Dược thiện có tính lạnh doc

1 160 0
Dược thiện có tính lạnh doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Dược thiện có tính lạnh Dược thiện có tính lạnh Dưa hấu: Vị ngọt, tính lạnh, có công dụng thanh nhiệt giải thử, trừ phiền chỉ khát rất tốt, được người xưa mệnh danh là “thiên nhiên bạch hổ thang”, ý muốn nói: dưa hấu có tác dụng thanh nhiệt mạnh không kém gì bạch hổ thang, một trong những bài thuốc điển hình của nhóm phương thang có công năng thanh nhiệt tả hỏa. Đặc biệt, vỏ quả dưa hấu, còn gọi là tây qua bì, cũng là một vị thuốc có công dụng thanh nhiệt giải thử, sinh tân chỉ khát, thường được dân gian dùng dưới dạng sắc, hãm uống thay trà hoặc chế thành các món nộm ăn khá ngon. Mía: Vị ngọt, tính lạnh, có công dụng giải nhiệt sinh tân, nhuận táo tư âm, dùng rất tốt trong mùa hè để phòng chống các chứng bệnh viêm nhiệt có biểu hiện miệng khô họng khát, sốt cao mất nước, tiểu tiện sẻn đỏ, đại tiện táo Dân gian thường dùng dưới dạng ăn sống, ép hoặc sắc lấy nước uống thay trà giải khát. Cổ nhân mệnh danh mía là “Thiên sinh phục mạch ẩm”, nghĩa là có tác dụng như một bài thuốc cổ có tên là phục mạch ẩm. Mã thầy: Vị ngọt, tính lạnh, có công dụng thanh nhiệt trừ thử, sinh tân chỉ khát, dùng làm thứ củ ăn sống hoặc ép lấy nước giải khát rất tốt, đồng thời có tác dụng dự phòng tích cực một số bệnh lý viêm nhiệt mùa hè như viêm họng, viêm amidan, viêm phế quản, viêm phổi, viêm môi miệng, viêm dạ dày ruột Dược thiện có tính hàn Quả dâu: Vị ngọt, tính hàn, có công dụng bổ can ích thận, tư âm dưỡng huyết, minh mục nhuận tràng, làm đen râu tóc. Sách Bản thảo kinh sơ đã viết: “Tang thầm, cam hàn ích huyết nhi trừ nhiệt, vi lương huyết bổ huyết ích âm chi dược” (quả dâu vị ngọt, tính hàn, mà bổ huyết trừ nhiệt, là vị thuốc bổ huyết ích âm). Đây là một loại quả nên dùng nhiều trong mùa hè dưới dạng sirô dâu làm nước giải khát, trà dâu hoặc chế thành mứt dâu. Mướp đắng: Vị đắng, tính hàn, có công dụng thanh hỏa tiêu thử, minh mục giải nhiệt, dùng làm đồ ăn thức uống vào mùa hè rất tốt. Sách Trấn nam bản thảo viết: “Khổ qua tả lục kinh thực hỏa, thanh thử, ích khí, chỉ khát” (mướp đắng có thể làm hết hỏa nhiệt ở 6 đường kinh, thanh thử, bổ khí và làm hết khát). Người ta thường dùng mướp đắng dưới dạng ăn sống, luộc, xào với trứng, nhồi thịt băm hoặc thái phiến, phơi khô, hãm uống thay trà. Rau cần: Vị ngọt mặn, tính hàn, có công dụng thanh nhiệt lợi niệu, hóa đàm nhuyễn kiên, tán kết, là loại rau lý tưởng trong mùa hè cho những người bị vữa xơ động mạch, tăng huyết áp và bệnh lý tuyến giáp trạng. Ngó sen: Vị ngọt, tính hàn, có công dụng thanh nhiệt lương huyết, sinh tân chỉ khát, giải thử trừ phiền, là một trong những loại thực phẩm lý tưởng trong mùa hè. Sách Bản thảo kinh sơ viết: “Ngẫu tiết, sinh giả cam hàn, năng lương huyết chỉ huyết, trừ nhiệt thanh vị”. Dân gian thường dùng ngó sen dưới dạng sắc uống thay trà, làm nộm hoặc rửa sạch rồi ép lấy nước uống. Nấm rơm: Vị ngọt, tính hàn, có giá trị dinh dưỡng rất cao, chứa nhiều chất đạm, vitamin C và các acid amin rất cần thiết cho cơ thể, có công dụng bồi bổ và thanh nhiệt tiêu thử. Đây là thực phẩm lý tưởng trong mùa hè cho những người bị cao huyết áp, rối loạn lipid máu và các bệnh lý gan mật. Ngoài ra, trong mùa hè còn nên trọng dụng một số thực phẩm như mướp, cải cúc, xích tiểu đậu, đậu tương, củ cải, súp lơ, rau đay, mùng tơi, cà chua, cam, quýt, chuối tiêu, trám, táo tây, bạc hà, kỷ tử, kim ngân hoa, cúc hoa, bàng đại hải, quyết minh tử, thịt vịt, cua, ốc, hến, trai, sò, ngao Nên tránh hoặc hạn chế dùng các thực phẩm như thịt dê, thịt chó, thịt hoẵng, thịt chim sẻ, long nhãn, vải, hẹ, hành tây, hạt tiêu, nhục quế, gừng, đại hồi, lạc rang, rượu trắng . Dược thiện có tính lạnh Dược thiện có tính lạnh Dưa hấu: Vị ngọt, tính lạnh, có công dụng thanh nhiệt giải thử, trừ phiền chỉ khát rất. mệnh danh mía là “Thiên sinh phục mạch ẩm”, nghĩa là có tác dụng như một bài thuốc cổ có tên là phục mạch ẩm. Mã thầy: Vị ngọt, tính lạnh, có công dụng thanh nhiệt trừ thử, sinh tân chỉ khát,. tốt, đồng thời có tác dụng dự phòng tích cực một số bệnh lý viêm nhiệt mùa hè như viêm họng, viêm amidan, viêm phế quản, viêm phổi, viêm môi miệng, viêm dạ dày ruột Dược thiện có tính hàn Quả

Ngày đăng: 07/07/2014, 07:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan