đề cương ôn tập HKII ngữ văn 8

5 3.1K 46
đề cương ôn tập HKII ngữ văn 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Trường THCS Mỹ Thới Đề cương ôn tập học kỳ II Môn: NGỮ VĂN 8 Năm học 2009 - 2010 I. TRẮC NGHIỆM ( Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng) Câu 1: Hai câu thơ : “ Mỗi năm hoa đào nở - Không thấy ông đồ xưa” có kiểu bố cục gì? a. Đầu cuối tương ứng b. Đối lập. c. Trùng lập. d. Cân xứng. Câu 2: Trong những yếu tố sau, yếu tố nghệ thuật nào là chính khiến các dòng thơ “ Nhớ cảnh sơn lâm, bóng cả cây gìa - Với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi – Với khi thết khúc trường ca dữ dội” tả được sự hung vĩ huyền bí của rừng già? a. Điệp từ nối b. Câu thơ 8 tiếng c. Từ tăng cấp: gào, thét, hét d. Hình ảnh bóng cả, cây già. Câu 3: Câu thơ nào thể hiện rõ nhất vẻ oai phong lẫm liệt của hổ giữa chốn rừng xanh? a. Ta bước chân lên dõng dạc đường hoàng b. Lượng tấm thân mình như song cuộn nhịp nhàng. c. Vờn bóng âm thầm lá gai cỏ rắt. d. Trong hang tối, mắt thần khi đã quắc – Là khiến cho mọi vật đều im hơi. Câu 4: Sự đối lập của cảnh vườn bách thú và cảnh rừng núi nơi hổ làm chúa tể? a. Cảnh tù túng chật hẹp - Cảnh tự do phóng khoáng b. Cảnh buồn chán tẻ nhạt. c. Cảnh hung vĩ sôi nổi phóng khoáng. Câu 5: Những câu thơ nào nói lên bút pháp lãng mạng của bài thơ “ Nhớ rừng”? a. Miêu tả cái cao cả, phi thường. c. Không hò nhập với thế giới tầm thường vô nghĩa. b. Nhớ tuyết quá khứ. d. Lấy tâm trạng con hổ nói lên tâm trạng con người Câu 6: Đọc câu thơ: “ Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới – Nước bao vây, cách biển nửa ngày song” cho ta hiểu địa thế ở đây như thế nào? a. Trên hòn đảo gần bờ biển. c. Trên một cù lao giữa sông b. Bên cạnh con sông chảy ra biển. d. Trên cù lao, đi đường sông nữa ngày mới tới biển Câu 7: Trong bài thơ : “ Quê hương” có mấy hình ảnh so sánh? a. 1 hình ảnh b. 2 hình ảnh c. 3 hình ảnh d. 4 hình ảnh. Câu 8: “ Dân chài lưới làn da ngâm rám nắng – Cả thân hình nồng nở vị xa xăm” giúp ta hiểu điều gì về người làng nghề chài lưới? a. Có tầm vóc phi thường. c. Mang vẻ đẹp và sức sống của biển cả. b. Cơ thể khỏe mạnh do nắng, mưa, đại dương d. Mang vẻ đẹp và tâm hồn phóng khoáng. Câu 9: Nhân vật trừ tình trong bài “ Khi con tu hú” là ai? a. Tác giả b. Con tu hú c. Người tù d. Không phải 3 nhân vật trên. Câu 10: Cảm xúc trong bài “ Khi con tu hú” được khơi dậy từ đâu? a. Tiếng tu hú lọt vào xà liêm c. Niềm khao khát tự do cháy bỏng. b. Nỗi nhớ mùa hè d. Nỗi nhớ những kỷ niệm. Câu 11: Tên bài thơ “ Khi con tu hú” cho ta biết về điều gì? a. Về sự việc b. Về địa điểm c. Về tư tưởng d. Về thời điểm. Câu 12: Không gian tự do cao rộng của bức tranh của bài thơ :” Khi con tu hú” thể hiện qua hình ảnh nào? a. Lúa chiêm đang chin, trái cây ngọt dần. c. Bắp rây vàng hạt đẩy sân nắng đào. b. Vườn râm dây tiếng ve ngân d. Đôi con diều sáo lộn nhào từng không. Câu 13: Nhận xét nào phù hợp với đoạn 1 bài thơ “ Khi con tu hú”? a. Mở ra một thế giới rộn ràng, tràn đầy sức sống. c. Khao khát tự do  cháy bỏng. b. Sức cảm nhận tinh tế, mãnh liệt của tâm hổn yêu đời. d. Bức tranh mùa hè rực rỡ Câu 14: Bài thơ “ Tức cảnh Pác Bó” được viết vào thời gian nào? Ở đâu? a. Tháng 2/1941 tại hang Pác Bó c. Tháng 2/1941 tại hang Cao Bằng b. Tháng 2/1941 tại hang Pác Bó Cao Bằng d.Tháng 2/1941 tại hang Pác Bó ( Cao Bằng). Câu 15: Câu thơ: “ Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng” dùng phép đối nào? a. Đối ý b. Đối thanh c. Đối vế trước và vế sau d. a và b đúng. Câu 16: Câu thơ: “ Sáng ra bờ suối, tối vào hang” cho ta hiểu gì về ngừơi chiến sĩ Cách mạng? a. Là người yêu thiên nhiên đến say đắm. c. Là người yêu cuộc sống trong mọi hoàn cảnh b. Là người yêu tha thiết công việc CM d. Là người hòa hợp giữa tâm hồn ( chiến sĩ và thiên nhiên) Câu 17: Sự khác biệt giữa thú lâm truyền của Bác với ngày xưa? a. Sống ẩn vật, xa lánh đời noi chốn rừng xanh. c. Sống ở chốn rừng xanh để làm việc giúp đời. b. Vui với cái nghèo và cảm thấy nghéo mà sang. d. Thú lâm truyền hòa hợp với niềm tin được làm CM Câu 18: Bài thơ “ Tức cảnh Pác Bó” cho em hiểu gì về Bác? a. Yêu thiên nhiên, yêu nước, yêu đời. c. Lạc quan, yêu đời. b. Quyết tâm kiên trì làm cách mạng d. Tâm hồn yêu thiên nhiên Đọc đoạn văn dưới đây và trả lời các câu hỏi: ( áp dụng từ câu 19 đến câu 41 ) … Huống chi ta cùng các ngươi sinh phải thời loạn lạc, lớn gặp buổi gian nan. Ngó thấy sừ giặcđi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà sỉ măng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ, that mệnh Hốt Tất Liệt mà đòi ngọc lụa, để thỏa long tham không cùng, giả hiêu Vân Nam Vương mà thu bạc vàng để vét của kho có hạn. Thật khác nào đem thịt mà nuôi hổ đói, sao cho khỏi để tai vạ về sau! Ta thường tới bữa quên ăn, nữa đêm vỡ gối; ruột đau như cắt, nước mằt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xac này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng. …Nay các ngươi nhì chủ nhục mà không biết lo, thấy nước nhục mà không biết thẹn. Làm tướng triều đình phải hầu quân giặc mà không biết tức, nghe nhạc thái thường để đãi yến ngụy sứ mà không biết căm. Hoặc lấy việc chọi gà làm vui đùa, hoặc lấy việc đánh bạc làm tiêu khiển; hoặc vui thú vừơn ruộng; hoặc quyến luyến vợ con[…]. Nếu có giặc Mông Thát ttràn sang thì cựa gà trống không thể đâm thủng áo giáp của giặc; mẹo cờ bạc không thể làm mưu lược nhà binh[…]. Lúc bấy giờ ta cùng các ngươi sẽ bị bắt, đau xót biết chừng nào! Chằng những thái ấp ta không còn, mà bỗng lộc các ngươi cũng mất; chẵng những gia quyến của ta bị tan, mà vợ con các ngươi cũng bị khốn; chẳng những xã tắctỏ tong bị giày xéo, mà phần mộ cha mẹ các ngươi cũng bị quật lên; chẳng những thân ta kiếp này chịu nhục, rồi đến trăm năm sau, tiếng dơ khôn rửa, tên xấu còn lưu, mà đến gia thanh các ngươi cũng không khỏi mang tiếng là tướng bại trận. Lúc bây giờ dẫu các ngươi muốn vui vẻ phỏng có được không? … Nay ta chọn binh pháp cúa nhà hợp làm một quyển gọi là Binh thư yếu lược. Nếu các ngươi biết chuyên tập sách này, theo lời dạy bảo của ta, thì mới phải đạo thần chủ; nhược bằng khinh bỏ sách này, trái lời dạy của ta, tức là kẻ nghịch thù. Vì sao vậy? Giặc với ta là kẻ thù không đội trời chung, các ngươi cứ điềm nhiên không biết rửa nhục, không lo trừ hung, không dạy quân sĩ; chẳng khác nào quay mũi giáo mà đầu hang, giơ tay không mà chịu thua giặc. Nếu vậy rồi đây sau khi giặc giã dẹp yên, muôn đời để thẹn, há còn mặt mũi nào đứng trong trời đất nữa? Ta viết ra bài hịch này để các ngươi biết bụng ta. Câu 19: Đoạn trích trên được dẫn từ văn bản nào? a. Hịch tướng sĩ b. Thuế máu c. Đi bộ ngao du d. Bàn luận về phép học. Câu 20: Tác giả đoạn trích trên là ai? a. Hồ Chí Minh b. Trần Quốc Tuấn c.Nguyễn Thiếp d. Ru- xô . Câu 22: Văn bản trên đựơc viết vào thời gian nào? a. Sau khi quân Mông Nguyên xâm lược nước ta lần thứ nhất ( 1527) b. Trước khi Mông Nguyên xâm lược nước ta lần thứ hai ( 1285) c. Trước khi quân Minh xâm lược nước ta lần thứ ba ( 1287) d. Sau khi chiếu thắng quân Minh lần thứ hau ( 1258) Câu 23: Tác giả bộc lộ tâm trạng gì qua đọan trích? a. Lòng tự hào dân tộc. c. Căm thù giặc b. Tinh thần lạc quan d. Lo lắng cho vận mệnh đất nước. Câu 24: Bài hịch thường dùng để: a. Cổ động, thuyết phục c. Công bố kết quả. b. Ban bố mệnh lệnh d. Trình bày ý kiến đề nghị. Câu 25: Trong đoạn trích trên thái độ của Trần Quốc Tuấn đối với binh sĩ như thế nào? a. Vị tha b. Nghiêm khắc c. Trìu mến d. Độ lượng. Câu 26: Nhận vét nào đúng trong các nhân xét sau? a. Hịch là loại văn được viết bằng văn xuôi. c. Hịch là loại văn được viết bằng văn biền ngẫu b. Hịch là loại văn được viết bằng văn vần d. Cả a, b và c đều đúng. Câu 27: Câu văn: “Dẫu trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng.” Sử dụng biện pháp gì? a. Ẩn dụ b. Hoán dụ c. Chơi chữ d. Nói quá Câu 28: Câu: “cựa gà trống không thể đâm thủng áo giáp của giặc” thuộc kiểu câu gì? a. Câu phủ định b. Cân cảm thán c. Câu nghi vấn d. Câu cầu khiến. Câu 29: Câu : “Lúc bấy giờ ta cùng các ngươi sẽ bị bắt, đau xót biết chừng nào!” thuộc kiểu câu gì? a. Câu phủ định b. Câu cảm thán c. Câu nghi vấn d. Câu cầu khiến. Câu 30: Câu : “Lúc bấy giờ ta cùng các ngươi sẽ bị bắt, đau xót biết chừng nào!” người nói đã sử dụng hành động nói nào? a. Hành động trình bày c. Hành động bộc lộ cảm xúc b. Hành động hỏi d. Hành động điều khiển. Câu 31: Từ “ nghênh ngang” trong đoạn trích trên có nghĩa là gì? a. Ở trạng thái lắc lư. b. Tỏ ra không kiên sợ gì ái, muốn làm gì thì làm. c. Không chịu theo ai cả mà cứ theo ý thích của mình dù biết đó là sai trái. d. Tỏ ra tự đắt coi thường mọi ngừơi. Câu 32: Có thể thay từ nào vào vị trí của từ “nghênh ngang” trong đoạn trích trên? a. Ngông nghênh. b. Hống hách c. Thất thường d. Hiên ngang. Câu 33: Từ nào sau đây đồng nghĩa với từ “ tiêu khiển”? a. Làm giàu b. Vui chơi giải trí c. Luyện tập binh pháp d. Xác phạt trả thù . Câu 34: Chọn cụm từ thích hợp điền vào chổ trống trong câu văn sau: “ Hịch là một………………có kết cấu chặt chẽ, có lý lẽ sắt bén, có dẫn chứng thuyết phục”. a. Thể văn tự sự b. Thể văn thuyết minh c. Thể văn nghị luận d. Thể văn trần thuật. Câu 35: Nội dung nào sau đây đúng với phần trích từ “Nay ta chon binh pháp đến hết”.? a. Khích lệ lòng căm thù giặc. b. Tố cáo tội ác và khích lệ lòng căm thù giặc c. Phân tích phải, trái, làm rõ đúng sai d. Nêu nhiệm vụ cấp bách và khích lệ tinh thần chiến đấu. Câu 36: Binh thư yếu lược của Trần Quốc Tuấn là? a. Trình bày binh pháp nói chung được tập hợp các ngươi b. Sách tóm tắt nhiều cốt yếu về binh pháp c. Sách trình bày những chiến lược, chiến thuật của nhà nước. d. Ý a và c đúng. Câu 37: Câu: “nếu các ngươi biết chuyên tập sách này, theo lời dạy bảo của ta, thì mới phải đạo thần chủ; nhược bằng khinh bỏ sách này, trái lời dạy của ta, tức là kẻ nghịch thù” thuộc loại câu nào? a. Câu ghép chỉ nơi chốn c. Câu ghép chỉ thời gian b. Câu ghép chỉ điều kiện d. Câu ghép chỉ nguyên nhân – kết quả. Câu 38: “Ta viết ra bài hịch này để các ngươi biết bụng ta.” Thuộc hành động nói nào? a. Hành động bộc lộ cảm xúc c. Hành động điều khiển b. Hành động trính bày kết hợp với tuyên bố. d. Hành động hứa hẹn Câu 39: Câu : “. Nếu vậy rồi đây sau khi giặc giã dẹp yên, muôn đời để thẹn, há còn mặt mũi nào đứng trong trời đất nữa?” thuộc kiểu câu: a. Câu trần thuật b. Câu cảm thán c. Câu nghi vấn d. Câu cầu khiến. Câu 40: Trong câu: “Giặc với ta là kẻ thù không đội trời chung, các ngươi cứ điềm nhiên không biết rửa nhục(1), không lo trừ hung(2), không dạy quân sĩ(3). 3 vế câu ấy quan hệ với nhau như thế nào? a. Đẳng lập b. Chinh phục c. Nhân quả d. Điều kiện. Câu 41: Trong các câu sau, câu nào là câu cầu khiến? a. Nay ta chọn binh pháp cúa nhà hợp làm một quyển gọi là Binh thư yếu lược. b. Nếu vậy rồi đây sau khi giặc giã dẹp yên,… c. Giặc với ta là kẻ thù không đội trời chung d. Ta viết ra bài hịch này để các ngươi biết bụng ta. Câu 42: .Trong những bài thơ sau đây, bài thơ nào được viết theo thể thơ lục bát ? a.Quê hương b.Khi con tu hú c.Ông đồ d.Nhớ rừng Câu 43: . Thế Lữ là nhà thơ tiêu biểu nhất của phong trào Thơ mới buổi đầu. a.Đúng b.Sai Câu 44: . Trong các câu nghi vấn sau đây, câu nào không dùng để hỏi ? a.Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư? b.Bao giờ anh đi Hà Nội? c.Sáng ngày người ta có đấm u có đau lắm không? d.Mình đọc hay tôi đọc? Câu 45 . Nhận định nào nói đúng nhất về con người Bác trong bài thơ “ Tức cảnh Pác Bó” ? a.Vui thích vì được sống hòa hợp với thiên nhiên b.Ung dung, lạc quan trước cuộc sống cách mạng gian khổ c.Tin tưởng vào sự thắng lợi của cách mạng d.Cả 3 phương án trên Câu 46: . Trong hội thoại, vai xã hội là: a.Quan hệ trên-dưới của những người tham gia hội thoại b.Vị trí của người tham gia hội thoại đối với người khác trong cuộc thoại c.Quan hệ thân-sơ của những người tham gia hội thoại d.Lượt lời của những người tham gia hội thoại Câu 47: Lòng căm thù giặc, ý chí quyết chiến quyết thắng kẻ thù xâm lược là nội dung được thể hiện trong văn bản nào? a.Nước Đại Việt ta b.Chiếu dời đô c.Hịch tướng sĩ d.Thuế máu Câu 48: . Dòng nào nói đúng nhất chức năng của câu phủ định ? a.Thông báo, xác nhận không có sự vật, sự việc, tính chất, quan hệ nào đó b.Phản bác một ý kiến, một nhận định c.Bộc lộ cảm xúc của người nói d.Cả a và b Câu 49: . Thông qua bài thơ “Nhớ rừng”, Thế Lữ muốn diễn tả điều gì? a.Nỗi chán ghét thực tại tầm thường, tù túng b.Niềm khao khát tự do mãnh liệt c.Khơi gợi lòng yêu nước của người dân d.Cả 3 phương án trên Câu 50: . Từ ngữ nào sau đây có thể điền vào chỗ trống để có khái niệm đúng: là thể văn nghị luận cổ, thường được vua chúa hoặc thủ lĩnh dùng để trình bày một chủ trương hay công bố kết quả một sự nghiệp để mọi người cùng biết. a.Chiếu .Hịch c.Cáo d.Tấu Câu 51: . Mục đích của việc học mà Nguyễn Thiếp nêu ra trong bài “Bàn luận về phép học” là: a.Học để làm người có đạo đức bHọc để trở thành người có tri thức c.Học để góp phần làm hưng thịnh đất nước d.Cả 3 phương án trên Câu 52: . Cách sắp xếp trật tự từ trong câu: “Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín”(Thép Mới) có tác dụng gì? a.Đảm bảo sự hài hòa về ngữ âm của lời nói b.Thể hiện thứ tự nhất định của sự vật, hiện tượng, đặc điểm c.Nhấn mạnh hình ảnh, đặc điểm của sự vật, hiện tượng d.Liên kết câu với những câu khác trong văn bản Câu 53: . Nối cột A với cột B cho phù hợp: A B 1.Có chuyện gì để anh ở nhà lo liệu a. Hành động trình bày 2.Cụ cứ để tiền ấy mà ăn, lúc chết hãy hay b. Hành động bộc lộ cảm xúc 3.Con trăn ấy là của vua nuôi đã lâu c. Hành động điều khiển 4.Những người muôn năm cũ Hồn ở đâu bây giờ? d. Hành động hỏi 5.Chú mình muốn cùng tớ đùa vui không? e. Hành động hứa hẹn Câu 54: Văn bản “Thuế máu” được trích từ tác phẩm nào? A. Bình Ngô đại cáo B. Hịch tướng sĩ C. Bản án chế độ Thực dân Pháp D. Chiếu dời đô Câu 55: Ai là tác giả của văn bản “Bàn về phép học”? A. Nguyễn Trãi B. Trần Quốc Tuấn C. Nguyễn Thiếp D. Lý Công Uẩn Câu 56: Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ sau: “Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm” (Quê hương- Tế Hanh) A. Ẩn dụ B. Nhân hoá C. So sánh D. Hoán dụ Câu 57: Bài thơ “Ngắm trăng” được viết theo thể thơ gì? A. Thơ tự do B. Thơ tứ tuyệt C. Thơ Đường luật D. Thơ song thất lục bát Câu 58: Nhận định nào nói đúng nhất giọng điệu bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” A. Thiết tha triều mến C. Trang nghiêm, chừng mực B. Vui đùa, dí dỏm D. Buồn thương, phiền muộn Câu 59: Mục nào dưới đây không phù hợp với văn bản tường trình? A .Quốc hiệu, tiêu ngữ C. Cảm xúc của người viết tường trình B. Địa điểm, thời gian D. Chữ kí và họ tên người viết tường trình. Câu 60. Bài thơ “Nhớ rừng” được viết vào khoảng thời gian nào ? a. Trước cách mạng tháng Tám 1945 c. Kháng chiến chống đế quốc Mĩ b. Trong kháng chiến chống thực dân pháp d. Trước năm 1930 Câu61. Trong những câu nghi vấn sau, câu nào dùng để cầu khiến ? a. Chị khất tiền sưu đến chiều mai phải không ? (Ngô Tất Tố) b. Nhưng lại đằng này đã, về làm gì vội ?( Nam Cao) c. Người thuê viết nay đâu ? (Vũ Đình Liên ) d. Chú mình muốn cùng tớ đùa vui không ? (Tô Hòai ) Câu 62. Văn bản Nước Đại Việt ta trích từ tác phẩm nào ? a. Chiếu dời đô b. Hịch tướng sĩ c. Bình Ngô Đại Cáo d. Đi bộ ngao du Câu 63. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng ở Văn Bản Bàn Luận về phép học: a. Tự sự b. Biểu cảm c. Thuyết minh d. Nghị luận Câu 64. Luận điểm trong văn nghị luận là: a. Những chứng cớ đưa ra khẳng định sự đúng đắn của vấn đề b. Ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm đưa ra dưới hình thức khẳng định hoặc phủ định , diễn đạt sáng tỏ, dễ hiểu. c. Sự phối hợp, tổ chức các dẫn chứng , lí lẻ làm rõ vấn đề . d. Cả a, b, c đều sai. Câu 65. Có mấy loại câu phủ định cơ bản ? a. Hai b. Ba c. Bốn d. Không phân loại Câu 66: Ghép ý ở cột A cho phù hợp với cột B A B 1. Nhớ rừng 1 … a. Thế Lữ 2. Đi bộ ngao du 2 … b. Lí Công Uẩn 3. Chiếu dời đô 3 … c.Nguyễn Ai Quốc 4. Thuế máu 4 … d. Ru Xô . Thới Đề cương ôn tập học kỳ II Môn: NGỮ VĂN 8 Năm học 2009 - 2010 I. TRẮC NGHIỆM ( Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng) Câu 1: Hai câu thơ : “ Mỗi năm hoa đào nở - Không thấy ông. sau? a. Hịch là loại văn được viết bằng văn xuôi. c. Hịch là loại văn được viết bằng văn biền ngẫu b. Hịch là loại văn được viết bằng văn vần d. Cả a, b và c đều đúng. Câu 27: Câu văn: “Dẫu trăm thân. nhiên không biết rửa nhục, không lo trừ hung, không dạy quân sĩ; chẳng khác nào quay mũi giáo mà đầu hang, giơ tay không mà chịu thua giặc. Nếu vậy rồi đây sau khi giặc giã dẹp yên, muôn đời

Ngày đăng: 06/07/2014, 23:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan