5 điều cần thảo luận trước khi có con pptx

8 236 0
5 điều cần thảo luận trước khi có con pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

5 điều cần thảo luận trước khi có con Tình yêu thương sẽ giúp bậc làm cha mẹ vượt qua tất cả khó khă, trở ngại Sinh con là một quyết định quan trọng đối với tất cả các cặp vợ chồng. Sau khi bé ra đời, gia đình nhỏ sẽ có khoảng thời gian thật đẹp và hạnh phúc. Nhưng đồng thời từ đây cũng có thể nảy sinh mâu thuẫn, nếu hai vợ chồng không cùng quan điểm trong một vấn đề nào đó liên quan đến con cái. Vì vậy, trước khi “tăng quân số” cho gia đình, bạn cần thảo luận thật rõ ràng về các vấn đề có thể phát sinh sau khi có con. Sau đây là 5 điều quan trọng nhất mà bạn không nên bỏ qua khi trao đổi với người bạn đời: 1.Tài chính: Chúng ta có đủ khả năng nuôi con không? Ngày nay, không ít cặp vợ chồng đợi đến khi sẵn sàng về mặt tài chính rồi mới quyết định sinh con, nhưng rồi thời điểm đó ngày càng trở nên xa vời. Các chuyên gia cố vấn về tài chính đưa ra lời khuyên: các bậc làm cha mẹ không nên tưởng tượng quá nhiều về số tiền phải lo cho một đứa trẻ cho đến khi chúng trưởng thành. Có thể theo tính toán của bạn đó là một khoản tiền khổng lồ và bạn chưa đủ tự tin để trang trải, nhưng trên thực tế, mọi chuyện không hoàn toàn như vậy. Những áp lực về tài chính sẽ không phải là vấn đề quá lớn vì hiện nay bạn có thể vay vốn cho con đi học và nếu con bạn học giỏi, chúng có thể đạt được học bổng. Bên cạnh đó, xã hội hiện nay cũng có rất nhiều sự lựa chọn về nhu cầu học tập, vui chơi, sinh hoạt cho nhiều đối tượng với điều kiện kinh tế khác nhau. Các chuyên gia cũng khuyên rằng, bạn nên phân biệt giữa nhu cầu “cần” và “muốn” để có quyết định hợp lý nhất. Thảo luận được điều này, tài chính sẽ không còn là trở ngại quá lớn khi muốn có con. 2.Chăm sóc trẻ: Ai sẽ làm nhiệm vụ này? Bạn có thể tự tin rằng mình sẽ chăm sóc được con trẻ suốt cả ngày dài? Điều đó tuỳ thuộc vào quan điểm sống, tài chính và cả sự ổn định về công việc của bạn. Nên trao đổi thẳng thắn: nếu một trong hai người phải ở nhà chăm sóc con, người đó sẽ là ai? Hay cũng có thể không ai trong hai người đảm nhận việc này mà sẽ là một vú em, một thành viên khác trong gia đình, thậm chí có thể là gửi bé đi nhà trẻ từ rất sớm. Trong vấn đề này, vợ chồng bạn cần lên kế hoạch cụ thể trước khi bé ra đời (chẳng hạn, nhờ người họ hàng, thuê vú nuôi hay chọn nhà trẻ phù hợp). Hai vợ chồng cùng so sánh các chi phí và kiểm tra ngân sách của gia đình để tìm ra giải pháp phù hợp nhất cho cả bạn và bé. Điều này rất quan trọng, nếu không rõ ràng ngay từ đầu thì mọi chuyện sẽ phát sinh và trở nên phức tạp khi thành viên mới ra đời. 3.Thêm thành viên mới: Làm thế nào để cả gia đình đều hạnh phúc? Cùng vợ hoặc chồng thảo luận về tương lai của gia đình sau khi có con và tìm ra những cách hiệu quả nhất để giữ gia đình luôn vui vẻ, hạnh phúc. Bạn có thể đưa ra các “điều lệ mới” và cả những giải pháp tốt nhất đối với những vấn đề có thể phát sinh trong tương lai. Có những điều tưởng chừng như đơn giản nhưng lại rất quan trọng, chẳng hạn như sau khi có con, vợ chồng bạn sẽ dành thời gian cho nhau như thế nào, đưa con đi du lịch ở đâu, vào thời điểm nào v v ống nhất quan điểm trong cách nuôi dạy con cái sẽ giúp gia đ ình êm ấm và tràn ng ập tiếng c 4.Chuẩn mực đạo đức gia đình: Chúng ta sẽ dạy trẻ như thế nào? Mỗi gia đình đều có những chuẩn mực riêng về đạo đức và cách quản lý hành vi của con cái. Vì vậy, bạn cần thống nhất với vợ hoặc chồng về cách dạy bảo đứa trẻ sau này. Các chuyên gia tâm lý cho rằng, cách cha mẹ giáo dục con cái thường chịu ảnh hưởng lớn từ cách họ được nuôi dạy từ nhỏ. Tất nhiên, hai người sinh trưởng trong hai gia đình khác nhau thì sẽ có những khác biệt và chênh lệch nhất định trong cách giáo dục, điều này thường gây ra những mâu thuẫn không nhỏ cho nhiều cặp vợ chồng. Hãy cùng nhau đặt và trả lời những câu hỏi: + Chúng ta sẽ trở thành mẫu cha mẹ như thế nào? + Cách giáo dục nào là tốt nhất với con? + Chúng ta đã biết gì về tâm lý trẻ con và cần tìm hiểu thêm điều gì? + Chúng ta sẽ tham khảo ý kiến của ai khi cần sự giúp đỡ? Trả lời những câu hỏi này có nghĩa là vợ chồng bạn đã bước đầu xây dựng nên những nền tảng giáo dục cho con mình và cả những nguyên tắc cần thiết cho một gia đình. Khi con bạn trưởng thành, sẽ có những thách thức mới đòi hỏi bạn luôn luôn thay đổi và thích ứng để giáo dục con tốt nhất. Nhưng chìa khoá quan trọng nhất vẫn là hãy thảo luận với vợ hoặc chồng để điều chỉnh cách dạy dỗ theo từng giai đoạn. 5.Tôn giáo: Con của chúng ta sẽ theo tôn giáo nào? Tôn giáo luôn là vấn đề rất nhạy cảm và ảnh hưởng lớn đến cuộc sống con người. Để tránh những phức tạp có thể xảy ra sau này, một cặp vợ chồng thông minh cần đặt ra những câu hỏi: + Đức tin và tôn giáo có ý nghĩa như thế nào đối với hai vợ chồng và với riêng từng người? + Mỗi người sẽ cảm thấy thế nào nếu như con không theo tôn giáo của mình? + Chúng ta muốn con theo tôn giáo nào? + Tại sao cả gia đình chúng ta đều phải thống nhất theo cùng một tôn giáo? Điều này quan trọng đến mức nào? + Chúng ta sẽ chọn kiểu giáo dục và thực hành tôn giáo cho các con như thế nào? Thực ra, không có khoảng thời gian nào được xem là lý tưởng để sinh con. Khi trẻ ra đời, có thể mọi kế hoạch mà vợ chồng bạn lập ra đều bị thay đổi. Nhưng đìều tốt nhất mà các bậc cha mẹ có được khi trao đổi với nhau là tạo ra những định hướng cơ bản và thống nhất trong việc đón nhận một thành viên mới. Trên thực tế, với tất cả tình yêu thương, hầu như các bậc cha mẹ đều vượt qua mọi trở ngại trong việc nuôi dạy con mình. . nào đó liên quan đến con cái. Vì vậy, trước khi “tăng quân số” cho gia đình, bạn cần thảo luận thật rõ ràng về các vấn đề có thể phát sinh sau khi có con. Sau đây là 5 điều quan trọng nhất. 5 điều cần thảo luận trước khi có con Tình yêu thương sẽ giúp bậc làm cha mẹ vượt qua tất cả khó khă, trở ngại Sinh con là một quyết định quan trọng. Cùng vợ hoặc chồng thảo luận về tương lai của gia đình sau khi có con và tìm ra những cách hiệu quả nhất để giữ gia đình luôn vui vẻ, hạnh phúc. Bạn có thể đưa ra các điều lệ mới” và cả

Ngày đăng: 06/07/2014, 19:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan