đề KT số 03

3 151 0
đề KT số 03

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN: NGỮ VĂN 10 Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề) I/ PHẦN CHUNG: ( 5 điểm) Dành cho tất cả các thí sinh Câu 1: ( 2 điểm ) a/ Ghi lại bài thơ “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm b/ Nêu ngắn gọn quan điểm sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm thể hiện trong bài thơ? Câu 2: ( 3 điểm ) a/ Thế nào là phép tu từ ẩn dụ, hoán dụ? b/ Tìm và phân tích phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ trong những câu sau : - Áo chàm đưa buổi phân li Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay ( Tố Hữu – Việt Bắc) - Ai đi đâu đấy hỡi ai Hay trúc đã nhớ mai đi tìm ( Ca dao) II/ PHẦN RIÊNG: ( 5 điểm ) Thí sinh chỉ được chọn một trong hai câu phù hợp với chương trình học của mình Câu 3a: (5 điểm) (Dành cho thí sinh học theo chương trình SGK chuẩn) Hãy tưởng tượng mình là một cây bút bị bỏ rơi và kể lại câu chuyện của mình Câu 3b: (5 điểm) (Dành cho thí sinh học theo chương trình SGK nâng cao) Phân tích bài thơ “Đọc “Tiểu Thanh kí”” (Độc Tiểu Thanh kí) của Nguyễn Du ………………………………… HẾT ………………………………… Ghi chú: - Học sinh không được sử dụng tài liệu - Giám thị coi thi không giải thích gì thêm HƯỚNG DẪN CHẤM I/ PHẦN CHUNG: ( 5 điểm ) Câu 1: (2 điểm ) 1. Yêu cầu kiến thức: - Ghi lại chính xác bài thơ “Nhàn” của Ngyễn Bỉnh Khiêm - Trình bày được quan niệm sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm thể hiện trong bài thơ: hòa hợp với tự nhiên, giữ cốt cách thanh cao, vượt lên trên danh lợi 2. Biểu điểm: - Điểm 2: Trình bày chính xác yêu cầu kiến thức - Điểm 1: Trình bày được 1/2 yêu cầu kiến thức - Điểm 0: Không làm được gì Câu 2: ( 3 điểm ) 1. Yêu cầu kiến thức: - Nêu chính xác khái niệm phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ - Xác định và phân tích đúng phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ + Hoán dụ: “áo chàm” chỉ con người Việt Bắc + Ẩn dụ: “trúc, mai”(hình ảnh sóng đôi, gắn bó) chỉ tình yêu của chàng trai và cô gái trong ca dao 2. Biểu điểm: - Điểm 3: Trình bày chính xác yêu cầu kiến thức - Điểm 2: Trình bày khoảng 2/3 yêu cầu kiến thức - Điểm 1: Trình bày được 1/3 yêu cầu kiến thức - Điểm 0: Không làm được gì II/ PHẦN RIÊNG ( 5 điểm ) Câu 3a: ( 5 điểm ) 1. Yêu cầu kĩ năng: - Học sinh biết cách làm bài tự sự tưởng tượng - Bài làm có bố cục chặt chẽ, rõ ràng, hoàn chỉnh; kết cấu hợp lí - Hành văn mạch lạc, trôi chảy; diễn đạt trong sáng; không mắc lỗi diễn đạt, ngữ pháp, dùng từ, chính tả. 2. Yêu cầu kiến thức: Học sinh có thể có nhiều cách làm bài khác nhau, song phải đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau: - Kể về cuộc sống hiện tại: bị bỏ rơi; tâm trạng, cảm xúc khi bị bỏ rơi - Hồi tưởng lại cuộc sống trước đây: được cưng chiều, chăm sóc - Suy nghĩ, ước mơ của cây bút 3. Biểu điểm: - Điểm 5: Đáp ứng đầy đủ tất cả các yêu cầu về kĩ năng và kiến thức. Hành văn mạch lạc, diễn đạt trong sáng. Có thể mắc một vài lỗi nhỏ nhưng không ảnh hưởng đến bài làm - Điểm 3: Đáp ứng được khoảng 2/3 yêu cầu kiến thức. Hành văn chưa thật mạch lạc; mắc một vài lỗi về diễn đạt, ngữ pháp, dùng từ, chính tả - Điểm 1: Trình bày thiếu ý, sơ sài, chưa đáp ứng các yêu cầu kiến thức. Hành văn lủng củng, mắc nhiều lỗi diễn đạt, ngữ pháp, dùng từ, chính tả - Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề hoặc không làm được gì. HẾT Ghi chú: - Ở phần riêng, học sinh chỉ được chọn câu 3a (chương trình SGK chuẩn). Nếu học sinh chọn câu 3b (chương trình SGK nâng cao) thì xem như không làm phần này. - Nếu học sinh làm cả hai câu 3a và 3b, thì chỉ chấm điểm câu 3a. . (không kể thời gian giao đề) I/ PHẦN CHUNG: ( 5 điểm) Dành cho tất cả các thí sinh Câu 1: ( 2 điểm ) a/ Ghi lại bài thơ “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm b/ Nêu ngắn gọn quan điểm sống nhàn của Nguyễn. song phải đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau: - Kể về cuộc sống hiện tại: bị bỏ rơi; tâm trạng, cảm xúc khi bị bỏ rơi - Hồi tưởng lại cuộc sống trước đây: được cưng chiều, chăm sóc - Suy nghĩ, ước. cầu kiến thức: - Ghi lại chính xác bài thơ “Nhàn” của Ngyễn Bỉnh Khiêm - Trình bày được quan niệm sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm thể hiện trong bài thơ: hòa hợp với tự nhiên, giữ cốt cách thanh

Ngày đăng: 06/07/2014, 17:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan