Y học cổ truyền và bệnh Alzheimer pptx

3 427 1
Y học cổ truyền và bệnh Alzheimer pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Y học cổ truyền và bệnh Alzheimer Alzheimer là một bệnh đang hành hạ khoảng hơn 10 triệu người trên thế giới, đặc trưng bởi sự thương tổn của não bộ khiến cho dòng ý tưởng, cảm xúc và trí nhớ của người bệnh ngày càng rối loạn, chậm dần rồi ngừng hẳn. Cùng với sự gia tăng dân số và tuổi thọ, số người mắc bệnh cũng đang có xu hướng tăng lên. Cho đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa kết luận được nguyên nhân của căn bệnh này và chính vì vậy, việc tìm ra phương thức trị liệu hữu hiệu vẫn là một câu hỏi chưa có lời giải đáp. Cùng với sự nỗ lực của y học hiện đại, y học cổ truyền (YHCT), đặc biệt là ở Trung Quốc, cũng đã và đang lưu tâm nghiên cứu về vấn đề này cả về lý thuyết và thực tiễn điều trị. Căn cứ trên các triệu chứng lâm sàng, các nhà YHCT nhận thấy bệnh Alzheimer đã được Đông y mô tả từ rất sớm trong phạm vi các chứng “bạch si”, “ngai si”, “thần ngai”, “ngai bệnh”, “ngu si” với một hệ thống lý luận và các phương pháp điều trị, phòng bệnh hết sức phong phú. Mặc dù nhiều vấn đề còn phải tiếp tục bàn cãi, song về cơ bản người ta đã nghiên cứu và thống nhất những điểm cơ bản sau đây: Về nguyên nhân và cơ chế sinh bệnh Trước hết, vấn đề cốt lõi là ở chỗ: Khi cơ thể trở về già, tùy theo mức độ và tính chất khác nhau, các tạng phủ dần dần đi đến chỗ suy thoái, trong đó đặc biệt là tạng thận. Theo quan niệm của YHCT, thận tàng tinh, tinh sinh tủy, tủy thông với não, não là bể của tủy. Thận tinh không ngừng được đưa lên để nuôi dưỡng và phát huy cái “thần” của não. Khi thận tinh sút kém thì bể tủy sẽ cạn kiệt, mạch lạc trong não bị trở ngại làm cho tinh thần trở nên trì trệ, trí nhớ dần suy giảm. Y thư cổ có câu: “Tâm tri tương lai, thận tàng dĩ vãng” cũng là muốn nhấn mạnh đến vai trò của tạng thận đối với năng lực tư duy và ghi nhớ. Ngoài ra, theo quan điểm biện chứng của quy luật ngũ hành tương sinh tương khắc, sự tổn thương của các tạng phủ khác như can, tâm, tỳ và phế đều có ảnh hưởng xấu đến tạng thận và ngược lại, tạng thận khi đã hư suy cũng tác động không tốt đến các tạng phủ khác khiến cho bệnh cảnh lâm sàng của bệnh trở nên phong phú và phức tạp. Thứ đến là vai trò của các yếu tố căng thẳng thần kinh tâm lý mà YHCT gọi là “thất tình” bao gồm: hỉ (vui), nộ (giận), ưu (lo), tư (nghĩ), bi (buồn), khủng (sợ), kinh (khiếp). Các loại tình chí này khi cường độ vượt quá khả năng điều tiết của cơ thể và tác động kéo dài có thể gây thương tổn các tạng phủ, làm hại đến nguyên thần từ đó gây rối loạn hoạt động trí năng tinh thần của cơ thể, cái mà YHCT gọi là “linh cơ, ký tính”. Về điều trị Hiện nay, các nhà YHCT nghiên cứu điều trị căn bệnh này theo hai hướng chính. Hướng thứ nhất dựa trên cơ sở biện chứng luận trị của YHCT mà phân chia thành các thể bệnh khác nhau như tủy hải bất túc, can thận khuy hư, tỳ thận lưỡng hư, tâm can hỏa thịnh, đàm trọc trở khiếu và huyết ứ não khiếu. Từ đó, tiến hành lựa chọn các bài thuốc, vị thuốc, các công thức huyệt vị châm cứu và phương thức tác động thích hợp nhằm đạt được hiệu quả điều trị cao nhất. Ví như, thể tủy hải bất túc chọn dùng bài thuốc cổ hà sa đại tạo hoàn, thể can thận khuy hư phối hợp dùng bài thuốc cổ quy lộc tam tiên giao và khổng thánh chẩm trung đan Ngoài ra, người ta còn khảo sát hàng loạt các bài thuốc cổ khác như hoàng liên giải độc thang, đương quy xích thược tán, câu đằng tán, ức can tán, khai tâm tán, ôn đởm thang, thận khí hoàn, tứ vật thang, thông khiếu hoạt huyết thang, bổ dương hoàn ngũ thang, đạo đàm thang, quy tỳ thang, xỉ tâm thang Nhìn chung, các bài thuốc này đều có khả năng cải thiện năng lực ghi nhớ, tính toán, tư duy, ngôn ngữ và tình cảm của người bệnh. Ví như, hoàng liên giải độc thang có tác dụng cải thiện lưu lượng tuần hoàn và quá trình chuyển hóa của não, ức chế ngưng tập tiểu cầu, điều chuyển lượng máu từ vùng giáp ranh và hồi hải mã để gia tăng cho khu vực trung tâm, cải thiện rõ rệt trí năng của người bệnh; câu đằng tán có tác dụng làm tăng hoạt tính của men cholinesterase và số lượng thụ thể 5-HT, làm giảm lượng adrenaline và noradrenaline trong máu, từ đó có tác dụng bảo vệ tế bào não, cải thiện năng lực ghi nhớ của não một cách rõ rệt. Hướng thứ hai là tiến hành nghiên cứu có chọn lọc tìm những vị thuốc, xây dựng những bài thuốc mới (tân phương) có tác dụng ích trí kiện não. Hàng chục vị thuốc đã được khảo sát như nhân sâm, lá bạch quả, nhung hươu, hạt rau cần, cát căn, xích thược, hoàng kỳ, chi tử, thiên ma, kim tiền thảo, linh chi, bá tử nhân, xuyên khung, hà thủ ô, dâm dương hoắc, nữ trinh tử, ích trí nhân, thỏ ty tử, tỏa dương, bạch truật, phục linh, tam thất, ngũ vị tử, viễn trí, phá cố chỉ, đỗ trọng, kỷ tử, toan táo nhân Trong đó, có những thảo dược được khảo sát khá kỹ như nhân sâm có tác dụng nâng cao năng lực ghi nhớ, năng lực phán đoán và nhận biết không gian, thúc đẩy sự phục hồi sau lao động mệt mỏi, tăng cường trí năng của cả người và động vật với vai trò của các chất ginsenoside Rg1 có trong thành phần của nó; lá bạch quả có tác dụng cải thiện công năng não bộ và ức chế quá trình suy giảm trí lực ở người già, nâng cao năng lực ghi nhớ của học sinh Nhiều bài thuốc mới đã được nghiên cứu xây dựng theo các nhóm như: nhóm dưỡng tâm kiện tỳ, bổ thận an thần có ích trí linh xung tễ, kháng não nhược cao, thông trí xung tễ, thanh cung trường xuân đan, ích thọ khang ; nhóm tư bổ can thận, trấn tinh bổ não có bổ thận ích não khang, xuân hồi giao cao, khang bảo dịch ; nhóm điều tâm bổ thận, thanh hỏa tăng trí có thanh não ích trí hợp tễ, điều tâm phương, ích trí hoàn, an thần kiện não linh ; nhóm hóa đàm hoạt huyết, khai khiếu tỉnh thần có tỉnh não khang xung tễ, đào hồng phụ tô thang, kiện não ích trí thang Ngoài ra, các biện pháp điều trị không dùng thuốc như châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt, tập luyện khí công, dưỡng sinh cũng đã và đang được chú trọng nghiên cứu. Nhìn chung, các nhà khoa học đều cho rằng: tuy trước mắt còn nhiều khó khăn nhưng việc nghiên cứu và vận dụng các phương pháp điều trị của YHCT trong việc giải quyết căn bệnh Alzheimer rất có triển vọng và bước đầu đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ. Điều này, một lần nữa chứng tỏ YHCT có đủ khả năng trong việc góp phần giải quyết căn bệnh nan giải của thời hiện đại miễn sao người ta biết nhìn nhận đúng đắn và chọn được một hướng đi thích hợp. . nguyên nhân của căn bệnh n y và chính vì v y, việc tìm ra phương thức trị liệu hữu hiệu vẫn là một câu hỏi chưa có lời giải đáp. Cùng với sự nỗ lực của y học hiện đại, y học cổ truyền (YHCT),. Y học cổ truyền và bệnh Alzheimer Alzheimer là một bệnh đang hành hạ khoảng hơn 10 triệu người trên thế giới, đặc trưng bởi sự thương tổn của não bộ khiến cho dòng ý tưởng, cảm xúc và. Quốc, cũng đã và đang lưu tâm nghiên cứu về vấn đề n y cả về lý thuyết và thực tiễn điều trị. Căn cứ trên các triệu chứng lâm sàng, các nhà YHCT nhận th y bệnh Alzheimer đã được Đông y mô tả từ

Ngày đăng: 06/07/2014, 05:20

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan