Đề tài: “Xu hướng phát triển của thị trường xuất khẩu sản phẩm thủy sản Việt Nam” pptx

34 434 0
Đề tài: “Xu hướng phát triển của thị trường xuất khẩu sản phẩm thủy sản Việt Nam” pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đề án môn học Trường đại học KTQD Luận văn Đề tài: “Xu hướng phát triển của thị trường xuất khẩu sản phẩm thủy sản Việt Nam” 1 Đề án môn học Trường đại học KTQD MỤC LỤC Phần mở đầu …………………………………………………………… 1 Phần I: Thực trạng xuất khẩu thuỷ sản và thị trường xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam………………………………………….2 1. Thực trạng xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam trong thời gian qua… …2 1.1. Các sản phẩm thuỷ sản chủ yếu………………………………… …2 1.2. Một số thị trường xuất khẩu thuỷ sản chủ yếu………………………3 1.2.1. Thị trường Nhật Bản………………………………………………… 3 1.2.2. Thị trường Mỹ…………………………………………………….…4 1.2.3. Thị trường Trung Quốc……………………………………… ……6 1.2.4. Thị trường EU……………………………………………….………7 1.2.5. Các thị trường khác……………………………………………….…9 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới xuất khẩu thuỷ sản……… ……………… 9 1.3.1. Yếu tố kinh tế……………………………………………… ………9 1.3.2. Yếu tố địa lý, khí hậu…………………………………………… 10 1.3.3. Yếu tố chính trị, pháp luật……………………………….…………10 1.3.4. Yếu tố văn hoá……………………………………………… …… 10 2. Đánh giá thực trạng………………………………………… ………11 2.1. Những kết quả đạt được 11 2.2. Những hạn chế và nguyên nhân 14 2.2.1 Những hạn chế 14 2.2.2. Nguyên nhân 15 Phần II : Xu hướng và giải pháp phát triển thị trường xuất khẩt thuỷ sản . 17 1. Xu hướng phát triển thuỷ sản trong thời gian tới 17 2. Giải pháp và kiến nghị………………………………………………… 18 2.1. Giải pháp cho từng thị trựờng……………………………………… 19 2.1.1. Đối với thị trường Nhật Bản…………………………… ………… 19 2.1.2. Đối với thị trường Mỹ……………………………………………… 20 2.1.3. Đối với thị trường EU……………………………………………… 22 2.1.4. Đối với các thị trường khác………………………… ……………23 2 Đề án môn học Trường đại học KTQD 2.2. Các kiến nghị………………………………………………….…… 24 2.2.1. Các kiến nghị đối với cơ quan quản lý nhà nước……………. …… 24 2.2.1.1. Đối với các Bộ, ngành có liên quan………………………………24 2.2.1.2. Đối với các hội, hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam………………………………………… …25 2.2.1.3. Đối với bộ thuỷ sản………………………………………………26 2.2.2. Kiến nghị đối với các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản… ………28 Kết luận……………………………………………………………… …29 3 Đề án môn học Trường đại học KTQD PHẦN MỞ ĐẦU Sau hơn 15 năm đổi mới cho thấy chiến lược mà Đảng và Nhà nước đề ra là hết sức đúng đắn. Quan điểm của chúng ta là hướng vào xuất khẩu tích luỹ nội bộ cho nền kinh tế, phát huy mọi tiềm năng thế mạnh sẵn có để công nghiệp hoá -hiện đại hoá đất nước. Xu thế quốc tế hoá nền kinh tế ngày càng trở thành một xu hướng quan trọng trong quá trình phát triển của mỗi quốc gia. Trong xu thế phát triển đó, Việt nam chúng ta cũng đã từng bước gia nhập vào nền kinh tế thế giới noi chung và đã xuất đi nhiều nước với nhiều mặt hàng khác nhau như gạo, cao su, cà phê, dầu mỏ, thuỷ hải sản Xuất khẩu thuỷ sản được coi là mặt hàng có tiềm năng của nước ta. Hiện nay nước ta đứng vị trí thứ 17 trên thế giới và về tương lai thuỷ sản xuất khẩu của ta có khả năng tăng cao hơn nữa vì tiềm năng thuỷ sản của ta rất lớn. Do vậy các sản phẩm thủy sản của Việt Nam đã từng bước khẳng định mình và dần có chỗ đứng trên thị trường thủy sản thế giới. Tuy nhiên, do một số nguyên nhân nên các sản phẩm thủy sản của Việt Nam đang bị cạnh tranh hết sức gay gắt và có nguy cơ mất dần chỗ đứng của mình. Vì vậy em đã chọn đề tài “Xu hướng phát triển của thị trường xuất khẩu sản phẩm thủy sản Việt Nam” để nghiên cứu các thị trường thủy sản, nhằm giữ vững, phát triển và mở rộng thị trường thủy sản Việt Nam. B ố cục bài viết của em được chia làm hai phần: Phần I: Thực trạng xuất khẩu thuỷ sản và thị trường xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam. Phần II: Xu hướng và giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu thuỷ sản. Do thời gian, trình độ và kinh nghiệm có hạn nên bài viết nay chỉ trình bày được một vài khía cạnh của vấn đề. Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Nguyễn Thu Lan đã giúp đỡ em hoàn thành bài viết này 4 Đề án môn học Trường đại học KTQD PHẦN I THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU THUỶ SẢN VÀ THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU THUỶ SẢN CỦA VIỆT NAM 1. Thực trạng xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam trong thời gian qua. 1.1. Các sản phẩm thủy sản chủ yếu Nếu như thời kỳ 1985-1995, chúng ta phải dựa vào một sản phẩm chủ yếu là tôm đông block thỡ Từ năm 1995 trở đi, tỷ lệ tôm đông giảm, các sản phẩm tăng nhanh như cá đông lạnh các loại, mực và bạch tuộc đông lạnh và phơi khô. Đến nay tôm đông vẫn còn là sản phẩm xuất khẩu số một với tổng trị giá xuất khẩu tăng lên rất nhanh từ 59 triệu USD năm 1985 lên 775 triẹu USD năm 2001, nhưng tỷ trọng đã giảm đi 34% so với cách đây 15 năm. Điều đáng chú ý là trứoc đây các sản phẩm cá ít được chú ý thì gần đây các sản phẩm cá đông lạnh, cá tưới, cá phi-lê được chú trong hơn. Hiện nay giá trị xuất khẩu cá đông đã chiếm tỷ trọng 20%. Năm 2001 mực khô đã trở thành một mặt hàngười xuất khẩu lớn thứ 3 đạt 144 triệu USD. Bảng 1: Xuất khẩu thuỷ sản năm 2004 theo từng mặt hàng Các mặt hàng năm 2003 năm 2004 Sản lượng Giá trị Sản lượng Giá trị Bạch tuộc đông lạnh 20583.48 35183937 35688.49 71103642 Cá đông lạnh 74093.14 221947692 165596.3 464727235 Cá khô 12906.8 36844382 14755.54 47916251 Cá ngừ 14475.71 58592912 20783.76 55054959 Mực đông lạnh 21069.73 80707667 26726.62 96517102 Mực khô 18109.76 153809866 9793.97 65420451 Ruốc khô 2743.67 3802902 6927.17 5208457 Các mặt hàng khác 211505,45 1186596396 280271.9 805948097 Tổng số 375490.7 1777485754 560543.8 1611896194 Nguồn : Trung tâm thị trường KHKT và kinh tế thuỷ sản-Bộ thuỷ sản 5 Đề án môn học Trường đại học KTQD Năm 1998 dến 1999, các mặt hàng thuỷ sản giá trị gia tăng mới chiếm 17-18% thì nay đã hơn 30% trong tổng số sản phẩm xuất khẩu. Nhiều doanh nghiệp tỷ trọng này chiếm 50%. Đây là kết quả của chủ trương đổi mới công nghệ chế biến thuỷ sản xuất khẩu và tăng cường quản lý chất lượng sản phẩm theo chương trình HACCP và ISO 9002 của ngành. Hiện nay đã có trên 60 doanh nghiệp chế biến thuỷ sản xuất khẩu được cấp giấy chứng nhận xuất khẩu trực tiếp sang EU. Nhiều mặt hàng đã chinh phục được các thị trường quan trọng như Mỹ, Nhật Bản. 1.2. Một số thị trường xuất khẩu thuỷ sản chủ yếu 1.2.1 Thị trường Nhật Bản. Nhật Bản là quốc gia có mức tiêu thụ thuỷ sản bình quân đầu người cao nhất thế giới (67kg/người /năm). Người Nhật Bản coi trọng nguồn cung cấp protein từ tôm cá, đặc biệt trong năm, người Nhật có tới hàng trăm lễ hội và mỗi lễ hội hầu như có một hay vài món ăn chế biến từ thuỷ sản. Nhưng trong lịch sử phát triển lâu dài của mình, Nhật Bản đã sớm là một quốc gia biển nên có tiềm năng lớn về đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản , kim ngạch xuất khẩu những năm gần đây của Nhật Bản trên dưới 3,6 tỷ USD, riêng 6 tháng đầu năm 2001, xuất khẩu đạt 128.377 tấn, trị giá 44,9 tỷ yên. Nhật Bản chủ yếu xuất khẩu mực, cá hồi Thái Bình Dương sang Trung Quốc với khối lượng rất lớn, trên 90% lượng cá chuồn được xuất sang Thái Lan làm nguyên liệu cho hải sản đóng hộp. Mặt hàng thuỷ sản mà Nhật Bản nhập về chủ yếu là tôm, cá ngừ, cá mực, lươn, surimi, cua…Năm 2000, Nhật Bản nhập 246.627 tấn tôm đông lạnh, giảm 3% so với năm 1999. Các nước xuất khẩu tôm sang thi trường Nhật chủ yếu là Ấn Độ, Inđônêxia và Việt Nam , cá ngừ vàng đông lạnh và cá ngừ mắt to từ Hàn Quốc và Đài Loan, cá hồi từ Nauy và Chi Lê, lươn tư Trung Quốc. Riêng đối với Việt Nam thỡ sản lượng xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản tương đối cao, năm 2001 đạt 76895,53 tấn, trị giá gần 466 triệu USD, 6 Đề án môn học Trường đại học KTQD năm 2002 đạt 96251,41 tấn, trị gía gần 540 triệu USD, năm 2003 đạt 97953,91 tấn, trị giá gần 600 triệu USD và đến năm 2004 thỡ đạt 121160,49 tấn, trị giá gần 770 triệu USD với các sản phẩm chủ yếu của nước ta xuất sang Nhật là tôm, cá mực… Hầu hết các sản phẩm của ta đều đáp ứng được yêu cầu của thị trường Nhật, được người tiêu dùng ưa chuộm. Tuy nhiên sản phẩn của ta đang vấp phải khó khăn tương đối lớn, đó là phải cạnh tranh với các sản phẩm của các nước Ấn Độ, Indonexia…là những nước rất mạnh trong khu vực về xuất khẩu thuỷ sản. Mặt khác, các sản phẩm của chúng ta vẫn chưa được cao về chất lượng, chủng loại chưa đa dạng, do đó vấn đề cạnh tranh với các nước trên là rất khó khăn.Ngoài ra chúng ta cũn phải cạnh tranh với một s ố nước nữa như là Nauy, chilê, Trung Quốc… 1.2.2. Thị trường Mỹ Trong thập kỷ vừa qua, Mỹ luôn đứng thứ ba, thứ tư trên thế giới về tổng sản lượng thuỷ sản với mức khá ổn định từ 5,5-5,9 triệu tấn/năm. Hầu hết các mặt hàng thuỷ sản của Mỹ đều có chất lượng cao, phong phú về chủng loại với nhiều sản phẩm quý như cá hồi, cá tuyết, cá ngừ, tôm hùm, sò, điệp, cá nheo Tuy nhiên, sản lượng thuỷ sản nêu trên vẫn chưa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước. Hơn thế, thị hiếu của người tiêu dùng Mỹ lại tập trung vào một số mặt hàng như: Tôm đông bóc đầu, cá ngừ đóng hộp, cá hồi tươi Đại Tây Dương, cá phi lê tươi, tôm hùm, thịt điệp Các mặt hàng nêu trên của Mỹ lại có rất ít hoặc có nhưng không đủ đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng. Đặc điểm này là một trong những động lực quan trọng cho ngoại thương hàng thuỷ sản của Mỹ phát triển toàn diện cả về xuất khẩu lẫn nhập khẩu. Những năm gần đây, xuất nhập khẩu thuỷ sản của Mỹ đạt giá trị bình quân 10 tỷ USD/năm, lớn thứ 2 trên thế giới. 7 Đề án môn học Trường đại học KTQD Các mặt hàng thuỷ sản nhập khẩu vào Mỹ rất đa dạng, chủ yếu là thuỷ sản tươi sống và đông lạnh (khoảng 88% giá trị nhập khẩu), 73% là các mặt hàng thuỷ sản đóng hộp, còn lại là các mặt hàng thuỷ sản khác. Tôm đông lạnh là mặt hàng nhập khẩu quan trọng nhất vào Mỹ, chiếm tới 38% giá trị nhập khẩu của thuỷ sản nước này, chiếm gần 30% giá trị tôm đông lạnh nhập khẩu của thế giới. Tôm đông lạnh nhập khẩu vào Mỹ chủ yếu là tôm bóc đầu (chiếm 55% khối lượng và 58% giá trị) và tôm nguyên liệu thô (chiếm 38% khối lượng và 34% giá trị nhập khẩu tôm đông). Thái Lan tiếp tục chiếm lĩnh thị trường tôm đông lạnh ở Mỹ nhưng so với năm 1995 thì khối lượng giảm 7%. Equado lại là nhà xuất khẩu tôm đông lạnh thứ 2 sang Mỹ nhưng về khối lượng so với năm 1995 cũng giảm 8,5%. Sau nữa là đến Trung Quốc và một số nước khác có kim ngạch xuất khẩu tôm đông lạnh khá lớn sang thị trường Mỹ. Ngoài tôm đông lạnh, mặt hàng thuỷ sản nhập khẩu lớn thứ hai là cá philê tươi và ướp đông. Mặc dù Mỹ có khả năng sản xuất cá philê nhưng do người Mỹ rất ưa chuộng cá philê của Tây Âu và Canada, vì vậy Mỹ phải xuất khẩu sản phẩm của mình và nhập khẩu sản phẩm của các nước khác (Canada, Chi Lê, Na uy, Tây Ban Nha ). Sau tôm đông lạnh và cá philê, các mặt hàng khác như : cá ngừ nguyên con, cá hồi nguyên con và ướp lạnh, cá ngừ đống hộp được nhập khẩu vào Mỹ với giá trị hàng năm tương đối lớn nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của cư dân nước này và để tái chế rồi xuất sang nước khác. 8 Đề án môn học Trường đại học KTQD Đối với Việt Nam thỡ thị trường Mỹ là một thị trương rất lớn, rất cần phải quan tâm. Tuy nhiêu sản lượng thuỷ sản của nước ta xuất sang Mỹ không đều, năm 2001 đạt sản lượng là 70930,78 tấn, trị giá gần 500 triệu USD, năm 2002 đạt là 98664.54 tấn, trị giá gần 650 triệu USD, năm 2003 đạt được 122162.89 tấn, trị giá gần 780 triệu USD nhưng đến năm 2004 thỡ sản lượng chỉ đạt là 91380,69 tấn, giá trị là gần 600 triệu USD. Các sản phẩm của nước ta xuất khẩu sang thị trường Mỹ chủ yếu là các loại cá, tôm…Tuy nhiên khó khăn của thuỷ sản nước ta trên thị trường Mỹ là có rất nhiều các đối thủ cạnh tranh, hầu hết các nước đó đều là các quốc gia có thế mạnh về thuỷ sản với chất lượng sản phẩm cao, phong phú về chủng loại như Thái Lan, Trung Quốc, Equado, Canada… 1.2.3. Thị trường Trung Quốc. Năm 2000, sản lượng thuỷ sản các loại của Trung Quốc đạt 42.785 ngàn tấn trong đó sản lượng thuỷ sản khai thác tự nhiên là 17.400 ngàn tấn và sản lượng thuỷ sản nuôi trồng đạt 25.385 ngàn tấn. Dự kiến đến năm 2001, sản lượng thuỷ sản của Trung Quốc sẽ tăng lên đến trên 50 ngàn tấn nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước ngày càng tăng và nhu cầu cho xuất khẩu với khối lượng lớn. Về tiêu thụ, do mức sống của nhân dân Trung Quốc tiếp tục tăng lên và nhu cầu về thuỷ sản tươi sống cũng tăng theo, dưới đây là số liệu thống kê của Trung Quốc cho ta thấy. Bảng 2: Cơ cấu tiêu dùng và xuất nhập khẩu thuỷ sản Trung Quốc. Năm Chỉ tiêu Đơn vị 1999 2000 Mức tiêu thụ bình quân. - Thành thị: - Nông thôn: Nhập khẩu. Xuất khẩu. kg/người ,, ,, Tấn ,, 5,82 10,3 3,28 626.000 1.296.000 6,74 11,7 3,92 1.251.000 1.485.000 Nguồn: Trung tâm thị trường KHKT và kinh tế thuỷ sản-Bộ thuỷ sản 9 Đề án môn học Trường đại học KTQD Tính đến hết tháng 4/2001, khối lượng thuỷ sản mậu dịch của Trung Quốc dự tính tăng 13% so với cùng kỳ năm 2000. Hầu hết cá đông lạnh nhập khẩu vào Trung Quốc được lọc xương và tái xuất. Mực là loài nhuyễn thể thân mềm được giao dịch với khối lượng lớn, phần lớn mực nhập khẩu vào Trung Quốc được chế biến và tái xuất sang Nhật, Mỹ và Hàn Quốc. Ngoài ra, Trung Quốc cũng xuất khẩu một khối lượng lớn mực sống, tôm đông lạnh, lươn sống và đông lạnh. Tính đến tháng 11/2000, thuỷ sản Việt Nam đã xuất khẩu sang thị trường này 252,1 triệuUSD tăng 2,3 lần so với năm1999. Trung Quốc và Hồng Kông đã trở thành thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 của ngành thuỷ sản Việt Nam, chiếm tỷ trọng 19,3% tổng gía trị kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản cả nước, có tốc độ tăng trưởng nhanh, sát nút với thị trường Mỹ, đã khẳng định vị trí quan trọng của mình. Xuất khẩu cá sang thị trường này đã đạt 36,6 triệu USD, ngang ngửa với thị trường Nhật bản vốn là thị trường truyền thống lớn nhất của ta. Riêng mực và bạch tuộc đạt 12 triệu USD, vượt cả 13 nước EU cộng lại. Đặc biệt hơn là hàng khô các loại xuất khẩu sang thị trường này đã đạt 150,797 triệu USD chiếm tỷ trọng 60% kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam năm 2000 vượt xa gía trị xuất khẩu của một số ngành kinh tế mạnh và có nhiều lợi thế của Việt Nam như cao su, hạt tiêu Thị trường Trung Quốc trong 7 tháng đầu năm 2001 đã tăng 2,76 lần đạt 106 triệu USD trong đó hàng khô đạt 74,3 triệu USD tăng 2,97 lần và mặt hàng cá đạt 33,4 triệu USD tăng 11 lần so với cùng kỳ năm 2000 mặc dùgiá tôm xuất khẩu có giảm 20-30% so với cùng kỳ năm 2000 và vẫn chưa có dấu hiệu nhích lên. Thị trường Hồng Kông chiếm khoảng 10% về gía trị hàng xuất khẩu thuỷ sản, tiêu thụ thuỷ sản Hồng Kông rất lớn và phải nhập khẩu. Hiện nay Hồng Kông đã thuộc về Trung Quốc đang chuyển dần từ quốc gia xuất khẩu lớn thuỷ sản thành thị trường tiêu thụ và nhập khẩu lớn các hàng thuỷ sản 10 [...]... quả sản suất còn thấp - Giá xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam hiện chỉ bằng một nửa giá xuất khẩu thuỷ sản cùng chủng loại và chất lượng của Thái Lan - Sự thiếu đoàn kết trong sản xuất và kinh doanh giữa các doanh nghiệp, làm ăn theo kiểu chụp giật từ đó ảnh hưởng đến uy tín của ngành thuỷ sản Việt Nam 20 Đề án môn học Trường đại học KTQD PHẦN II XU HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU THUỶ SẢN... TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU THUỶ SẢN 1 Xu hướng phát triển thị trường xuất khẩu thuỷ sản trong thời gian tới Trong thời gian tới thị trường quan trọng tiêu thụ thuỷ sản Việt Nam vẫn là các thị trường nước ngoài Các nhà doanh nghiệp, các nhà quản lý chỉ chú trọng vào các thị trường xuất khẩu là chủ yếu Hàng thuỷ sản xuất khẩu Việt Nam ngày càng được ưa chuộng ở các thị trường như : Nhật Bản , Đài Loan , Hông... trường xuất khẩu chủ yếu của thuỷ sản Việt Nam Sản phẩm nhập vào thị trường Nhật đáp ứng tiêu chuẩn cao về chất lượng , chất lượng đồng đều và hình dáng đẹp là hai tiêu chuẩn chính đối với thị trường này Mục tiêu xuất khẩu thuỷ sản đối với thị trường này là đạt được tỷ trọng xuất khẩu khoảng 30% so với tổng sản lượng xuất khẩu của nước ta Đồng thời ngoài việc tăng khối lượng các mặt hàng đã xuất sang... thì các sản phẩm của thuỷ sản tuy xuất khẩu được nhiều nhưng chất lượng không được cao, chính vì thế mà giá trị của hàng thuỷ sản Việt Nam không được cao Giá bán các sản phẩm thuỷ sản của Việt Nam so với các nước trong khu vực hay trên thế giới đều thấp hơn nhiều, vi thế tổng giá trị xuất khẩu thu về không được cao, không đúng với giá trị thực của các sản phẩm đó Các nhà máy xí nghiệp sản xuất các... trong những năm tới phương hướng chủ yếu của ngành thủy sản Việt Nam dối với thị trường xuất khẩu là tiếp tục nang cao chất lượng hàng xuất khẩu để mở rộng thị phần cho các thị trường mới và tăng uy tín cạnh tranh đối với thị trường cũ 2 Giải pháp và kiến nghị Theo kế hoạch 5 năm 2001 – 2005 của Bộ Thuỷ sản và Bộ Thương Mại, sản lượng thuỷ sản tăng 3%/năm, và kim ngạch xuất khẩu tăng 11%/năm Trong thời... cuối thế kỷ 20 đã 14 Đề án môn học Trường đại học KTQD vươn lên thứ 13, 14 trên thế giới và đã gia nhập danh sách những nước xuất khẩu thuỷ sản chính của thế giới Vào những năm 2000 thì các thị trường của xuất khẩu có những biến động mạnh, đặc biệt là sau vụ kiện tôm và cá basa nhập khẩu vào thị trường Mỹ.Tuy nhiên xuất khẩu thuỷ sản vẫn có những bước phát triển đáng ghi nhận, các thị trường vẫn được duy... Kiến nghị đối với các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Các doanh nghiệp cần chú trọng đến chất lượng các sản phẩm xuất khẩu, đồng thời mở rộng danh mục các sản phẩm nhằm đáp ứng được đa 32 Đề án môn học Trường đại học KTQD dạng các nhu cầu của thị trường Mặt khác các doanh nghiệp cũng cần xây dựng thương hiệu của mình trên các thị trường, cả thị trường nội địa và thị trường quốc tế Các doanh nghiệp cần... mạnh xuất khẩu thuỷ sản sang Nhật Bản các doanh nghiệp Việt Nam cần đẩy mạnh triển khai các chương trình phát triển những nhóm sản phẩm chủ lực, trong đó chú trọng công tác nghiên cứu thị trường, nghiên cứu khách hàng tiềm năng để cung cấp cho thị trường những sản phẩm đạt các tiêu chuẩn chất lượng của Nhật Bản hợp khẩu vị của người Nhật Khi lựa chọn công nghệ chế biến, các doanh nghiệp cần chú ý thị trường. .. nghiệp thủy sản và nhà nước đã có những việc làm cụ thể, hợp lý để đưa ngành thủy sản phát triển theo đúng định hướng phát triển của nhà nước : - Nâng cao chất lượng quản lý, hoàn thiện bộ máy quản lý ở các địa phương, phân cấp mạnh tới các cơ sở sản xuất Bên cạnh đó tích cực hạn chế và khắc phục tính tự phát tăng cường hiệu quả và phát triển bền vững, 15 Đề án môn học Trường đại học KTQD đề xuất những... điểm thị trường Nhật Bản để có giải pháp phù hợp, hiệu quả xâm nhập và mở rộng thị trường này, góp phần đẩy nhanh kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam trong thời gian tới, hoàn thành kế hoạch xuất khẩu thuỷ sản đến năm 2005 la 400000 tấn với giá trị 2 tỷ USD 2 1.2 Đối với thị trường Mỹ Bên cạnh Nhật Bản, thị trường Hoa Kỳ vẫn sẽ là một thị trường lớn đầy tiềm năng và đang mở ra nhiều cơ hội cho sản phẩm . Đề án môn học Trường đại học KTQD Luận văn Đề tài: “Xu hướng phát triển của thị trường xuất khẩu sản phẩm thủy sản Việt Nam” 1 Đề án môn học Trường đại học KTQD MỤC. sản phẩm thủy sản của Việt Nam đang bị cạnh tranh hết sức gay gắt và có nguy cơ mất dần chỗ đứng của mình. Vì vậy em đã chọn đề tài “Xu hướng phát triển của thị trường xuất khẩu sản phẩm thủy. trạng xuất khẩu thuỷ sản và thị trường xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam………………………………………….2 1. Thực trạng xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam trong thời gian qua… …2 1.1. Các sản phẩm thuỷ sản chủ

Ngày đăng: 05/07/2014, 19:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan