quá trình tái sản xuất xã hội, có mạng lưới thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, mạng lưới thương mại hàng tư liệu sản xuất, thương mại hàng tiêu dùng…

- Theo các khâu của quá trình lưu thông, có mạng lưới thương mại bán buôn, mạng lưới thương mại bán lẻ…

Ngoài ra còn có những mạng lưới kinh doanh như mạng lưới kinh doanh thương mại truyền thống và mạng lưới kinh doanh thương mại điện tử.

4 Hiệu quả kinh doanh của DNTM

* Với lĩnh vực kinh doanh chuyên môn hoá: Hiệu quả thể hiện ở chỗ

- Do chuyên sâu theo ngành hàng nên có điều kiện nắm chắc được thông tin về người mua, người bán, giá cả thị trường, tình hình hàng hóa, dịch vụ nên có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường, có thể là độc quyền kinh doanh.

- Trình độ chuyên môn hóa ngày càng được nâng cao, có điều kiện để tăng năng suất và hiệu quả kinh doanh, hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật đặc biệt là hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật chuyên dùng nhằm tạo lợi thế lớn trong cạnh tranh.

- Có khả năng đào tạo được những cán bộ quản lý giỏi, các chuyên gia và nhân viên kinh doanh giỏi.

* Với lĩnh vực kinh doanh chuyên môn hóa: Hiệu quả đạt được là

- Hạn chế được một số rủi ro trong kinh doanh do dễ chuyển hướng kinh doanh

Trang 14

- Vốn kinh doanh ít bị ứ đọng do mua nhanh, bán nhanh và đầu tư vốn cho nhiều ngành hàng, có khả năng quay vòng vốn nhanh, bảo đảm cung ứng đồng bộ hàng hóa cho các nhu cầu

- Có thị trường rộng, luôn có thị trường mới và đối đầu với cạnh tranh đã kích thích tính năng động, sáng tạo và đòi hỏi sự hiểu biết nhiều của người kinh doanh, có điều kiện để phát triển các dịch vụ bán hàng khác.

* Với lĩnh vực kinh doanh đa dạng hóa thì hiệu quả kinh doanh chính là việc hạn

chế được những nhược điểm của hai lĩnh vực trên.

Trên đây là những nhân tố ít nhiều có ảnh hưởng đến công tác tổ chức quản lý lao động ở doanh nghiệp nói chung.Những nhân tố này cần được thể chế hoá, tiêu chuẩn hoá làm căn cứ cho việc tuyển dụng, bồi dưỡng, sử dụng và đánh giá đội ngũ cán bộ cũng như lao động trong doanh nghiệp.

Trang 15

Chương II

Thực trạng tổ chức quản lý lao động

hiện nay ở Công ty TNHH Du lịch và thương mại Bảo TrungODC

I Đặc điểm lao động và cơ cấu lao động ở Công ty TNHH Du lịch và thươngmại Bảo Trung ODC.

Giới thiệu chung:

Công ty TNHH Du lịch và thương mại Bảo Trung ODCSố 63 - Đường Trúc Bạch – Hà Nội

1 Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của Công ty

Từ khi hình thành và phát triển đến nay Công ty đã có những thành tựu lớn trong doanh thu hàng năm, đóng góp lớn cho ngành Du lịch, thương mại Mới thành lập công ty chỉ có khoảng 30 cán bộ công nhân viên, tài sản và vốn hơn 2 tỷ đồng, thiết bị máy móc, cơ sở vật chất lạc hậu và thiếu đồng bộ, đến nay công ty đã mạnh dạn mở rộng đầu tư phát triển, xây dựng cơ sở vật chất khá hiện đại.

Hiện nay, công ty đã đảm bảo cho 223 cán bộ công nhân viên có đủ việc làm thường xuyên.Vốn hiện có khoảng hơn : 40 tỷ, trong đó :

 Vốn cố định khoảng: 23 tỷ  Vốn lưu động khoảng: 17 tỷ

Đã và đang đầu tư xây dựng nhiều cơ sở vật chất kỹ thuật, cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới các Trung tâm dịch vụ vui chơi giải trí, khách sạn, nhà hàng, văn phòng cho thuê để đưa vào kinh doanh cùng với hoạt động thương mại.

a.Chức năng, nhiệm vụ của công ty

Trang 16

* Chức năng: Là một doanh nghiệp trách nhiệm hữu hạn hoạt động trong lĩnh

vực kinh doanh Du lịch và thương mại, Công ty có những chức năng hoạt động chính sau:

- Kinh doanh khách sạn, nhà hàng, văn phòng cho thuê.

- Tổ chức hội nghị, hội thảo, tiệc cưới và các dịch vụ giải trí khác.

- Kinh doanh du lịch lữ hành trong nước và quốc tế, dịch vụ hàng không, đại lý vé máy bay.

- Cung cấp dịch vụ làm Visa.

* Nhiệm vụ: Công ty TNHH Du lịch và thương mại Bảo Trung ODC có các

nhiệm vụ chủ yếu sau:

- Hoạch định, tổ chức thực hiện, kiểm soát các hoạt động mà trong đó chủ yếu là hoạt động kinh doanh thương mại, dịch vụ du lịch nhằm mục tiêu lợi nhuận tối đa cho công ty, qua đó để:

+ Bù đắp chi phí trong kinh doanh và có lãi

+ Hoàn thành nghĩa vụ với Nhà nước theo luật định

- Tổ chức công tác hạch toán tài chính kế toán theo đúng qui dịnh của pháp luật.

- Chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ công nhân viên trong công ty.

- Bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ công nhân viên để đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của ngành du lịch và của quá trình hội nhập quốc tế.

Ngoài ra Công ty còn có nhiệm vụ là giữ vững thương hiệu trên thương trường, tuy nhiên trong các giai đoạn tiếp theo Công ty cần thực hiện tốt các mục tiêu sau:

+ Khai thác các nguồn du lịch, mở rộng thị phần và liên kết với các công ty du lịch nước ngoài để đảm bảo kinh doanh có hiệu quả.

Trang 17

+ Quan hệ và phối hợp tốt với các công ty du lịch trong nước làm đa dạng sản phẩm dịch vụ tạo cho khách hàng những sản phẩm du lịch độc đáo nhất.

b Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty

Những năm đầu mới thành lập, song song với quá trình làm tốt công tác sản xuất kinh doanh, Công ty còn từng bước hoàn thiện bộ máy cơ cấu tổ chức quản lý phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và quy mô hoạt động kinh doanh của công ty.

Bộ máy quản lý của Công ty bao gồm Ban giám đốc và các phòng ban, được lập theo mô hình :

* Ban lãnh đạo Công ty

gồm có: 1 Giám đốc và 1 phó giám đốc

- Ban giám đốc:Gồm giám đốc là người đứng đầu bộ máy quản lý Công ty, có

nhiệm vụ chỉ huy toàn bộ bộ máy quản lý, chịu trách nhiệm về tình hình quản lý, sử dụng vốn, tài sản và hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Giám đốc chỉ huy mọi hoạt động qua việc phân quyền cho phó giám đốc, các trưởng phòng ban trực thuộc và các đơn vị thành viên Phó giám đốc giúp giám đốc điều hành và quản lý từng phần việc cụ thể, thay mặt giám đốc trực tiếp đôn đốc và chỉ đạo tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh.

* Phòng ban thực hiện chức năng quản lý gồm các phòng:

- Phòng thị trường: Xây dựng những kế hoạch phát triển kinh doanh, hoạch

định chiến lược kinh doanh ngắn, trung và dài hạn.Chiến lược marketing cho công ty, tìm kiếm nguồn hàng, cơ hội kinh doanh hợp tác, đầu tư.

- Phòng tổ chức hành chính: Giải quyết vấn đề về nhân sự, tuyển dụng, sắp

xếp lao động và tổ chức chế độ làm việc trong công ty.

Thực hiện đầy đủ các chính sách và chế độ với người lao động Căn cứ vào chế độ lao động thực hiện việc chi trả lương cho từng cán bộ công nhân viên trong công ty.

Trang 18

Tiếp đón khách đến công ty liên hệ công tác, lưu giữ công văn tài liệu, bảo mật, quản lý trang thiết bị cơ sở vật chất của công ty.

- Phòng kế toán tài chính: Chịu trách nhiệm về quản lý tài chính và hạch toán

kế toán trong công ty Quản lý tình hình thu chi của công ty, đảm bảo tốt về nguồn tài chính cho công ty hoạt động sản xuất kinh doanh bình thường và có điều kiện phát triển.

Thường xuyên kiểm tra tình hình sử dụng tài sản cố định và tham gia đề xuất với Ban giám đốc các biện pháp tăng cường công tác quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh trong quyền hạn và trách nhiệm của mình, đồng thời hàng tháng lập báo cáo trình lên công ty.

- Phòng kỹ thuật: Thường xuyên kiểm tra và sửa chữa toàn bộ hệ thống điện,

nước và các trang thiết bị khác trong công ty, thay mới khi có những sự cố trục trặc hay hỏng hóc gây ra.

* Các đơn vị thực hiện chức năng kinh doanh gồm có:

- Khách sạn: Kinh doanh dịch vụ khách sạn, nhà hàng, văn phòng cho thuê và các dịch vụ vui chơi giải trí khác Tổ chức hội nghị, hội thảo, tiệc cưới, cho thuê xe du lịch

- Trung tâm du lịch: Tổ chức các Tour du lịch lữ hành nội địa và quốc tế, tư vấn thủ tục xuất nhập cảnh như làm visa chuyển car

- Nghiên cứu tìm hiểu thị trường trong và ngoài nước về lĩnh vực du lịch từ đó báo cáo Ban giám đốc lựa chọn hình thức dịch vụ để kinh doanh có hiệu quả nhất.

- Đại lý vé máy bay: Cung cấp vé máy bay các tuyến nội địa và quốc tế.

- Phòng kinh doanh : Có nhiệm vụ ngiên cứu tham mưu đề xuất phương án

kinh doanh với Ban giám đốc Thực hiện hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu và kinh doanh hàng tiêu dùng, đồng thời đôn đốc thực hiện các hợp đồng kinh doanh xuất nhập khẩu và kinh doanh nội địa theo đúng ngành nghề đã đăng ký.

Trang 19

Nghiên cứu tìm hiểu các xu thế mới của thị trường trong nước và ngoài nước, cung cấp các thông tin về giá cả, nguồn hàng để báo cáo Ban giám đốc lựa chọn phương án kinh doanh thích hợp.

Nhìn chung, các phòng ban chịu sự chỉ đạo trực tiếp của ban giám đốc để đáp ứng nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh, góp ý kiến đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả công việc Việc tổ chức bộ máy thống nhất từ trên xuống dưới đã thúc đẩy khả năng chuyên môn hoá và mối quan hệ hợp tác giữa các bộ phận Đây là một trong những yếu tố quyết định góp phần tạo nên thành công của công ty.

* Ưu điểm của mô hình tổ chức bộ máy:

Từng nhân viên được chuyên môn hoá nghiệp vụ theo từng phòng nhất định Từ đó cho phép họ tích luỹ được những kinh nghiệm, phát huy năng lực sở trường để thực hiện công việc có hiệu quả nhất Các trang thiết bị máy móc chuyên dùng được sử dụng hết công suất, đảm bảo tiết kiệm trong mua sắm sử dụng thiết bị và bố trí nguồn lao động hợp lí.

Ban giám đốc trực tiếp thu nhận thông tin từ các phòng ban, các đơn vị để kịp thời xử lý Vì vậy nhiệm vụ của ban giám đốc là hết sức nặng nề đòi hỏi phải có tính bao quát, tính phối hợp rất cao giữa các bộ phận kể cả ngay trong ban lãnh đạo.

Sơ đồ 1: Mô hình bộ máy tổ chức quản lý Công ty.

Trang 20

c Đặc điểm kinh doanh của công ty

Công ty TNHH Du lịch và thương mại Bảo Trung ODC kinh doanh trong các lĩnh vực dịch vụ du lịch, khách sạn và văn phòng cho thuê, kinh doanh xuất nhập khẩu, đại lý bán vé máy bay, cung cấp các dich vụ visa, ngoài ra Công ty còn có thêm các hoạt động bổ trợ như : cho thuê phục vụ hội nghị, hội thảo, tiệc cưới, vũ trường, cho thuê xe du lịch

Với cơ sở vật chất tương đối hiện đại và đồng bộ, cùng đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ lành nghề, Công ty TNHH Du lịch và thương mại Bảo Trung ODC từng bước có chỗ đứng trên thi trường và gây được lòng tin, chữ tín với khách hàng Do kinh doanh mang tính đặc thù nên giờ giấc làm việc phục vụ 24/24 giờ do đó việc phân ca và sắp xếp lao động luôn đảm bảo hợp lý để có thể đáp ứng được tốt nhất nhu cầu của khách hàng Ngoài ra nhu cầu của khách hàng luôn khác nhau nên đòi hỏi các sản phẩm dịch vụ phải đa dạng và phù hợp với thị hiếu của khách hàng.Vì vậy công ty luôn phục vụ khách hàng với phương châm “ Văn minh, lịch sự, chu đáo, tận tâm”.

* Về khách hàng: Với những ngành nghề kinh doanh của Công ty như đã nêu

trên thì khách hàng của Công ty là: Khách hàng trong nước và Quốc tế.

Trang 21

Đối với khách nội địa đến với Công ty thường là những tổ chức và cá nhân có nhu cầu về dịch vụ du lịch như thuê xe ô tô, đi du lịch trọn gói, mua vé máy bay, nghỉ lưu trú, ăn uống và đặt hội nghị, tiệc cưới

Đối với khách Quốc tế là những tổ chức, cá nhân có nhu cầu về dịch vụ du lịch như: Thăm quan di tích lịch sử kết hợp du lịch tại Việt nam hoặc những đối tác nước ngoài vào Việt nam để hợp tác làm ăn với Công ty hoặc có nhu cầu nghỉ lại đều được công ty phục vụ hết sức chu đáo.

* Thị trường: Trong nền kinh tế thị trường đòi hỏi doanh nghiệp phải thích ứng

với cơ chế kinh doanh mới nhằm mở rộng thị trường Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của Công ty là kinh doanh phải có được lợi nhuận Để đạt được các mục tiêu chiến lược trong kinh doanh, Công ty phải xây dựng kế hoạch tài chính cụ thể trên từng chỉ tiêu ứng với kế hoạch kinh doanh trong từng giai đoạn Doanh nghiệp cần chủ động xây dựng và thực hiện mục tiêu phương hướng phát triển dài hạn và hàng năm theo chỉ tiêu của ban giám đốc đề ra.

Ngoài ra căn cứ vào nhu cầu thị trường doanh nghiệp được quyền mở rộng kinh doanh, dịch vụ tự cân đối theo những qui định của pháp luật.

* Đối thủ cạnh tranh: Cùng với sự chuyển đổi nền kinh tế sự xuất nhiều thành

phần kinh tế được nhà nước tạo diều kiện phát triển công bằng, khách quan công ty có nhiều điều kiện phát triển nhanh chóng Công ty năng động xử mọi tình huống ,sử dụng hợp lí nguồn vốn đem lại hiệu quả cao nhất trong kinh doanh Đối thủ cạnh tranh chủ yếu của Công ty là công ty liên doanh đầu tư vốn nước ngoài và trong nước cùng ngành nghề Khách quan đánh giá thì đối thủ cạnh tranh còn mạnh hơn Công ty về một số mặt như: Cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, trình độ chuyên môn, quản lý tốt hơn, chính sách thuế đăc biệt các công ty có nguồn vốn nước ngoài với trình độ quản lí nước ngoài

1.1 Những điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật

Trang 22

* Yếu tố vật chất: Là một doanh nghiệp tư nhân Công ty TNHH Du lịch và

thương mại Bảo Trung ODC đã có những chính sách đầu tư thích hợp và hợp lý về cơ sở vật chất cũng như các máy móc thiết bị phù hợp để đáp ứng cho nhu cầu hoạt động sản xuất của mình.

* Vốn kinh doanh:

Tổng số vốn hơn : 40 tỷ Vốn cố định khoảng: 23 tỷ Vốn lưu động khoảng: 17 tỷ

Với chức năng nhiệm vụ kinh doanh của Công ty đã nêu trên thì cơ cấu vốn như vậy nói chung là hợp lý đáp ứng được nhu cầu vốn cho kinh doanh và đầu tư nhanh chóng.

* Lao động: Bên cạnh sự đầu tư cơ sở vật chất,ban lãnh đạo Công ty đã có

những chính sách đầu tư quan tâm đến người lao động vì ban lãnh đạo Công ty ý thức được rằng con người là yếu tố quyết định sự thành bại của Công ty đặc biệt trong giai đoạn hiện nay Vì vậy ban lãnh đạo Công ty luôn chú ý đến việc sử dụng con người phát triển nhân sự, xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh và nề nếp tổ chức của Công ty thông qua các chỉ tiêu cơ bản sau:

- Tổng số lao động là : 223 người Trong đó:

+ Lao động gián tiếp : 30 người chiếm 17% + Lao động trực tiếp : 193 người chiếm 73% + Lao động có trình độ Đại học : 80 người chiếm 32% + Lao động có trình độ Trung cấp: 35 người chiếm 19,5% + Lao động TNTH: : 108 người chiếm 48,5%

Người lao động trong Công ty được phân công lao động có chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với công việc được giao Hàng năm Công ty có kế hoạch đào

Trang 23

tạo lại và nâng cao nghiệp vụ cho người lao động như cử cán bộ đi học các lớp chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với công việc đảm nhận, học thêm các lớp nghiệp vụ phục vụ khách sạn, du lịch nhằm nâng cao kỹ năng phục vụ đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách hàng và theo kịp với xu thế của thế giới.

* Yếu tố công nghệ cơ sở vật chất kỹ thuật

Để đáp ứng kinh doanh có hiệu quả cao ngoài yếu tố con người, vốn thì công nghệ cơ sở vật chất kỹ thuật cũng đóng một vai trò rất quan trọng Công ty đã cải tạo nâng cấp toàn bộ trang thiết bị hiện đại lắp đặt cho tổng số 50 phòng khách sạn, ngoài ra còn trang bị cho hệ thống các phòng ban thuộc khối văn phòng hệ thống máy tính nối mạng Internet, máy photo, máy in để có thể thuận lợi cho công việc và cập nhật thông tin cần thiết đáp ứng đòi hỏi của hoạt động kinh doanh thời kỳ CNH, HĐH.

Ngoài ra công ty đầu tư các trang thiết bị, máy móc hiện đại tăng cường cho hoạt động kinh doanh nhằm đem lại hiệu quả kinh tế lại phát sinh vấn đề là làm tăng chi phí tài sản cố định, dẫn đến khấu hao TSCĐ được lâu hơn.

1.2Khái quát tổng quan kết quả sản xuất kinh doanh

Hiệu quả kinh tế là hiệu quả chỉ xét trên phương diện kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh trong một công ty Nó mô tả được mối tương quan giữa lợi ích kinh tế mà công ty đạt được với chi phí đã bỏ ra để đạt được lợi ích đó.

Bảng 1: kết quả hoạt động kinh doanh của công ty từ 2005 - 2007

ĐVT: triệu đồng

T b ng k t qu ho t ết quả hoạt động kinh doanh trên ta thấy doanh thu của Công ty ạt động kinh doanh trên ta thấy doanh thu của Công ty động kinh doanh trên ta thấy doanh thu của Công tyng kinh doanh trên ta th y doanh thu c a Công tyấy doanh thu của Công ty ủa Công ty t ng lên qua h ng n m, s t ng lên n y có ý ngh a r t quan tr ng àng năm, sự tăng lên này có ý nghĩa rất quan trọng đối với ự tăng lên này có ý nghĩa rất quan trọng đối với àng năm, sự tăng lên này có ý nghĩa rất quan trọng đối với ĩa rất quan trọng đối với ấy doanh thu của Công ty ọng đối với đối với ớii v i Công ty, nó góp ph n giúp Công ty th c hi n t t ch c n ng kinh doanh, gópần giúp Công ty thực hiện tốt chức năng kinh doanh, góp ự tăng lên này có ý nghĩa rất quan trọng đối với ện tốt chức năng kinh doanh, góp ối với ức năng kinh doanh, góp ph n th c hi n ngh a v ần giúp Công ty thực hiện tốt chức năng kinh doanh, góp ự tăng lên này có ý nghĩa rất quan trọng đối với ện tốt chức năng kinh doanh, góp ĩa rất quan trọng đối với ụ đối với Nhà nước đối với ớii v i Nh nàng năm, sự tăng lên này có ý nghĩa rất quan trọng đối với ướic.

Trang 24

* Nguồn vốn và cơ cấu vốn.

Bảng 2: Cơ cấu nguồn vốn của Công ty

Đơn vị tính : tri uện tốt chức năng kinh doanh, góp

Từ bảng vốn và cơ cấu nguồn vốn trên ta thấy có một số điểm sau:

Nhìn chung tổng nguồn vốn tăng qua các năm trong đó nguồn vốn chủ sở hữu tăng nhanh hơn nguồn vốn phải trả, sự tăng lên này là rất tốt, nó là một điều kiện giúp cho khả năng thanh toán của Công ty được chủ động hơn Bên cạnh đó có cơ cấu giữa vốn chủ sở hữu và nợ phải trả có tỷ lệ khá hợp lý.

2.Thực trạng việc quản lý, sắp xếp và sử dụng lao động tại Công ty

Là một Công ty trách nhiệm hữu hạn Công ty phải xem xét tình hình cụ thể của từng phòng, ban để bố trí lao động một cách hợp lý Ở mỗi đơn vị kinh doanh,

Trang 25

người quản lý cao nhất vừa chịu trách nhiệm trước lãnh đạo Công ty về tình hình kinh doanh lại vừa có trách nhiệm quản lý số lao động tại đơn vị mình.

2.1.Phân công sắp xếp lao động trong Công ty

Theo như bảng cơ cấu lao động đó nêu trên, tổng số lao động toàn Công ty là 223 người, trong đó số lao động có tuổi đời trẻ chiếm khá đông trong Công ty, khoảng trên 70% số lao động.Về trình độ học vấn của lao động trong Công ty tương đối cao.

Bảng 4: Bảng phân bố lao động tại các phòng ban trong công ty

Phân công và bố trí lao động tại các phòng ban chức năng: Có18 cán bộ nhân viên làm việc trong các phòng ban chức năng đó trong toàn Công ty Mỗi phòng ban đều có một trưởng phòng phụ trách chung, ngoài ra một phó phòng phụ trách một lĩnh vực chuyên biệt nào đó Khác với số lao động làm việc tại 2 Khách sạn là KS Nam Đế và KS Liễu Giai hầu hết đều làm việc theo ca kíp , thì số lao động còn lại làm việc tại các phòng ban không phải làm việc theo ca mà làm theo giờ hành chính như trong qui định về giờ giấc làm việc nhà nước đề ra và có ngày nghỉ thứ 7, CN và ngày lễ.

Trang 26

* Phân công bố trí lao động tại đội bảo vệ: Đội bảo vệ của cả 2 KS trong Công

ty có 17 người, được bố trí tương đối hợp lý theo khu vực Những khu vực quan trọng sẽ được bố trí mật độ nhân viên trực đông nhất.

+Về thời gian: Đội cắt cử luân phiên nhau thường trực 24/24 giờ trong ngày, ca

1 từ 8 h đến 16h; ca 2 từ 16h đến 22h30; ca 3 từ 22h30 đến 8h sáng ngày hôm sau Những lao động được tuyển vào Công ty là những người được tin cậy, có phẩm chất trung thực.Vì vậy, trong thời gian qua đội bảo vệ của 2 KS nói riêng và toàn Công ty nói chung luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ, đảm bảo an toàn tuyệt đối về người và tài sản của khách cũng như của Công ty.

Sơ đồ 2: Mô hình quản lý nhân lực tại bộ phận bảo vệ

* Phân công bố trí lao động tại các bộ phận Buồng( phòng ), Lễ tân.

+ Bộ phận buồng: Có tống số 41 lao động kể cả giặt là, công việc ở bộ phận

này phụ thuộc rất nhiều vào lượng khách đến nhiều hay ít Nếu khách tới nghỉ nhiều thì khối lượng công việc sẽ rất lớn, đặc biệt trong môi trường luôn có cường độ tiếng ồn và hơi nóng nhiều, do vậy Khách sạn nói riêng và Công ty nói chung nên đầu tư nhiều hơn vào bộ phận này hoặc trang bị thêm một số máy móc thiết bị hiện đại hay bổ xung thêm lao động vào làm việc tại bộ phận nhạy

Trang 27

cảm này Bình thường số lao động làm việc tại đây làm theo giờ hành chính, song có có những thời điểm phải đi làm theo ca VD: Ca1 từ 8h sáng đến 3h chiều; ca2 từ 3h chiều đến 23h; ca3 trực đêm từ 23h đến 8h sáng.

+ Bộ phận Lễ tân KS: Số lao động tại bộ phận lễ tân là 15 người cũng được

phân công làm theo ca và chia làm 2 ca Ca1 từ 8h sáng đến 3h chiều; ca2 từ 3h chiều đến 8h sáng ngày hôm sau.

Sơ đồ 3: Mô hình quản lý nhân lực tại bộ phận Buồng( phòng ), Lễtân

* Phân công bố trí lao động tại bộ phận kỹ thuật sửa chữa: Bao gồm 15

người, đội chịu trách nhiệm duy trì bảo dưỡng, sửa chữa đảm bảo sự hoạt động bình thường của tất cả các máy móc thiết bị và hệ thống điện, nước trong khu vực KS cũng như của toàn Công ty, toàn thể lao động trong bộ phận đều là nam giới trong đó có một tổ trưởng và cũng được chia làm 3 ca luân phiên làm việc 24/24 sẵn sàng giải quyết và khắc phục những sự cố xảy ra Ca1 từ 8h đến 3h chiều; ca2 từ 3h chiều đến 22h; ca3 từ 22h đến 8h sáng Tổ trưởng bộ phận

Trang 28

thường sắp xếp công việc cho nhân viên để có thể thay nhau nghỉ phép, nghỉ ngày lễ,nghỉ ốm

Nhìn chung, việc sắp xếp bố trí công việc của đội kỹ thuật sửa chữa bảo dưỡng là tương đối hợp lý và có khoa học Việc sắp xếp thời gian theo các thời khoá biểu khác nhau đối với mỗi ca là khá hợp lý,vừa tránh sử dụng lãng phí giờ công lao động vừa đảm bảo kịp thời giải quyết các sự cố bất trắc có thể xảy ra.

Sơ đồ 4: Mô hình quản lý nhân lực tại bộ phận kỹ thuật sửa chữa

* Phân công bố trí lao động tại bộ phận nhà hàng, cafe giải khát: Bên cạnh hoạt

động kinh doanh buồng, phòng khách sạn thì hoạt động kinh doanh nhà hàng, cafe giải khát cũng đóng một vai trò hết sức quan trọng, nó chiếm vị trí thứ 2 trong hoạt động kinh doanh của khách sạn nói chung và của Công ty nói riêng, đồng thời nó là khâu bổ trợ cho hoạt động kinh doanh buồng, phòng khách sạn và góp phần không nhỏ trong việc tăng lợi nhuận cho Công ty.

Công ty có một nhà hàng ăn lớn có sức chứa khoảng 650 khách, một nhà hàng cafe giải khát và một CLB Sàn khiêu vũ cổ điển phục vụ các đối tượng là tầng lớp trung,cao tuổi thường xuyên đến sinh hoạt khiêu vũ rèn luyện sức khoẻ,tổng số nhân viên ở các bộ phận này là 20 người, tất cả đều đã qua các lớp đào tạo

Trang 29

chỉ hoạt động 2 ca là chiều tối và đêm Trong các ca luôn có mặt của tổ trưởng đảm bảo đôn đốc nhân viên làm việc và giải quyết những vướng mắc từ phía khách hàng Nhìn chung, xuất phát từ đặc điểm về nguồn khách và vị trí địa lý của khách sạn cũng như của Công ty nên cường độ khách đến khách sạn là khá đều Như vậy, nhìn chung cách bố trí lao động ở những bộ phận này tương đối phù hợp với điều kiện bình thường của Công ty.

* Phân công bố trí lao động tại bộ phận nhà bếp: Bộ phận bếp trong Công ty

và khách sạn là nơi thực hiện công việc sản xuất, chế biến các món ăn từ các nguyên liệu và thực phẩm Đây là bộ phận duy nhất làm ra sản phẩm vật chất cụ thể Chuyên môn của những nhân viên tại bộ phận này khá đồng đều nên luôn đảm bảo tốt yêu các cầu của khách hàng.

Việc phân ca của bộ phận này cũng tương tự như các bộ phận khác, đặc biệt trong những ngày có tiệc lớn hay hội nghị, hội thảo, cưới hỏi thì việc tổ chức lao động thay đổi phụ thuộc vào sự sắp xếp của tổ trưởng bếp

Mối liên hệ chức năng giữa các bộ phận trong Công ty.

Nhìn chung, tình hình thực hiện mối liên hệ chức năng giữa các bộ phận trong Công ty là khá tốt, các bộ phận này thực hiện phối hợp hoạt động, trao đổi thông tin một cách nhịp nhàng, giúp Giám đốc Công ty ra các quyết định kịp thời và đạt hiệu quả cao Tuy nhiên, trong quá trình phối hợp hoạt động, do chưa được phân định rõ ràng trách nhiệm, quyền hạn giữa các bộ phận chức năng và từng cá nhân trong các bộ phận chức năng của Công ty, do vậy hiệu quả phối hợp còn có lúc chưa cao và chưa đồng bộ.

2.2 Tình hình trả lương của Công ty

Ban lãnh đạo Công ty luôn quan tâm sát xao đến đời sống vật chất cho người

Ngày đăng: 07/09/2012, 14:51

Hình ảnh liên quan

Bảng 2: Cơ cấu nguồn vốn của Công ty - Hoàn thiện tổ chức và quản lý lao động ở Công ty TNHH Du lịch và thương mại Bảo Trung ODC.DOC

Bảng 2.

Cơ cấu nguồn vốn của Công ty Xem tại trang 24 của tài liệu.
Sơ đồ 2: Mô hình quản lý nhân lực tại bộ phận bảo vệ - Hoàn thiện tổ chức và quản lý lao động ở Công ty TNHH Du lịch và thương mại Bảo Trung ODC.DOC

Sơ đồ 2.

Mô hình quản lý nhân lực tại bộ phận bảo vệ Xem tại trang 26 của tài liệu.
Sơ đồ 3: Mô hình quản lý nhân lực tại bộ phận Buồng( phòng ), Lễ tân - Hoàn thiện tổ chức và quản lý lao động ở Công ty TNHH Du lịch và thương mại Bảo Trung ODC.DOC

Sơ đồ 3.

Mô hình quản lý nhân lực tại bộ phận Buồng( phòng ), Lễ tân Xem tại trang 27 của tài liệu.
Sơ đồ 4: Mô hình quản lý nhân lực tại bộ phận kỹ thuật sửa chữa - Hoàn thiện tổ chức và quản lý lao động ở Công ty TNHH Du lịch và thương mại Bảo Trung ODC.DOC

Sơ đồ 4.

Mô hình quản lý nhân lực tại bộ phận kỹ thuật sửa chữa Xem tại trang 28 của tài liệu.
ảng 5: Tình hình trả lương của Công ty - Hoàn thiện tổ chức và quản lý lao động ở Công ty TNHH Du lịch và thương mại Bảo Trung ODC.DOC

ng.

5: Tình hình trả lương của Công ty Xem tại trang 30 của tài liệu.
Bảng 3: Cơ cấu lao động trong công ty Công ty - Hoàn thiện tổ chức và quản lý lao động ở Công ty TNHH Du lịch và thương mại Bảo Trung ODC.DOC

Bảng 3.

Cơ cấu lao động trong công ty Công ty Xem tại trang 31 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan