Giáo án Sinh học 6 - SỰ LỚN LÊN VÀ PHÂN CHIA CỦA TẾ BÀO pdf

5 911 4
Giáo án Sinh học 6 - SỰ LỚN LÊN VÀ PHÂN CHIA CỦA TẾ BÀO pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Bài : 8 : SỰ LỚN LÊN VÀ PHÂN CHIA CỦA TẾ BÀO I/Mục tiêu: Sau bài này,HS phải: - HS nắm được tế bào lớn và phân chia như thế nào? - Hiểu được ý nghĩa của sự lớn lên và phân chia của tế bào. Ở thực vật chỉ có những tế bào mô phân sinh mới có khả năng phân chia. II/Đồ dùng dạy học: +GV: Tranh phóng to hình 8.1, 8.2 SGK +HS: III/Tiến trình dạy học: -Kiểm tra bài cũ:Tế bào thực vật gồm những thành phần chủ yếu nào? 1. -Bài mới: Thực vật được cấu tạo bởi các tế bào cũng như ngôi nhà được xây dựng bởi các viên gạch.Nhưng các ngôi nhà không thể tự lớn lên mà thực vật lại lớn lên được. Vậy quá trình lớn lên của thực vật diễn ra như thế nào ? ta cùng tìm hiểu. +Hoạt động 1: Tìm hiểu Sự lớn lên của tế bào .  Mục tiêu: - HS nắm được tế bào lớn và phân chia như thế nào? HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ GV treo tranh hình 8.1/27 GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK. GV yêu cầu các nhóm thảo luận theo nội dung. Tìm hiểu TB lớn lên như thế nào ? . H8.1a kích thích tế bào ra sao ? . H8.1b tế bào đang ở giai đoạn nào? So sánh sự khác giữa TB ở H8.1a và H8.1b H8.1c tế bào ở giai đoạn này có kích thước như thế nào? Kích thước này có thay đổi nữa không ? - HS rút ra kết luận về sự lớn lên của tế bào? Vì sao tế bào có thể lớn dần lên. HS thực hiện theo yêu cầu của GV - Vài HS khái quát kiến thức -Các HS khác nhận xét, bổ sung. Kết luận : Thực vật ngày càng phát triển là do sự lớn lên của tế bào. *Tiểu kết: Các tế bào con là những tế bào non mới hình thành, có kích thước bé; nhờ quá trình trao đổi chất chúng lớn dần lên thành những tế bào trưởng thành. +Hoạt động 2: Tìm hiểu sự phân chia của tế bào  Mục tiêu : - Hiểu được ý nghĩa của sự lớn lên và phân chia của tế bào. Ở thực vật chỉ có những tế bào mô phân sinh mới có khả năng phân chia. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ - GV cho HS quan sát H8.2 (SGK) - GV yêu cầu HS đọc thông tin - GV có thể trình bày mối quan hệ giữa sự lớn lên và phân chia của tế bào (ở mô phân sinh) bằng sơ đồ : TB non  TB trưởng thành  TB non mới - GV yêu cầu các nhóm thảo luận theo nội dung : + Tế bào phân chia như thế nào ? + Các tế bào ở bộ phận nào có khả năng phân chia ? + Các cơ quan của thực vật như : Rễ, thân, lá lớn lên bằng cách nào ? GV chú ý theo dõi các nhóm thảo -HS thực hiện theo yêu cầu của GV -HS thảo luận nhóm ,trao đổi thống nhất đáp án -Đại diện nhóm trả lời ,các nhóm khác nhận xét bổ sung -HS lên bảng trình bày : sơ đồ sự lớn lên của TB - sơ đồ sự phân chia của TB. Sinh trưởng Phân chia luận, kịp thời uốn nắn những nhóm còn lúng túng. GV chốt lại kiến thức, tiểu kết. *Tiểu kết :Tế bào lớn lên đến một kích thước nhất định thì phân chia. Quá trình đó diễn ra như sau: Đầu tiên hình thành hai nhân, sau đó chất tế bào phân chia, vách tế bào hình thành ngăn đôi tế bào cũ thành hai tế bào con. Các tế bào ở mô phân sinh có khả năng phân chia. IV/Kiểm tra, đánh giá : *Vài HS đọc phần kết luận ở SGK - Tế bào ở những bộ phận nào của cây có khả năng phân chia ? Quá trình phân bào diễn ra như thế nào ? -Sự lớn lên và sự phân chia của tế bào có ý nghĩa gì đối với thực vật ? V/Dặn dò:  Học bài theo nội dung bài ghi và SGK.  Trả lời các câu hỏi và làm bài tập 1, 2 tr.28 ở SGK.  Chuẩn bị trước bài 9: Các loại rế, các miền của rễ; - GV yêu cầu HS tiết học tới mang một số cây có các kiểu rễ khác nhau. VI/Rút kinh nghiệm sau khi dạy: . : 8 : SỰ LỚN LÊN VÀ PHÂN CHIA CỦA TẾ BÀO I/Mục tiêu: Sau bài này,HS phải: - HS nắm được tế bào lớn và phân chia như thế nào? - Hiểu được ý nghĩa của sự lớn lên và phân chia của tế bào. Ở. hiểu sự phân chia của tế bào  Mục tiêu : - Hiểu được ý nghĩa của sự lớn lên và phân chia của tế bào. Ở thực vật chỉ có những tế bào mô phân sinh mới có khả năng phân chia. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY. phân chia. IV/Kiểm tra, đánh giá : *Vài HS đọc phần kết luận ở SGK - Tế bào ở những bộ phận nào của cây có khả năng phân chia ? Quá trình phân bào diễn ra như thế nào ? -Sự lớn lên và sự

Ngày đăng: 05/07/2014, 22:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan