Đáp án đề thi HKII Môn Lịch Sử

3 577 0
Đáp án đề thi HKII Môn Lịch Sử

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐÁP ÁN MÔN LỊCH SỬ KHỐI 12 TRÀ VINH KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2009-2010 A. PHẦN CHUNG DÀNH CHO TẤT CẢ THÍ SINH Câu 1: (4.5điểm) a. Âm mưu thủ đoạn của Mỹ trong việc tiến hành chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961-1965) ở miền Nam (2.0điểm)  Cuối 1960, hình thức thống trị bằng chính quyền tay sai NĐD bị thất bại Mỹ chuyển sang thực hiện chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”. * Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”: + Hình thức: Là chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới, được tiến hành bằng quân đội tay sai, dưới sự chỉ huy của cố vấn quân sự Mỹ, dựa vào vũ khí, trang bị, phương tiện chiến tranh của Mỹ.Nhằm chống lại cách mạng và nhân dân ta. + Âm mưu: Dùng người Việt đánh người Việt. + Thực hiện: Mỹ đề ra kế hoạch Xtalây-Taylo nhằm bình định miền Nam trong vòng 18 tháng. - Tăng viện trợ quân sự cho Diệm và hệ thống cố vấn Mỹ, lập bộ chỉ huy quân sự ở Miền Nam. - Tăng lực lượng nguỵ quân. - Dồn dân lập “ấp chiến lược”. - Mở các cuộc hành quân càn quét, tiêu diệt lực lượng cách mạng bằng chiến thuật “trực thăng vận”, “thiết xa vận”. Phá hoại miền Bắc. b. Hãy chỉ ra những điểm khác nhau căn bản giữa chiến lược “ Chiến tranh đặc biệt” với chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1.5điểm) Tiêu chí so sánh Chiến tranh đặc biệt(1961- 1965) Chiến tranh cục bộ(1965- 1968) Lực lượng Ngụy quân, dùng người Việt đánh người Việt Lính Mĩ, đồng minh của Mĩ và ngụy trong đó Mĩ giữ vai trò chính Phương tiện chiến tranh Mĩ viện trợ vũ khí, phương tiện chiến tranh Mĩ tăng cường viện trợ vũ khí, trang bị kĩ thuật, phương tiện chiến tranh Phạm vi Đánh ở miền Nam Đánh ở miền Nam và gây chiến tranh phá hoại miền Bắc Qui mô Nhỏ Lớn, ác liệt c. Những chiến công tiêu biểu nào về quân sự của quân và dân miền Nam đã góp phần đánh bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ?(1.0điểm) - Quân dân miền Nam giành thắng lợi to lớn trong trận Ấp Bắc-Mỹ Tho (1/1963). Chiến thắng này chứng minh quân dân miền Nam hoàn toàn có khả năng đánh bại “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ - Ngụy, mở ra phong trào “Thi đua Ấp Bắc, giết giặc lập công”. - Đông – Xuân 1964-1965, ta chiến thắng ở Bình Giã (Bà Rịa), tiếp đó giành thắng lợi ở An Lão (Bình Định), Ba Gia (Quảng Ngãi), Đồng Xoài (Bình Phước), làm phá sản cơ bản chiến lược chiến tranh đặc biệt của Mỹ. Câu 2: (2.5điểm) Trận “Điện Biên Phủ trên không” ở miền Bắc nước ta đã diễn ra như thế nào từ ngày 18 đến ngày 29/12/1972?(1.0điểm) - Ngày 16/04/1972, Tổng thống Nichxon dùng không quân hải quân phá hoại miền Bắc lần 2. - Từ 18 đến 29 tháng 12, Mỹ tập kích B52 vào Hà Nội, Hải Phòng. Kết quả, ý nghĩa:(1.5điểm)  - Trong “ Điện Biên Phủ trên không” ta bắn rơi 81 máy bay, bắt sống 43 phi công Mỹ. - Trong cả cuộc chiến tranh phá hoại, bắn rơi 735 máy bay, bắn chìm 125 tàu chiến, loại khỏi vòng chiến đấu hàng trăm phi công Mỹ.  Buộc Mỹ phải tuyên bố ngừng hẳn các hoạt động chống phá miền Bắc và ký Hiệp định Pari chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam. B. PHẦN RIÊNG: Câu 3a: Trước nguy cơ ngoại xâm nội phản của nước ta sau cách mạng tháng Tám năm 1945, Đảng ta và chính phủ thực hiện chủ trương sách lược đối với Pháp trước và sau 06/03/1946: (3.0điểm) - Trước 06/03: kháng chiến chống thực dân Pháp ở Nam Bộ.(1.0điểm) + Đêm 22, sáng 23, Pháp đánh úp trụ sở Ủy ban nhân dân Nam Bộ mở đầu cuộc xâm lược Việt Nam lần 2. + Nhân dân Sài Gòn-Chợ Lớn và Nam Bộ nổi dậy chống Pháp dưới nhiều hình thức: …… + Trung ương Đảng, Chính Phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh quyết tâm lãnh đạo kháng chiến, gửi đoàn quân “Nam tiến” vào Nam chiến đấu, quyên góp ủng hộ đồng bào miền Nam kháng chiến. - Ngày 06/03: hòa hoãn với Pháp. (2.0điểm) + Chính phủ Pháp kí với Trung Hoa dân quốc Hiệp ước Hoa – Pháp (02/1946…,) + Trước tình hình đó, Trung ương Đảng, Hồ Chí Minh họp đề ra giải pháp “Hòa để tiến”. + 06/03/1946, Hồ Chí Minh ký với Pháp Hiệp định Sơ bộ. + Nội dung: . Pháp công nhận Việt Nam Dân chủ Cộng hòa… . Việt Nam đồng ý cho Pháp…. . Hai bên ngừng mọi cuộc xung đột…. + Việt Nam và Pháp đàm phán, 14/09/1946 Tạm ước được ký giữa ta với Pháp. + Ý nghĩa: việc ký Hiệp định Sơ bộ, và Tạm ước đã tránh được cuộc chiến đấu giữa nhiều kẻ thù cùng một lúc, đẩy quân Trung Hoa Dân quốc về nước, có thêm thời gian chuẩn bị lực lượng. Câu 3b: Trình bày diễn biến cuộc tổng tiến công nổi dậy Xuân 1975. (3.0điểm)  (0.75điểm)  - Tây Nguyên là địa bàn chiến lược quan trọng, do địch nhận định sai hướng tấn công của ta nên lực lượng ở đây mỏng. - Ngày 04/03: Ta đánh nghi binh ở Kom Tum, Plây Cu. - Ngày 10/03: Ta tiến công Buôn Ma Thuật giành thắng lợi. - Ngày 12 /3 : địch phản công chiếm lại nhưng thất bại. - Ngày 14/3, địch rút khỏi Tây nguyên. Ta truy kích tiêu diệt. - Ngày 24/03: Chiến dịch Tây Nguyên kết thúc. - Giải phóng Tây Nguyên với 60 vạn dân.  ! Mở ra quá trình sụp đổ của ngụy quân ngụy quyền không thể cứu vãn được. Chuyển kháng chiến chống Mỹ cứu nước từ tiến công chiến lược thành tổng tiến công chiến lược. "#$%&'( (0.75điểm) - Phối hợp với chiến trường Tây Nguyên. - Ngày 19/03: Ta giải phóng Quảng Trị. đòch co cụm ở Huế. - Ngày 21/03: ta tấn công Huế, chặn đường rút chạy, bao vây chúng trong thành phố. - Ngày 26/03: Giải phóng Huế và toàn tỉnh Thừa Thiên. - Ngày 29/03: ta tiến công Đà Nẳng, đến 3 giờ chiều giải phóng Đà Nẳng. - Cuối tháng 3 đến tháng 4, ta giải phóng các tỉnh ven biển miền Trung và một số tỉnh nam Bộ. * ! - Gây tâm lý tuyệt vọng trong ngụy quyền. - Đưa cuộc Tổng tiến công nổi dậy của quân và dân ta chuyển sang thế mạnh áp đảo. ")*+, (1.0điểm) - Cuối tháng 3/1975 Bộ Chính trị TRung ương Đảng khẳng định:   !"#$%&'(&) *!+&,- - Chiến dịch Sài Gòn – Gia Định được Bộ Chính trị đặt tên là Chiến dịch Hồ Chí Minh. - Ngày 8/4: Bộ chỉ huy chiến dịch Sài Gòn – Gia định thành lập. - Ngày 9/4: Đáng Xuân Lộc. - Ngày 21/4: Giải phóng Xuân Lộc. - Ngày 14/4 > 16/4: Chiếm Phan Rang, giải phóng Bình Thuận, Bình Tuy. - 17h ngày 26/4: Quân ta được lệnh nổ súng mở đầu chiến dịch ở hướng Đông Sài Gòn. - Ngày 27/4: Từ các hướng quân ta đồng loạt đánh vào vùng ven Sài Gòn. - Ngày 28/4: Ta xiết chặt vòn vây Sài Gòn. Đánh chiếm các cơ quan đầu não của địch. - 10h 45p ngày 30/4/1975,xe tăng ta tiến thẳng vào Dinh Độc Lập, bắt toàn bộ chính phủ trung ương Sài Gòn, Dương Văn Minh tuyên bố đầu hang, - 11h 30 phút ngày 30/4 cờ cách mạng bay trên nóc Dinh Độc lập chiến dich HCM toàn thắng . * !-"+ .Cơ hội cho quân dân ta tiến công và nổi dậy giải phóng các tỉnh còn lại ở Miền Nam. - Ngày 2/51975: giải phóng hoàn toàn Miền Nam. - Phân tích sự lãnh đạo tài tình của Đảng trong cuộc Tổng tiến công nổi dậy Xuân 1975. (0.5điểm) Hết ./: Tùy theo điều kiện và bài làm cụ thể của học sinh ở từng trường, đề nghị tổ trưởng chuên môn thống nhất với giáo viên trong tổ lập thang điểm chi tiết và chấm cho phù hợp. Trân trọng kính chào! . SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐÁP ÁN MÔN LỊCH SỬ KHỐI 12 TRÀ VINH KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2009-2010 A. PHẦN CHUNG DÀNH CHO TẤT CẢ THÍ. mạng và nhân dân ta. + Âm mưu: Dùng người Việt đánh người Việt. + Thực hiện: Mỹ đề ra kế hoạch Xtalây-Taylo nhằm bình định miền Nam trong vòng 18 tháng. - Tăng viện trợ quân sự cho Diệm và hệ. tranh Phạm vi Đánh ở miền Nam Đánh ở miền Nam và gây chiến tranh phá hoại miền Bắc Qui mô Nhỏ Lớn, ác liệt c. Những chiến công tiêu biểu nào về quân sự của quân và dân miền Nam đã góp phần đánh bại

Ngày đăng: 06/07/2014, 20:00

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan