Đề cương ôn tập ĐỊA LÝ 6,7,8,9 HK II-2009-2010

6 2.2K 23
Đề cương ôn tập ĐỊA LÝ 6,7,8,9 HK II-2009-2010

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Trường THCS Ma Lâm Đề cương ôn thi HKII Lớp 6 Năm học 2009 - 2010 MÔN ĐỊA LÝ 6 Câu 1: Hãy trình bày sự phân loại khoáng sản theo công dụng? Hướng dẫn trả lời: Bảng sgk/49. Câu 2: Dựa vào đâu mà có sự phân ra các khối khí nóng lạnh? Khối khí nóng và khối khí lạnh hình thành từ đâu? Nêu tính chất của mỗi loại? Hướng dẫn trả lời: - Căn cứ vào nhiệt độ người ta chia ra khối khí nóng, khối khí lạnh. - Khối khí nóng hình thành trên các vùng vĩ độ thấp, có nhiệt độ tương đối cao. - Khối khí lạnh hình thành trên các vùng vĩ độ cao, có nhiệt độ tương đối thấp. Câu 3: Dựa vào đâu mà có sự phân ra các khối khí đại dương và khối khí lục địa? Khối khí đại dương và khối khí lục địa hình thành ở đâu? Nêu tính chất của mỗi loại? Hướng dẫn trả lời: - Căn cứ vào mặt tiếp xúc bên dưới là đại dương hay đất liền, người ta chia ra khối khí đại dương, khối khí lục địa. - Khối khí đại dương hình thành trên các biển và đại dương có độ ẩm lớn. - Khối khí lục địa hình thành trên các vùng đất liền, có tính chất tương đối khô. Câu 4: Thời tiết khác khí hậu ở điểm nào? Người ta tính nhiệt độ trung bình tháng và trung bình năm như thế nào? Hướng dẫn trả lời: - Thời tiết là sự biểu hiện các hiện tượng khí tượng ở một địa phương trong một thời gian ngắn. Còn khí hậu là sự lặp đi lặp lại của tình hình thời tiết ở một địa phương trong nhiều năm. - Người ta đo nhiệt độ không khí bằng nhiệt kế, rồi tính ra nhiệt độ trung bình ngày, trung bình tháng và trung bình năm. Câu 5: Khí áp là gì? Người ta đo khí áp bằng dụng cụ gì? Em hãy cho biết nguyên nhân nào sinh ra gió và hãy mô tả sự phân bố các đai khí áp và các loại gió thổi thường xuyên trên bề mặt trái đất? Hướng dẫn trả lời: - Khí áp là sức ép của khí quyển lên bề mặt trái đất. - Dụng cụ dùng để đo khí áp là khí áp kế. - Gió là sự chuyển động của không khí từ nơi có khí áp cao về nơi có khí áp thấp. - Gió tín phong là loại gió thổi thường xuyên từ áp cao chí tuyến về áp thấp xích đạo. - Khí áp được phân bố trên bề mặt trái đất thành các đai khí áp cao và khí áp thấp từ xích đạo về 2 cực. - Gió Tây ôn đới là loại gió thổi thường xuyên từ áp cao chí tuyến đến áp thấp khoảng 60 o B và 60 o N. Câu 6: Mưa được hình thành như thế nào? Muốn tính lượng mưa trung bình năm của một địa điểm người ta làm thế nào? Tại sao trong không khí lại có độ ẩm? Yếu tố nào quyết định khả năng chứa hơi nước của không khí? Hướng dẫn trả lời: - Mưa được hình thành khi hơi nước bị ngưng tụ ở độ cao từ 2 km đến 10 km tạo thành mây. Gặp điều kiện thuận lợi hạt nước to dần do được cung cấp thêm hơi nước sẽ rơi xuống thành mưa. - Lấy lượng mưa nhiều năm của một địa phương cộng lại, rồi chia cho số năm ta sẽ có lượng mưa trung bình năm của địa phương. Lưu hành nội bộ 1 Trường THCS Ma Lâm Đề cương ôn thi HKII Lớp 6 Năm học 2009 - 2010 - Do có chứa hơi nước nên không khí có độ ẩm. - Nhiệt độ không khí càng cao càng chứa được nhiều hơi nước. Câu 7: Nêu đặc điểm của các đới khí hậu trên bề mặt trái đất? Hướng dẫn trả lời: a. Đới nóng (nhiệt độ): - Nằm trong khoảng từ 23 o 27’B - 23 o 27’N. - Nóng quanh năm. - Gió tín phong thổi thường xuyên. - Lượng mưa trung bình năm từ 1000 đến 2000mm. b. 2 đới ôn hòa (ôn đới): - Nằm trong khoảng từ 23 o 27’B đến 66 o 33’B và từ 28 o 27’N đến 66 o 33’N. - Nhiệt độ trung bình. - Gió Tây ôn đới thổi thường xuyên. - Lượng mưa trung bình năm từ 500 đến 1000mm. c. 2 đới lạnh (hàn đới): - Nằm trong khoảng từ 66 o 33’B đến cực Bắc và 66 o 33’N đến cực Nam. - Quanh năm giá lạnh. - Gió Đông cực thổi thường xuyên. - Lượng mưa trung bình năm dưới 500mm. Câu 8: Sông và hồ khác nhau như thế nào? Thế nào là hệ thống sông và lưu vực sông? Có mấy loại hồ? Nêu tác dụng của hồ? Hướng dẫn trả lời: - Sông là dòng chảy tự nhiên, thường xuyên, tương đối ổn định trên bề mặt thực địa. - Hồ là khoảng nước đọng tương đối rộng và sâu trong đất liền. - Sông chính cùng với phụ lưu, chi lưu hợp thành hệ thống sông. - Diện tích đất đai cung cấp nước thường xuyên cho sông gọi là lưu vực sông. - Có 2 loại hồ: Hồ nước mặn và hồ nước ngọt. - Tác dụng của hồ: Điều hòa dòng chảy, giao thông, tưới tiêu, phát điện, nuôi trồng thủy sản. Câu 9: Sóng biển là gì? Nguyên nhân nào tạo ra sóng biển? Thủy triều là gì? Nguyên nhân nào sinh ra thủy triều? Dòng biển là gì? Nguyên nhân nào sinh ra dòng biển? Hướng dẫn trả lời: HS học ở phần 2 “Sự vận động của nước biển và đại dương” của bài 24 “Biển và đại dương” học theo nội dung ở vở ghi. Câu 10: Đất là gì? Nêu các thành phần của đất? Hãy cho biết chất mùn có vai trò như thế nào trong lớp đất? Hướng dẫn trả lời: - Đất là lớp vật chất mỏng, vụn bở, bao phủ bề mặt các lục địa gọi là lớp đất hay là thổ nhưỡng. - Các thành phần của đất: + Thành phần khoáng chất chiếm phần lớn trọng lượng của đất. Khoáng chất có nguồn gốc từ các sản phẩm phong hóa đá gốc. + Thành phần chất hữu cơ chiếm tỷ lệ rất nhỏ nhưng có vai trò quan trọng đối với chất lượng đất. Chất hữu cơ có nguồn gốc từ xác động, thực vật bị biến đổi do các vi sinh vật và các động vật trong đất tạo thành chất mùn. - Chất mùn là nguồn thức ăn dồi dào, cung cấp những chất cần thiết cho thực vật tồn tại và phát triển. * Bài tập: Lưu hành nội bộ 2 Trường THCS Ma Lâm Đề cương ôn thi HKII Lớp 6 Năm học 2009 - 2010 1. Hãy vẽ hình tròn tượng trưng cho trái đất và thể hiện các đai khí áp cao, khí áp thấp và các loại gió tín phong, gió tây ôn đới bằng các ký hiệu đã học lên hình tròn đó? 2. HS hoàn thành BT1 sgk/63 và 64. 3. Hãy vẽ hình tròn tượng trưng cho trái đất và thể hiện các đới khí hậu theo vĩ độ? Lưu hành nội bộ 3 Trường THCS Ma Lâm Đề cương ôn thi HKII Lớp 6 Năm học 2009 - 2010 MÔN ĐỊA LÝ 7 Câu 1: Vị trí, giới hạn Châu Mĩ.Các luồng nhập cư Châu Mĩ. Câu 2: Thiên nhiên Bắc Mĩ. Câu 3: Kinh tế Bắc Mĩ. Câu 4: Thiên nhiên Trung và Nam Mĩ. Câu 5: Kinh tế Trung và Nam Mĩ. Câu 6: Thiên nhiên châu Âu, Châu Đại Dương, châu Nam Cực Câu 7: Bài thực hành: bài 46: sự phân hóa của thảm thực vật ở sườn đông và sườn tây dãy núi An-đét. Câu 8: Bài thực hành: bài 53: phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa. Câu 9: Vẽ biểu đồ hình cột Câu 10: Vẽ biểu đồ hình tròn. HƯỚNG DẪN ĐÁP ÁN. Câu 1: Mục 1, 2 bài35. Câu 2: Nêu : địa hình, khí hậu, thảm thực vật. Câu 3: Kinh tế Bắc Mĩ: đặc điểm ngành nông nghiệp và công nghiệp. Câu 4: Nêu : địa hình, khí hậu, thảm thực vật. Câu 5: Kinh tế Trung và Nam Mĩ: đặc điểm ngành nông nghiệp và công nghiệp. Câu 6: Nêu : địa hình, khí hậu, thảm thực vật. Câu 7: Bài thực hành: bài 46: trả lời câu hỏi trong bài. Câu 8: Bài thực hành: bài 53: trả lời câu hỏi trong bài. Câu 9: Vè biểu đồ hình cột: làm bài 2/ sgk/ 185. Câu 10: Vẽ biểu đồ hình tròn : vẽ theo bảng số liệu ở mục 3- bài 39- sgk- 124. MÔN ĐỊA LÝ 8 Câu 1: Nêu đặc điểm chung của địa hình nước ta. Câu 2: Chứng minh khí hậu nước ta có tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm. Câu 3: .Chứng minh khí hậu Việt Nam có tính chất đa dạng và thất thường. Câu 4: Nước ta có mấy mùa khí hậu? Nêu đặc trưng khí hậu của từng mùa. Câu 5: Nêu đặc điểm chung của sông ngòi nước ta. Câu 6: Nguyên nhân nào làm cho nước sông bị ô nhiễm? Liên hệ địa phương em. Câu 7: So sánh ba nhóm đất chính ở nước ta về đặc tính, sự phân bố và giá trị sử dụng Câu 8: Nêu đặc điểm chung của sinh vật nước ta. Câu 9: Chứng minh nguồn tài nguyên sinh vật nước ta có giá trị lớn về các mặt sau đây: - Phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống. - Bảo vệ môi trường sinh thái. Câu 10: Vẽ biểu đồ hình tròn và phân tích biểu đồ. Lưu hành nội bộ 4 Trường THCS Ma Lâm Đề cương ôn thi HKII Lớp 6 Năm học 2009 - 2010 MÔN ĐỊA LÝ 9 A. Phần Lí Thuyết Câu 1: Tình hình sản xuất công nghiệp ở Đông Nam Bộ thay đổi như thế nào từ sau khi đất nước thống nhất? Hướng dẫn: SGK/ Trang 116 : “Trước ngày miền Nam … Sài Gòn-Chợ lớn ”. Nêu tình hình sản xuất công nghiệp ngày nay: Học vở ghi/ phần 1/ Tiết 36. Câu 2: Tại sao thành phố Hồ Chí Minh chiếm giá trị công nghiệp lớn nhất toàn vùng Đông Nam Bộ? Trả lời: Vì: - Vị trí địa lý thuận lợi - Nguồn lao động dồi dào, tay nghề cao - Cơ sở hạ tầng phát triển - Chính sách phát triển luôn đi đầu Câu 3: Vì sao cây cao su được trồng nhiều ở Đông Nam Bộ? Trả lời: Vì: - Có đất badan màu mỡ - Khí hậu cận xích đạo nóng ẩm. - Lao động có nhiều kinh nghiệm. - Cao su là nguyên liệu được sử dụng cho nhiều ngành công nghiệp của vùng. - Thị trường lớn ổn định. Câu 4: Kể tên các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam? Nêu vai trò của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đối với cả nước? Trả lời: - Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Bà rịa – Vũng Tàu, Tây Ninh, Long An. - Vai trò: Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có vai trò quan trọng không chỉ với Đông Nam Bộ mà còn với các tỉnh phía Nam và cả nước. Câu 5: Nêu ý nghĩa về vị trí địa lý của vùng đồng bằng sông Cửu Long? Trả lời: Hs tự trả lời: Dựa vào phần I tiết 39. Câu 6: Những thuận lợi và khó khăn về mặt tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long để sản xuất lương thực thực phẩm? Biện pháp khắc phục khó khăn? Trả lời: Học vở phần II tiết 39. Câu 7: Nêu những đặc điểm chủ yếu về dân cư, xã hội ở đồng bằng sông Cửu Long? Trả lời: Học vở phần III tiết 39. Câu 8: Tình hình sản xuất nông nghiệp ở đồng bằng sông Cửu Long? Nêu ý nghĩa của việc sản xuất lương thực ở đồng bằng này? Trả lời: Học vở phần 1 của phần IV tiết 40. * Ý nghĩa: - Là vùng trọng điểm sản xuất lương thực lớn nhất toàn quốc. - Trong cơ cấu nông nghiệp, cây lương thực chiếm ưu thế tuyệt đối. - Nước ta giải quyết được vấn đề an ninh lương thực và xuất khẩu lương thực. Câu 9:Thành phố Cần Thơ có những điều kiện thuận lợi gì để trở thành trung tâm kinh tế lớn nhất ở đồng bằng sông Cửu Long? Trả lời: -Vị trí địa lý thuận lợi + Thành phố Cần Thơ cách thành phố Hồ Chí Minh không xa về phía Tây Nam khoảng 200 km. +Cầu Mỹ Thuận và cầu Sông Hậu sẽ nối liền thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh miền tây Nam Bộ Lưu hành nội bộ 5 Trường THCS Ma Lâm Đề cương ôn thi HKII Lớp 6 Năm học 2009 - 2010 - Đây là thành phố công nghiệp và dịch vụ quan trọng + Trà Nóc là khu công nghiệp lớn nhất toàn vùng + Đại học Cần thơ là trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học quan trọng nhất đối với đồng bằng sông Cửu Long + Cảng Cần Thơ vừa là cảng nội địa vừa là cảng cửa ngỏ tiểu vùng sông Mê Kông - Hiện nay thành phố Cần Thơ là thành phố trực thuộc Trung Ương . Câu 10: Vì sao ngành chế biến lương thực thực phẩm chiếm tỉ trọng cao ở đồng bằng sông Cửu Long ? Trả lời: Vì : Sản phẩm nông nghiệp dồi dào, phong phú là nguồn cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Câu 11: Hãy kể tên các bộ phận vùng biển nước ta tính từ bờ biển ? Nêu giới hạn của từng bộ phận ? Trả lời: Dựa vào H38.1 Và nội dung SGK/135 Câu 12: Kể tên các ngành kinh tế biển nước ta? Tại sao ta phải phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển ? Trả lời: HS dưạ vào nội dung bài 38 SGK để trả lời Câu 13: Nêu một số nguyên nhân dẫn tới sự giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển đảo ở nước ta. Sự giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển đảo sẽ dẫn đến những hậu quả gì ? Trả lời : Phần 1/ MụcIII/ SGK/ 143 Câu 14: Chúng ta cần thực hiện những biện pháp cụ thể gì để bảo vệ tài nguyên và môi trường biển đảo ? Trả lời: HS dưạ vào nội dung bài 38 SGK để trả lời B. Phần thực hành - Xem lại cách vẽ các loại biểu đồ đã học - Làm lại các bài thực hành :34, 37, 40 đã học Lưu hành nội bộ 6 . đồ. Lưu hành nội bộ 4 Trường THCS Ma Lâm Đề cương ôn thi HKII Lớp 6 Năm học 2009 - 2010 MÔN ĐỊA LÝ 9 A. Phần Lí Thuyết Câu 1: Tình hình sản xuất công nghiệp ở Đông Nam Bộ thay đổi như thế nào từ sau. Trường THCS Ma Lâm Đề cương ôn thi HKII Lớp 6 Năm học 2009 - 2010 MÔN ĐỊA LÝ 6 Câu 1: Hãy trình bày sự phân loại khoáng sản theo công dụng? Hướng dẫn trả lời: Bảng sgk/49. Câu. hiện các đới khí hậu theo vĩ độ? Lưu hành nội bộ 3 Trường THCS Ma Lâm Đề cương ôn thi HKII Lớp 6 Năm học 2009 - 2010 MÔN ĐỊA LÝ 7 Câu 1: Vị trí, giới hạn Châu Mĩ.Các luồng nhập cư Châu Mĩ. Câu

Ngày đăng: 06/07/2014, 14:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan