Hoá học 8 - NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC pps

6 479 1
Hoá học 8 - NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC pps

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC I/ Mục tiêu: 1/ Nắm được " Nguyên tố hoá học là tập hợp những ngtử cùng loại có cùng số proton trong hạt nhân".Biết được kí hiệu hoá học được dùng để biểu diễn ngtố còn chỉ 1 ngtử của ngtố đó. 2/ Biết được cách ghi và nhớ kí hiệu của một số ngtố thường gặp. Biết được khối lượng các ngtố có trong vỏ trái đất không đồng đều. HS biết được một số ngtố có nhiều nhất trong vỏ trái đất như: Oxi, silic, HS rèn được cách viết kí hiệu hoá học của các ngtố hoá học. 3/ HS có niềm tin về sự tồn tại của vật chất. II/Chuẩn bị: * GV:- Tranh vẽ:" Tỉ lệ thành phần khối lượng các ngtố có trong vỏ trái đất" - Bảng một số ngtố hoá học. * HS: học kĩ bài ngtử. III/ Tiến trình bài dạy: Hoạt động 1: KTBC- Sửa bài tập. GV: Kiểm tra 2 HS: 1-Ngtử là gì? Ngtử được cấu tạo bởi những loại hạt nào? HS 1: Trả lời lí thuyết. Ngtử Magie có:12 p,12 e, số lớp e là Áp dụng: quan sát sơ đồ ngtử Magie cho biết số p, số e, số lớp e, số elớp ngoài cùng. 2- Vì sao nói khối lượng hạt nhân được coi là khối lượng ngtử? - Vì sao ngtử có thể liên kết được với nhau? 3- HS 3 sửa bài 5 SGK 3,số e lớp ngoài cùng là 2e HS 2: Trả lời HS 3: Sửa bài tập số 5 Hoạt đông 2: Tổ chức tình huống học tập GV: Vì sao máu động vật và máu người lại có màu đỏ? Đó là do trong máu có chứa NTHH sắt. Một số người thiếu máu do thiếu sắt trong thành phần của máu có NTHH sắt.Vậy NTHH là gì,bài học này giúp chúng ta trả lời câu hỏi đó. HS: Lắng nghe. Hoạt động 3: I/ Nguyên tố hoá học là gì? GV: Các chất được tạo nên từ đâu? -Nước được tạo nên từ ngtử Hidro và ngtử oxi -Giới thiệu 1 gam nước cất. Để tạo ra 1 gam nước cất cũng cần tới ba vạn tỉ tỉ ngtử oxi và số ngtử hidro còn nhiều gấp đôi.Vậy em có nhận xét gì về số lượng ngtử hidro và ngtử oxi tạo nên 1 gam nước? 1/ Định nghĩa: HS: Tạo nên từ ngtử HS: Quan sát và lắng nghe. HS: Số lượng ngtử hidro và oxi tạo ra 1 gam nước là vô cùng GV: Do số lượng ngtử vô cùng lớn nên đáng lẽ nói nước là do những ngtử hidro và những ngtử oxi tạo nên thì người ta nói nước là do ngtố hoá học hidro và oxi tạo nên. GV: Yêu cầu HS thảo luận nhóm 3 phút với nội dung sau: - Biết khí cacbonic là do 2 loại ngtử là cacbon và oxi tạo nên, thay từ loại ngtử em có thể diễn đạt theo cách khác? - Cho biết: ngtử X có số p là 11, số n là 10 - ngtử Y có số p là 11, số n là 11 - ngtử Z có số p là 11, số n là 12 Những ngtử trên có phải là ngtử cùng loại không? Vì sao? - Từ 2 câu trên em rút ra kết luận NTHH là gì? GV: Hạt nhân tạo bởi 2 loại hạt proton và nơtron nhưng số proton mới là số quyết định. Những ngtử nào có cùng số proton trong hạt nhân thì cùng một ngtố. Nên người ta nói: Số p là đặc trưng một NTHH lớn. HS: Lắng nghe. HS: Thảo luận nhóm 3 phút rồi báo cáo kết quả: - Khí cacbonic là do ngtố cacbon và oxi tạo nên. -Ngtử X,Y,Z là những ngtử cùng loại vì có cùng số proton trong hạt nhân. HS: Kết luận: Nguyên tố hoá học là tập hợp những ngtử cùng loại có cùng số proton trong hạt nhân. Lưu ý: Số p là số đặc trưng của một NTHH. 2/ Kí hiệu hoá học: -Các ngtử thuộc cùng một ngtố hoá học đều có tính chất hoá học như nhau. GV chuyển ý: Trong khoa học để trao đổi với nhau về vấn đề NTHH cần có cách biểu diễn ngắn gọn và có tính thống nhất toàn thế giới đó là kí hiệu hoá học. -Giới thiệu bảng 1 trang 42 SGK yêu cầu HS quan sát, nhận xét về cách ghi KHHH của các ngtố? GV: Hướng dẫn HS cách viết KHHH. -Thông báo: KHHH biểu diễn NTHH và chỉ 1ngtử của ngtố đó. GV: Yêu cầu HS làm bài tập 3/20 SGK vào vở. Yêu cầu 1 HS làm bảng lớp. GV chuyển ý: Các em đã biết có hàng chục triệu chất khác nhau nhưng chỉ có trên 100 loại ngtử. Vậy có bao nhiêu NTHH? HS: Quan sát và nhận xét cách ghi: Mỗi NTHH được biểu diễn bằng 1 hoặc 2 chữ cái.Chữ cái đầu viết in hoa, chữ cái sau viết thường. HS: nghe và ghi vở: KHHH biểu diễn ngtố và chỉ một ngtử của ngtố đó. VD: C:ngtố cacbon còn chỉ 1 ngtử cacbon Ca: Ngtố canxi và chỉ 1 ngtử canxi HS: cả lớp làm vở - 1 HS làm bảng. Hoạt động 4: II/ Có bao nhiêu nguyên tố hoá học? GV: Yêu cầu HS đọc mục III SGK -Treo tranh H 1.7 giới thiệu trái đất và cho HS biết: Vỏ trái đất do các NTHH tạo nên. -Treo tranh H1.8 yêu cầu HS nhận xét các ngtố có trong vỏ trái đất. GV: Hiện nay có khoảng 114 ngtố. Các ngtố tự nhiên coi là những ngtố tạo nên các chất cấu thành vỏ trái đất. -Giới thiệu những ngtố tìm ra thời tiền sử: vàng, bạc, đồng, sắt, thiếc, chì, thuỷ ngân. Những ngtố phi kim như cacbon, lưu huỳnh được tìm ra ngẫu nhiên nhưng rất quan trọng cho sự phát triển loài người. Ngtố tự nhiên phát hiện sau cùng là franxi năm 1939.Những ngtố nhân tạo do con người tổng hợp được, ngtố 114 được tổng hợp năm 1999 tại viện Dupna (Nga) HS: quan sát, lắng nghe. HS: Quan sát và nhận xét: Các ngtố có trong vỏ trái đất không đồng đều HS:ghi vở: Có hơn 110 ngtố hoá học. Oxi là ngtố chiếm gần nửa khối lượng vỏ trái đất. -Ngtố nào có khối lượng lớn nhất trong vỏ trái đất? Những ngtố nào thiết yếu cho sinh vật, sinh vật lấy những ngtố đó từ đâu? HS: tự trả lời Hoạt động 5: Củng cố-Dặn dò -Ngtố hoá học là gì? -Số đặc trưng của ngtố? Chuẩn bị: Làm bài tập 1,2,3 SGK trang 20 HS khá giỏi làm thêm bài 5.1, 5.2, 5.3 SBT trang 6 Bài mới: Phần II -Thế nào là đơn vị cac bon? -Ngtử khối là gì? -Cách tìm NTK. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: - Cần giới thiệu thông tin về các NTHH có trong tự nhiên và nhân tạo để gây hứng thú học tập. -Khắc sâu kiến thức NTHH. . NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC I/ Mục tiêu: 1/ Nắm được " Nguyên tố hoá học là tập hợp những ngtử cùng loại có cùng số proton trong hạt nhân".Biết được kí hiệu hoá học được dùng. Nguyên tố hoá học là tập hợp những ngtử cùng loại có cùng số proton trong hạt nhân. Lưu ý: Số p là số đặc trưng của một NTHH. 2/ Kí hiệu hoá học: -Các ngtử thuộc cùng một ngtố hoá. trái đất? Những ngtố nào thiết yếu cho sinh vật, sinh vật lấy những ngtố đó từ đâu? HS: tự trả lời Hoạt động 5: Củng cố-Dặn dò -Ngtố hoá học là gì? -Số đặc trưng của ngtố? Chuẩn bị: Làm

Ngày đăng: 05/07/2014, 21:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan