Đề kiểm tra TV cuối HKII đọc Chuẩn KTKN

3 1.1K 2
Đề kiểm tra TV cuối HKII đọc Chuẩn KTKN

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

UBND HUYỆN ĐAKRÔNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG CUỐI HỌC KÌ II Năm học: 2009 – 2010 Môn: TIẾNG VIỆT (Thời gian làm bài 60 phút không kể thời gian giao đề) Họ và tên học sinh:……………………………………………………………… Trường: ……………………………………………………………… Điểm Lời phê của giáo viên Bằng số Bằng chữ I. Kiểm tra đọc: (10 điểm) 1. Đọc thành tiếng (5 điểm): Giáo viên ghi tên bài tập đọc vào phiếu cho học sinh bốc thăm đọc thành tiếng đoạn văn (120 tiếng/phút) do giáo viên đã đánh dấu các bài đọc từ tuần 29 đến tuần 34. Trả lời câu hỏi nội dung đoạn đọc. 2. Đọc hiểu (5 điểm): Em hãy đọc bài “Hoa học trò” và trả lời các câu hỏi sau: HOA HỌC TRÒ Phượng không phải là một đoá hoa, không phải vài cành; phượng đây là cả một loạt, cả một vùng, cả một góc trời đỏ rực. Mỗi hoa chỉ là mỗi phần tử của xã hội thắm tươi; người ta quên đoá hoa, chỉ nghĩ đến cây, đến hàng, đến những tán hoa lớn xoè ra như muôn ngàn con bướm thắm đậu khít nhau. Nhưng hoa càng đỏ, lá lại càng xanh. Vừa buồn mà lại vừa vui mới thực sự là nỗi niềm bông phượng. Hoa phượng là hoc học trò. Mùa xuân, phượng ra lá. Lá xanh um, mát rượi, ngon lành như lá me non. Lá ban đầu xếp lại, còn e ấp, dần dần xoè ra cho gió đưa đẩy. Lòng cậu học trò phơi phới làm sao! Cậu chăm lo học hành, rồi lâu cũng vô tâm quên mất màu lá phượng. Một hôm, bỗng đâu trên những cành cây báo một tin thắm: Mùa hoa phượng bắt đầu. Đến giờ chơi, cậu học trò ngạc nhiên trông lên: Hoa nở lúc nào mà bất ngờ vậy? Bình minh của hoa phượng là màu đỏ còn non, nếu có mưa, lại càng tươi dịu. Ngày xuân gần hết, số hoa tăng lên, màu cũng đậm dần. Rồi hoà nhịp với mặt trời chói lọi, màu phượng mạnh mẽ kêu vang: Hè đến rồi! Khắp thành phố bỗng rực lên như đến Tết nhà nhà đều dán câu đối đỏ. Theo Xuân Diệu Đánh dấu x vào ô trống  trước câu trả lời đúng nhất. 1. Ở đoạn 1 em hãy tìm những từ ngữ nói lên số lượng của hoa phượng rất lớn.  a. Cả một loạt, cả một vùng, cả một góc trời đỏ rực.  b. Một phần tử của cái xã hội thắm tươi.  c. Chỉ nghĩ đến cây, đến hàng, đến những tán lớn. 2. Tác giả so sánh hoa phượng với gì?  a. Hoa hồng  b. Con bướm  c. Con ong 3. Tác giả dùng những từ ngữ nào để tả vẻ đẹp của lá phượng?  a. Xanh um, mát rượi  b. Ngon lành như lá me non  c. Xoè ra cho gió đưa đẩy  d. Câu a và b đúng 4. Lá phượng được so sánh với gì?  a. Lá điệp  b. Lá cây mắc cỡ  c. Lá me non  d. Cả ba ý trên 5. Câu văn sau có mấy vế? Mùa xuân dần hết, số hoa tăng, màu cũng đậm dần.  a. Một vế câu (vì nó là câu đơn)  b. Hai vế câu  c. Ba vế câu 6. Dấu phẩy (,) trong câu “Lá xanh um, mát rượi, ngon lành như lá me non” có tác dụng gì?  a. Ngăn cách các vế câu.  b. Ngăn cách các từ cùng làm vị ngữ.  c. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ. 7. Các vế trong câu ghép “Đến giờ chơi, cậu học trò ngạc nhiên trông lên: Hoa nở lúc nào mà bất ngờ vậy?” được nối với nhau bằng cách nào?  a. Nối bằng từ “mà”  b. Nối trực tiếp (không dùng từ nối)  c. Không nối bằng cả hai cách trên. 8. Có thể đặt dấu hai chấm (:) vào chỗ nào trong câu văn sau: Bố dặn bé Lan “Con phải học xong mới được đi chơi đấy!”. 9. Chọn từ thích hợp trong các từ sau để điền vào chỗ trống: truyền ngôi, truyền cảm, truyền khẩu, truyền thống, truyền thụ, truyền tụng. a. Cô giáo ……………………… kiến thức cho học sinh. b. Nhân dân……………………… công đức của các bậc anh hùng. c. Vua……………………………. Cho hoàng tử. d. Kế tục và phát huy những………………………tốt đẹp. e. Bài vè được phổ biến rộng rãi trong quần chúng bằng………………… g. Bài thơ có sức …………………… mạnh mẽ. 10. Em hãy nêu cảm nghĩ của em sau khi đọc xong bài tập đọc “Hoa học trò” ĐÁP ÁN 1. a 2. b 3. d 4. c 5. c 6. b. 7. b 8. Bố dặn bé Lan: “……….” 9. a. Truyền thụ b. Truyền tụng c. Truyền ngôi d. Truyền thống e. Truyền khẩu g. Truyền cảm 10. Học sinh nêu lên được ý: Nỗi buồn mỗi khi mùa hè đến phải xa trường, xa lớp, bạn bè, thầy cô,… * Tiêu chuẩn cho điểm đọc thành tiếng: 1. Đọc đúng tiếng, đúng từ, lưu loát, mạch lạc: 1đ; 2. Ngắt, nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, cụm từ rõ nghĩa: 1 đ; 3. Giọng đọc có biểu cảm: 1đ; 4. Cường độ, tốc độ đọc đạt yêu cầu: 1đ; 5. Trả lời đúng ý câu hỏi do GV nêu: 1đ; - Đọc sai từ 2 đến 3 tiếng trừ 0, 5 điểm, đọc sai 4 tiếng trở đi trừ 1 điểm. - Đọc ngắt, nghỉ hơi không đúng từ 2 đến 3 chỗ: trừ 0,5 điểm. - Đọc ngắt, nghỉ hơi không đúng từ 4 chỗ trở lên: trừ 1 điểm. - Giọng đọc chưa thể hiện rõ tính biểu cảm: trừ 0,5 điểm. - Giọng đọc không thể hiện rõ tính biểu cảm: trừ 1 điểm. - Đọc nhỏ, vượt quá thời gian từ trên 1,5 phút đến 2 phút: trừ 0,5 điểm. - Đọc quá 2 phút: trừ 1 điểm. - Trả lời chưa đủ ý hoặc diễn đạt chưa rõ ràng: trừ 0,5 điểm. - Trả lời sai hoặc không trả lời được: trừ 1điểm. . Kiểm tra đọc: (10 điểm) 1. Đọc thành tiếng (5 điểm): Giáo viên ghi tên bài tập đọc vào phiếu cho học sinh bốc thăm đọc thành tiếng đoạn văn (120 tiếng/phút) do giáo viên đã đánh dấu các bài đọc. TẠO Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG CUỐI HỌC KÌ II Năm học: 2009 – 2010 Môn: TIẾNG VIỆT (Thời gian làm bài 60 phút không kể thời gian giao đề) Họ và tên học sinh:………………………………………………………………. bè, thầy cô,… * Tiêu chuẩn cho điểm đọc thành tiếng: 1. Đọc đúng tiếng, đúng từ, lưu loát, mạch lạc: 1đ; 2. Ngắt, nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, cụm từ rõ nghĩa: 1 đ; 3. Giọng đọc có biểu cảm: 1đ; 4.

Ngày đăng: 06/07/2014, 10:00

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan