15 cau thuc hanh

5 309 0
15 cau thuc hanh

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

RÈN LUYỆN KỸ NĂNG BIỂU ĐỒ ( Thi TNTHPT) I/ Những điều cần chú ý khi khi thực hành về biểu đồ: - Các dạng biểu đồ thường vẽ : đường, cột, đường+cột, tròn, miền - Đọc kỹ đề để xác định dạng biểu đồ phù hợp - Vẽ biểu đồ đường :  Tuyệt đối phải tính khoảng cách giữa các năm trên trục hoành  Ghi đủ nội dung, đơn vị ở mỗi đầu trục tung, hoành  Ghi số liệu tại tọa độ mỗi thời điểm, không ghi ở trục tung  Ký hiệu, chú thích nếu vẽ nhiều đường biểu diễn ( không dùng bút khác màu để vẽ nhiều đường biểu diễn)  Ghi tên biểu đồ - Vẽ biểu đồ cột theo số liệu tuyệt đối:  Tuyệt đối phải tính khoảng cách giữa các năm trên trục hoành  Ghi đủ nội dung, đơn vị ở mỗi đầu trục tung, hoành  Đường trung tâm của mỗi cột là đường vuông góc với năm xác định  Ghi số liệu trên đầu hoặc giữa mỗi cột  Ký hiệu, chú thích nếu trong mỗi cột có nhiều đối tượng (không dùng bút khác màu để thể hiện ký hiệu nhiều đối tượng)  Ghi tên biểu đồ - Vẽ biểu đồ cột theo số liệu tương đối:  Xử lý số liệu từ số liệu tuyệt đối sang số liệu tương đối, ghi bảng xử lý số liệu ( sử dụng máy tính)  Ghi đủ nội dung, đơn vị (%) ở mỗi đầu trục hoành, tung  Vẽ nhiều cột thì chiều cao của các cột bằng nhau = 100%  Đường trung tâm của mỗi cột là đường vuông góc với năm xác định  Ghi số liệu giữa mỗi thành phần của cột  Ký hiệu, chú thích (không dùng bút khác màu để thể hiện ký hiệu nhiều đối tượng)  Ghi tên biểu đồ - Vẽ biểu đồ cột kết hợp với biểu đồ đường, ngoài những nội dung như trên, cần chú ý trên biểu đồ có 2 trục tung( một trục ứng với số liệu của một dạng biểu đồ) - Ngoài ra cũng có những dạng biểu đồ đường hoặc cột vì có 2 dạng số liệu khác nhau nên phải vẽ 2 trục tung. - Vẽ biểu đồ tròn :  Xử lý số liệu từ số liệu tuyệt đối sang số liệu tương đối, ghi bảng xử lý số liệu ( sử dụng máy tính)  Dùng compa vẽ hình tròn ( không nên sử dụng nét compa bằng bút chì)  Từ số liệu tương đối đã xử lý, dúng máy tính để tính số độ (góc) mà đối tượng chiếm trên biểu đồ tròn) 1%= 3,6 độ  Dùng thước đo độ để lấy tỉ lệ chính xác trong hình tròn  Ký hiệu, chú thích (không dùng bút khác màu để thể hiện ký hiệu nhiều đối tượng)  Ghi số liệu(%) vào phần diện tích của đối tượng trong hình tròn  Ghi tên (năm hoặc vùng….) cho mỗi biểu đồ  Ghi tên chung cho biểu đồ - Vẽ biểu đồ miền :  Xử lý số liệu từ số liệu tuyệt đối sang số liệu tương đối (nếu cho số liệu tuyệt đối), ghi bảng xử lý số liệu ( sử dụng máy tính)  Vẽ trục tọa độ vuông góc  Ghi đủ nội dung, đơn vị (%) ở đầu trục tung, năm ở trục hoành  Năm đầu tiên của bảng số liệu ghi ở ngay trục tung, tính khoảng cách giữa các năm  Vẽ một hình chữ nhật có cạnh bằng 100% ở trục tung và cạnh bằng khoảng cách số năm trên trục hoành.  Tại mỗi thời điểm trên trục hoành, dựng đường vuông góc ( bằng bút chì) với trục hoành, song song và bằng cạnh kia của hình chữ nhật.  Sử dụng số liệu vẽ đường biểu diễn chính là giới hạn trên của miền thứ nhất ( ghi số liệu % vào khoảng giữa của miền tại từng thời điểm)  Lấy tổng số liệu miền thứ nhất và miền thứ hai để vẽ đường biểu diễn thứ 2, chính là giới hạn trên của miền thứ 2 ( ghi số liệu % của miền thứ 2 vào khoảng giữa của miền tại từng thời điểm)  Ghi số liệu % của miền thứ 3 vào khoảng giữa của miền tại từng thời điểm)  Ký hiệu và chú thích cho mỗi miền, không nên ghi trực tiếp vào mỗi miền của biểu đồ (dễ làm che mất số liệu)  Ghi tên biểu đồ I/ Những điều cần chú ý khi khi nhận xét, giải thích nội dung biểu đồ: + Nhận xét : - về sự biến động số liệu chung - Sự biến động số liệu thành phần ( tăng, giảm bao nhiêu lần, bao nhiêu%) - Thành phần nào chiếm ưu thế(tỉ lệ luôn luôn cao), thành phần nào mới xuất hiện… - Sự thay đổi số liệu chung hoặc thành phần cho thấy vấn đề gì + Giải thích : - Để giải thích về sự biến động, cần dựa vào nhiều yếu tố : tự nhiên, kinh tế -xã hội ( Dân cư, hìanh thái kinh tế, đường lối, chính sách…, đặc điểm sinh thái( cây trồng, vật nuôi) …. Cơ sở là kiến thức đã học, không dựa vào bảng số liệu 15 BÀI TẬP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG BIỂU ĐỒ ( Thi TNTHPT) Bài tập 1: cho bảng số liệu về sự biến động diện tích rừng qua một số năm Năm Tổng DT có rừng (triệu ha) DT rừng tự nhiên (triệu ha) DT rừng trồng (triệu ha) Độ che phủ ( %) 1943 14,3 14,3 0 43,0 1983 7,2 6,8 0,4 22,0 2005 12,7 10,2 2,5 38,0 a/ Vẽ biểu đồ kết hợp biểu hiện các nội dung của bảng số liệu b/ Nhận xét và giải thích về sự biến động diện tích rừng ở nước ta trong giai đoạn 1943-2005. Gợi ý : Vẽ biểu đồ cột trên một hệ trục tọa độ (2 trục tung) . Tại một thời điểm có 1 cột tổng DT rừng (triệu ha) và 1 cột thể hiện độ che phủ(%) Bài tập 2: Cho bảng số liệu : Diện rích rừng bị cháy, bị chặt phá của nước ta trong giai đoạn 2000-2006 ( Đơn vị : nghìn ha) DT rừng 2000 2003 2004 2005 2006 Bị cháy 1.05 5.5 4.8 6.8 2.4 Bị chặt phá 3.5 2.0 2.3 3.4 3.1 Hãy vẽ biểu đồ cột thể hiện . Nhận xét Gợi ý : Vẽ biểu đồ cột – 5 cột . Tại một thời điểm mỗi cột là tổng DT rừng bị cháy và bị chựt phá, trong đó có ký hiệu của 2 đối tượng. Bài tập 3: Cho bảng số liệu : Số dân của VN giai đoạn 1921-2007 ( triệu người) Năm Dân số Năm Dân số 1921 15.5 1979 52.7 1936 18.8 1989 64.4 1956 27.5 1999 76.3 1960 30.2 2007 85.2 a/ Vẽ biểu đồ đường thể hiện tình trạng tăng dân số của nước ta, giai đoạn 1921-2007 b/ Nhận xét về tình hình gia tăng dân số của nước ta c/ Nêu hậu quả của sự gia tăng dân số nhanh ở nước ta Gợi ý : Chú ý khoảng cách giữa các năm Bài tập 4: Cho bảng số liệu : về cơ cấu lao động phân theo khu vực kinh tế (2000-2006) Năm Chia ra Nông,lâm,ngư nghiệp Công nghiệp- xây dựng Dịch vụ 2000 65.1 13.1 21.8 2002 61.9 15.4 22.7 2004 58.7 17.4 23.9 2005 57.2 18.3 24.5 2006 55.7 19.1 25.2 a/ Vẽ biểu đồ miền thể hiện b/ Nhận xét và giải thích sự thay đổi cơ cấu lao động theo khu vực kinh tế ở nước ta trong thời gian trên. Gợi ý : Chú ý khoảng cách giữa các năm Bài tập 5: Cho bảng số liệu : Số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị trong dân số cả nước (1990-2007) Năm Số dân thành thị ( triệu người) Tỉ lệ dân thành thị trong tổng số dân cả nước (%) 1990 12.9 19.5 1995 14.9 20.8 2000 18.8 24.2 2005 22.3 26.9 2007 23.4 27.8 a/ Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện b/ Nhận xét sự thay đổi số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị trong dân số cả nước ở 2 thời điểm trên. Gợi ý : Vẽ biểu đồ cột trên một hệ trục tọa độ (2 trục tung) . Tại một thời điểm có 1 cột là số dân thành thị (triệu người) và 1 cột thể hiện độ tỉ lệ dân thành thị(%) Bài tập 6: Cho bảng số liệu : Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế ở nước ta (1990-2005) Khu vực kinh tế 1990 1991 1995 1997 2000 2002 2005 Nông, lâm, ngư nghiệp 38.7 40.5 27.2 25.8 24.5 23.0 21.0 Công nghiệp-xây dựng 22.7 23.8 28.8 32.1 36.7 38.5 41.0 Dịch vụ 38.6 35.7 44.0 42.1 38.8 38.5 38.0 Vẽ biểu đồ miền thể hiện. Nhận xét và giải thích. Bài tập 7: Cho bảng số liệu : Cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt (%) Loại cây 1990 2005 Cây lương thực 67.1 59.2 Cây rau đậu 7.0 8.3 Cây công nghiệp 13.5 23.7 Cây ăn quả 10.1 7.3 Cây khác 2.3 1.5 Vẽ biểu đồ thể hiện. Nhận xét sự thay đổi giá trị sản xuất ngành trồng trọt qua các năm Gợi ý : Vẽ 2 biểu đồ tròn Bài tập 8: Cho bảng số liệu : Diện tích lúa cả năm phân theo mùa vụ ( nghìn ha) Năm Tổng cộng Chia ra Lúa đông xuân Lúa hè thu Lúa mùa 1990 6043 2074 1216 2753 2005 7329 2942 2349 2038 a/ Vẽ biểu đồ thể hiện b/ Nhận xét và giải thích sự thay đổi cơ cấu diện tích lúa phân theo mùa vụ ở nước ta. Gợi ý : Vẽ biểu đồ cột theo số liệu tuyệt đối(nghìn ha) (2 cột ). Trong mỗi cột có ký hiệu lúa theo 3mùa. Bài tập 9: Cho bảng số liệu : Giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế (tỉ đồng) Thành phần kinh tế 1995 2005 Nhà nước 51990 249085 Ngoài nhà nước 25451 308854 Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 25933 433110 Vẽ biểu đồ thể hiện. Nhận xét và giải thích Gợi ý : Xử lý số liệu (%), Vẽ 2 biểu đồ tròn Bài tập 10: Cho bảng số liệu : Cơ cấu vận tải hàng hóa nước ta năm 2007 (%) Loại đường Khối lượng vận chuyển Khối lượng luân chuyển Đường sắt 1.5 2.9 Đường bộ 67.6 18.3 Đường sông 22.7 16.6 Đường biển 8.2 62.2 Vẽ biểu đồ thể hiện. Giải thích về tỉ trọng hàng hóa vận chuyển của đường bộ và hàng hóa luân chuyển của đường biển ở nước ta. Gợi ý : Vẽ 2 biểu đồ tròn( hoặc 2 biểu đồ cột ) Bài tập 11: Cho bảng số liệu : Cơ cấu giá trị xuất-nhập khẩu của nước ta năm 1996 và năm 2007 (%) Năm 1996 2007 Xuất khẩu 39.6 43.6 Nhập khẩu 60.4 56.4 Vẽ biểu đồ thể hiện. Nhận xét về sự thay đổi cơ cấu xuất-nhập khẩu của nước ta. Gợi ý : Vẽ 2 biểu đồ tròn( hoặc 2 biểu đồ cột ) Bài tập 12: Cho bảng số liệu : Sản lượng thủy sản phân theo hoạt động ở duyên hải Nam Trung Bộ ( nghìn tấn ) Tiêu chí 1995 2005 Khai thác 331.3 574.9 Nuôi trồng 7.9 48.9 Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu sản lượng thủy sản của vùng. Nhận xét và giải thích Gợi ý : Xử lý số liệu,vẽ 2 biểu đồ tròn ( hoặc 2 biểu đồ cột theo số liệu tuyệt đối(nghìn tấn) Bài tập 2: Cho bảng số liệu : Sản lượng thủy sản phân theo hoạt động ở đồng bằng sông Cửu Long ( nghìn tấn ) Tiêu chí 1995 2000 2005 2007 Đánh bắt 552.2 803.9 843.0 859.0 Nuôi trồng 270.0 365.1 1002.8 1526.6 Vẽ biểu đồ thể hiện sự thay đổi cơ cấu sản lượng thủy sản phân theo hoạt động ở đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 1995-2007. Nhận xét và giải thích sự thay đổi đó. Gợi ý : Xử lý số liệu,vẽ 2 biểu đồ tròn ( hoặc 2 biểu đồ cột theo số liệu tuyệt đối(nghìn tấn) Bài tập 13: Cho bảng số liệu : Tỉ suất sinh, tử ở nước ta 1979-2006 (% 0 ) Năm 1979 1989 1999 2006 Tỉ suất sinh 32.2 31.3 23.6 19.0 Tỉ suất tử 7.2 8.4 7.3 5.0 Vẽ biểu đồ thể hiện tỉ suất sinh, tử, tỉ lệ gia tăng tự nhiên của nước ta. Nhận xét Gợi ý : Vẽ 2 đường biểu diễn trên 1 hệ trục tọa độ, khoảng cách giữa 2 đường biểu diễn (sinh, tử) là tỉ lệ gia tăng tự nhiên, chú ý khoảng cách giữa các năm. Bài tập 14: Cho bảng số liệu : Giá trị sản xuất nông nghiệp (%) Năm 1990 2005 Trồng trọt 79.3 73.5 Chăn nuôi 17.9 24.7 Dịch vụ nông nghiệp 2.8 1.8 Vẽ biểu đồ thể hiện. Nhận xét sự chuyển dịch giá trị sản xuất nông nghiệp của nước ta. Gợi ý : Vẽ 2 biểu đồ tròn . Bài tập 15: Cho bảng số liệu sau: Giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế của vùng Đông Nam Bộ (giá so sánh 1994) Đơn vị : tỉ đồng Năm Thành phần kinh tế 1995 2005 Khu vực nhà nước 19607 48058 Khu vực ngoài nhà nước 9942 46738 Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 20959 104826 a. Vẽ biểu đồ thể hiện sự thay đổi giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế của Đông Nam Bộ qua các năm 1995 – 2005. b. Nêu nhận xét. Gợi ý : Xử lý số liệu,vẽ 2 biểu đồ tròn. . đặc điểm sinh thái( cây trồng, vật nuôi) …. Cơ sở là kiến thức đã học, không dựa vào bảng số liệu 15 BÀI TẬP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG BIỂU ĐỒ ( Thi TNTHPT) Bài tập 1: cho bảng số liệu về sự biến động diện. Cho bảng số liệu : Số dân của VN giai đoạn 1921-2007 ( triệu người) Năm Dân số Năm Dân số 1921 15. 5 1979 52.7 1936 18.8 1989 64.4 1956 27.5 1999 76.3 1960 30.2 2007 85.2 a/ Vẽ biểu đồ đường thể. 1921-2007 b/ Nhận xét về tình hình gia tăng dân số của nước ta c/ Nêu hậu quả của sự gia tăng dân số nhanh ở nước ta Gợi ý : Chú ý khoảng cách giữa các năm Bài tập 4: Cho bảng số liệu : về cơ cấu lao

Ngày đăng: 06/07/2014, 08:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan