. Toàn bộ Bài thi tìm hiểu 1000 năm Thăng Long Hà Nội

40 725 1
. Toàn bộ Bài thi tìm hiểu 1000 năm Thăng Long Hà Nội

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đặng Thị Yến Lan . Trường Tiểu học số 2 Hải Chánh Bài thi tìm hiểu "Thăng Long - Hà Nội nghìn năm Văn hiến và Anh hùng" Câu 1: Trong bài "Chiếu dời đô", Hoàng đế Lý Thái Tổ đã xác định những lợi thế nào của đất Thăng Long? Trả lời: Được thế rồng cuộn hổ ngồi. Đặng Thị Yến Lan . Trường Tiểu học số 2 Hải Chánh Năm 1010, nghĩa là ngay sau khi Ngoạ Triều vừa mất, Lý Công Uẩn được tôn lên ngôi báu, đó là Lý Thái Tổ, vị vua khai sinh ra triều Lý (1010 - 1225). Công việc đầu tiên của Lý Thái Tổ là dời đô. Sách Đại Việt sử kí toàn thư (bản kỉ, quyển 2, tờ 2 a-b và tờ 3-a) chép rằng: “Vua thấy Hoa Lư ẩm thấp chật hẹp, không đủ làm chỗ ở của đế vương, muốn dời đi nơi khác, tự tay viết chiếu truyền rằng: “Ngày xưa, nhà Thương (Trung Quốc) tính đến đời Bàn Canh là năm lần dời đô, nhà Chu (Trung Quốc) tính đến Thành Vương là ba lần dời đô; há phải các vua đời tam đại ấy (tam đại gồm Hạ, Thương và Chu) theo ý riêng mà tự dời đô, không tính toán gì đâu. Làm thế chẳng qua cũng cốt để mưu nghiệp lớn, chọn ở chỗ giữa, làm kế cho con cháu muôn vạn đời, trên kính mệnh trời, dưới theo dân, xem có chỗ tiện thì dời đô, cho nên vận nước lâu dài, phong tục giàu thịnh. Thế mà hai nhà Đinh, Lê lại theo ý riêng, coi thường mệnh trời, không noi theo việc cũ của các nhà Thương, Chu, cứ chịu yên đóng đô nơi đây, đến nỗi thế đại không dài, vận số ngắn ngủi, trăm họ tổn hao, muôn vật không hợp. Trẫm rất lấy làm đau đớn, không thể không dời đô. Huống chi Đại La là thành cũ của Cao Vương (chỉ Cao Biền) ở giữa trung tâm trời đất, được cái thế rồng cuốn hổ ngồi, chính giữa đông tây nam bắc, tiện núi sông sau trước, rộng mà bằng phẳng, thế đất cao mà sáng sủa, dân không khổ về ngập lụt tối tăm, muôn vật tốt tươi phồn thịnh. Xem khắp nước Việt ta, đó là nơi thắng địa, thực là chỗ tụ hội quan yếu của tứ phương, đúng là đất đóng đô mãi mãi đến muôn đời. Trẫm muốn nhân địa lợi ấy mà định nơi ở, các khanh nghĩ thế nào ?”. Bầy tôi đều nói “Bệ hạ vì thiên hạ mà lập kế dài lâu, trên cho nghiệp đế được thịnh vượng lớn lao, dưới cho dân chúng được đông đúc giàu có, ai dám không theo ?”. Vua nghe vậy cả mừng. Mùa thu tháng bảy (năm 1010), Vua từ thành Hoa Lư dời đô ra phủ thành Đại La. Khi thuyền Vua đang tạm đỗ dưới thành, có rồng vàng hiện lên ở thuyền ngự. Vua nhân đó đổi gọi thành Đại La là Thăng Long”. Lời bàn: Thời ấy, nhìn từ bất cứ góc độ nào thì Thăng Long cũng là trung tâm của đất nước. Vả chăng, trước triều Lý nhiều thế kỉ, Thăng Long cũng đã từng là trung tâm kinh tế, chính trị và văn hóa của đất nước rồi. Sớm muộn tuy có khác nhau, nhưng định đô ở Thăng Long, Lý Thái Tổ thực đã nối được chí lớn của An Dương Vương, của Lý Nam Đế, của Ngô Quyền, và của các bậc anh hùng thuở trước rồi đó vậy. Đặng Thị Yến Lan . Trường Tiểu học số 2 Hải Chánh Sáng suốt thay, người chọn đất đóng đô. Tuyệt vời thay, người đặt tên kinh đô. Chút huyền bí đượm nồng thi vị ấy đã góp phần tôn vẻ đẹp có thật của Thăng Long, để ngàn năm sau, đất ấy vẫn là niềm tự hào của dân tộc Câu 2: Tòa nhà cổ nhất trên đất Thủ đô là tòa thành nào? Trả lời: Thành cổ Hà Nội. Mặt tiền Hoàng thành Thăng Long (2009) Năm 1010, sau khi lên ngôi vua, Lý Công Uẩn quyết định dời đô từ Hoa Lư về thành Đại La, đổi tên là Thăng Long. Thực hiện Chiếu chỉ của triều đình, nhân dân Thăng Long đã tham gia đắp đất, xây thành. Đặng Thị Yến Lan . Trường Tiểu học số 2 Hải Chánh Ngay từ đầu, thành Thăng Long được chia thành hai phần: Hoàng thành và Kinh thành, trong đó Hoàng thành nằm trong lòng Kinh thành-là nơi Vua ở và làm việc của Triều đình. Trong Hoàng thành lại ngăn thành một nơi gọi là Cấm thành, có tường xây kiên cố và bảo vệ nghiêm ngặt, thời Lý gọi là Long thành, thời Trần gọi là Long Phượng thành. Trong Hoàng thành các đời vua đều cho xây dựng những cung điện nguy nga, tráng lệ. Ngoài ra, các Vua Lý còn cho đắp nhiều ngọn núi đất trong đó có nơi trở thành danh thắng như núi Nùng, núi Thái Hòa… Dưới thời nhà Lý, ngoài những đợt xây dựng quy mô lớn vào các năm 1011, 1029, 1203 Hoàng thành thường xuyên được tu sửa, xây mới hầu như đời vua nào cũng làm, năm nào cũng làm. Kinh thành Thăng Long thời Lê vẫn là kinh thành Thăng Long thời Lý, Trần… những công trình cũ đã hư hại thì được sửa chữa lại, công trình nào bị phá hủy thì được xây mới, tất cả đều mang đặc điểm, phong cách kiến trúc, mỹ thuật thời Lê. Các vua thời Lê cho mở rộng Hoàng thành vào các năm 1473, 1490, 1514. Chính giữa Hoàng thành là điện Kính Thiên xây dựng năm 1428, là nơi Vua cùng triều thần bàn việc nước. Bên phải điện Kính Thiên là điện Chí Kính, phía sau chếch về bên trái là điện Vạn Thọ. Trước điện Kính Thiên là điện Thị Triều-nơi quan lại chuẩn bị vào chầu Vua. Phía ngoài điện Thị Triều là Đoan Môn có hai cửa Đông Tràng An và Tây Tràng An ở hai bên ăn thông ra hai hướng đông và tây trong Hoàng thành. Sang thế kỷ XVIII, Hoàng thành bị sụt lở nhiều, khi nhà Tây Sơn ra Thăng Long, các cửa thành đã đổ gần hết chỉ còn lại hai cửa Đại Hưng ở Xây trên một phần nền Điện Kính Thiên, Nhà con rồng là di tích lịch sử quân sự hàng đầu của thời đại Hồ Chí Minh Đặng Thị Yến Lan . Trường Tiểu học số 2 Hải Chánh phía nam và Đông Hoa ở phía đông. Nhà Nguyễn lên ngôi, Thăng Long từ vị trí Kinh đô của quốc gia trở thành trấn thành rồi tỉnh thành. Mất vai trò trung tâm chính trị, văn hóa, kinh tế… các công trình trong Hoàng thành phải thay đổi quy mô. Năm 1805, vua Gia Long lệnh phá bỏ thành cũ, xây lại theo kiến trúc của Pháp. Các công trình trong thành được bố trí kế thừa những di tích của triều đại trước: Chính giữa vẫn là điện Kính Thiên. Thềm điện Kính Thiên cao ba cấp, có chạm những con rồng bằng gỗ. Gần điện có Hành Cung là nơi Vua ngự mỗi khi kinh lý Bắc thành. Từ điện Kính Thiên đi ra là Đoan môn, cấu trúc gồm ba cửa trong đó cửa chính giữa dành cho nhà Vua, hai cửa nhỏ dành cho các quan lại. Hai đàn Xã và Tắc để tế trời đặt bên trái ngoài Đoan Môn cùng một Đình bia ghi công trạng của vua Gia Long. Năm 1805 Vua Gia Long cho xây dựng Kỳ Đài (Cột Cờ) gần Đình bia. Để xứng tầm với một “tỉnh thành”, năm 1831 Vua Minh Mạng ra lệnh hạ thấp tường thành và đổi tên là thành Hà Nội. Năm 1848, Vua Tự Đức cho phá dỡ các cung điện còn lại trong thành, những đồ chạm khắc mỹ thuật bằng gỗ, đá đều đưa về Huế, chỉ còn sót lại rồng đá ở điện Kính Thiên… Qua bao thăng trầm của lịch sử, Hoàng thành đã chịu nhiều biến cố, tác động xấu đến diện mạo, quy mô các công trình kiến trúc. Phong kiến phương bắc nhiều lần tiến công cướp phá Thăng Long và để lại những hậu quả nặng nề, các công trình kiến trúc bị phá hủy, tư liệu vật thể bị cướp. Cuối thế kỷ 13, quân Nguyên-Mông nhiều lần cướp phá Thăng Long. Sang thế kỷ XIV (năm 1371 đến 1378), quân Chiêm Thành đã bốn lần đem quân tấn công đốt phá kinh thành. Trong tình trạng hoang tàn ấy, nhà Hồ (năm 1397) lại quyết định dời đô về Thanh Hóa… Đặc biệt trong 20 năm xâm lược, nhà Minh đã phá nát cung điện, đền chùa, bảo tháp… lấy đồng đúc vũ khí… Đặng Thị Yến Lan . Trường Tiểu học số 2 Hải Chánh Khi giặc Pháp đóng chiếm trong điện Kính Thiên, củng cố tường chung quanh thành pháo đài kiên cố. Chúng cho phá điện, xây nhà chỉ huy pháo binh, Đoan Môn bị Pháp sửa biến thành trại lính… Cuối cùng, năm 1893, thực dân Pháp lại quyết định phá bỏ toàn bộ tường thành. Trong 62 năm (từ 1892 đến 1954) đóng quân trong thành, người Pháp với tư tưởng thực dân đã biến Thành cổ Hà Nội thành một khu quân sự, một trại lính. Hầu như tất cả các công trình cổ còn lại đã bị biến thành nhà ở hoặc phá bỏ lấy đất, gạch xây các công trình quân sự, nhà ở cho các sĩ quan, binh lính, kho tàng… Từ Hoàng thành trở thành trại lính Pháp, diện mạo kiến trúc Thành cổ đã bị phá nát gần như hoàn toàn. May mắn còn sót lại cho đến nay dấu vết của Kỳ Đài (Cột Cờ), Đoan môn, nền điện Kính Thiên, Bắc Môn thời Nguyễn vì chúng được sử dụng vào mục đích quân sự Đặng Thị Yến Lan . Trường Tiểu học số 2 Hải Chánh Những di chỉ khảo cổ tại Cổ Loa cho thấy con người đã xuất hiện ở khu vực Hà Nội từ cách đây 2 vạn năm, giai đoạn của nền văn hóa Sơn Vi. Nhưng đến thời kỳ băng tan, biển tiến sâu vào đất liền, các cư dân của thời đại đồ đá mới bị đẩy lùi lên vùng núi. Phải tới khoảng 4 hoặc 5 ngàn năm trước Công Nguyên, con người mới quay lại sinh sống ở nơi đây. Các hiện vật khảo cổ giai đoạn tiếp theo, từ đầu thời đại đồ đồng đến đầu thời đại đồ sắt, minh chứng cho sự hiện diện của Hà Nội ở cả bốn thời đại văn hóa: Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun và Đông Sơn. [16] Những cư dân Hà Nội thời kỳ đó sinh sống nhờ trồng trọt, chăn nuôi và chài lưới. Giai đoạn tiền sử này tương ứng với thời kỳ của các Vua Hùng trong truyền thuyết. Thế kỷ 3 trước Công Nguyên, trong cuộc chiến với quân Tần từ phương Bắc, Thục Phán quyết định đóng đô ở Cổ Loa, nay là huyện Đông Anh, cách trung tâm Hà Nội khoảng 15 km. Sự xuất hiện của thành Cổ Loa ghi dấu Hà Nội lần đầu tiên trở thành một đô thị trung tâm về chính trị và xã hội. Đặng Thị Yến Lan . Trường Tiểu học số 2 Hải Chánh Câu 3: Ngôi "Làng hai Vua" ở phía Tây Thủ đô - là quê hương của Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng và Ngô Vương Quyền, tên là gì? Trả lời: Đường Lâm LÀNG CỔ ĐƯỜNG LÂM – ĐẤT 2 VUA Nằm cách Hà Nội khoảng 50 km về phía Tây, làng Đường Lâm (thị xã Sơn Tây, tỉnh Hà Tây) với kiến trúc đường làng đặc trưng hình xương cá cùng những vòm cổng, những bức tường đá ong già nua, vàng khé lên trong các buổi chiều vừa trở thành di tích quốc gia - làng cổ duy nhất trong cả nước. Đặng Thị Yến Lan . Trường Tiểu học số 2 Hải Chánh Lối vào Đường Lâm Nói đến Đường Lâm là nói đến vùng đất của một cộng đồng dân cư gồm năm, sáu làng họp lại. Không nên quan niệm Đường Lâm là một xã với sự phân chia hành chính hiện thời do các làng: Mông Phụ, Đông Sàng, Phụ Khang, Cam Lâm, Cam Thịnh, Đoài Giáp, Văn Miếu làm nên. Bởi như thế khó có thể đánh giá một cách tổng quát về lịch sử - văn hoá đã diễn ra trên mảnh đất này. Đường Lâm tên nôm gọi là Kẻ Mía, có lẽ tục danh này được bắt đầu từ một cái tên rất chữ nghĩa: Cam Giá (Mía ngọt). Cam Giá xưa kia được chia ra thành hai ''Tổng'': Cam Giá Thượng và Cam Giá Hạ. Cam Giá Thượng là các xã thuộc miền Cam Thượng, Thanh Lũng, Bình Lũng (nay thuộc về huyện Ba Vì). Cam Giá Hạ là xã Đường Lâm (nay thuộc thị xã Sơn Tây). Phải chăng đai đất hữu ngạn sông Hồng từ thời thượng cổ, khi chưa có hai bờ đê sừng sững chạy dài định vị dòng sông (đê sông Hồng trở thành hệ thống có lẽ vào thời Lý), để mỗi khi vào mùa nước lại ào ạt đổ về ngầu đỏ phù sa, bồi đắp nên tam giác châu thố đồng bằng Bắc Bộ mà sông Hồng là cái trục phân chia địa giới hành chính hai tỉnh rất rõ rệt: Vĩnh Phúc - Hà Tây. Dải đồng bằng hữu ngạn sông Hồng kéo dài từ những bậc thềm của núi Tản (Tản Viên Sơn - Núi Tổ) xoải mãi về xuôi, tạo ra một miền phì nhiêu trù phú, một năm hai vụ bốn mùa rộn rã tiếng canh cửi tằm Đặng Thị Yến Lan . Trường Tiểu học số 2 Hải Chánh tang, ngọt mãi đến tận bây giờ với một địa danh đã đi vào lịch sử bằng những kỳ tích như những huyền thoại. Đình làng Mông Phụ Theo một số nghiên cứu đánh giá gần đây của một số học giả thì làng Mông Phụ (thuộc xã Đường Lâm) được coi là đại diện duy nhất còn lại của những ngôi làng trồng lúa nước Việt Nam. Đây là làng Việt cổ đá ong. Đá ong tham gia vào việc xây dựng nên từng nếp nhà, thành giếng cho đến đường làng, ngõ xóm. Đá ong hiện diện khắp nơi với một quy mô hoành tráng và rộng lớn, với nghệ thuật kiến trúc thô mộc mà tinh xảo, tiêu biểu nhất là đình làng Mông Phụ. Đình Mông Phụ đã có cách đây gần 380 năm, mang đậm dấu ấn của lối kiến trúc Việt - Mường: đình có sàn gỗ cách mặt đất, mô phỏng kiểu kiến trúc của nhà sàn. Có thể nói đây là một bông hoa về nghệ thuật kiến trúc, những nét tài hoa có một không hai ấy còn được lưu giữ trên những bức trạm cốn và đầu dư… Tinh vi trong từng nhát đục, song cũng cực kỳ tinh tế trong quy hoạch tổng thể mang tính vĩ mô. Giai thoại kể rằng: Đình Mông phụ đặt trên đầu một con rồng mà giếng làng là hai mắt. Trước cửa đình là một cái sân rộng, sân này là nơi biểu diễn các trò khi làng vào đám. Sân đình đào thấp hơn so với mặt bằng xung quanh, có vẻ như là một nghịch lý so với kiến trúc hiện đại, song thực ra đó lại là một dụng ý của người xưa. Khi mưa xuống, nước từ ba phía ào ạt đổ vào sân [...] .. . học đã xác định sơ bộ khu vực này nằm trong Trung tâm Hoàng thành Thăng Long và Cấm thành Thăng Long thời Lý, Trần, Lê Sơ, Mạc, Lê Trung Hưng và thành Hà Nội thời Nguyễn Kết quả khai quật cho thấy đây là di tích của nhiều triều đại liên tục kế Lễ vinh danh hào khí Thăng Long - tiếp nhau trên một Hà Nội phần thành cũ của Cao Vương mà trong "Chiếu dời đô" của Lý Thái Tổ vào mùa thu năm 1010 đã nhắc tới ;.. . thành Thăng Long- Hà Nội có diện tích 1 8.3 95 m2, bao gồm Khu di tích Thành cổ Hà Nội và di tích khảo cổ học 18 Hoàng Diệu (phường Điện Biên, phường Quán Thánh, quận Ba Đình) Theo Giáo sư Phan Huy Lê- Chủ tịch Hội Khoa học- Lịch sử Việt Nam, Hà Nội có khối lượng di tích được xếp hạng quốc gia rất lớn, đứng đầu cả nước với gần 400 di tích Nhưng trong các di tích này, Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long .. . học số 2 Hải Chánh Câu 7: Trong khu di tích Hoàng thành Thăng Long có những giá trị nổi bật toàn cầu nào? Trả lời: Có tầng văn hóa khảo cổ học đầy và rộng nhất Sơ đồ Hoàng thành cổ Nơi hội tụ dấu tích nghìn năm văn hiến Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long- Hà Nội là di tích có bề dày lịch sử, trải dài hơn 10 thế kỷ, kể từ thành Đại La tiền Thăng Long và nhất là từ thời vua Lý Thái Tổ (thế kỷ thứ X ).. . biệt từ khi Vua Đặng Thị Yến Lan Trường Tiểu học số 2 Hải Chánh Lý Thái Tổ định đô Thăng Long cho đến ngày nay Như vậy giá trị đầu tiên của Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long- Hà Nội thể hiện ở chỗ nó gần như là một "bộ lịch sử sống" chảy suốt theo cả chiều dài lịch sử Thăng Long- Hà Nội - Thứ hai, đây là kinh thành- nơi qui tụ các di sản văn hoá của cả nước, tinh hoa của nền văn hoá của cả nước .. . Long Thành) Vậy núi Nùng ở ngay trong thành cổ Hà Nội Đại Nam nhất thống chí của nhà Nguyễn, tập II, trong mục Núi, sông, có chép: “Núi Nùng ở trong thành, có tên nữa là núi Long Đỗ Lý Thái Tổ đóng kinh đô, dựng chính điện ở trên núi, đời Lê gọi là điện Kính thi n, bản triều (Nguyễn) đặt làm hành cung, vẫn gọi theo tên cũ, năm Thi u Trị thứ ba, đổi gọi là điện Long Thi n, điện Đình ở núi Nùng, có xây .. . hoá Thăng Long, phản ánh sức sống của văn hoá dân tộc, nền văn minh Đại Việt và văn hiến Thăng Long đã được khơi nguồn và phát triển từ đây Đây là một khu di tích rất quan trọng để làm sáng tỏ các giá trị văn hoá của Thăng Long- Hà Nội, của dân tộc Việt Nam nói chung"- ông Trần Quang Dũng- Phó Giám đốc Trung tâm bảo tồn Khu di tích Cổ Loa- Thành cổ Hà Nội nhấn mạnh Nhận diện quy mô kiến trúc Hoàng thành .. . chiếu dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long đã là nhà chiến lược tài ba, lại chọn nơi làm hoàng thành, chọn núi Nùng để dựng điện Càn Nguyên, đều là những quyết định lớn, rất quan trọng Những thành quả của những năm dựng nước của nhà Lý, nhà Trần, nhà Lê, đều khởi nguồn từ thành này, điện này Bởi đây là nơi địa linh Đại Việt sử ký toàn thư của Ngô Sỹ Liên tập I chép: “Tháng sáu, năm Kỷ Tỵ 1029 rồng hiện .. . như: nền điện Kính thi n, Đoan Môn, Bắc Môn, cột cờ Hà Nội, rồi Tổng hành dinh của Quân đội nhân dân Việt Nam của thời đại Hồ Chí Minh Hệ thống các di tích và hiện vật đã khai quật tại di tích khảo cổ học 18 Hoàng Diệu càng cho chúng ta thấy trong lòng đất ở khu vực này chứa đựng một dòng chảy văn hoá chảy suốt cả lịch sử Thăng Long- Hà Nội, bao gồm cả thời kỳ tiền Thăng Long ngược lên thành Đại La th .. . trăm thước (chừng 40m), nhưng sau đó Pháp chiếm Hà Nội đã chuyển khu đất này cho bên đạo thi n chúa xây nhà thờ lớn Hà Nội Câu 6: Trong khu di tích quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám Hà Nội, di sản nào là của thời Lê? Trả lời: Bia Tiến Sỹ Bia tiến sĩ Văn Miếu - 'pho sử đá' được vinh danh Gọi 82 tấm bia tiến sĩ là "những trang sử bằng đá", nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc cho rằng, với việc được .. . trong lòng nhân dân Hà Nội, giữa một rừng cờ hoa trong sự đón mừng nồng nhiệt của đồng bào Anh hùng Nguyễn Quốc Trị, Trung đoàn trưởng Trung đoàn Thủ đô và Tiểu đoàn truởng Tiểu đoàn 54 Trần Đông dẫn đầu đội hình bộ binh tiến từ khu vực Mai Dịch, qua Ô Cầu Giấy, Kim Mã, Hàng Đẫy, vườn hoa Cửa Nam, Hàng Bông, Hàng Gai ra Bờ Hồ, qua Hàng Đào, chợ Đồng Xuân, Hàng Đậu, Cửa Bắc vào thành Hà Nội Đặng Thị Yến . Chánh Bài thi tìm hiểu " ;Thăng Long - Hà Nội nghìn năm Văn hiến và Anh hùng" Câu 1: Trong bài "Chiếu dời đô", Hoàng đế Lý Thái Tổ đã xác định những lợi thế nào của đất Thăng Long? Trả. thi vị ấy đã góp phần tôn vẻ đẹp có thật của Thăng Long, để ngàn năm sau, đất ấy vẫn là niềm tự hào của dân tộc Câu 2: Tòa nhà cổ nhất trên đất Thủ đô là tòa thành nào? Trả lời: Thành cổ Hà Nội. . Gia Long. Năm 1805 Vua Gia Long cho xây dựng Kỳ Đài (Cột Cờ) gần Đình bia. Để xứng tầm với một “tỉnh thành”, năm 1831 Vua Minh Mạng ra lệnh hạ thấp tường thành và đổi tên là thành Hà Nội. Năm

Ngày đăng: 06/07/2014, 00:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan