ÔN TẬP CHƯƠNG 3 PHẦN 7

4 882 0
ÔN TẬP CHƯƠNG 3 PHẦN 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

câu hỏi trắc nghiêm CHƯƠNG 3 - PHẦN 7 1.Các sinh vật khác loài có quan hệ dinh dưỡng với nhau,trong đó mỗi sinh vật vừa có nguồn thức ăn là sinh vật phía trước ,lại vừa là nguồn thức ăn của sinh vật phía sau tạo thành: A. Lưới thức ăn. B. Dây chuyền sinh thái. C. Chuỗi thức ăn. D.Dãy quan hệ khác loài. 2. Sơ đồ phản ánh một chuỗi thức ăn là: A. Ánh sang →nhiệt độ→ lúa B.Lúa →châu chấu → cóc C. Phân bón →lúa →năng suất D.Tất cả đều đúng. 3. Sơ đồ chuỗi thức ăn hoàn toàn đúng. A. Diều hâu→rắn→cóc→châu chấu→lùa B.Diều hâu→rắn →châu chấu→lùa →cóc C.Diều hâu →cóc→rắn →châu chấu→lùa D.Lúa →châu chấu →cóc→rắn →diều hâu 4. Trong chuỗi thức ăn: Cỏ→hươu→hổ , thì cỏ là: A. Sinh vật sản xuất. B. Sinh vật tiêu thụ bậc I. C. Sinh vật tiêu thụ bậc II D. Sinh vật tiêu thụ bậc III 5. Trong chuỗi thức ăn,sinh vật tiêu thụ bậc 3 thuộc về: A. Bậc dinh dưỡng cấp 1 B. Bậc dinh dưỡng cấp2 C. Bậc dinh dưỡng cấp 3 D. Bậc dinh dưỡng cấp 4 6. Trong chuỗi thức ăn: Cỏ→hươu→hổ , thì hổ là: A. Bậc dinh dưỡng cấp 1 B. Sinh vật tiêu thụ bậc I. C. Sinh vật tiêu thụ bậc II D. Sinh vật tiêu thụ bậc III 7. Tập hợp nhiều chuỗi chuỗi thức ăn trong quần xã tạo thành: A. Lưới thức ăn. B. Chuỗi thức ăn. C. Mạng lưới quần thể. D. Dây chuyền sinh thái. 8. Dạng pháp sinh thái chuẩn phán ánh đúng hiệu dinh dưỡng là: A. Tháp số lượng B. Tháp sinh khối C.Tháp năng lượng D. Cả A,B & C. 9. Loại pháp sinh thái luôn có đáy lớn đỉnh nhỏ: A. Tháp số lượng B. Tháp sinh khối C.Tháp năng lượng D. Tháp số lượng & Tháp sinh khối 10.Cấu trúc lưới thức ăn càng phức tạp khi: A. Quần xã có độ đa dạng càng thấp. B. Quần xã ở vị độ càng thấp C. Quần xã mới hình thành D. Quần xã đang suy thoái. 11.Nếu gọi sinh cảnh là tập hợp các nhân tố vô sinh thì có thể biểu diễn: A. Hệ sinh thái = Quần thể + sinh cảnh B. Hệ sinh thái = Quần xả + sinh cảnh C. Hệ sinh thái = Cá thể + sinh cảnh D. Hệ sinh thái = Sinh vật + môi trường 12. Ví dụ không minh hoạ cho một hệ sinh thái: A. 1 hồ với rong, tảo, cua,cá, vi khuẩn….cùng các chất và yếu tố khí hậu liên quan. B. 1 khu rừng có cỏ,cây ,sâu bọ, chim choc, thú,nấm, vi sinh vật … và các nhân tố vô sinh. C. 1 cái ao không tính sinh vật ,chỉ kể các nhân tố vô sinh(nước ,khoáng,khí ,nhiệt độ,…….) D. 1 quần xã ở một hòn đảo và sinh cảnh ở đấy. 13. Tập hợp các hệ sinh thái có chung đặc điểm địa lí,khí hậu,thổ nhưỡng gọi là: A.Siêu hệ sinh thái B.Sinh quyển. C.Biôm hay khu sinh học D. Đới. 14. Chu trình trao đổi và chuyển hoá vật chất ở hệ sinh thái được gọi là; A. Chu trình tuần hoàn vật chất B. Chu trình tuần hoàn năng lượng C. Chu trình sinh địa hoá C. Chu trình sinh thái học. 15. Khi nói về dòng năng lượng ở hệ sinh thái thì câu sai là A. Năng lượng truyền từ bậc dinh dưỡng thấp lên cao. B. Càng lên cao thì dòng năng lượng càng giảm. C. 90% năng lượng được truyền lên bậc trên. D. Khoảng 10% năng lượng được truyền lên bậc dinh dưỡng cao hơn. 16. Hiệu suất sinh thái trong mỗi chuỗi thức ăn là: A. Tỉ lệ chuyển hoá năng lượng giữa các bậc. B. Tỉ lệ sinh khối trung bình giữa các bậc C. Hiệu số năng lượng giữa các bậc lien tiếp D. Hiệu số sinh khối của các bậc dinh dưỡng. 17. để tiết kiệm năng lượng hệ sinh thái ,trong nông nghiệp kiện đại người ta thường chăn nuôi: A. Động vật tiêu thụ bậc I B. động vật tiêu thụ bậc II C. Hạn chế thả rông D. Cả A & C 18. Tại sao nói hệ sinh thái là một hệ thống sinh học hoàn chỉnh và tương đối ổn định? A. Luôn có sự tác động qua lại giữa sinh cảnh và quần xã sinh vật. B. Không có sự tác động qua lại giữa sinh cảnh và quần xã sinh vật. C. Luôn có sự tác động qua lại giữa giữa sinh vật trong quần xã, đồng thời có sự tác động qua lại với các thành phần vô sinh của sinh cảnh. D.Không có sự tác động qua lại giữa giữa sinh vật trong quần xã, đồng thời có sự tác động qua lại với các thành phần vô sinh của sinh cảnh. 19. Hệ sinh thái biểu hiện chức năng của một tổ chức sống vì ? A. Kích thước hệ sinh thái lớn. B. Kích thước hệ sinh thái nhỏ. C. Hệ sinh thái là một hệ mở. D. Hệ sinh thái là một hệ kín. 20. Thành phần vô sinh trong hệ sinh thái gồm A. xác sinh vật, thực vật, đất, ánh sáng. B. thực vật, đất, nước, khí hậu. C. đất, nước, ánh sáng, xác sinh vật, khí hậu. D. thỏ, thực vật, xác sinh vật, nước, ánh sáng. 21. Hệ sinh thái nào sau đây là hệ sinh thái nước đứng? A. Ao, Đầm, Hồ. B. Ao, suối, biển. C. Hồ, suối, đầm. D. Hồ, rừng đước, rùng tràm. 22. Hệ sinh thái tự nhiên có cấu trúc ổn định và hoàn chỉnh vì: A. có cấu trúc lớn nhất. B. luôn giữ vững cân bằng. C. Có chu trình tuần hoàn vật chất. D. có nhiều chuỗi thức ăn và lưới thức ăn. 23. Chuỗi thức ăn là một dãy gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ với nhau về: A.nguồn gốc. B. nơi chốn. C. dinh dưỡng. D. cạnh tranh. 24. Cho chuỗi thức ăn sau: Cỏ > Thỏ > Cáo > Hổ > VSV. Khi tiêu diệt mắc xích nào sẽ gây hậu quả lớn nhất. A. Thỏ . B. Cáo . C. Hổ. D. Cỏ. 25. Chuỗi thức ăn nào sau đây đúng : A. Sinh vật sản xuất > sinh vật tiêu thụ bậc 1 > sinh vật tiêu thụ bậc 2 > sinh vật tiêu thụ bậc 3. B. Sinh vật sản xuất > sinh vật tiêu thụ bậc 2 > sinh vật tiêu thụ bậc 1 > sinh vật tiêu thụ bậc 3. C. Sinh vật sản xuất > sinh vật tiêu thụ bậc 2 > sinh vật tiêu thụ bậc 3 > sinh vật tiêu thụ bậc 1. D. Sinh vật sản xuất > sinh vật tiêu thụ bậc 3 > sinh vật tiêu thụ bậc 2 > sinh vật tiêu thụ bậc 1. 26. Trong các mối quan hệ sau đây, mối quan hệ nào đóng vai trò quan trọng cho sự hình thành chuỗi và lưới thúc ăn? A. Quan hệ sinh sản. B. Quan hệ dinh dưỡng. C. Quan hệ cùng loài. D. Quan hệ hợp tác. 27. Dòng năng lượng từ ngoài môi trường đi vào chu trình dinh dưỡng, sinh vật nào tiếp nhận đầu tiên? A. Sinh vật sản xuất. B.Sinh vật tiêu thụ bậc 1. C.Sinh vật tiêu thụ bậc 2. D.Sinh vật tiêu thụ bậc 3. 28. Trong chuỗi thức ăn sau: Cỏ > Thỏ > Cáo > Hổ > VSV. Trong đó Cáo được gọi là sinh vật bậc dinh dưỡng cấp ? A. 1. B. 2. C. 3. D. 4 . 29. Nội dung nào sau đây đúng với nội dung quy luật hình tháp sinh thái ? A. Sinh vật mắc lưới nào càng xa sinh vật tiêu thụ bậc 1 thì có sinh khối trung bình càng lớn. B. Sinh vật mắc lưới nào càng xa sinh vật tiêu thụ bậc 1 thì có sinh khối trung bình càng nhỏ. C. Sinh vật mắc lưới nào càng xa sinh vật sản xuất thì có sinh khối trung bình càng nhỏ. D. Sinh vật mắc lưới nào càng xa sinh vật sản xuất thì có sinh khối trung bình càng lớn. 30. Nguồn tài nguyên nào sau đây là nguồn tài nguyên tái sinh ? A. Đất. B. Vàng. C. Sắt. D. Rừng. 31. Ở mỗi bậc dinh dưỡng, phần lớn nguồn năng lượng bị tiêu hao qua hô hấp, tạo nhiệt của cơ thể sinh vật chiếm khoảng? A. 50% B. 10%. C. 70%. D. 30%. 32.Hiện nay tầng ôzon đang bị phá hủy làm cho nhiệt độ trái đất ngày càng nóng lên. nguyên nhân do : A. Nguồn CO 2 từ chất thải. B. NH 3 từ chất thải. C. Tia tử ngoại từ mặt trời. D. nguồn nước đang cạn kiệt. 33. Trong tự nhiên nguồn nitơ có trong không khí được tổng hợp theo con đường sinh học là nhờ: A. VSV phân hủy. B. Vi khuẩn Ecoli. C. Vi khuẩn nốt sần cộng sinh cây họ đậu. D. Vi khuẩn kí sinh trên cơ thể thực vật Câu 34: Yếu tố quyết định mức độ đa dạng của một thảm thực vật ở cạn là A. gió. B. ánh sáng. C. nước. D. không khí. Câu 35: Phát biểu nào sau đây đúng với tháp sinh thái? A. Tháp số lượng bao giờ cũng có dạng chuẩn. B. Các loại tháp sinh thái bao giờ cũng có đáy lớn, đỉnh hướng lên trên. C. Tháp khối lượng bao giờ cũng có dạng chuẩn. D. Các loại tháp sinh thái không phải bao giờ cũng có đáy lớn, đỉnh hướng lên trên. Câu 36: Trong hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới, nhóm sinh vật có sinh khối lớn nhất là A. Sinh vật tiêu thụ cấp II. B. Sinh vật phân hủy. C. Sinh vật sản xuất. D. Sinh vật tiêu thụ cấp I. Câu 37: Giải thích nào dưới đây không hợp lí về sự thất thoát năng lượng rất lớn qua mỗi bậc dinh dưỡng? A. Một phần năng lượng mất qua các phần rơi rụng (lá rụng, xác lột ). B. Phần lớn năng lượng bị tiêu hao qua hô hấp, tạo nhiệt cho cơ thể. C. Phần lớn năng lượng được tích vào sinh khối. D. Một phần năng lượng mất qua chất thải (phân, nước tiểu ). C âu 38: Sự phân tầng theo phương thẳng đứng trong quần xã sinh vật có ý nghĩa A. Tăng hiệu quả sử dụng nguồn sống, tăng sự cạnh tranh giữa các quần thể. B. Tăng sự cạnh tranh giữa các loài, giảm khả năng tận dụng nguồn sống. C. Giảm mức độ cạnh tranh giữa các loài, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn sống. D. Giảm mức độ cạnh tranh giữa các loài, giảm khả năng tận dụng nguồn sống. Câu 39: Dấu hiệu nào sau đây kh ông phải là dấu hiệu đặc trưng của quần thể? A. Tỷ lệ đực cái. B. Mối quan hệ giữa các cá thể. C. Tỷ lệ các nhóm tuổi. D. Kiểu phân bố. C âu 40: Phát biểu nào sau đây là kh ông đúng đối với một hệ sinh thái? A. Trong hệ sinh thái càng lên bậc dinh dưỡng cao năng lượng càng giảm dần. B. Trong hệ sinh thái sự thất thoát năng lượng qua mỗi bậc dinh dưỡng là rất lớn. C. Trong hệ sinh thái sự biến đổi năng lượng có tính tuần hoàn. D. Trong hệ sinh thái sự biến đổi vật chất diễn ra theo chu trình. Câu 41: Nhóm sinh vật có mức năng lượng lớn nhất trong một hệ sinh thái là A. sinh vật phân huỷ. B. động vật ăn thực vật. C. sinh vật sản xuất. D. động vật ăn thịt. Câu 42: Trong một hệ sinh thái, A. Năng lượng thất thoát qua mỗi bậc dinh dưỡng của chuỗi thức ăn là rất lớn. B. Sự biến đổi năng lượng diễn ra theo chu trình. C. Sự chuyển hoá vật chất diễn ra không theo chu trình. D.Năng lượng của sinh vật sản xuất bao giờ cũng nhỏ hơn năng lượng của sinh vật tiêu thụ nó. Câu 43: Trên một đảo mới được hình thành do hoạt động của núi lửa, nhóm sinh vật có thể đến cư trú đầu tiên là A. Thực vật thân cỏ có hoa. B. sâu bọ. C. Thực vật hạt trần. D. địa y. Câu 44: Phát biểu đúng về vai trò của ánh sáng đối với hê sinh thái là: A. Tia hồng ngoại tham gia vào sự chuyển hoá vitamin ở động vật. B. Điều kiện chiếu sáng không ảnh hưởng đến hình thái thực vật. C. Ánh sáng nguồn năng lượng khởi đầu cho hệ sinh thái D. Tia tử ngoại chủ yếu tạo nhiệt sưởi ấm sinh vật. Câu 45: Hiệu suất sinh thái là A. Hiệu số sinh khối trung bình của hai bậc dinh dưỡng liên tiếp. B. Hiệu số năng lượng giữa các bậc dinh dưỡng liên tiếp. C. Tỉ số sinh khối trung bình giữa các bậc dinh dưỡng. D. Tỉ lệ phần trăm chuyển hoá năng lượng giữa các bậc dinh dưỡng. Câu 46: Sơ đồ nào sau đây mô tả đúng về một chuỗi thức ăn? A. Lúa → chuột →rắn → diều hâu. B. Lúa → rắn →chuột → diều hâu. C. Lúa → chuột →diều hâu →rắn. D. Lúa →diều hâu →chuột →rắn. Câu 47: Sơ đồ nào sau đây không mô tả đúng về một chuỗi thức ăn? A. Tảo → giáp xác → cá → chim bói cá → diều hâu. B. Lúa → cỏ → ếch đồng → chuột đồng → cá. C. Cỏ → thỏ → mèo rừng. D. Rau → sâu ăn rau → chim ăn sâu → diều hâu. Câu 47: Hình tháp sinh thái luôn có dạng chuẩn (đáy tháp rộng ở dưới, đỉnh tháp hẹp ở trên) là hình tháp biểu diễn A. Năng lượng của các bậc dinh dưỡng. B. Sinh khối của các bậc dinh dưỡng. C. Số lượng cá thể của các bậc dinh dưỡng. D. Sinh khối và số lượng cá thể của các bậc dinh dưỡng. Câu 48: Sản lượng sinh vật thứ cấp trong hệ sinh thái được tạo ra từ A. Sinh vật phân huỷ. B. Sinh vật sản xuất. C. Sinh vật sản xuất và sinh vật phân huỷ. D. Sinh vật tiêu thụ. Câu 49: Mắt xích có mức năng lượng cao nhất trong một chuỗi thức ăn là A. Sinh vật tiêu thụ bậc ba. B. Sinh vật tiêu thụ bậc một. C. Sinh vật tiêu thụ bậc hai. D. Sinh vật sản xuất. Câu 18: Để hạn chế ô nhiễm môi trường, không nên A. Sử dụng các loại hoá chất độc hại vào sản xuất nông, lâm nghiệp. B. Lắp đặt thêm các thiết bị lọc khí thải cho các nhà máy sản xuất công nghiệp. C. Xây dựng thêm các công viên cây xanh và các nhà máy xử lí, tái chế rác thải. D. Bảo tồn đa dạng sinh học, khai thác hợp lí tài nguyên thiên nhiên. . cấp I. Câu 37 : Giải thích nào dưới đây không hợp lí về sự thất thoát năng lượng rất lớn qua mỗi bậc dinh dưỡng? A. Một phần năng lượng mất qua các phần rơi rụng (lá rụng, xác lột ). B. Phần lớn. A. 50% B. 10%. C. 70 %. D. 30 %. 32 .Hiện nay tầng ôzon đang bị phá hủy làm cho nhiệt độ trái đất ngày càng nóng lên. nguyên nhân do : A. Nguồn CO 2 từ chất thải. B. NH 3 từ chất thải. C câu hỏi trắc nghiêm CHƯƠNG 3 - PHẦN 7 1.Các sinh vật khác loài có quan hệ dinh dưỡng với nhau,trong đó mỗi sinh vật vừa có nguồn

Ngày đăng: 06/07/2014, 18:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan